Washington, D.C.

Washington, D.C., tên chính thức là Đặc khu Columbia (tiếng Anh: District of Columbia), còn được gọi là Washington (Hoa Thịnh Đốn) hoặc D.C., là thủ đô và là đặc khu liên bang duy nhất của Hoa Kỳ. Nó tọa lạc trên bờ đông sông Potomac, tạo thành vùng biên giới phía tây nam và phía nam với tiểu bang Virginia, và có chung đường biên giới trên bộ ở các phía còn lại với tiểu bang Maryland. Thành phố được đặt theo tên của George Washington, một Người lập quốc và là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, và đặc khu liên bang được đặt theo tên của Columbia, một hiện thân nữ của quốc gia. Là nơi đặt trụ sở của chính phủ liên bang Hoa Kỳ và một số tổ chức quốc tế khác, thành phố là một thủ đô chính trị quan trọng của thế giới. Đây là một trong những thành phố được ghé thăm nhiều nhất ở Hoa Kỳ, với hơn 20 triệu du khách vào năm 2016.

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định một đặc khu liên bang thuộc thẩm quyền riêng củ...Xem thêm

Washington, D.C., tên chính thức là Đặc khu Columbia (tiếng Anh: District of Columbia), còn được gọi là Washington (Hoa Thịnh Đốn) hoặc D.C., là thủ đô và là đặc khu liên bang duy nhất của Hoa Kỳ. Nó tọa lạc trên bờ đông sông Potomac, tạo thành vùng biên giới phía tây nam và phía nam với tiểu bang Virginia, và có chung đường biên giới trên bộ ở các phía còn lại với tiểu bang Maryland. Thành phố được đặt theo tên của George Washington, một Người lập quốc và là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, và đặc khu liên bang được đặt theo tên của Columbia, một hiện thân nữ của quốc gia. Là nơi đặt trụ sở của chính phủ liên bang Hoa Kỳ và một số tổ chức quốc tế khác, thành phố là một thủ đô chính trị quan trọng của thế giới. Đây là một trong những thành phố được ghé thăm nhiều nhất ở Hoa Kỳ, với hơn 20 triệu du khách vào năm 2016.

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định một đặc khu liên bang thuộc thẩm quyền riêng của Quốc hội; do đó, đây không phải là một phần của bất kỳ tiểu bang nào của Hoa Kỳ (kể cả tiểu bang của chính nó). Đạo luật cư trú được ký kết vào ngày 16 tháng 7 năm 1790, phê duyệt việc thành lập một quận thủ đô nằm dọc theo sông Potomac gần bờ biển phía Đông của đất nước. Thành phố Washington được thành lập vào năm 1791 với vai trò là thủ đô quốc gia và Quốc hội đã tổ chức kỳ họp đầu tiên tại đây vào năm 1800. Năm 1801, vùng lãnh thổ, trước đây là một phần của Maryland và Virginia (bao gồm những khu dân cư ở Georgetown và Alexandria), chính thức được công nhận là đặc khu liên bang. Năm 1846, Quốc hội trao trả lại vùng đất ban đầu do Virginia nhượng lại, bao gồm cả thành phố Alexandria; vào năm 1871, nó đã thành lập một chính quyền thành phố duy nhất cho phần còn lại của đặc khu. Kể từ thập niên 1880, đã có nhiều nỗ lực để đưa thành phố trở thành một tiểu bang, phong trào này đã tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, và Hạ viện đã thông qua một dự luật thành lập bang vào năm 2021.

Thành phố được chia ra thành bốn phần, lấy Điện Capitol làm trung tâm, và có đến 131 khu phố. Theo Điều tra dân số năm 2020, Washington có dân số 689.545 người, khiến nó trở thành thành phố đông dân thứ 20 ở Hoa Kỳ, thành phố đông dân thứ ba ở cả Trung-Đại Tây Dương và Đông Nam, và có dân số lớn hơn hai tiểu bang: Wyoming và Vermont. Những người đi làm từ các vùng ngoại ô Maryland và Virginia lân cận đã nâng dân số ban ngày của thành phố lên hơn một triệu người trong tuần làm việc. Vùng đô thị Washington, lớn thứ sáu ở Hoa Kỳ (bao gồm một phần của Maryland, Virginia và Tây Virginia), có dân số ước tính năm 2019 là 6,3 triệu người.

