Context of Qatar

Qatar (phát âm: “Ca-ta”, cũng có người đọc “Qua-ta”, tiếng Ả Rập: قطر‎, chuyển tự: Qaṭar), tên gọi chính thức là Nhà nước Qatar (tiếng Ả Rập: دولة قطر‎, chuyển tự: Dawlat Qaṭar) là quốc gia có chủ quyền tại châu Á, thuộc khu vực Tây Nam Á, nằm về phía đông của bán đảo Ả Rập và bên trong Vịnh Ba Tư. Qatar chỉ có đường biên giới trên bộ với Ả Rập Xê Út về phía nam, vịnh Ba Tư bao quanh phần còn lại của quốc gia này. Một eo biển thuộc vịnh Ba Tư chia tách Qatar khỏi đảo quốc láng giềng Bahrain, ngoài ra, đất nước này còn có biên giới hàng hải với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) ở phía nam và Iran ở phía tây.

Sau thời gian nằm dưới quyền cai trị của Đế quốc Ottoman, Qatar trở thành một vùng lãnh thổ bảo hộ trực thuộc Đế quốc Anh vào đầu thế kỷ XX cho đến khi giành độc lập vào năm 1971. Hoàng tộc Thani là những người cai trị Qatar kể từ đầu thế kỷ XIX, sau khi Sheikh Jassim bin...Xem thêm

Qatar (phát âm: “Ca-ta”, cũng có người đọc “Qua-ta”, tiếng Ả Rập: قطر‎, chuyển tự: Qaṭar), tên gọi chính thức là Nhà nước Qatar (tiếng Ả Rập: دولة قطر‎, chuyển tự: Dawlat Qaṭar) là quốc gia có chủ quyền tại châu Á, thuộc khu vực Tây Nam Á, nằm về phía đông của bán đảo Ả Rập và bên trong Vịnh Ba Tư. Qatar chỉ có đường biên giới trên bộ với Ả Rập Xê Út về phía nam, vịnh Ba Tư bao quanh phần còn lại của quốc gia này. Một eo biển thuộc vịnh Ba Tư chia tách Qatar khỏi đảo quốc láng giềng Bahrain, ngoài ra, đất nước này còn có biên giới hàng hải với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) ở phía nam và Iran ở phía tây.

Sau thời gian nằm dưới quyền cai trị của Đế quốc Ottoman, Qatar trở thành một vùng lãnh thổ bảo hộ trực thuộc Đế quốc Anh vào đầu thế kỷ XX cho đến khi giành độc lập vào năm 1971. Hoàng tộc Thani là những người cai trị Qatar kể từ đầu thế kỷ XIX, sau khi Sheikh Jassim bin Mohammed Al Thani - người khai quốc của Nhà nước Qatar hiện đại - ký kết hiệp ước với Đế quốc Anh vào năm 1868 - công nhận vị thế độc lập của mình. Qatar theo chế độ quân chủ thế tập, vua Emir là nguyên thủ quốc gia cao nhất đồng thời là biểu tượng của đất nước. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều tranh luận về việc Qatar là một quốc gia quân chủ lập hiến hay quân chủ chuyên chế. Năm 2003, hiến pháp Qatar đã được chấp thuận thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý, với kết quả áp đảo là gần 98% người dân nước này ủng hộ.

Đầu năm 2017, tổng dân số của Qatar là 2,6 triệu người, trong đó 313.000 công dân mang quốc tịch Qatar hợp pháp và 2,3 triệu còn lại là người nước ngoài bao gồm cả những ngoại kiều cùng nhóm lao động nhập cư. Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Qatar. Qatar là một trong những đất nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, được Liên Hợp Quốc xếp hạng là quốc gia có chỉ số phát triển con người rất cao và được coi là quốc gia Ả Rập tiên tiến nhất để phát triển con người.

