ایران

Iran
Dolphinphoto5d - CC BY-SA 4.0 Dolphinphoto5d - CC BY-SA 4.0 Hamidrezabazargani - CC BY-SA 4.0 Babak.alavi - CC BY-SA 4.0 Alireza Javaheri - CC BY 3.0 Basp1 - CC BY-SA 4.0 Morteza salehi70 - CC BY-SA 4.0 Wiki-in-basel - CC BY-SA 3.0 SinaJahanbinnn - CC BY-SA 4.0 مهدی احدزاده - CC BY-SA 4.0 Dolphinphoto5d - CC BY-SA 4.0 Carole Raddato - CC BY-SA 2.0 Dolphinphoto5d - CC BY-SA 4.0 Edriss bahrampour - CC BY-SA 4.0 Dolphinphoto5d - CC BY-SA 4.0 Hosein1111 - CC BY-SA 4.0 Dolphinphoto5d - CC BY-SA 4.0 Morteza salehi70 - CC BY-SA 4.0 Edriss bahrampour - CC BY-SA 4.0 Mehdi Rafiei - CC BY-SA 4.0 Mohammad Reza Domiri Ganji - CC BY-SA 4.0 Alieh - CC BY 2.0 Dolphinphoto5d - CC BY-SA 4.0 Alireza Javaheri - CC BY 3.0 Alireza Javaheri - CC BY 3.0 DAVID HOLT - CC BY-SA 2.0 Ania Mardrosyan - CC BY-SA 4.0 Soroush.javadian - CC BY-SA 4.0 جواد یوسفی - CC BY-SA 4.0 Dolphinphoto5d - CC BY-SA 4.0 Dolphinphoto5d - CC BY-SA 4.0 Beluchistan - CC BY-SA 2.0 Dolphinphoto5d - CC BY-SA 4.0 Stefan Krasowski from New York, NY, USA - CC BY 2.0 Dolphinphoto5d - CC BY-SA 4.0 ninara - CC BY-SA 2.0 ahura_ - CC BY 3.0 Fariborz at English Wikipedia - Public domain https://www.flickr.com/photos/ninara/ - CC BY 2.0 Meysem - CC BY-SA 3.0 Rezazabet - CC BY-SA 4.0 Farzin Izaddoust dar - CC BY-SA 4.0 Morteza salehi70 - CC BY-SA 4.0 Edriss bahrampour - CC BY-SA 4.0 Soroush.javadian - CC BY-SA 4.0 Blondinrikard Fröberg from Göteborg, Sweden - CC BY 2.0 Delphine74 - CC BY-SA 3.0 Morteza salehi70 - CC BY-SA 4.0 Kabelleger / David Gubler - CC BY-SA 4.0 No images

Context of Iran

Iran (tiếng Ba Tư: ایرانIrān [ʔiːˈɾɒːn] ()), gọi chính thức là Cộng hòa Hồi giáo Iran (tiếng Ba Tư: جمهوری اسلامی ایرانJomhuri-ye Eslāmi-ye Irān phát âm ), còn được gọi là Ba Tư (Persia), là một quốc gia có chủ quyền tại khu vực Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số gần 80 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.6...Xem thêm

Iran (tiếng Ba Tư: ایرانIrān [ʔiːˈɾɒːn] ()), gọi chính thức là Cộng hòa Hồi giáo Iran (tiếng Ba Tư: جمهوری اسلامی ایرانJomhuri-ye Eslāmi-ye Irān phát âm ), còn được gọi là Ba Tư (Persia), là một quốc gia có chủ quyền tại khu vực Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số gần 80 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm kinh tế và văn hoá. Iran là một quốc gia đa văn hoá với nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các cộng đồng dân cư lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Iran là một trong các nền văn minh cổ nhất trên thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN - là quốc gia rộng lớn nhất trên thế giới vào thời điểm đó. Tuy nhiên, quốc gia này thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Ả Rập theo đạo Hồi chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa như Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học.

Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia này cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Hoàng gia Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước sự can thiệp của nước ngoài và sự đàn áp chính trị đã dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ Cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran xảy ra chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ giữa cuối thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến cho cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ lo ngại, dẫn đến hệ quả là nhiều lệnh trừng phạt, cấm vận kinh tế được áp đặt lên nước này, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế và đời sống của người dân.

Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran được công nhận là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Quốc gia này có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nhà cung cấp khí đốt lớn đồng thời có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ 4 trên thế giới, do vậy, Iran có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran sở hữu nhiều di sản văn hoá phong phú, với 22 di sản thế giới được UNESCO công nhận tính đến năm 2017, đứng thứ 3 tại châu Á.

More about Iran

Basic information
  • Currency Rial Iran
  • Tên bản địa ایران
  • Calling code +98
  • Internet domain .ir
  • Mains voltage 220V/50Hz
  • Democracy index 2.2
Population, Area & Driving side
  • Population 86758304
  • Diện tích 1648195
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử  Cương vực Đế quốc Achaemenes thời điểm cực thịnh, dưới triều Darius I và Xerxes I

    Iran đã là nơi sinh sống của con người từ thời tiền sử và những khám phá gần đây bắt đầu cho thấy những dấu tích về các nền văn hóa thời kỳ sớm ở Iran, hàng thế kỷ trước khi những nền văn minh sớm nhất bắt đầu xuất hiện ở gần Lưỡng Hà.[1] Sử ghi chép của Ba Tư (Iran) bắt đầu từ khoảng năm 3200 TCN ở nền văn minh Tiền-Elamite và tiếp tục với sự xuất hiện của người Aryan và sự thành lập Triều đại Medes, tiếp đó là Đế chế Achaemenid năm 546 TCN. Alexandros Đại đế đã chinh phạt Ba Tư năm 331 TCN, hai triều đại tiếp sau Parthia và Sassanid cùng với Achaemenid là những Đế chế tiền Hồi giáo vĩ đại nhất của Ba Tư.

    Sau cuộc chinh phục Ba Tư của Hồi giáo, nước này trở thành trung tâm Thời đại Hoàng kim Hồi giáo, đặc biệt ở thế kỷ thứ IX và thế kỷ thứ XI. Thời kỳ Trung Đại là thời gian diễn ra nhiều sự kiện lớn trong vùng. Từ năm 1220, Ba Tư bị Đế quốc Mông Cổ dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, tiếp đó là Timur xâm chiếm. Quốc gia Hồi giáo Shi'a Ba Tư đầu tiên được thành lập năm 1501 dưới Triều đại Safavid. Ba Tư dần trở thành nơi tranh giành của các cường quốc thuộc địa như Đế quốc Nga và Đế chế Anh.

    Cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản và quá trình hiện đại hoá ở cuối thế kỷ XIX, mong ước thay đổi dẫn tới cuộc Cách mạng Hiến pháp Ba Tư năm 1905–1911. Năm 1921, Reza Shah Pahlavi tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ Triều đình Qajar. Là người ủng hộ hiện đại hoá, Reza Shah đưa ra các kế hoạch phát triển công nghiệp, xây dựng đường sắt, và thành lập một hệ thống giáo dục quốc gia, nhưng sự cầm quyền độc tài của ông khiến nhiều người Iran bất mãn.

    ...Xem thêm
    Lịch sử  Cương vực Đế quốc Achaemenes thời điểm cực thịnh, dưới triều Darius I và Xerxes I

    Iran đã là nơi sinh sống của con người từ thời tiền sử và những khám phá gần đây bắt đầu cho thấy những dấu tích về các nền văn hóa thời kỳ sớm ở Iran, hàng thế kỷ trước khi những nền văn minh sớm nhất bắt đầu xuất hiện ở gần Lưỡng Hà.[1] Sử ghi chép của Ba Tư (Iran) bắt đầu từ khoảng năm 3200 TCN ở nền văn minh Tiền-Elamite và tiếp tục với sự xuất hiện của người Aryan và sự thành lập Triều đại Medes, tiếp đó là Đế chế Achaemenid năm 546 TCN. Alexandros Đại đế đã chinh phạt Ba Tư năm 331 TCN, hai triều đại tiếp sau Parthia và Sassanid cùng với Achaemenid là những Đế chế tiền Hồi giáo vĩ đại nhất của Ba Tư.