Ba nhánh của chính phủ liên bang Hoa Kỳ tập trung ở đặc khu: Quốc hội (lập pháp), tổng thống (hành pháp) và Tòa án tối cao (tư pháp). Washington là nơi có nhiều di tích và bảo tàng quốc gia, chủ yếu nằm trên hoặc xung quanh National Mall. Thành phố có 177 đại sứ quán nước ngoài cũng như là trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế, công đoàn, tổ chức phi lợi nhuận, nhóm vận động hành lang và hiệp hội nghề nghiệp, bao gồm Nhóm Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, AARP, Hội Địa lý Quốc gia, Chiến dịch Nhân quyền, Tổ chức Tài chính Quốc tế và Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ.

Một thị trưởng được bầu chọn ở địa phương và một hội đồng gồm 13 thành viên đã điều hành đặc khu này từ năm 1973. Quốc hội duy trì quyền lực tối cao trong thành phố và có quyền vô hiệu hóa các điều lệ do hội đồng thành phố thông qua. Cử tri D.C. bầu ra một dân cử đại diện cho toàn đặc khu vào Hạ viện nhưng dân cử đó không có quyền biểu quyết, và đặc khu cũng không có đại biểu tại Thượng viện. Cử tri đặc khu chọn ra ba đại cử tri phù hợp với Tu chính án thứ 23 của Hiến pháp Hoa Kỳ, được phê chuẩn vào năm 1961.

Lịch sử

Khi những người châu Âu đầu tiên đến đây vào thế kỷ XVII, một sắc dân Algonquia với tên gọi Nacotchtank đã cư trú ở khu vực quanh sông Anacostia trong vùng Washington ngày nay.[1] Tuy nhiên, phần lớn những người Mỹ bản thổ đã rời bỏ khu vực này vào đầu thế kỷ XVIII.[2] Năm 1751, Georgetown được tỉnh Maryland cấp phép thành lập trên bờ bắc sông Potomac. Thị trấn này là một phần của lãnh thổ liên bang mới được thành lập gần 40 năm sau đó.[3] Thành phố Alexandria, Virginia, thành lập năm 1749, ban đầu cũng nằm trong đặc khu.[4]

Trong bài phát biểu mang tên Federalist No. 43 vào ngày 23 tháng 1 năm 1788, James Madison, vị tổng thống tương lai, đã giải thích sự cần thiết của một đặc khu liên bang. Madison cho rằng thủ đô quốc gia cần phải là một nơi rõ ràng khác biệt, không phụ thuộc vào bất cứ tiểu bang nào để dễ quản lý và gìn giữ an ninh.[5] Vụ tấn công chống quốc hội của một nhóm binh sĩ nổi giận tại thành phố Philadelphia, được biết với tên gọi vụ nổi loạn Pennsylvania năm 1783, đã cho chính phủ thấy cần thiết phải xem xét về vấn đề an ninh của chính mình.[6] Vì thế, quyền thiết lập một thủ đô liên bang đã được ghi rõ trong Điều khoản một, phần 8 của Hiến pháp Hoa Kỳ, cho phép lập một "Đặc khu (không quá mười dặm vuông) như có thể, bằng phần đất nhượng lại của các tiểu bang nào đó, và được Quốc hội nhận lấy để trở thành nơi đặt trụ sở của chính phủ Hoa Kỳ".[7] Tuy nhiên Hiến pháp Hoa Kỳ không định rõ vị trí cho thủ đô mới. Trong một thỏa hiệp mà sau này được biết đến là "thỏa hiệp năm 1790", James Madison, Alexander Hamilton, và Thomas Jefferson đã đi đến một đồng thuận rằng chính phủ liên bang sẽ lãnh hết nợ chiến tranh mà các tiểu bang đã thiếu với điều kiện là thủ đô quốc gia mới sẽ được đặt tại miền nam Hoa Kỳ.[a]