Qatar có diện tích khiêm tốn, song vị trí cùng tầm ảnh hưởng của họ trên thế giới lại không hề nhỏ, quốc gia này là một đồng minh kinh tế - quân sự thân cận của Hoa Kỳ, được công nhận là một cường quốc khu vực tại Vùng Vịnh cũng như cường quốc bậc trung. Qatar sở hữu một nền kinh tế thị trường với thu nhập rất cao và là một quốc gia phát triển, dựa trên nền tảng là trữ lượng khí đốt thiên nhiên được ước tính lớn thứ 3 thế giới cùng nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ. Qatar có mức thu nhập bình quân đầu người cao hàng đầu trên thế giới, được phân loại là quốc gia có chỉ số phát triển con người rất cao và là quốc gia tiến bộ nhất trong thế giới Ả Rập về phát triển con người. Trong thế kỷ 21, Qatar là một thế lực đáng kể trong thế giới Ả Rập, nước này công khai ủng hộ về tài chính cũng như tuyên truyền cho một số tổ chức khởi nghĩa trong sự kiện Mùa xuân Ả Rập thông qua tập đoàn truyền thông toàn cầu Al Jazeera của mình.

Mặc dù là một quốc gia giàu có, tuy nhiên, Qatar hiện cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cả trong và ngoài nước như bất bình đẳng kinh tế - xã hội đặc biệt ở trong nhóm lao động nhập cư, là đối tượng của lệnh cấm vận ngoại giao và kinh tế của các nước láng giềng: Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain, Maldives, Mauritanie, Yemen cùng Ai Cập, bắt đầu vào tháng 6 năm 2017, trong đó, Ả Rập Xê Út đã đề xuất xây dựng kênh đào Salwa, sẽ chạy dọc biên giới Ả Rập-Qatar, biến Qatar thành một hòn đảo.

Qatar từng tổ chức World Cup 2022 và là quốc gia Ả Rập cũng như châu Á đầu tiên độc lập tổ chức giải đấu này kể từ năm 2002.

More about Qatar

Basic information
  • Currency Riyal Qatar
  • Calling code +974
  • Internet domain .qa
  • Mains voltage 240V/50Hz
  • Democracy index 3.24
Population, Area & Driving side
  • Population 2639211
  • Diện tích 11437
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Cổ đại  Vết tích chạm khắc tại Jebel Jassassiyeh, có niên đại khoảng năm 4000 TCN. Khai quật một địa điểm nhuộm Kassite trên...Xem thêm
    Lịch sử Cổ đại  Vết tích chạm khắc tại Jebel Jassassiyeh, có niên đại khoảng năm 4000 TCN. Khai quật một địa điểm nhuộm Kassite trên đảo Al Khor

    Loài người cư trú tại Qatar từ khoảng 50.000 năm trước.[1] Đã khai quật được các khu định cư và công cụ có niên đại từ thời kỳ đồ đá trên bán đảo.[1] Các đồ tạo tác của Lưỡng Hà có từ thời kỳ Ubaid (khoảng 6500–3800 TCN) được phát hiện thấy tại các khu định cư duyên hải bị bỏ hoang.[2] Al Da'asa là một khu định cư nằm tại duyên hải phía tây của Qatar, đây là di chỉ Ubaid quan trọng nhất trong nước và được cho là có một khu trại nhỏ theo mùa.[3][4]

    Các vật thể của Babylon thời Kassite có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN được tìm thấy trên Quần đảo Al Khor, chứng thực quan hệ mậu dịch giữa cư dân Qatar và người Kassite tại Bahrain ngày nay.[5] Trong số các hiện vật phát hiện được có 3 triệu vỏ sò bị nghiền và mảnh sành Kassite.[3] Có đề xuất rằng Qatar là địa điểm sớm nhất được biết đến về sản xuất thuốc nhuộm từ sò, sở hữu ngành công nghiệp thuốc nhuộm đỏ tía tại duyên hải.[2][6]

    Năm 224, Đế quốc Sasanid giành quyền kiểm soát các lãnh thổ quanh vịnh Ba Tư.[7] Qatar giữ một vai trò trong hoạt động thương nghiệp của người Sasanid, đóng góp ít nhất hai mặt hàng là ngọc trai quý và thuốc nhuộm màu đỏ tía.[8] Dưới quyền của Sasanid, nhiều cư dân tại miền Đông bán đảo Ả Rập được truyền thụ Cơ Đốc giáo từ những người Cơ Đốc giáo Lưỡng Hà.[9] Các tu viện được xây dựng và có thêm các khu định cư được hình thành trong thời kỳ này.[10][11] Trong phần sau của thời kỳ Cơ Đốc giáo, Qatar có một khu vực mang tên 'Beth Qatraye' (theo tiếng Syriac nghĩa là "khu vực của người Qatar").[12] Khu vực không chỉ hạn chế tại Qatar; mà còn gồm Bahrain, đảo Tarout, Al-Khatt, và Al-Hasa.[13]

    Năm 628, Muhammad phái một sứ giả Hồi giáo đến chỗ một quân chủ tại miền Đông của bán đảo Ả Rập tên là Munzir ibn Sawa Al Tamimi và yêu cầu rằng ông ta cùng thần dân chấp nhận Hồi giáo. Munzir đáp ứng và do đó hầu hết các bộ lạc Ả Rập trong khu vực cải sang Hồi giáo.[14] Sau khi chấp nhận Hồi giáo, người Ả Rập lãnh đạo cuộc chinh phục Ba Tư, kết quả là Đế quốc Sasanid sụp đổ.[15]

    Thời kỳ Hồi giáo (661–1783)  Abbasid Caliphate khi lãnh thổ rộng nhất, khoảng năm 850.

    Qatar được mô tả là một trung tâm gây giống ngựa và lạc đà nổi tiếng trong thời kỳ Umayyad (661-750).[16] Trong thế kỷ VIII, khu vực bắt đầu hưởng lợi từ vị trí chiến lược về thương nghiệp tại vịnh Ba Tư và trở thành một trung tâm mậu dịch ngọc trai.[17][18]

    Trong thời kỳ Abbas (750–1258), ngành ngọc trai quanh bán đảo Qatar có bước phát triển đáng kể.[16] Tàu thuyền đi từ Basra đến Ấn Độ và Trung Quốc dừng lại tại các cảng của Qatar trong giai đoạn này. Đồ sứ Trung Quốc, tiền đồng Tây Phi và đồ tạo tác từ Thái Lan đều được phát hiện tại Qatar.[15] Các tàn tích khảo cổ học từ thế kỷ IX cho thấy rằng các cư dân Qatar sử dụng của cải tăng lên để xây dựng nhà ở và công trình công cộng có chất lượng cao hơn. Trên 100 nhà ở, hai thánh đường, và một công sự của triều Abbas làm bằng đá được xây tại Murwab trong thời kỳ này.[19][20] Tuy nhiên, đến khi phần trọng tâm của đế quốc là Iraq suy giảm độ phồn vinh thì tình hình tại Qatar cũng tương tự.[21] Qatar được đề cập trong cuốn sách của học giả Hồi giáo thế kỷ thứ 13 Yaqut al-Hamawi, Mu'jam Al-Buldan, đề cập đến áo choàng dệt sọc tốt của dân tộc Qatar và kỹ năng của họ trong việc cải thiện và hoàn thiện giáo.

    Phần lớn miền Đông của bán đảo Ả Rập nằm dưới quyền kiểm soát của triều đại Usfurid vào năm 1253, song quyền kiểm soát khu vực về tay Vương quốc Ormus vào năm 1320.[22] Ngọc trai của Qatar là một trong các nguồn thu nhập chủ yếu của Ormus.[23] Năm 1515, Manuel I của Bồ Đào Nha biến Vương quốc Ormus thành nước lệ thuộc. Bồ Đào Nha chiếm được một phần lớn tại miền đông bán đảo Ả Rập tính đến năm 1521.[23][24] Năm 1550, các cư dân Al-Hasa (nay thuộc Ả Rập Xê Út) tình nguyện phục tùng quyền cai trị của Ottoman vì ưa thích đế quốc này hơn Bồ Đào Nha.[25] Sau khi duy trì hiện diện quân sự không đáng kể trong khu vực, người Ottoman bị bộ lạc Bani Khalid trục xuất vào năm 1670.[26]

    Bahrain và Saudi cai trị (1783–1868)  Một bản đồ năm 1794 mô tả Catura thuộc thẩm quyền của Bahrain.

    Năm 1766, bộ lạc Utub của gia tộc Khalifa di cư từ Kuwait đến Zubarah tại Qatar.[27][28] Khi họ đến, Bani Khalid thi hành quyền lực ở mức độ yếu đối với bán đảo.[29] Năm 1783, các thị tộc Bani Utbah có căn cứ tại Qatar và các bộ lạc Ả Rập đồng minh tiến hành xâm chiếm và sáp nhập Bahrain từ tay người Ba Tư. Gia tộc Khalifa áp đặt quyền lực của họ đối với Bahrain và mở rộng khu vực thẩm quyền của mình đến Qatar.[27]

     Một đoạn khôi phục cục bộ của thị trấn đổ nát Zubarah.

    Sau khi Saud ibn Abd al-Aziz trở thành thái tử của triều đại Wahhabi (nay thuộc Ả Rập Xê Út) vào năm 1788, ông chuyển sang bành trướng lãnh thổ của mình về phía đông hướng đến vịnh Ba Tư và Qatar. Sau khi đánh bại Bani Khalid vào năm 1795, người Wahhabi bị tấn công trên hai mặt trận: quân Ottoman và Ai Cập (thuộc Ottoman) tấn công trên mặt trận phía tây, còn quân Al Khalifa tại Bahrain và quân Oman phát động tấn công trên mặt trận phía đông.[30][31] Đến khi nhận thức được thế tiến của quân Ai Cập tại mặt trận phía tây vào năm 1811, quân chủ của Wahhabi cho giảm đóng quân tại Bahrain và Zubarah (thuộc miền bắc Qatar) để tái bố trí lực lượng. Said bin Sultan của Muscat lợi dụng cơ hội này để tấn công quân đồn trú Wahhabi trên mặt trận phía đông, phóng hoả công sự tại Zubarah. Gia tộc Al Khalifa sau đó quay lại nắm quyền trên thực địa.[31]

    Để trừng phạt nạn hải tặc, một tàu của Công ty Đông Ấn Anh bắn phá Doha vào năm 1821, tàn phá thị trấn và buộc hàng trăm cư dân phải tị nạn. Năm 1825, gia tộc Thani hình thành với Sheikh Mohammed bin Thani là thủ lĩnh đầu tiên.[32]

    Mặc dù Qatar có vị thế pháp lý là một lãnh thổ phụ thuộc của Bahrain, song tồn tại một tình cảm oán giận lan rộng chống gia tộc Al Khalifa. Năm 1867, gia tộc Al Khalifa cùng với quân chủ của Abu Dhabi phái một lực lượng hải quân lớn đến Al Wakrah (thuộc miền đông Qatar) nhằm dẹp tan các phiến quân Qatar. Kết quả là Chiến tranh Qatar–Bahrain năm 1867–1868, trong đó quân Bahrain và Abu Dhabi cướp phá Doha và Al Wakrah.[33] Tuy nhiên, hành vi thù địch của Bahrain vi phạm Hiệp ước Anh-Bahrain năm 1820. Chính trị gia người Anh Lewis Pelly đưa ra một dàn xếp vào năm 1868. Chuyến công tác của ông đến Bahrain và Qatar và kết quả là hiệp định hoà bình là các mốc lịch sử vì chúng ngầm định công nhận tính riêng biệt của Qatar khỏi Bahrain và thừa nhận rõ ràng vị thế của Mohammed bin Thani. Ngoài khiển trách Bahrain vi phạm thoả thuận, quan bảo hộ người Anh yêu cầu đàm phán với một đại biểu từ Qatar, và Mohammed bin Thani được lựa chọn. Kết quả đàm phán là Qatar có một nhận thức mới về bản sắc chính trị, dù không giành được vị thế một lãnh thổ bảo hộ cho đến năm 1916.

    Ottoman cai trị (1871–1915)  Thành cổ Doha, tháng 1 năm 1904. Qatar trong bản đồ của Adolf Stieler năm 1891.

    Dưới áp lực quân sự và chính trị từ thống đốc tỉnh Baghdad thuộc Ottoman là Midhat Pasha, gia tộc Al Thani quy phục Ottoman vào năm 1871.[34] Chính phủ Ottoman tiến hành các biện pháp cải cách (Tanzimat) về thuế và đăng ký đất nhằm hợp nhất hoàn toàn các khu vực này vào đế quốc.[34] Bất chấp việc các bộ lạc địa phương phản đối, gia tộc Al Thani tiếp tục hỗ trợ Ottoman cai trị. Tuy nhiên, quan hệ Qatar-Ottoman nhanh chóng đình trệ, và đến năm 1882 nó thụt lùi hơn nữa khi Ottoman từ chối viện trợ gia tộc Al Thani chinh phạt Al Khor (nay thuộc phía bắc Qatar) đang do Abu Dhabi chiếm đóng. Ngoài ra, Ottoman giúp đỡ thần dân của mình là Mohammed bin Abdul Wahab nỗ lực lật đổ Al Thani khỏi chức kaymakam (huyện trưởng) của Qatar vào năm 1888.[35] Kết quả là gia tộc Al Thani tiến hành khởi nghĩa chống Ottoman, cho rằng Ottoman tìm cách cướp đoạt quyền kiểm soát bán đảo. Thủ lĩnh gia tộc Al Thani từ chức kaymakam và dừng trả thuế vào tháng 8 năm 1892.[36]

    Trong tháng 2 năm 1893, Mehmed Hafiz Pasha đến Qatar vì lợi ích của việc tìm kiếm các khoản thuế chưa thanh toán và tán thành sự phản đối của Jassim bin Mohammed đối với các cải cách hành chính của Ottoman. Jassim bin Mohammed Al Thani lo sợ bị giết hoặc bỏ tù nên ông triệt thoái đến Al Wajbah (16 km về phía tây của Doha) cùng với một số thành viên bộ lạc. Yêu cầu của Mehmed rằng Jassim giải tán quân đội và tuyên thệ trung thành với Ottman bị từ chối. Đến tháng 3, Mehmed cho tống giam em trai của Jassim và 13 thủ lĩnh bộ lạc nổi bật khác của Qatar. Sau đó Mehmed lệnh cho binh sĩ tiến quân hướng đến Pháo đài Al Wajbah của Jassim, báo hiệu khởi đầu trận Al Wajbah.[15]

    Một lực lượng lớn bộ binh và kỵ binh Qatar khai hoả ác liệt vào binh sĩ của Mehmed. Kết quả là Qatar giành thắng lợi và Ottoman phóng thích các tù nhân để được an toàn đi đến Hofuf (nay thuộc Ả Rập Xê Út).[37] Mặc dù Qatar không giành được độc lập hoàn toàn từ Ottoman, song kết quả của trận đánh là một hiệp ước tạo nền tảng để sau đó Qatar trở thành quốc gia tự trị trong đế quốc.[38]

    Anh cai trị (1916–1971)  Pháo đài Zubarah được xây dựng vào năm 1938.

    Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ottoman rơi vào hỗn loạn sau nhiều thất bại tại các chiến trường khác nhau trên Mặt trận Trung Đông. Qatar tham gia khởi nghĩa Ả Rập chống lại Ottoman. Cuộc khởi nghĩa thành công và quyền cai trị của Ottoman tại Qatar càng suy yếu đi. Anh Quốc và Ottoman chấp thuận để Abdullah bin Jassim Al Thani và những người thừa kế của ông có quyền cai trị toàn bán đảo Qatar. Ottoman từ bỏ mọi quyền lợi của mình đối với Qatar, và Abdullah bin Jassim Al Thani (là người thân Anh) buộc họ từ bỏ Doha vào năm 1915.[39]

    Theo kết quả phân chia Đế quốc Ottoman, Qatar trở thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Anh vào ngày 3 tháng 11 năm 1916. Vào ngày này, Anh Quốc ký kết một hiệp ước với Abdullah bin Jassim Al Thani để đưa Qatar vào Các Quốc gia Đình chiến. