Portugal

Bồ Đào Nha
Marian78ro - CC BY-SA 4.0 Rockysantos - CC BY-SA 4.0 Christian Gänshirt - CC BY-SA 4.0 HGW-VW24 - Public domain Alexander Kozyrev - Public domain Gabriel González from Pontevedra, España - CC BY-SA 2.0 Arne Müseler - CC BY-SA 3.0 de xiquinhosilva from Cacau - CC BY 2.0 Bukephalos - Public domain Alexander Kozyrev - Public domain Sergio - CC BY 2.0 Fernando Jose Cantele - CC BY-SA 4.0 Alexvives04 - CC BY-SA 3.0 Vitor Oliveira from Torres Vedras, PORTUGAL - CC BY 2.0 Nicotappero - CC BY-SA 4.0 Bengt Nyman - CC BY 2.0 Rosino - CC BY-SA 2.0 Dicklyon - CC BY-SA 4.0 Fernando Jose Cantele - CC BY-SA 4.0 Peter K Burian - CC BY 4.0 Botafogo - Public domain Manuel Silveira - CC BY-SA 4.0 Alvesgaspar - CC BY-SA 4.0 Javier Habladorcito from Gijón, Spain - CC BY 2.0 Łukasz Dzierżanowski - CC BY 2.0 de:Benutzer:H Evertz (Horst Evertz) - CC BY-SA 3.0 Dicklyon - CC BY-SA 4.0 Fernando Jose Cantele - CC BY-SA 4.0 Alvesgaspar - CC BY-SA 4.0 Rafael Marques from Espinho - Aveiro, Portugal - CC BY 2.0 Threeohsix - CC BY-SA 4.0 Mister No - CC BY 3.0 Andreas Trepte - CC BY-SA 2.5 Paolo Querci - CC BY-SA 3.0 Edna Winti - CC BY 2.0 prilfish from Vienna, Austria - CC BY 2.0 Monitotxi from Barcelona, Spain - CC BY-SA 2.0 larahcv - CC0 Duca696 - CC BY-SA 3.0 Manuel Silveira - CC BY-SA 4.0 Singa Hitam - CC BY 2.0 Olga1969 - CC BY 4.0 Ray Swi-hymn from Sijhih-Taipei, Taiwan - CC BY-SA 2.0 Morn at English Wikipedia - CC BY-SA 3.0 Dicklyon - CC BY-SA 4.0 Marco Varisco from Albany, New York, USA - CC BY-SA 2.0 Dronepicr - CC BY 3.0 Marcel Roblin - CC BY-SA 4.0 Flávio de Souza - Public domain Łukasz Dzierżanowski - CC BY 2.0 Ingo Mehling - CC BY-SA 3.0 Chester from Toronto, Canada - CC BY 2.0 Vitor Oliveira from Torres Vedras, PORTUGAL - CC BY-SA 2.0 Fernando Jose Cantele - CC BY-SA 4.0 fulviusbsas - CC BY-SA 3.0 Vitor Oliveira from Torres Vedras, PORTUGAL - CC BY 2.0 Diego Delso - CC BY-SA 4.0 No images

Context of Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: Portugal, [puɾtuˈɣaɫ]), tên gọi chính thức là Cộng hòa Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: República Portuguesa, [ʁɨ'publikɐ puɾtu'ɣezɐ]), đôi khi được gọi ngắn là Bồ, là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam của khu vực châu Âu, trên bán đảo Iberia và cực Tây của châu Âu lục địa. Bồ Đào Nha giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây và phía Nam, giáp Tây Ban Nha ở phía Đông và phía Bắc. Các quần đảo Açores và Madeira ở ngoài khơi Đại Tây Dương cũng thuộc quyền quản lý của Bồ Đào Nha.

Trên lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay, con người đã có mặt từ thời tiền sử. Các dân tộc cổ đại như người Gallaeci, Lusitania, Celt, Cynetes, Phoenicia, Carthage, La Mã cổ đại và những dân tộc German như Suevi, Buri và Visigoth đã để lại ít nhiều ảnh hưởng đến lịch sử lãn...Xem thêm

Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: Portugal, [puɾtuˈɣaɫ]), tên gọi chính thức là Cộng hòa Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: República Portuguesa, [ʁɨ'publikɐ puɾtu'ɣezɐ]), đôi khi được gọi ngắn là Bồ, là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam của khu vực châu Âu, trên bán đảo Iberia và cực Tây của châu Âu lục địa. Bồ Đào Nha giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây và phía Nam, giáp Tây Ban Nha ở phía Đông và phía Bắc. Các quần đảo Açores và Madeira ở ngoài khơi Đại Tây Dương cũng thuộc quyền quản lý của Bồ Đào Nha.

Trên lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay, con người đã có mặt từ thời tiền sử. Các dân tộc cổ đại như người Gallaeci, Lusitania, Celt, Cynetes, Phoenicia, Carthage, La Mã cổ đại và những dân tộc German như Suevi, Buri và Visigoth đã để lại ít nhiều ảnh hưởng đến lịch sử lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay. Lãnh thổ Bồ Đào Nha lúc đó được sáp nhập vào Đế quốc La Mã thành tỉnh Lusitania. Văn hóa La Mã để lại dấu ấn sâu đậm, nhất là về mặt ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha gốc từ tiếng Latinh của người La Mã. Vào thế kỷ thứ V, sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, những bộ tộc German tràn vào xâm chiếm. Sang đầu thế kỷ thứ VIII, người Moor theo đạo Hồi giáo từ Bắc Phi mở cuộc chinh phục Lusitania, chiếm được gần hết bán đảo Iberia, thu phục các tiểu vương quốc German theo đạo Thiên Chúa về một mối.

Những thế kỷ kế tiếp, dân đạo Thiên Chúa cố đánh đuổi người Hồi giáo trong cuộc "Tái chinh phục". Bá quốc Bồ Đào Nha được thành lập và là một phần của Vương quốc Galicia. Vì vương quốc được thành lập, công nhận năm 1143 và có biên giới ổn định năm 1249, Bồ Đào Nha tự nhận là quốc gia dân tộc lâu đời nhất ở châu Âu.