 Quang cảnh Tòa Quốc hội Hoa Kỳ trước "Vụ đốt cháy Washington" (trong khoảng thập niên 1800)

Ngày 16 tháng 7 năm 1790, Đạo luật Dinh cư (Residence Act) đã cho ra đời một thủ đô mới vĩnh viễn được đặt trên bờ sông Potomac, ngay tại khu vực mà Tổng thống George Washington đã chọn lựa.[b] Như đã được Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép, hình dạng ban đầu của đặc khu liên bang là một hình vuông, mỗi cạnh dài 10 dặm Anh (16 km), tổng diện tích là 100 dặm vuông (260 km²). Trong suốt thời gian từ năm 1791–1792, Andrew Ellicott và một số phụ tá trong đó có Benjamin Banneker đã thị sát các ranh giới giữa đặc khu với cả Maryland và Virginia. Cứ mỗi một dặm Anh, họ đặt đá làm mốc ranh giới mà nhiều cột trong số đó vẫn còn lại cho đến ngày nay.[8] Một "thành phố liên bang" mới sau đó được xây dựng trên bờ bắc sông Potomac, kéo dài về phía đông tại Georgetown. Ngày 9 tháng 9 năm 1791, thành phố liên bang được đặt tên để vinh danh George Washington và đặc khu được đặt tên Lãnh thổ Columbia. Columbia cũng là tên thi ca để chỉ Hoa Kỳ được dùng vào thời đó.[c] Ngày 17 tháng 11 năm 1800, Quốc hội mở phiên họp đầu tiên tại Washington.[9]

Đạo luật tổ chức Đặc khu Columbia năm 1801 (District of Columbia Organic Act of 1801) chính thức tổ chức Đặc khu Columbia và đưa toàn bộ lãnh thổ liên bang, bao gồm các thành phố Washington, Georgetown và Alexandria, dưới sự kiểm soát đặc biệt của Quốc hội Hoa Kỳ. Thêm vào đó, lãnh thổ chưa hợp nhất nằm trong Đặc khu được tổ chức thành hai quận: Quận Washington trên bờ bắc sông Potomac, và Quận Alexandria trên bờ nam.[10] Theo đạo luật này, các công dân sống trong đặc khu không còn được xem là cư dân của Maryland hoặc Virginia, vì thế họ không có đại diện của mình tại quốc hội.[11]

 Nhà hát Ford vào thế kỷ XIX, nơi Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát vào năm 1865

Vào ngày 24–25 tháng 8 năm 1814, trong một cuộc càn quét mang tên vụ đốt phá Washington, các lực lượng Anh xâm nhập thủ đô để trả đũa vụ đốt phá thành phố York, tức Toronto ngày nay. Tòa Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ, và Tòa Bạch Ốc bị đốt cháy và phá hủy trong suốt cuộc tấn công.[12] Phần lớn các dinh thự chính phủ được nhanh chóng sửa chữa trừ tòa nhà quốc hội. Lúc đó tòa quốc hội phần lớn còn đang xây dựng và chưa hoàn thành cho đến năm 1868.[13]

Kể từ năm 1800, cư dân của đặc khu đã liên tiếp chống đối việc họ thiếu đại diện biểu quyết tại quốc hội. Để sửa đổi, nhiều đề nghị đã được đưa ra nhằm trả lại phần đất được Maryland và Virginia nhượng lại để thành lập đặc khu. Diễn tiến này được biết đến với tên Hồi trả Đặc khu Columbia.[14] Tuy nhiên, những nỗ lực tương tự đều thất bại trong việc giành lấy đủ sự ủng hộ cho đến thập niên 1830, khi quận miền nam là Alexandria của đặc khu lâm vào suy thoái kinh tế với sự thờ ơ của Quốc hội.[14] Alexandria cũng là thị trường chính trong giao thương buôn bán nô lệ ở Mỹ, và có nhiều tin đồn được truyền đi khắp nơi rằng những người theo chủ nghĩa bãi nô tại quốc hội đang tìm cách chấm dứt chế độ nô lệ tại đặc khu; một hành động như vậy sẽ khiến cho nền kinh tế của Alexandria thêm suy thoái.[15] Vào năm 1840, do không hài lòng với việc quốc hội kiểm soát Alexandria, dân chúng trong quận bắt đầu thỉnh cầu trao trả lãnh thổ miền nam của đặc khu về bang Virginia. Lập pháp tiểu bang Virginia đồng ý việc lấy lại Alexandria vào tháng 2 năm 1846, một phần vì việc trở lại của Alexandria sẽ cung cấp thêm hai đại diện ủng hộ chế độ nô lệ tại Hội đồng lập pháp Virginia.[14] Ngày 9 tháng 7 năm 1846, quốc hội đồng ý giao trả lại tất cả lãnh thổ của đặc khu nằm ở phía nam sông Potomac về Khối thịnh vượng chung Virginia.[14]

