المغرب

Maroc
Gonzalo Riestra from España - CC BY 2.0 Nubduk - CC BY-SA 4.0 Daniel Csörföly - CC BY-SA 3.0 Boris Macek - CC BY-SA 3.0 Munfarid1 - CC BY-SA 4.0 TomiValny - CC BY-SA 4.0 Ben Javelina from Austin Town, USA - CC BY-SA 2.0 mwanasimba from La Réunion - CC BY-SA 2.0 Ayman Abdelilah - CC BY-SA 4.0 cat_collector - CC BY 2.0 MarokkoErfahren - CC BY-SA 4.0 TomiValny - CC BY-SA 4.0 Robert Prazeres - CC BY-SA 4.0 Abdel Charaf - CC BY-SA 4.0 ArnoldBetten at German Wikipedia - Public domain bachmont - CC BY 2.0 Errammani abderrazak - CC BY-SA 4.0 Zanatos - CC BY-SA 4.0 Ben Javelina from Austin Town, USA - CC BY-SA 2.0 Ben Javelina from Austin Town, USA - CC BY-SA 2.0 Bernard Gagnon - CC BY-SA 3.0 양홍온 - Public domain Michal Osmenda from Brussels, Belgium - Public domain calflier001 - CC BY-SA 2.0 bachmont - CC BY 2.0 Bernard Gagnon - CC BY-SA 3.0 Ben Javelina from Austin Town, USA - CC BY-SA 2.0 Robert Prazeres - CC BY-SA 4.0 MarokkoErfahren - CC BY-SA 4.0 Rodrigo Silva - CC BY 2.0 bachmont - CC BY 2.0 Adam Jones, Ph.D. - CC BY-SA 3.0 Munfarid1 - CC BY-SA 4.0 Richard Allaway - CC BY 2.0 Hugues - CC BY-SA 2.0 Vitold Muratov - CC BY-SA 3.0 Daemon11 - CC BY-SA 4.0 bachmont - CC BY 2.0 Robert Prazeres - CC BY-SA 4.0 Subhros - CC BY-SA 3.0 Ymblanter - CC BY-SA 3.0 Cerry Chan - CC BY-SA 3.0 TomiValny - CC BY-SA 4.0 Robert Prazeres - CC BY-SA 4.0 Antony Stanley from Gloucester, UK - CC BY-SA 2.0 AJFT - CC BY-SA 3.0 Adam Jones, Ph.D. - CC BY-SA 3.0 Jorge Lascar - CC BY-SA 3.0 Michal Osmenda from Brussels, Belgium - CC BY-SA 2.0 calflier001 - CC BY-SA 2.0 Val Traveler - CC BY-SA 4.0 TomiValny - CC BY-SA 4.0 bachmont - CC BY 2.0 TomiValny - CC BY-SA 4.0 Loonybad - CC BY-SA 3.0 Ben Javelina from Austin Town, USA - CC BY-SA 2.0 Rodrigo Silva - CC BY 2.0 Vitold Muratov - CC BY-SA 3.0 TomiValny - CC BY-SA 4.0 TomiValny - CC BY-SA 4.0 ArnoldBetten at German Wikipedia - Public domain bachmont - CC BY 2.0 bachmont - CC BY 2.0 Rosino - CC BY-SA 2.0 No images

Context of Maroc

Maroc (phiên âm tiếng Việt: Ma-rốc; Tiếng Ả Rập: المَغرِب; tiếng Berber Maroc chuẩn: ⵍⵎⵖⵔⵉⴱ; chuyển tự: Lmeɣrib, tiếng Anh: "Morocco"), tên chính thức Vương quốc Maroc (Tiếng Ả Rập: المملكة المغربية; chuyển tự: al-Mamlakah al-Maghribiyah; tiếng Berber Maroc chuẩn: ⵜⴰⴳⵍⴷⵉⵜ ⵏ ⵍⵎⵖⵔⵉⴱ; chuyển tự: Tageldit n Lmaɣrib), là một quốc gia tại miền Bắc Phi.