Trong suốt thế kỷ XV và XVI, nhờ thám hiểm hàng hải, Bồ Đào Nha đã thành lập một Đế quốc thực dân quy mô toàn cầu bao gồm những thuộc địa ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, trở thành một trong những nền kinh tế, chính trị và quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới. Năm 1580, Bồ Đào Nha liên minh với Tây Ban Nha tạo thành Liên minh Iberia. Tuy nhiên vào năm 1640, Bồ Đào Nha cũng cố lại chủ quyền và độc lập trong cuộc Chiến tranh phục hồi Bồ Đào Nha, dẫn đến một triều đại mới được thành lập và trở về tình trạng chia tách của hai vương triều và đế quốc.

Năm 1755, một trận động đất mạnh đã xảy ra ở Lisboa gây thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, người và của cải, sau đó Bồ Đào Nha lần lượt bị Tây Ban Nha và Pháp xâm lược, rồi tiếp tục để mất thuộc địa lớn nhất là Brasil, dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, quân sự và tiềm năng kinh tế cũng như sự giảm sút sức mạnh toàn cầu trong suốt thế kỷ XIX. Năm 1910, chế độ quân chủ bị lật đổ, nền cộng hòa được thành lập và sau đó là chế độ độc tài. Với các cuộc chiến tranh Thực dân Bồ Đào Nha và cuộc đảo chính Cách mạng hoa cẩm chướng vào năm 1974, nền độc tài bị lật đổ ở Lisboa và Bồ Đào Nha trao trả những thuộc địa hải ngoại cuối cùng (Angola và Mozambique). Việc trao trả Ma Cao cho Trung Quốc vào năm 1999 đánh dấu sự kết thúc một đế quốc thực dân tồn tại lâu nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, Đế quốc Bồ Đào Nha đã để lại nhiều di sản cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng về văn hoá, kiến trúc và ngôn ngữ trên toàn cầu, với trên 250 triệu người nói tiếng Bồ Đào Nha hiện nay.

Nhà nước Bồ Đào Nha hiện đại sở hữu một nền kinh tế tiên tiến với mức thu nhập bình quân đầu người, chỉ số phát triển con người (HDI) và tiêu chuẩn sinh hoạt rất cao. Đây là quốc gia có Chỉ số hòa bình toàn cầu cao thứ 3 trên thế giới vào năm 2016 và là một trong 13 quốc gia bền vững nhất vào năm 2017. Bồ Đào Nha duy trì hình thức chính phủ Cộng hoà bán tổng thống nhất thể, là thành viên sáng lập của NATO, Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha và nhiều tổ chức quốc tế khác như Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Khu vực đồng euro, và OECD,...

More about Bồ Đào Nha

Basic information
  • Currency Euro
  • Tên bản địa Portugal
  • Calling code +351
  • Internet domain .pt
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 7.9
Population, Area & Driving side
  • Population 8857716
  • Diện tích 92225
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Sơ khởi  Nhà phục dựng tại Citânia de Briteiros, một thành luỹ thuộc văn hoá Castro tại miền bắc Bồ Đào Nha.

    Khu vực Bồ Đào Nha ngày nay có người Neanderthal và tiếp đó là người tinh khôn cư trú, họ du cư trên vùng phía bắc của bán đảo Iberia.[1] Đây là các xã hội tự cung tự cấp, mặc dù họ không lập nên các khu định cư thịnh vượng song đã hình thành nên các xã hội có tổ chức....Xem thêm

    Lịch sử Sơ khởi  Nhà phục dựng tại Citânia de Briteiros, một thành luỹ thuộc văn hoá Castro tại miền bắc Bồ Đào Nha.

    Khu vực Bồ Đào Nha ngày nay có người Neanderthal và tiếp đó là người tinh khôn cư trú, họ du cư trên vùng phía bắc của bán đảo Iberia.[1] Đây là các xã hội tự cung tự cấp, mặc dù họ không lập nên các khu định cư thịnh vượng song đã hình thành nên các xã hội có tổ chức. Trong thời đại đồ đá mới tại Bồ Đào Nha, diễn ra việc thử nghiệm thuần hoá và nuôi các loài động vật theo đàn, trồng một số loại ngũ cốc hoặc đánh cá biển.[1]

    Một số học giả cho rằng vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất TCN, một số làn sóng người Celt từ Trung Âu tràn tới Bồ Đào Nha và liên hôn với cư dân địa phương, điều này hình thành nên các bộ lạc khác nhau. Khảo cổ học và nghiên cứu hiện đại cho thấy người Celt tại Bồ Đào Nha và các nơi khác có một phần nguồn gốc tại Bồ Đào Nha.[2] Đứng đầu trong số các bộ lạc này là người Lusitania, họ tập trung chủ yếu tại khu vực nội địa thuộc miền trung Bồ Đào Nha, một số bộ lạc khác có liên quan về mặt huyết thống là người Gallaeci tại miền bắc, người Celtici tại Alentejo, và Cynetes hoặc Conii tại Algarve. Những bộ lạc nhỏ hơn nằm ở khu vực lân cận hoặc giữa các bộ lạc này là người Bracari, Coelerni, Equaesi, Grovii, Interamici, Leuni, Luanqui, Limici, Narbasi, Nemetati, Paesuri, Quaquerni, Seurbi, Tamagani, Tapoli, Turduli, Turduli Veteres, Turdulorum Oppida, Turodi, và Zoelae. Một vài khu dân cư duyên hải nhỏ, bán cố định, dùng cho thương mại cũng được người Phoenicia-Carthago lập ra tại Algarve.

    Thời La Mã  Đền thờ La Mã Évora là một trong các cấu trúc thời La Mã được bảo tồn tốt nhất tại Bồ Đào Nha.

    Người La Mã (Roma) lần đầu xâm chiếm bán đảo Iberia vào năm 219 TCN. Trong Chiến tranh Punic, người La Mã đánh đuổi người Carthago ra khỏi các thuộc địa duyên hải. Đến cuối thời Julius Caesar, hầu như toàn bộ bán đảo bị sáp nhập vào Cộng hoà La Mã. Cuộc chinh phục của người La Mã tại Bồ Đào Nha ngày nay mất gần hai trăm năm và khiến cho nhiều binh sĩ trẻ tuổi thiệt mạng. Người La Mã phải chịu một thất bại nghiêm trọng vào năm 150 TCN khi có một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở miền bắc. Người Lusitania và các bộ lạc bản địa khác dưới sự lãnh đạo của Viriato giành được quyền kiểm soát toàn bộ miền tây Iberia. Người La Mã sau đó phái nhiều quân đoàn và những vị tướng giỏi nhất của họ đến Lusitania nhằm trấn áp cuộc khởi nghĩa song không có hiệu quả, họ bèn chuyển sang mua chuộc các đồng minh của Viriato để sát hại ông. Năm 139 TCN, Viriato bị ám sát, và Táutalo trở thành thủ lĩnh song không thành công.