Đúng như những người Alexandria ủng hộ chế độ nô lệ lo lắng, Thỏa hiệp năm 1850 đã đưa đến việc đặt giao thương buôn bán nô lệ ngoài vòng pháp luật (mặc dù chưa bãi bỏ chính thức chế độ nô lệ) tại đặc khu.[16] Năm 1860, khoảng 80% cư dân người Mỹ gốc châu Phi của thành phố là người da đen tự do. Việc bùng phát cuộc Nội chiến Hoa Kỳ năm 1861 đã mang đến sự phát triển dân số đáng kể trong đặc khu vì sự mở rộng hoạt động của chính phủ liên bang và một làn sóng di cư ồ ạt của những người nô lệ tự do mới đến.[17] Năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln ký Đạo luật giải phóng và bồi thường nô lệ (Compensated Emancipation Act), kết thúc chế độ nô lệ tại Đặc khu Columbia và giải thoát khoảng 3.100 người đang bị cầm giữ làm nô lệ, vào 9 tháng trước khi Tuyên ngôn giải phóng nô lệ (Emancipation Proclamation) ban bố.[18] Năm 1870, dân số của đặc khu phát triển lên đến gần 132.000 người.[19] Mặc dù thành phố phát triển nhưng Washington vẫn còn các con đường đất và thiếu nền tảng vệ sinh căn bản. Tình hình tồi tệ đến nỗi một số thành viên quốc hội đã đề nghị di chuyển thủ đô đến một nơi khác.[20]

 Đám đông vây quanh Hồ Phản chiếu Tưởng niệm Lincoln trong một cuộc diễn hành đòi công ăn việc làm và tự do tại Washington năm 1963.

Bằng một đạo luật tổ chức đặc khu năm 1871, quốc hội đã thiết lập ra một chính quyền mới cho toàn bộ lãnh thổ liên bang. Đạo luật này có hiệu lực kết hợp các thành phố Washington, Georgetown, và Quận Washington thành một đô thị tự quản duy nhất có tên là Đặc khu Columbia.[21] Mặc dù thành phố Washington chính thức kết thúc sau năm 1871 nhưng cái tên của nó vẫn tiếp tục được sử dụng và toàn bộ thành phố bắt đầu được biết đến rộng rãi là Washington, D.C.. Trong cùng đạo luật đó, quốc hội cũng bổ nhiệm một ban công chánh lo về việc hiện đại hóa thành phố.[22] Năm 1873, Tổng thống Grant bổ nhiệm thành viên có ảnh hưởng nhất trong ban là Alexander Shepherd vào vị trí thống đốc mới. Năm đó, Shepherd chi ra 20 triệu đô la (tương đương 357 triệu đô la năm 2007) vào công chánh,[23] để hiện đại hóa Washington nhưng cũng làm cho thành phố bị khánh kiệt. Năm 1874, quốc hội bãi bỏ văn phòng của Shepherd để trực tiếp quản lý.[20] Các dự án khác nhằm thay hình đổi dạng thành phố cũng không được thực hiện cho đến khi có Kế hoạch McMillan năm 1901.[24]