Quốc gia này nằm ở tây bắc châu Phi, Maroc có biên giới quốc tế với Algérie về phía đông, đối diện với Tây Ban Nha qua eo biển Gibraltar, khoảng cách 13 km và biên giới đất liền với hai thành phố tự trị của Tây Ban Nha là Ceuta và Melilla. Maroc giáp Địa Trung Hải và Đại Tây Dương về phía Bắc và Đông, giáp với Tây Sahara (Sahrawi hay Các tỉnh phía Nam) về phía Nam và giáp Mauritanie về phía Tây Nam.

Maroc là thành viên của Liên minh châu Phi, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh Maghreb Ả Rập, Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, nhóm Đối thoại Địa Trung Hải, Nhóm 77 và là đồng minh lớn (khôn...Xem thêm

Maroc (phiên âm tiếng Việt: Ma-rốc; Tiếng Ả Rập: المَغرِب; tiếng Berber Maroc chuẩn: ⵍⵎⵖⵔⵉⴱ; chuyển tự: Lmeɣrib, tiếng Anh: "Morocco"), tên chính thức Vương quốc Maroc (Tiếng Ả Rập: المملكة المغربية; chuyển tự: al-Mamlakah al-Maghribiyah; tiếng Berber Maroc chuẩn: ⵜⴰⴳⵍⴷⵉⵜ ⵏ ⵍⵎⵖⵔⵉⴱ; chuyển tự: Tageldit n Lmaɣrib), là một quốc gia tại miền Bắc Phi.

Quốc gia này nằm ở tây bắc châu Phi, Maroc có biên giới quốc tế với Algérie về phía đông, đối diện với Tây Ban Nha qua eo biển Gibraltar, khoảng cách 13 km và biên giới đất liền với hai thành phố tự trị của Tây Ban Nha là Ceuta và Melilla. Maroc giáp Địa Trung Hải và Đại Tây Dương về phía Bắc và Đông, giáp với Tây Sahara (Sahrawi hay Các tỉnh phía Nam) về phía Nam và giáp Mauritanie về phía Tây Nam.

Maroc là thành viên của Liên minh châu Phi, Liên đoàn Ả Rập, Liên minh Maghreb Ả Rập, Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, nhóm Đối thoại Địa Trung Hải, Nhóm 77 và là đồng minh lớn (không thuộc NATO) của Mỹ.

Trong vòng 44 năm, từ năm 1912 đến năm 1956, Maroc là xứ bảo hộ của Pháp và Tây Ban Nha. Người dân Maroc chủ yếu là người Ả Rập và người Berber hoặc người lai hai dân tộc này. Tiếng Ả Rập và Berber là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Pháp cũng được nói ở các thành phố. Nền kinh tế Maroc chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hai ngành du lịch và công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng. Maroc là một nước quân chủ lập hiến, nhà vua là nguyên thủ quốc gia, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Rabat là thủ đô của Maroc, còn Casablanca là thành phố lớn nhất quốc gia này.

More about Maroc

Basic information
  • Tên bản địa المغرب
  • Calling code +212
  • Internet domain .ma
  • Mains voltage 220V/50Hz
  • Democracy index 5.04
Population, Area & Driving side
  • Population 37076584
  • Diện tích 446550
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Maroc thời Berber

    Khu vực Maroc ngày nay đã có người ở từ Thời kỳ Đồ đá mới (ít nhất năm 8000 trước Công nguyên như được chứng thực bằng các dấu hiệu của văn hóa Capsia), một giai đoạn khi Maghreb còn ít khô cằn như ngày nay. Nhiều nhà lý luận cho rằng, người Amazigh, thường gọi là Berber hoặc theo nhận diện tôn giáo của họ (ví dụ như Chleuh), có lẽ đã đến đây vào khoảng cùng thời với thời kỳ bắt đầu ngành canh nông ở khu vực này. Thời xưa, Maroc đã được gọi là Mauretania, dù tên này không nên nhầm lẫn với quốc gia Mauritanie ngày nay.

    La Mã và Maroc tiền La Mã

    Từ thế kỷ thứ IX TCN, người Phoenicia đến định cư ở các vùng ven biển (Melilla, Tangiet, Larache). Người La Mã sáp nhập vương quốc của người Moor và thành lập vùng Đông Bắc Maroc thành tỉnh Mauritania Tingitana.