    Người La Mã lập ra một chế độ thuộc địa, và công cuộc La Mã hoá Lusitania chỉ hoàn thành vào thời đại Visigoth. Năm 27 TCN, Lusitania có được vị thế một tỉnh của La Mã. Sau đó, một khu vực phía bắc Lusitania trở thành tỉnh riêng gọi là Gallaecia, với thủ phủ tại Bracara Augusta, nay là Braga. Hiện vẫn còn nhiều tàn tích về các hào luỹ trên đỉnh đồi khắp Bồ Đào Nha và các di tích của nền văn hoá Castro. Nhiều di chỉ La Mã nằm rải rác tại Bồ Đào Nha, một số tàn tích đô thị có quy mô khá lớn, như Conímbriga và Mirobriga.

    Một số công trình xây dựng kỹ thuật La Mã như các nhà tắm, đền thờ, cầu, đường, rạp xiếc, nhà hát và nhà ở của thường dân được bảo tồn trên khắp Bồ Đào Nha. Các nhà khảo cổ học cũng phát hiện được các đồng tiền xu, một vài đồng xu trong số đó được đúc trên đất Lusitania, cùng với nhiều mảnh vỡ của đồ gốm. Các sử gia đương thời như Paulus Orosius (khoảng 375–418)[3] và Hydatius (khoảng 400–469), giám mục của Aquae Flaviae, đã ghi chép lại về những năm cuối cùng nằm dưới sự cai trị của La Mã và về sự kiện các bộ lạc German tiến đến.

    Các vương quốc German  Hai quốc vương của người Suebi là Miro và St. Martin xứ Braga trong một bản thảo năm 1145 của De virtutibus quattuor của Martin.

    Vào đầu thế kỷ V, các bộ lạc German là Suebi và Vandal (Silingi và Hasdingi) cùng với các đồng minh Sarmatia và Alan của họ tiến hành xâm chiếm bán đảo Iberia, và lập ra vương quốc của họ. Vương quốc của người Suebi thành lập trên các tĩnh cũ Gallaecia-Lusitania của La Mã. Dấu tích các khu định cư trong thế kỷ V của người Alan được phát hiện tại Alenquer, Coimbra và Lisbon.[4] Vào năm 500, Vương quốc Visigoth được thành lập tại Iberia, có trung tâm tại Toledo nay thuộc Tây Ban Nha. Người Visigoth cuối cùng chinh phục thành công người Suebi và thành phố thủ đô Bracara (nay là Braga) vào năm 584–585. Lãnh thổ cũ của người Suebi trở thành tỉnh thứ sáu của Vương quốc Visigoth.

    Trong 300 năm sau đó, toàn bộ bán đảo Iberia thuộc quyền cai trị của người Visigoth. Giai đoạn này kéo dài cho đến năm 711, khi Quốc vương Roderic (Rodrigo) tử trận trong cuộc kháng chiến chống lại một cuộc xâm lược của người Moor Hồi giáo từ phía nam. Trong nhiều nhóm German định cư tại miền tây Iberia, người Suebi để lại di sản văn hoá bền vững mạnh mẽ nhất tại Bồ Đào Nha, Galicia và Asturias hiện nay.[5][6][7] Theo Dan Stanislawski, cách thức sinh hoạt của người Bồ Đào Nha tại các vùng phía bắc sông Tagus (Tejo) hầu hết là kế thừa từ người Suebi, trong đó các nông trại nhỏ chiếm ưu thế, khác biệt so với các điền trang lớn tại miền nam Bồ Đào Nha. Bracara (Augusta) trở thành kinh đô của người Suebi, địa điểm này là thủ phủ cũ của Gallaecia và nay là thành phố Braga. Orosius trong thời gian sinh sống tại Hispania ghi lại rằng công cuộc định cư ban đầu diễn ra khá thanh bình, những người mới đến canh tác trên đất của họ[8] hoặc làm vệ sĩ cho cư dân địa phương.[9]

    Thời kỳ Hồi giáo và Reconquista  Thành Silves là một công sự thời Moor tại Algarve.

    Đế quốc Umayyad đánh bại người Visigoth chỉ trong vài tháng, và bành trướng nhanh chóng tại bán đảo Iberia. Bắt đầu vào năm 711, vùng đất nay là Bồ Đào Nha trở thành bộ phận của Đế quốc Umayyad rộng lớn. Đế quốc này sụp đổ vào năm 750, trong cùng năm phần phía tây của Umayyad giành độc lập dưới quyền Abd-ar-Rahman I khi lập nên Tiểu vương quốc Córdoba. Năm 929, Đế quốc Córdoba hình thành, song đến năm 1031 thì giải thể thành không ít hơn 23 vương quốc nhỏ, gọi là các vương quốc Taifa.

    Các thống đốc của các taifa đều tự xưng là emir của tỉnh mình. Hầu hết Bồ Đào Nha thuộc về taifa Badajoz của Vương triều Aftasid, và sau đó trong một thời gian ngắn ngủi thuộc taifa Lisboa năm 1022-1034, rồi nằm dưới quyền thống trị của taifa Sevilla thuộc Vương triều Abbadid. Giai đoạn Taifa thứ nhất kết thúc khi Vương triều Almoravid từ Maroc đến chinh phục vào năm 1086. Đến năm 1147, một giai đoạn Taifa thứ nhì cũng kết thúc dưới tay Vương triều Almohad cũng đến từ Maroc.[10]

    Các thành phố chính trong giai đoạn người Hồi giáo cai trị Bồ Đào Nha là Beja, Silves, Alcácer do Sal, Santarém và Lisboa. Dân số Hồi giáo trong khu vực gồm chủ yếu là người Iberia bản địa cải sang Hồi giáo (gọi là Muwallad hay Muladi) và người Berber. Người Ả Rập phần lớn là quý tộc đến từ Syria và Oman; và mặc dù có số lượng ít song họ tạo thành tầng lớp tinh hoa trong dân chúng. Người Berber có nguồn gốc từ dãy núi Atlas và Rif tại Bắc Phi và về cơ bản là sống du cư.

    Bá quốc Bồ Đào Nha  Tượng của Bá tước Vímara Peres, bá tước Bồ Đào Nha đầu tiên.