Dân số đặc khu tương đối vẫn không mấy thay đổi cho đến thời Đại khủng hoảng trong thập niên 1930, khi chương trình cải tổ kinh tế mới gọi là New Deal của Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã mở rộng bộ máy chính quyền tại Washington. Chiến tranh thế giới thứ hai làm gia tăng thêm hoạt động của chính phủ và kết quả là tăng thêm số nhân viên liên bang làm việc tại thủ đô;[25] Vào năm 1950, dân số của đặc khu lên đến đỉnh điểm là 802.178 người.[26] Tu chính án 23 Hiến pháp Hoa Kỳ được chấp thuận vào năm 1961, cho phép đặc khu ba phiếu bầu trong đại cử tri đoàn.

Sau vụ ám sát nhà lãnh đạo tranh đấu cho nhân quyền, tiến sĩ Martin Luther King, Jr. ngày 4 tháng 4 năm 1968, các vụ bạo loạn bùng phát tại đặc khu, chủ yếu ở các hành lang ở Đường U, Đường số 14, Đường số 7 và Đường H. Đây là những khu trung tâm thương mại và khu vực cư ngụ của người da đen. Các vụ bạo động kéo dài khoảng ba ngày cho đến khi trên 13.000 binh sĩ liên bang và binh sĩ thuộc vệ binh quốc gia của Đặc khu Columbia được phái đến dẹp loạn. Nhiều cửa tiệm và tòa nhà khác bị thiêu cháy; đa số vẫn còn bị để hoang tàn và không được tái thiết cho đến cuối thập niên 1990.[27]

Năm 1973, quốc hội ban hành Đạo luật Nội trị Đặc khu Columbia (District of Columbia Home Rule Act), cho phép đặc khu được bầu lên một thị trưởng dân cử và một hội đồng thành phố.[28] Năm 1975, Walter Washington trở thành thị trưởng dân cử đầu tiên và cũng là thị trưởng da đen đầu tiên của đặc khu.[29] Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ từ cuối thập niên 1980 và cả thập niên 1990, các chính quyền của thành phố bị chỉ trích vì sai phạm quản lý và hoang phí. Năm 1995, quốc hội thành lập Ban Giám sát Tài chính Đặc khu Columbia (District of Columbia Financial Control Board) để trông coi tất cả việc chi tiêu của và cải tổ chính quyền thành phố.[30] Đặc khu lấy lại quyền kiểm soát tài chính của mình vào tháng 9 năm 2001 và các hoạt động của Ban giám sát bị đình chỉ.[31]

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, một nhóm khủng bố cướp chuyến bay 77 của American Airlines và đâm thẳng chiếc máy bay vào Ngũ Giác Đài nằm ở thành phố Arlington, Virginia lân cận. Chuyến bay 93 của United Airlines, theo lộ trình đến Washington, D.C., rơi xuống Pennsylvania do nỗ lực ngăn chặn của hành khách.[32][33]