    Sau cuộc chinh phục Ba Tư của Hồi giáo, nước này trở thành trung tâm Thời đại Hoàng kim Hồi giáo, đặc biệt ở thế kỷ thứ IX và thế kỷ thứ XI. Thời kỳ Trung Đại là thời gian diễn ra nhiều sự kiện lớn trong vùng. Từ năm 1220, Ba Tư bị Đế quốc Mông Cổ dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, tiếp đó là Timur xâm chiếm. Quốc gia Hồi giáo Shi'a Ba Tư đầu tiên được thành lập năm 1501 dưới Triều đại Safavid. Ba Tư dần trở thành nơi tranh giành của các cường quốc thuộc địa như Đế quốc Nga và Đế chế Anh.

    Cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản và quá trình hiện đại hoá ở cuối thế kỷ XIX, mong ước thay đổi dẫn tới cuộc Cách mạng Hiến pháp Ba Tư năm 1905–1911. Năm 1921, Reza Shah Pahlavi tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ Triều đình Qajar. Là người ủng hộ hiện đại hoá, Reza Shah đưa ra các kế hoạch phát triển công nghiệp, xây dựng đường sắt, và thành lập một hệ thống giáo dục quốc gia, nhưng sự cầm quyền độc tài của ông khiến nhiều người Iran bất mãn.

    Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Anh và Liên Xô xâm chiếm Iran từ 25 tháng 8 đến 17 tháng 9 năm 1941, chủ yếu để bảo vệ các giếng dầu của Iran và hành lang hậu cần của họ. Đồng Minh buộc Shah phải thoái vị nhường chỗ cho con trai, Mohammad Reza Pahlavi, người họ hy vọng sẽ ủng hộ phe Đồng Minh hơn. Năm 1953, sau vụ quốc hữu hoá Công ty dầu mỏ Anh-Iran, vị Thủ tướng dân bầu, Mohammed Mossadegh, tìm cách thuyết phục Shah rời bỏ đất nước. Shah từ chối, và chính thức cách chức vị Thủ tướng. Mossadegh không chấp nhận rời bỏ chức vụ, và khi ông ta rõ ràng bộc lộ ý định chiến đấu, Shah buộc phải sử dụng tới kế hoạch mà Anh/Mỹ đã trù tính trước cho ông, đôi khi kế hoạch cũng được gọi là "Chiến dịch Ajax", bay tới Baghdad rồi từ đó sang Rome, Italy.

     Mohammad Reza Pahlavi và Hoàng thất trong lễ đăng quang Shah Iran vào năm 1967.

    Nhiều vụ phản kháng đông đảo nổ ra khắp đất nước. Những người ủng hộ và phản đối chế độ quân chủ đụng độ với nhau trên đường phố, khiến 300 người thiệt mạng. Quân đội can thiệp, xe tăng của những sư đoàn ủng hộ Shah bắn vào thủ đô và máy bay ném bom vào dinh Thủ tướng. Mossadegh đầu hàng và bị bắt ngày 19 tháng 8 năm 1953. Mossadegh bị xét xử tội phản quốc và bị kết án ba năm tù.

    Triều đình Shah được tái lập, quyền lực được Anh và Mỹ trao vào tay Shah Mohammad Reza Pahlavi. Ông này ngày càng trở nên độc tài, đặc biệt vào cuối thập kỷ 1970. Với sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Anh và Mỹ, triều đình Shah từ chối tiếp tục hiện đại hóa các ngành công nghiệp Iran, nhưng lại đàn áp phe đối lập trong tầng lớp tăng lữ dòng Hồi giáo Shia và những người ủng hộ dân chủ.

    Thập kỷ 1970, Ayatollah Ruhollah Khomeini chiếm được cảm tình của đa số dân Iran. Những người Hồi giáo, cộng sản và những người theo đường lối tự do tiến hành cuộc Cách mạng Iran năm 1979, triều đình Shah bỏ chạy khỏi đất nước, sau đó Khomeini lên nắm quyền lực lập ra một nhà nước Cộng hòa Hồi giáo. Hệ thống mới lập ra những luật lệ Hồi giáo và quy định quyền cai trị trực tiếp ở mức cao nhất từ trước tới nay cho giới tăng lữ. Chính phủ chỉ trích mạnh mẽ phương Tây, đặc biệt là Mỹ vì đã ủng hộ triều đình Shah. Các quan hệ với phương Tây trở nên đặc biệt căng thẳng năm 1979, sau khi các sinh viên Iran bắt giữ các nhân viên Đại sứ quán Mỹ. Sau này, Iran đã tìm cách xuất khẩu cuộc cách mạng của mình ra nước ngoài, ủng hộ các nhóm quân sự chống phương Tây như nhóm Hezbollah ở Liban. Từ năm 1980 đến 1988, Iran và nước láng giềng Iraq lao vào một cuộc chiến đẫm máu Chiến tranh Iran-Iraq.

    Ngày nay cuộc đấu tranh giữa những người theo đường lối cải cách và bảo thủ vẫn đang diễn ra thông qua các cuộc bầu cử chính trị, và là vấn đề trung tâm trong cuộc Bầu cử tổng thống Iran 2005, kết quả Mahmoud Ahmadinejad thắng cử. Kết quả bầu cử đã bị tranh cãi rộng rãi, và dẫn đến các cuộc biểu tình rộng khắp, cả ở Iran và các thành phố lớn bên ngoài đất nước, tạo ra Cách mạng Xanh Iran.

    Hassan Rouhani được bầu làm tổng thống vào ngày 15 tháng 6 năm 2013, sau khi đánh bại Mohammad Bagher Ghalibaf và bốn ứng cử viên khác. Chiến thắng của Rouhani đã cải thiện tương đối mối quan hệ của Iran với các quốc gia khác trong khu vực.

    Một loạt các cuộc biểu tình xảy ra trên khắp Iran trong suốt hai năm 2017 và 2018. Ban đầu, các cuộc biểu tình được tổ chức nhằm phản đối giá cả sinh hoạt đắt đỏ, nhưng sau đó đã phát triển thành nhiều yêu cầu chính trị sâu rộng. Một số nhà phân tích cho rằng tình hình kinh tế vô cùng khó khăn là nguyên nhân thực sự của các cuộc biểu tình. Một số người khác khẳng định sự không hài lòng với nền độc tài thần quyền của Cộng hòa Hồi giáo Iran và mưu cầu về một nền dân chủ là nguyên nhân của tình trạng bất ổn.

    Tháng 12 năm 2019, một loạt các cuộc biểu tình dân sự xảy ra ở nhiều thành phố trên khắp Iran, nhưng sau đó đã mở rộng để phản đối chế độ hiện tại ở Iran và Lãnh đạo tối cao Ali Khamenei.[2][3] Các cuộc biểu tình bắt đầu vào tối ngày 15 tháng 11 và trong vòng vài giờ đã lan đến 21 thành phố khi các video về cuộc biểu tình bắt đầu lan truyền trên mạng.[4][5][6] Hình ảnh về các cuộc biểu tình bạo lực đã được chia sẻ trên internet với các cuộc biểu tình đạt đến cấp độ quốc tế.[7]. Để ngăn chặn việc chia sẻ thông tin liên quan đến các cuộc biểu tình và cái chết của hàng trăm người biểu tình trên các nền tảng truyền thông xã hội, chính phủ đã chặn Internet trên toàn quốc, dẫn đến mất hoàn toàn kết nối Internet gần như toàn bộ khoảng sáu ngày.[8][9] Dựa trên tường thuật của Tổ chức Ân xá Quốc tế và Đài phát thanh Farda, loạt cuộc biểu tình này có thể là bạo lực và nghiêm trọng nhất kể từ Cách mạng Iran năm 1979.[10] Chính phủ đã giết hại khoảng 1.500 công dân Iran tham gia cuộc biểu tình [11][12][13][14]. Cuộc đàn áp của chính phủ đã gây ra phản ứng dữ dội từ những người biểu tình, họ đáp trả bằng việc phá hủy 731 ngân hàng chính phủ bao gồm ngân hàng trung ương Iran, các giáo đường Hồi giáo, xé các bảng quảng cáo chống Mỹ, và áp phích và tượng của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei. 50 căn cứ quân sự của chính phủ cũng bị người biểu tình tấn công.

    Thành phố Piranshahr là nền văn minh lâu đời nhất của Iran với lịch sử 8000 năm.[15][16][17][18]

    ^ "Iranian Pottery"”. University of Chicago Oriental Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2006. ^ “گسترش اعتراض‌ها به افزایش قیمت بنزین: یک معترض در سیرجان با شلیک ماموران کشته شد”. Iran International (bằng tiếng Ba Tư). ngày 15 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2019. ^ “Protests erupt over Iran petrol rationing” (bằng tiếng Anh). ngày 16 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2019. ^ “Amnesty International: Over 100 Killed in 21 Cities in Iran Protests”. Haaretz. ^ “Hikes in the cost of petrol are fuelling unrest in Iran”. The Economist. ngày 17 tháng 11 năm 2019. ^ “افزایش قیمت بنزین؛ شهرهای مختلف ایران صحنه اعتراضات شد”. رادیو فردا. ^ Fassihi, Farnaz (ngày 19 tháng 11 năm 2019). “Iran's 'Iron Fist': Rights Group Says More Than 100 Protesters Are Dead”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019. ^ “Internet disrupted in Iran amid fuel protests in multiple cities - NetBlocks”. NetBlocks. Truy cập 7 tháng 12 năm 2019. ^ NetBlocks.org (23 tháng 11 năm 2019). “Confirmed: Internet access is being restored in #Iran after a weeklong internet shutdown amid widespread protests; real-time network data show national connectivity now up to 64% of normal levels as of shutdown hour 163 #IranProtests #Internet4Iran https://netblocks.org/reports/internet-restored-in-iran-after-protest-shutdown-dAmqddA9 …pic.twitter.com/eimWEIEmrI”. @netblocks (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2019. no-break space character trong |title= tại ký tự số 337 (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp) ^ “Iranian security forces are using lethal force to crush protests”. www.amnesty.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019. ^ Lipin, Michael. “US Confirms Report Citing Iran Officials as Saying 1,500 Killed in Protests”. VOA. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2020. ^ “U.S. says Iran may have killed more than 1,000 in recent protests” (bằng tiếng Anh). ngày 5 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2019. ^ “The Killing Of Eighteen Adolescents In Iran Protests Confirmed” (bằng tiếng Anh). ngày 5 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2019. ^ “Special Report: Iran's leader ordered crackdown on unrest - 'Do whatever it takes to end it'” (bằng tiếng Anh). ngày 23 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2019. ^ https://nation.com.pk/08-Jan-2019/8-000-years-old-artifacts-unearthed-in-iran ^ https://pk.shafaqna.com/EN/AL/15972 ^ https://newspakistan.tv/8000-years-old-artifacts-unearthed-in-iran/
    Read less

Phrasebook

Xin chào
سلام
Thế giới
جهان
Chào thế giới
سلام دنیا
Cảm ơn bạn
متشکرم
Tạm biệt
خداحافظ
Đúng
آره
Không
خیر
Bạn khỏe không?
چطور هستید؟
Tốt, cảm ơn bạn
خوب، ممنون
cái này giá bao nhiêu?
قیمتش چنده؟
Số không
صفر
Một
یکی

Where can you sleep near Iran ?

Booking.com
487.376 visits in total, 9.187 Points of interest, 404 Đích, 2 visits today.