    Năm 722, một quý tộc Visigoth là Pelayo (Pelágio) xưng vương, lập ra Vương quốc Asturias Cơ Đốc giáo và tiếp tục chiến tranh tái chinh phục của người Cơ Đốc giáo từ người Moor, trong tiếng Bồ Đào Nha gọi là Reconquista Cristã.[11] Đến cuối thế kỷ IX, khu vực phía bắc Bồ Đào Nha nằm giữa các sông Minho và Douro được giải phóng hoặc tái chinh phục từ người Moor, dưới quyền Vímara Peres theo lệnh của Quốc vương Asturias Alfonso III. Nhận thấy khu vực trước đó từng có hai thành phố lớn—Portus Cale tại ven biển và Braga tại nội lục, cùng nhiều thị trấn đang bị bỏ hoang—ông quyết định khôi phục dân số và tái thiết chúng bằng những nạn dân Bồ Đào Nha và Galicia cùng những người Cơ Đốc giáo khác.[12]

    Vímara Peres tổ chức khu vực ông giải phóng từ người Moor, nâng vị thế của nó thành một bá quốc với tên gọi Bồ Đào Nha (Portugal) theo tên thành phố cảng lớn nhất trong vùng—Portus Cale' hay Porto ngày nay. Một trong các thành phố đầu tiên được Vimara Peres thành lập vào thời gian này là Vimaranes, nay gọi là Guimarães— "nơi khai sinh quốc gia Bồ Đào Nha" hoặc "thành phố cội nguồn" (Cidade Berço trong tiếng Bồ Đào Nha).[12] Năm 868, Alfonso III phong tước cho Vímara Peres là Bá tước Portus Cale (Bồ Đào Nha) thứ nhất. Khu vực được gọi là Portucale, Portugale, và đồng thời là Portugália—Bá quốc Bồ Đào Nha.[12]

    Năm 910, do tranh chấp kế vị, Vương quốc Asturias bị phân thành León, Galicia và Asturias, đến năm 924 thì thống nhất dưới quyền León. Trong thời gian đấu tranh tương tàn này, Bá quốc Bồ Đào Nha tạo thành phần phía nam của Vương quốc Galicia. Vương quốc Galicia tồn tại độc lập chỉ trong một giai đoạn ngắn, song thường là một bộ phận quan trọng của Vương quốc León. Trong suốt giai đoạn này, dân chúng Bá quốc Bồ Đào Nha với tư cách là người Galicia đã tự mình đấu tranh nhằm duy trì quyền tự trị của Galicia, một nơi có ngôn ngữ và văn hoá riêng biệt so với văn hoá Léon. Do phân chia chính trị, người Galicia-Bồ Đào Nha mất đi tính thống nhất khi Bá quốc Bồ Đào Nha tách khỏi Galicia thuộc Léon để lập nên Vương quốc Bồ Đào Nha.

    Năm 1093, Quốc vương Alfonso VI của León và Castilla ban bá quốc cho Henrique xứ Bourgogne, và gả con gái là Teresa cho Henrique vì vai trò của nhân vật này trong việc tái chinh phục vùng đất từ người Moor. Henrique đặt căn cứ bá quốc mới thành lập của mình tại Bracara Augusta (nay là Braga).

    Độc lập và giai đoạn Afonso  Afonso Henriques nhận sự can thiệp của chúa trong trận Ourique (1139), tại đây ông được tôn làm quốc vương của người Bồ Đào Nha.

    Năm 1128, Bá tước Bồ Đào Nha Afonso Henriques đánh bại mẹ ông là Teresa cùng tình nhân của bà là Fernão Peres de Trava trong trận São Mamede, trở thành nhà lãnh đạo duy nhất. Afonso sau đó chuyển sang chống người Moor tại phía nam. Các chiến dịch của Afonso thắng lợi, và đến ngày 25 tháng 7 năm 1139, ông giành được thắng lợi áp đảo trong trận Ourique, và ngay sau đó được các binh sĩ nhất trí tôn là Quốc vương Bồ Đào Nha. Sự kiện này theo truyền thống được cho là thời điểm Bá quốc Bồ Đào Nha từ một thái ấp của Vương quốc Léon trở thành Vương quốc Bồ Đào Nha độc lập. Afonso được Quốc vương Alfonso VII của León công nhận vào năm 1143, và đến năm 1179 thì được Giáo hoàng Alexander III công nhận.

    Trong giai đoạn Reconquista, các thế lực Cơ Đốc giáo tái chinh phục bán đảo Iberia từ người Moor Hồi giáo. Afonso Henriques và những người kế thừa ông tràn xuống phía nam để đẩy lui người Moor, đương thời Bồ Đào Nha bao gồm khoảng một nửa lãnh thổ hiện tại. Năm 1249, Reconquista kết thúc khi người Bồ Đào Nha chiếm lĩnh Algarve và hoàn thành trục xuất các khu định cư cuối cùng của người Moor trên bờ biển miền nam, hình thành hầu hết biên giới hiện tại của Bồ Đào Nha.

    Trong một tình thế xung đột với Vương quốc Castilla, Dinis I của Bồ Đào Nha ký kết Hiệp định Alcañices (1297) với Fernando IV của Castilla và Léon, quy định rằng Bồ Đào Nha bãi bỏ các hiệp định trước đó chống lại Vương quốc Castilla. Hiệp định còn có nội dung về phân ranh giới giữa Vương quốc Bồ Đào Nha và Vương quốc Léon. Dưới thời cai trị của Dinis I, Afonso IV, và Pedro I, các vương quốc Cơ Đốc giáo tại Iberia phần lớn là được hưởng hoà bình.

    Năm 1348-1349, Bồ Đào Nha bị dịch bệnh Cái chết Đen tàn phá giống như phần còn lại của châu Âu.[13] Năm 1373, Bồ Đào Nha lập một liên minh với Anh, đây là liên minh tồn tại lâu năm nhất trên thế giới.

    Thời đại khám phá  Vasco da Gama đổ bộ tại Calicut nay thuộc Ấn Độ vào năm 1498.

    Quốc vương Juan I của Castilla là chồng của Beatriz - người con duy nhất của Quốc vương Bồ Đào Nha Fernando I. Năm 1383, Juan I yêu sách vương vị Bồ Đào Nha. João xứ Avis lãnh đạo một phái gồm quý tộc nhỏ và thường dân đánh bại người Castilla trong trận Aljubarrota, Nhà Avis trở thành gia tộc cai trị Bồ Đào Nha.

    Bồ Đào Nha đi tiên phong trong phong trào châu Âu khám phá thế giới và Thời đại Khám phá. Henrique Nhà hàng hải, con trai của Quốc vương João I, trở thành người tài trợ và bảo trợ chính cho nỗ lực này. Năm 1415, Bồ Đào Nha giành được thuộc địa hải ngoại đầu tiên khi họ chinh phục Ceuta, một trung tâm mậu dịch Hồi giáo thịnh vượng tại Bắc Phi. Tiếp đến là khám phá các quần đảo trên Đại Tây Dương: Madeira và Açores, dẫn tới các phong trào thuộc địa hoá đầu tiên. Trong suốt thế kỷ XV, các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đi thuyền dọc bờ biển châu Phi, lập các điểm giao thương một số loại hàng hoá thông thường vào thời kỳ đó, từ vàng cho đến nô lệ, họ muốn tìm kiếm một tuyến đường đến Ấn Độ và tiếp cận nguồn gia vị nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn tại châu Âu.

    Nhằm giải quyết tranh chấp giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sau chuyến đi của Cristoforo Colombo, Giáo hoàng Alexander VI làm trung gian cho Hiệp ước Tordesillas. Hiệp định được ký kết vào năm 1494, phân chia các vùng đất mới khám phá bên ngoài châu Âu giữa hai quốc gia dọc theo một kinh tuyến cách 370 league (2.193 km) về phía tây của quần đảo Cabo Verde. Bồ Đào Nha trở thành một trong các cường quốc kinh tế, quân sự và chính trị lớn trên thế giới từ thế kỷ XV cho đến cuối thế kỷ XVI.

    Năm 1498, Vasco da Gama đến được Ấn Độ và đem lại thịnh vượng kinh tế cho Bồ Đào Nha, giúp khởi đầu Phục hưng Bồ Đào Nha. Năm 1500, Pedro Álvares Cabral khám phá Brasil và yêu sách khu vực này cho Bồ Đào Nha. Mười năm sau, Afonso de Albuquerque chinh phục Goa tại Ấn Độ, cùng Muscat và Ormuz tại khu vực eo biển Ba Tư, và Malacca tại Viễn Đông. Do đó, đế quốc này nắm quyền chi phối về thương mại tại Ấn Độ Dương và Nam Đại Tây Dương. Các thủy thủ Bồ Đào Nha cũng đi đến Đông Á, tới các địa điểm như Đài Loan, Nhật Bản, đảo Timor và quần đảo Maluku.

    Liên minh Iberia và phục hồi  
      Lãnh thổ của Đế quốc Bồ Đào Nha thời kỳ Liên minh Iberia.

    Chủ quyền của Bồ Đào Nha bị gián đoạn từ năm 1580 đến năm 1640, nguyên nhân là hai vị quốc vương cuối của Nhà Avis đều không có người kế tự – Quốc vương Sebastião I thiệt mạng trong trận Alcácer Quibir tại Maroc, và ông chú của Sebastião I là Quốc vương Henrique , dẫn đến khủng hoảng kế vị Bồ Đào Nha năm 1580. Sau đó, Felipe II của Tây Ban Nha yêu sách vương vị với tư cách là cháu ngoại của Quốc vương Bồ Đào Nha Manuel I, lấy hiệu là Filipe I của Bồ Đào Nha. Mặc dù Bồ Đào Nha không mất độc lập trên danh nghĩa, song có cùng một vị quân chủ cai quản với Đế quốc Tây Ban Nha,[14] hình thành liên minh của các vương quốc. Vào đương thời, Tây Ban Nha là một lãnh thổ địa lý.[15]

    Việc hợp nhất này đã tước đoạt chính sách đối ngoại độc lập của Bồ Đào Nha và dẫn đến việc họ tham gia Chiến tranh Tám mươi Năm giữa Tây Ban Nha và Hà Lan. Cuộc chiến này làm tổn hại quan hệ giữa Bồ Đào Nha và đồng minh lâu năm nhất của họ là Anh, và để mất cảng mậu dịch chiến lược Hormuz tại vùng vịnh Ba Tư. Từ năm 1595 đến năm 1663, Chiến tranh Hà Lan-Bồ Đào Nha chủ yếu liên quan đến việc các công ty Hà Lan xâm phạm nhiều thuộc địa và lợi ích thương nghiệp của Bồ Đào Nha tại Brasil, châu Phi, Ấn Độ và Viễn Đông, khiến Bồ Đào Nha bị mất thế độc quyền mậu dịch hàng hải trên Ấn Độ Dương.

     Quốc vương João V bảo trợ cho nhiều tác phẩm nghệ thuật.

    Năm 1640, João IV dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa, được ủng hộ từ các quý tộc bất bình, và xưng là quốc vương. Chiến tranh phục hồi Bồ Đào Nha giữa Bồ Đào Nha và Đế quốc Tây Ban Nha sau cuộc khởi nghĩa năm 1640 đã kết thúc giai đoạn 60 năm Liên minh Iberia dưới quyền Gia tộc Habsburg. Sự kiện này khởi đầu Nhà Braganza, họ cai trị Bồ Đào Nha cho đến năm 1910.

    Con cả của João IV kế vị với hiệu là Afonso VI, tuy nhiên do khuyết tật nên bị Bá tước Luís de Vasconcelos e Sousa áp đảo. Vợ của ông là Maria Francisca và em trai ông là Công tước Pedro tiến hành một cuộc chính biến cung đình, lưu đày Afonso VI. Sau khi Afonso VI mất, Pedro đăng cơ với hiệu là Pedro II. Thời kỳ cai trị của Pedro II diễn ra củng cố độc lập quốc gia, bành trướng đế quốc, và đầu tư vào sản xuất nội địa.

    Con trai của Pedro II là João V, thời gian ông cai trị có đặc điểm là dòng tiền vàng đổ vào ngân khố triều đình, phần lớn là do thuế một phần năm của vương thất (đánh vào kim loại quý) thu từ các thuộc địa Brasil và Maranhão. João V trở thành một quân chủ chuyên chế, gần như làm cạn kiệt nguồn thuế thu được cho các công trình kiến trúc tham vọng, đáng chú ý nhất là Cung điện Mafra, và cho các bộ sưu tập mỹ thuật và văn học đồ sộ của ông.

    Ước tính chính thức cho rằng số lượng di dân Bồ Đào Nha sang Brasil trong cơn sốt vàng vào thế kỷ XVIII là 600.000 người, các ước tính khác đưa ra con số vượt xa.[16] Đây là một trong những cuộc di chuyển lớn nhất của cư dân châu Âu đến các thuộc địa của họ tại châu Mỹ thời thuộc địa.

    Giai đoạn Pombaline và Khai sáng  Hầu tước xứ Pombal thứ nhất là người cai trị Bồ Đào Nha trên thực tế thời José I.

    José I kế vị vào năm 1750, do tin trưởng vào Sebastião de Melo, José I giao phó cho ông ta thêm nhiều quyền kiểm soát quốc gia. Do ấn tượng trước thành công kinh tế của người Anh, Melo thi hành thành công các chính sách kinh tế tương tự tại Bồ Đào Nha. Ông bãi bỏ chế độ nô lệ tại Bồ Đào Nha và trong các thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ; tái tổ chức lục quân và hải quân; tái tổ chức Đại học Coimbra, và chấm dứt kỳ thị chống các giáo phái Cơ Đốc giáo khác biệt tại Bồ Đào Nha. Cải cách lớn nhất của Sebastião de Melo là về kinh tế và tài chính, ông áp đặt pháp luật nghiêm ngặt lên mọi tầng lớp trong xã hội Bồ Đào Nha, và xét lại hệ thống thuế của quốc gia. Những cải cách này khiến ông trở thành đối thủ của tầng lớp thượng lưu.

    Ngày 1 tháng 11 năm 1755, thủ đô Lisboa bị tác động từ một trận động đất mạnh ước tính đạt đến 8,5–9 độ theo thang đo mô men. Thành phố bị san bằng do động đất, cùng cơn sóng thần và hoả hoạn sau đó.[17] Sebastião de Melo lập tức bắt tay tái thiết thành phố, trung tâm thủ đô mới được thiết kế nhằm chống chịu được các trận động đất sau này. Sau động đất, José I trao cho Sebastião de Melo thêm nhiều quyền lực hơn nữa, và vị thủ tướng này trở thành một nhà độc tài quyền lực và cấp tiến. Năm 1758, José I bị thương trong một nỗ lực ám sát, gia tộc Távora và Công tước xứ Aveiro bị kết tội và hành quyết. Dòng Tên bị trục xuất khỏi Bồ Đào Nha và tài sản của họ bị sung công. Sebastião de Melo khởi tố mọi người có liên quan, đây là cú đánh cuối cùng làm tan vỡ quyền lực của giới quý tộc.

    Năm 1762, Tây Ban Nha xâm chiếm lãnh thổ Bồ Đào Nha trong khuôn khổ Chiến tranh Bảy Năm, song đến năm 1763 Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khôi phục hiện trạng trước chiến tranh. Sau vụ án Távora, Sebastião de Melo không còn thế lực đối lập, ông cai trị Bồ Đào Nha trên thực tế cho đến khi José I mất vào năm 1779. Tuy nhiên, các sử gia cũng lập luận rằng "khai sáng" của Pombal dù có ảnh hưởng sâu rộng song chủ yếu là một kỹ xảo giúp nâng cao chế độ chuyên quyền gây tổn hại cho tự do cá nhân và đặc biệt là một công cụ để nghiền nát phe đối lập, đàn áp chỉ trích, và đẩy mạnh khai thác kinh tế thuộc địa cũng như tăng cường kiểm duyệt sách và củng cố quyền kiểm soát và lợi ích cá nhân.[18]

    Giai đoạn Napoléon  Triều đình Bồ Đào Nha dời sang Brasil vào năm 1808.

    Quân chủ mới là Maria I không ưa Sebastião de Melo, và thu hồi toàn bộ chức vụ chính trị của ông ta. Đến mùa thu năm 1807, Napoléon đưa quân Pháp qua Tây Ban Nha để xâm chiếm Bồ Đào Nha. Từ năm 1807 đến năm 1811, lực lượng Anh-Bồ Đào Nha chiến đấu chống quân Pháp. Năm 1807, khi quân đội của Napoléon tiến đến gần Lisboa, Nhiếp chính vương João VI của Bồ Đào Nha quyết định chuyển triều đình Bồ Đào Nha sang Brasil và lập Rio de Janeiro làm thủ đô của Đế quốc Bồ Đào Nha. Năm 1815, Brasil được tuyên bố là một vương quốc, và Vương quốc Bồ Đào Nha liên hiệp với Brasil để hình thành một nhà nước liên lục địa là Vương quốc Liên hiệp Bồ Đào Nha, Brasil và Algarve. Sự kiện Napoléon chiếm đóng Bồ Đào Nha đánh dấu quá trình suy thoái chậm của quốc gia này cho đến thế kỷ XX. Quá trình này được đẩy nhanh khi Brasil độc lập vào năm 1822, đây vốn là tài sản thuộc địa lớn nhất của Bồ Đào Nha.

    Đến năm 1815, tình hình châu Âu hạ nhiệt đủ để João VI có thể an toàn trở về Lisboa. Tuy nhiên, ông vẫn ở lại Brasil cho đến khi Cách mạng Tự do năm 1820 bùng phát từ Porto, khiến ông phải trở về Lisboa vào năm 1821. João VI trở về Bồ Đào Nha song để con trai mình là Pedro cai quản Brasil. Đến khi Chính phủ Bồ Đào Nha nỗ lực đưa Vương quốc Brasil trở lại làm lãnh thổ phụ thuộc, Pedro tuyên bố Brasil độc lập từ Bồ Đào Nha với sự ủng hộ áp đảo từ giới tinh hoa Brasil. Bồ Đào Nha công nhận Brasil độc lập vào năm 1825. João VI mất vào năm 1826, gây ra vấn đề nghiêm trọng về kế vị do Pedro là một quân chủ của Brasil. Pedro cai trị Bồ Đào Nha một thời gian ngắn với hiệu Pedro IV rồi nhường ngôi cho con gái là Maria II. Tuy nhiên, em trai của Pedro là Miguel yêu sách vương vị, đăng cơ vào năm 1828 với hiệu là Miguel I. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho con gái, Pedro phát động Chiến tranh Tự do nhằm phục vị cho con gái và lập chế độ quân chủ lập hiến tại Bồ Đào Nha. Chiến tranh kết thúc vào năm 1834 với thất bại của Miguel, một bản hiến pháp được công bố, và Maria II phục vị.

    Quân chủ lập hiến  Tranh mô tả sự kiện hành thích Quốc vương Carlos I vào năm 1908

    Con trai của Maria II và Fernando II là Pedro V tiến hành hiện đại hoá Bồ Đào Nha trong thời gian cai trị ngắn ngủi của mình. Trong thời gian này, đường bộ, điện báo, và đường sắt được xây dựng, và có các cải thiện về y tế công cộng. Ông qua đời vào năm 1861, em trai ông là Luís I kế vị và tiếp tục hiện đại hoá.

    Trong khi chủ nghĩa thực dân châu Âu đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX, thì Bồ Đào Nha lại mất lãnh thổ tại Nam Mỹ và chỉ còn vài căn cứ tại châu Á. Trong giai đoạn này, chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha tập trung vào bành trướng các tiền đồn của họ tại châu Phi thành các lãnh thổ có quy mô quốc gia nhằm cạnh tranh với các cường quốc châu Âu khác tại đây. Trong Hội nghị Berlin năm 1884, các lãnh thổ của Bồ Đào Nha tại châu Phi có biên giới chính thức nhằm bảo vệ lợi ích của Bồ Đào Nha trong Tranh giành châu Phi. Các lãnh thổ của Bồ Đào Nha tại châu Phi là Cabo Verde, São Tomé và Príncipe, Guiné, Angola và Mozambique. Ngoài ra, Bồ Đào Nha duy trì kiểm soát các một số lãnh thổ nhỏ tại Ấn Độ, cùng Timor và Ma Cao. Người Bồ Đào Nha thành lập hoặc xây dựng lại các thành thị tại châu Phi, và trước khi bước sang thế kỷ XX họ đã bắt đầu xây dựng đường ray đường sắt nhằm liên kết các khu vực ven biển với nội lục tại Angola và Mozambique.

    Trong thời gian cai trị của Carlos I, Bồ Đào Nha hai lần tuyên bố phá sản vào năm 1892 và năm 1902, gây náo động xã hội, xáo trộn kinh tế, các cuộc kháng nghị, khởi nghĩa và chỉ trích chế độ quân chủ. Ngày 1 tháng 2 năm 1908, Quốc vương và người thừa kế là Vương tử Luís Filipe bị ám sát tại Lisboa. Manuel II trở thành tân vương, song cuối cùng bị lật đổ trong cuộc cách mạng ngày 5 tháng 10 năm 1910, cách mạng bãi bỏ chế độ quân chủ và lập thể chế cộng hoà tại Bồ Đào Nha.

    Nền Cộng hoà thứ nhất và thứ hai  António de Oliveira Salazar cai trị Bồ Đào Nha từ năm 1932 đến năm 1968, trong chế độ Estado Novo.

    Bất ổn chính trị và kinh tế yếu kém là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỗn loạn thời Đệ Nhất Cộng hòa Bồ Đào Nha. Các sự kiện phát sinh là Quân chủ miền Bắc đoản mệnh, đảo chính ngày 28 tháng 5 năm 1926, và lập ra chế độ độc tài quốc gia (Ditadura Nacional). Chế độ độc tài hữu khuynh Nhà nước Mới dưới quyền António de Oliveira Salazar hình thành vào năm 1933.

    Bồ Đào Nha nằm trong số ít quốc gia châu Âu duy trì trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ thập niên 1940 đến thập niên 1960, Bồ Đào Nha tham gia sáng lập NATO, OECD và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA). Chính phủ dần khởi xướng các dự án phát triển kinh tế mới và di chuyển công dân Bồ Đào Nha sang các tỉnh hải ngoại tại châu Phi, chủ yếu là Angola và Mozambique. Các động thái này là nhằm khẳng định Bồ Đào Nha là một quốc gia liên lục địa thay vì một đế quốc thực dân.

    Sau khi Ấn Độ giành độc lập vào năm 1947, các cư dân thân Ấn Độ tại Dadra và Nagar Haveli tiến hành ly khai khỏi Bồ Đào Nha vào năm 1954 nhờ giúp đỡ từ Ấn Độ.[19] Đến tháng 1961, quân đội Bồ Đào Nha tham gia xung đột vũ trang với quân đội Ấn Độ tại lãnh thổ Goa và Daman và Diu. Kết quả là người Bồ Đào Nha thất bại, để mất các lãnh thổ tại tiểu lục địa Ấn Độ. Bồ Đào Nha từ chối công nhận chủ quyền của Ấn Độ đối với các lãnh thổ bị sáp nhập cho đến năm 1974.

    Cũng trong đầu thập niên 1960, bùng phát các phong trào độc lập tại các tỉnh hải ngoại Angola và Mozambique, dẫn đến Chiến tranh Thực dân Bồ Đào Nha (1961–1974). Trong suốt chiến tranh thực dân, Bồ Đào Nha phải đối diện với tình trạng gia tăng bất đồng, cấm vận vũ khí và các chế tài trừng phạt các của hầu hết cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, chế độ Estado Novo chuyên chế và bảo thủ dưới quyền António de Oliveira Salazar và từ năm 1968 là Marcelo Caetano vẫn nỗ lực bảo tồn đế quốc liên lục địa rộng lớn với tổng diện tích hơn 2 triệu km².[20]

    Hiện đại  Các lãnh thổ của Bồ Đào Nha tại châu Phi trước năm 1975.

    Một cuộc đảo chính quân sự tả khuynh không đổ máu diễn ra tại Lisboa vào tháng 12 năm 1974, có tên là Cách mạng Hoa cẩm chướng. Các lãnh thổ hải ngoại của Bồ Đào Nha tại châu Phi và châu Á được độc lập, chế độ dân chủ trong nước được khôi phục sau giai đoạn hai năm chuyển đổi gọi là PREC (Processo Revolucionário Em Curso). Giai đoạn này có đặc điểm là náo loạn xã hội và tranh chấp quyền lực giữa các thế lực chính trị tả khuynh và hữu khuynh. Việc các lãnh thổ hải ngoại độc lập dẫn đến một làn sóng công dân Bồ Đào Nha hồi hương (chủ yếu là từ Angola và Mozambique).[21][22] Tổng cộng, trên một triệu người tị nạn Bồ Đào Nha đào thoát khỏi các tĩnh cũ tại châu Phi.

    Bồ Đào Nha tiếp tục nằm dưới quyền cai quản của một chính phủ quân sự cho đến bầu cử nghị viện năm 1976. Đảng Xã hội Bồ Đào Nha giành thắng lợi, và thủ lĩnh đảng này là Mário Soares trở thành thủ tướng, nắm quyền từ 1976 đến 1978 và từ 1983 đến 1985. Trong vai trò thủ tướng, Soares nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế và thành tích phát triển từng đạt được trong thập niên cuối trước cách mạng. Ông khởi xướng một quá trình gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) vào năm 1977.

     Mário Soares trở thành thủ tướng được bầu cử dân chủ đầu tiên của Bồ Đào Nha, vào năm 1976.

    Cải cách ruộng đất và quốc hữu hoá được thi hành, Hiến pháp Bồ Đào Nha được sửa lại nhằm phù hợp với các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Cho đến trước sửa đổi hiến pháp vào năm 1982 và 1989, hiến pháp là một văn kiện có tính tư tưởng cao độ với nhiều đề cập đến chủ nghĩa xã hội, quyền lợi của người lao động, và khao khát về một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Sau khi chuyển đổi sang thể chế dân chủ, tình hình kinh tế Bồ Đào Nha xấu đi buộc chính phủ phải theo đuổi các chương trình ổn định do IMF giám sát vào năm 1977–78 và 1983–85.

    Năm 1986, Bồ Đào Nha gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tổ chức này sau đó trở thành Liên minh châu Âu (EU). Trong những năm sau, kinh tế Bồ Đào Nha tiến triển đáng kể nhờ kết quả từ các quỹ cấu trúc và gắn kết của EEC/EU và việc các công ty Bồ Đào Nha dễ dàng hơn trong tiếp cận các thị trường nước ngoài. Lãnh thổ hải ngoại cuối cùng của Bồ Đào Nha là Ma Cao được chuyển giao cho Trung Quốc vào năm 1999. Năm 2002, Bồ Đào Nha chính thức công nhận Đông Timor độc lập.

    Ngày 26 tháng 3 năm 1995, Bồ Đào Nha bắt đầu áp dụng các quy tắc Khu vực Schengen, loại bỏ kiểm soát biên giới với các thành viên Schengen đồng thời củng cố biên giới các quốc gia khác. Năm 1996, Bồ Đào Nha đồng sáng lập Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha (CPLP) có trụ sở tại Lisboa. Triển lãm thế giới năm 1998 diễn ra tại Bồ Đào Nha, và đến năm 1999 quốc gia này cho lưu hành đồng euro. Ngày 1 tháng 12 năm 2009, Hiệp ước Lisboa có hiệu lực sau khi được ký kết vào năm 2007 tại Tu viện Jerónimos của Lisboa, tăng cường tính hợp pháp hiệu quả và dân chủ của Liên minh và cải thiện gắn kết trong các hành động nội khối. Kinh tế suy thoái trong khủng hoảng tài chính cuối thập niên 2010 khiến Bồ Đào Nha đàm phán với IMF và Liên minh châu Âu vào năm 2011 về một khoản vay nhằm giúp ổn định tài chính trong nước.

    ^ a b David Birmingham (2003), p.11 ^ Devine, Darren. “Our Celtic roots lie in Spain and Portugal”. Walles Online. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2017. ^ David Rohrbacher, "Orosius," in The Historians of Late Antiquity (Routledge, 2002), pp. 135–137. Rohrbacher bases the date of birth on Augustine's description of Orosius as a "young priest" and a "son by age" in the period 414–418, which would place his age at 30 or younger. ^ Milhazes, José. Os antepassados caucasianos dos portugueses – Rádio e Televisão de Portugal in Portuguese. Lưu trữ 2016-01-01 tại Wayback Machine ^ “Fim do Império Romano e Chegada dos Suevos”. notapositiva.com (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2016. ^ “Suevos”. infoescola.com (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2016. ^ “Vestígios da presença sueva no noroeste da península ibérica: na etnologia, na arqueologia e na língua”. scielo.mec.pt (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2016. ^ "the barbarians, detesting their swords, turn them into ploughs", Historiarum Adversum Paganos, VII, 41, 6. ^ "anyone wanting to leave or to depart, uses these barbarians as mercenaries, servers or defenders", Historiarum Adversum Paganos, VII, 41, 4. ^ Portugal musulman (Le) – VIIIe-XIIIe siècles par Christophe Picard – Maisonneuve et Larose – Collection Occident Musulman – 2001, 500 p., 34 euros. ISBN 2706813989 ^ H. V. Livermore, A New History of Portugal (Cambridge University Press: Luân Đôn, 1969) pp. 32–33. ^ a b c Ribeiro, Ângelo; Hermano, José (2004). História de Portugal I — A Formação do Território [History of Portugal: The Formation of the Territory] (bằng tiếng Bồ Đào Nha). QuidNovi. ISBN 989-554-106-6. ^ Black Death, Great Moments in Science, ABC Science ^ Saint and Nation. Books.google.com. ngày 30 tháng 4 năm 2011. tr. 10. ISBN 9780271037738. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012. ^ Peña, Lorenzo. Un puente jurídico entre Iberoamérica y Europa:la Constitución española de 1812. Instituto de Filosofía del CSIC Bản mẫu:Cita ^ “IBGE teen”. Ibge.gov.br. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2012. ^ “Historical Depictions of the 1755 Lisbon Earthquake”. Nisee.berkeley.edu. ngày 12 tháng 11 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2012. ^ Kenneth Maxwell, Pombal, Paradox of the Enlightenment (Cambridge: Cambridge University Press, 1995), 83, 91–108, 160–62. ^ P S Lele, Dadra and Nagar Haveli: past and present, Published by Usha P. Lele, 1987, ^ “Portugal Não É Um País Pequeno”. Purl.pt. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2011. ^ Flight from Angola, The Economist (ngày 16 tháng 8 năm 1975). ^ Dismantling the Portuguese Empire Lưu trữ 2013-07-23 tại Wayback Machine, Time Magazine (Monday, ngày 7 tháng 7 năm 1975).
    Read less

Phrasebook

Xin chào
Olá
Thế giới
Mundo
Chào thế giới
Olá Mundo
Cảm ơn bạn
obrigada
Tạm biệt
Adeus
Đúng
Sim
Không
Não
Bạn khỏe không?
Como você está?
Tốt, cảm ơn bạn
Tudo bem, obrigado
cái này giá bao nhiêu?
Quanto isso custa?
Số không
Zero
Một
Um

Where can you sleep near Bồ Đào Nha ?

Booking.com
489.389 visits in total, 9.196 Points of interest, 404 Đích, 27 visits today.