^ McAtee, Waldo Lee (1918). Một phác họa về lịch sử tự nhiên của Đặc khu Columbia. Washington, DC: H.L. & J.B. McQueen, Inc. tr. 7. ^ Harvey W. Crew & William Bensing Webb, John Wooldridge (1892). Lịch sử trăm năm của thành phố Washington, D. C. Dayton, Ohio: United Brethren Publishing House. tr. 62.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ “Đặc khu lịch sử Georgetown”. Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2008. ^ “Lịch sử Alexandria, Virginia”. Hội Lịch sử Alexandria. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2008. ^ Madison, James (ngày 30 tháng 4 năm 1996). “The Federalist No. 43”. Nhật báo Độc lập. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2008. ^ Harvey W. Crew & William Bensing Webb, John Wooldridge (1892). Lịch sử trăm năm thành phố Washington, D. C. Dayton, Ohio: United Brethren Publishing House. tr. 66.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ “Hiến pháp Hoa Kỳ”. Cơ quan Quản trị Kỷ lục và Văn khố Quốc gia. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2008. ^ “Các cột đá ranh giới của Washington, D.C.”. BoundaryStones.org. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008. ^ “Thượng viện di chuyển đến Washington”. Thượng viện Hoa Kỳ. ngày 14 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2008. ^ Harvey W. Crew & William Bensing Webb, John Wooldridge (1892). Lịch sử trăm năm thành phố Washington, D. C. Dayton, Ohio: United Brethren Publishing House. tr. 103.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ “Tuyên bố về vấn đề Đạo luật bảo đảm quyền bỏ phiếu công bằng cho Đặc khu Columbia” (PDF). American Bar Association. ngày 14 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2008. ^ “Giữ gìn lịch sử: Dolley Madison, Tòa Bạch Ốc, và Chiến tranh năm 1812” (PDF). Hội lịch sử Tòa Bạch Ốc. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2008. ^ “Lịch sử vắn tắt về việc xây dựng Tòa Quốc hội”. Kiến trúc Tòa Quốc hội. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008. ^ a b c d Richards, Mark David (Spring/Summer 2004). “Các cuộc tranh luận về việc hồi trả lại Đặc khu Columbia, 1801–2004” (PDF). Lịch sử Washington. Hội Lịch sử Washington, D.C.: 54–82. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp) ^ Greeley, Horace (1864). Xung đột Mỹ: Một lịch sử về cuộc đại loạn tại Hoa Kỳ. Chicago: G. & C.W. Sherwood. tr. 142–144. ^ “Thỏa hiệp năm 1850”. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. ngày 21 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2008. ^ “Ngày này trong lịch sử: 20 tháng 9”. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. ngày 18 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2008. ^ “DC ăn mừng ngày giải phóng nô lệ”. Văn phòng thư ký Đặc khu Columbia. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2008. ^ “Thống kê điều tra dân số lịch sử về tổng dân số theo chủng tộc từ 1790 đến 1990” (PDF). Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. ngày 13 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2008. ^ a b "Boss" Shepherd tái sinh thành phố”. Phát thanh công cộng WETA]]. 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. ^ Harvey W. Crew & William Bensing Webb, John Wooldridge (1892). Lịch sử trăm năm thành phố Washington, D. C. Dayton, Ohio: United Brethren Publishing House. tr. 157.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ “Các quy định chung chung, Quốc hội thứ 41, Phiên thứ 3”. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2008. ^ Williamson, Samuel (2008). “Trị giá đo lường - Giá trị tương ứng đô la Mỹ”. Viện Đo lường Trị giá. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên lenfant ^ “Chiến tranh thế giới thứ hai: những thay đổi”. Phát thanh công cộng WETA. 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. ^ “Chu niên Washington, D.C. là thủ đô quốc gia”. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. ngày 1 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008. ^ Paul Schwartzman & Robert E. Pierre (ngày 6 tháng 4 năm 2008). “Từ điêu tàn đến tái sinh”. Nhật báo The Washington Post. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ “Đạo luật Nội trị Đặc khu Columbia”. Chính quyền Đặc khu Columbia. 1999. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008. ^ “Walter Washington”. Phát thanh công cộng WETA. 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008. ^ Janofsky, Michael (ngày 8 tháng 4 năm 1995). “Quốc hội lập ban trông coi Washington, D.C.”. Thời báo New York. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008. ^ Maddox, Charles (ngày 19 tháng 6 năm 2001). “Lời xác nhận của Tổng thanh tra Đặc khu Columbia”. Văn phòng Tổng thanh tra. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2008. ^ “Al-Jazeera cho đăng chi tiết về kế hoạch của bọn không tặc ngày 11 tháng 9”. CNN. ngày 12 tháng 9 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008. ^ “Các giới chức nói Tòa Bạch Ốc là mục tiêu của chuyến bay 93”. CNN. ngày 23 tháng 5 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
Photographies by:
Kmccoy - CC BY-SA 2.0
Statistics: Position
2675
Statistics: Rank
44924

Viết bình luận

Câu hỏi này dùng để kiểm tra xem bạn là người hay là chương trình tự động.

Security
152497368Click/tap this sequence: 3737

Google street view

Where can you sleep near Washington, D.C. ?

Booking.com
490.121 visits in total, 9.198 Points of interest, 404 Đích, 87 visits today.