    Maroc thời Trung cổ

    Vào đầu thế kỷ thứ VIII, người Ả Rập chinh phục xứ sở này và truyền bá Hồi giáo cho các bộ tộc Berber. Từ năm 1064 đến năm 1269, hai dòng họ lớn của người Berber là Almoravid và Almohad, đã thống nhất vương quốc, cai trị cả vùng Bắc Phi, vùng lãnh thổ phía Đông và phía Nam Tây Ban Nha.

    Các vua của Maroc trung cổ:

    Triều Idrisid:

    ...Xem thêm
    Lịch sử Maroc thời Berber

    Khu vực Maroc ngày nay đã có người ở từ Thời kỳ Đồ đá mới (ít nhất năm 8000 trước Công nguyên như được chứng thực bằng các dấu hiệu của văn hóa Capsia), một giai đoạn khi Maghreb còn ít khô cằn như ngày nay. Nhiều nhà lý luận cho rằng, người Amazigh, thường gọi là Berber hoặc theo nhận diện tôn giáo của họ (ví dụ như Chleuh), có lẽ đã đến đây vào khoảng cùng thời với thời kỳ bắt đầu ngành canh nông ở khu vực này. Thời xưa, Maroc đã được gọi là Mauretania, dù tên này không nên nhầm lẫn với quốc gia Mauritanie ngày nay.

    La Mã và Maroc tiền La Mã

    Từ thế kỷ thứ IX TCN, người Phoenicia đến định cư ở các vùng ven biển (Melilla, Tangiet, Larache). Người La Mã sáp nhập vương quốc của người Moor và thành lập vùng Đông Bắc Maroc thành tỉnh Mauritania Tingitana.

    Maroc thời Trung cổ

    Vào đầu thế kỷ thứ VIII, người Ả Rập chinh phục xứ sở này và truyền bá Hồi giáo cho các bộ tộc Berber. Từ năm 1064 đến năm 1269, hai dòng họ lớn của người Berber là Almoravid và Almohad, đã thống nhất vương quốc, cai trị cả vùng Bắc Phi, vùng lãnh thổ phía Đông và phía Nam Tây Ban Nha.

    Các vua của Maroc trung cổ:

    Triều Idrisid:

    Idriss I (789-791) Idriss II (791-828) Muhammad ibn Idris (828-836) Ali ibn Idris (836-848) Yahya ibn Muhammad (848-864) Yahya ibn Yahya (864-874) Ali ibn Umar (874-883) Yahya ibn Al-Qassim (883-904) Yahya ibn Umar ibn Idris (904 - 922) Vua Fatimid (Ai Cập) Ubayd Allah 922-925. Al-Hasan I al-Hajam (925-927)

    Giai đoạn thứ hai của Fatimid (Ai Cập) kéo dài 927-937: Ubayd Allah (927 - 934); Muhammad bi-Amrillah (934 - 937)

    Al Qasim Gannum (937-948) Abu l-Aish Ahmad (948-954) Al-Hasan II ben Kannun (954-974)

    Năm 974, vua nhà Idrisid bị Đế quốc Cordoba đánh bại và thống trị gần 300 năm. Năm 1040, Abdallah ibn Yasin lập ra nhà Almoravid, sau đó, nhân lúc Đế quốc Codorba suy yếu, vua nhà Almoravid là Abu Bakr ibn Umar đánh chiếm các vùng lãnh thổ phía Bắc Maroc từ tay người Codorba. Người kế nhiệm ông là người anh họ Yusuf ibn Tashfin mang quân đánh Al-Andalus, lúc này Đế quốc Cordoba đã sụp đổ và Al-Andalus bị phân chia thành các thành bang đánh giết lẫn nhau.

    Triều Almoravid:

    Abdallah ibn Yasin (1040-1059) - người sáng lập và là nhà lãnh đạo tinh thần Yahya ibn Ibrahim (1048) Yahya ibn Umar al-Lamtuni (khoảng 1050-1056) Abu Bakr ibn Umar (c.1060-1087) - triều đại được phân chia từ năm 1072 Yusuf ibn Tashfin (1072-1106) Ali ibn Yusuf (1106-1142) Tashfin ibn Ali (1142-1146) Ibrahim ibn Tashfin (1146) Ishaq ibn Ali (1146-1147)

    Năm 1121, một học giả tên là Ibn Tumart nổi dậy tự xưng là Mahdi chống lại vua nhà Almoravid. Đến năm 1130, Ibn Tumart qua đời và một người học trò của ông là 'Abdul-Mu'min đã thành công đánh bại và tiêu diệt nhà Almoravid. Một triều đại mới xuất hiện - nhà Almohad:

    Ibn Tumart (1121-1130) (tự xưng là Mahdi) 'Abdul-Mu'min (1130-1163) (tự xưng là Khalip) Abu Yaqub Yusuf I (1163-1184) Abu Yusuf Yaqub al-Mansur  (1184-1199) Muhammad an-Nasir  (1199-1213) Abu Yaqub Yusuf II  (1213-1224) Abdul-Wahid I  (1224) Abdallah al-Adil  (1224-1227) Yahya  (1227-1229) Idris I  (1229-1232) Abdul-Wahid II  (1232-1242) Ali  (1242-1248) Umar  (1248-1266) - đóng đô ở Marrakech Idris II  (1266-1269)

    Năm 1215, tướng Abd al-Haqq nổi loạn lập vương triều Marinid tại Fes, năm 1269, họ tiêu diệt nhà Almohad ở Marrakesh và thống trị toàn Ma-rốc:

    Abd al-Haqq I (1215-1217) Abu Sa'id Uthman I (1217-1240) Abu Ma'ruf Muhammad I (1240-1244) Abu Yahya ibn Abd al-Haqq (1244-1258) Abu Yusuf Yaqub (1258-1286) Abu Yusuf Yaqub an-Nasr  (1286-1307) Abu Thabit Amir  (1307-1308) Abu ar-Rabi Sulayman  (1308-1310) Abu Sa'id Uthman II  (1310-1331) Abu al-Hasan Ali ibn Uthman  (1331-1348) Abu Inan Faris  (1348-1358) Muhammad II as-Said (1359) Abu Salim Ali II  (1359-1361) Abu Umar Tashfin (1361) Abu Zayyan Muhammad III.  (1362-1366) Abu Faris Abdul Aziz I. (1366-1372) Abu'l-Abbas Ahmad (1372-1384) Musa ibn Faris (1384-1386) Al-Wathiq (1386-1387) Abu'l-Abbas Ahmad (1387-1393) Abu Faris Abdul Aziz II.  (1393-1396) Abdullah (1396-1399) Abu Said Uthman III.  (1399-1420) Abdalhaqq II  (1420-1465) Muhammad ibn Ali Idrisi-Joutey  (1465-1471) - tiếm ngôi

    Năm 1472, Abu Zakariya lật đổ Joutey và lập triều Wattasid

    Abu Zakariya Muhammad as-Salih al-Mahdi (1472-1505) Abu Abdallah Muhammad I (1505-1524) Abul Abbas Ahmad (1524-1545) Nasir ad-Din al-Qasri (1545-1547) Abul Abbas Ahmad (lần thứ hai, 1547-1549) Ali Abu Hassun (1554)

    Năm 1549, nhà Saadi lật đổ nhà Wattasid, lập vương triều:

    Mohammed ash-Sheikh (1549-1554, 1554-1557) Abdallah al-Ghalib Billah (1557-1574) Abu Abdallah Mohammed II (1574-1576) Abu Marwan Abd al-Malik I (1576-1578) Ahmad I al-Mansur (1578-1603)

    Chiến tranh kế vị: 1603-1627

    Cai trị Saadian chính, có trụ sở tại Marrakesh: Abu Faris Abdallah (r. 1603-1608) Zidan an-Nasir (người cầu hôn từ năm 1603, r. 1608-1628) Phe Splinter có trụ sở tại Thành phố Fes, với sức mạnh chỉ địa phương: Mohammed ash-Sheikh al-Ma'mun (r. 1603-1613) Abdallah II (r. 1613-1623) Abu Marwan Abd al-Malik II (r. 1623-1627)

    1627-1659: Saadi thống nhất:

    Abu Marwan Abd al-Malik II (r. 1628-1631) Al-Walid ibn Zidan (r. 1631-1636) Mohammed esh Sheikh es Seghir (r. 1636-1655 Ahmad II el-Abbas (r. 1655-1659)

    Năm 1415, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha xâm chiếm các thành phố ven biển (Ceuta, Tanger, Melilla).

    Triều đại Alaouite: 1660-hiện nay

    Năm 1660, Mulay al-Rashid thành lập triều đại Alaouite trị vì vương quốc Maroc cho đến ngày nay. Trong hai thế kỷ XVII-XVIII, đất nước bị xâu xé và phân chia do tranh giành quyền thừa kế, kinh tế suy tàn. Trước áp lực của các cường quốc châu Âu (Anh, Pháp, Tây Ban Nha). Maroc buộc phải mở cửa thông thương từ năm 1864. Dưới sự trị vì của các Quốc vương Hassan I (1873- 1894), Abd al-Aziz (1894-1908) và Abd al-Hafid (1908-1912), Maroc vẫn bảo vệ được nền độc lập nhờ sự kình địch giữa các cường quốc.

    Tình trạng nợ nước ngoài dẫn đến việc Maroc bị dặt dưới quyền giám hộ của các cường quốc châu Âu theo hiệp ước Algeciras (1906). Theo hiệp ước Fès (1912), Pháp thành lập chế độ bảo hộ ở Maroc, trong khi Tây Ban Nha giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ phía Bắc (Rif) và vùng lãnh thổ phía Nam (Ifni).[1]

    Các quốc vương Alaouite (1660 - hiện nay):

    Al-Rashid: 1660 - 1672 Ismail ibn Sharif: 1672 - 1727 Abu'l Abbas Ahmad: 1727 - 1728 Abdalmalik: 1728 (vài tháng) Abu'l Abbas Ahmad: 1728 - 1729 Abdallah: 1729 - 1734 Ali: 1734 - 1736 Abdallah: 1736 (vài tháng) Mohammed II: 1736 - 1738 Al-Mostadi: 1738 - 1740 Abdallah: 1740 - 1741 Zin al-Abidin: 1741 (vài tháng) Abdallah: 1741-1742 Al-Mostadi: 1742-1743 Abdallah: 1743-1747 Al-Mostadi: 1747-1748 Abdallah: 1748-1757 Mohammed III: 1757-1790 Yazid: 1790-1792 Slimane: 1792-1822 Abd al-Rahman: 1822-1859 Mohammed IV: 1859-1873 Hassan I: 1873-1894 Abd al-Aziz: 1894-1908 Abd al-Hafid: 1908-1912 Yusef: 1912-1927 Mohammed V: 1927-1953 Mohammed ben Aarafa, do Pháp lập: 1953-1955 Mohammed V: 1955-1961 Hassan II: 1961-1999 Mohammed VI: 1999-nay Ảnh hưởng của châu Âu

    Abdelkarim al-Khattabi, thủ lĩnh người Berber trong vùng Rif, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của Pháp và Tây Ban Nha (1912-1926). Khattabi bị đánh bại, nhưng cuộc kháng chiến du kích trong vùng núi Atlas kéo dài đến năm 1934. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào dân tộc phát triển (đảng Istiglal, 1944; đảng Dân chủ Độc lập, 1946). Quốc vương Sidi Mohammed đòi trao trả độc lập cho Maroc. Ông bị Pháp truất phế năm 1953 và được phục hồi năm 1955. Năm 1956, Pháp trao trả độc lập cho Ma-rốc, quốc vương Mohammed ben Arafa do Pháp dựng lên thoái vị và bỏ trốn sang Nice (năm 1960 thì ông đến Beirut nhưng sau đó trở lại Nice và mất tại đó vào năm 1976). Sidi Mohammed trở lại làm vua, lấy danh hiệu là Mohammed V.

    Maroc hiện đại

    Sau khi nhà vua qua đời (1961), Thái tử Hassan II lên nối ngôi. Hassan II tiến hành dân chủ hóa đời sống chính trị trong nước một cách thận trọng sau khi đè bẹp các nhóm đối lập cấp tiến và tiến hành thực hiện chính sách ngoại giao một cách tích cực. Từ năm 1975, nhà vua thành công trong việc đạt được sự đồng thuận của nhân dân trong nước nhờ chính sách về Sahara: cuộc "Hành quân xanh" với sự tham gia của 350.000 người tình nguyện (1975) đã chiếm lại toàn bộ lãnh thổ vùng Tây Sahara nhưng cũng tạo ra cuộc xung đột với các chiến binh thuộc Mặt trận Polisario. Mặc dầu hai bên thực hiện lệnh ngừng bắn và chấp nhận cuộc trưng cầu ý dân về quyền tự quyết do Liên Hợp Quốc và Tổ chức Thống nhất châu Phi đề nghị, nhưng việc giải quyết xung đột vẫn bế tắc. Năm 1988, Maroc thành lập lại quan hệ ngoại giao với Algérie.

    Bị chỉ trích là chuyên chế, Quốc vương Hassan II đã cố gắng tăng cường hòa giải dân tộc: phóng thích tù nhân chính trị gỡ bỏ lệnh kiểm duyệt, thừa nhận các đảng đối lập. Việc sửa đổi hiến pháp năm 1996 nhằm hướng tới quân bình hóa giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp. Năm 1998, Abd al-Rahman Yusufi được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Năm 1999, Quốc vương Hassan II qua đời, người con trưởng lên kế vị, lấy danh hiệu là Mohammad VI.

    Maroc thông qua chế độ đa đảng chính trị, với khoảng 30 đảng phái hợp pháp. Đảng đối lập trước đây gồm hai đảng kế tục Phong trào độc lập dân tộc Maroc là đảng Istiglal (PI) và Liên minh các lực lượng nhân dân xã hội chủ nghĩa (USFP). Từ năm 1998 đến 2002, đảng đối lập đứng đầu Liên minh Chính phủ, còn gọi là Chính phủ đan xen. Sau cuộc bầu cử tháng 9 năm 2002, một liên minh mới được hình thành bao gồm các đảng USFP, PI, RNI (đảng trung hữu), đảng MP và đảng MNP (các đảng của người Berber), đứng đầu là Thủ tướng Driss Jettou, người không thuộc đảng phái nào. Theo công luận, Thủ tướng Jettou có một hình ảnh tốt (liêm khiết, có năng lực) và đã nỗ lực phát động những cuộc cải cách căn bản (bảo hiểm bệnh tật bắt buộc, lương hưu, đầu tư cải thiện cơ cấu kinh tế). Các đảng chính của phe đối lập là PJD (Đảng Hồi giáo), UC, PND (đảng cánh hữu) và GSU (đảng cánh tả cấp tiến). Cuộc bầu cử tối sẽ diễn ra vào tháng 9 năm 2007.

    Từ vài năm nay, Maroc thực hiện mục tiêu thiết lập một chế độ dân chủ hơn và xây dựng một Nhà nước pháp quyền (ban hành Bộ luật gia đình mới, Luật về các đảng phái chính trị, Luật chống tra tấn…).

    Tình hình Maroc hiện nay nhìn chung ổn định. Tuy nhiên vấn đề Tây Sahara vẫn đang là một điểm nóng chính trị của Maroc. Giải pháp do Liên Hợp Quốc đưa ra từ hơn 10 năm nay nhằm tổ chức trưng cầu dân ý để nhân dân Tây Sahara tự quyết định tương lai của mình vẫn không thực hiện được. Trong khi đó chính quyền ở đây đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Xarauy, tuy chưa được Liên Hợp Quốc và nhiều nước trên thế giới công nhận.[2]

    ^ http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/nr040819100948/nr040819115509/ns110802220540#QSXXB5FTTUxf ^ http://www.ttnn.com.vn/NewsAttachment.ashx?id=3655&type=doc[liên kết hỏng]
    Read less

Phrasebook

Xin chào
مرحبًا
Thế giới
العالمية
Chào thế giới
مرحبا بالعالم
Cảm ơn bạn
شكرًا لك
Tạm biệt
مع السلامة
Đúng
نعم
Không
رقم
Bạn khỏe không?
كيف حالك؟
Tốt, cảm ơn bạn
بخير، شكرا لك
cái này giá bao nhiêu?
كم سعره؟
Số không
صفر
Một
واحد

Where can you sleep near Maroc ?

Booking.com
6.252.673 visits in total, 9.281 Points of interest, 405 Đích, 95.081 visits today.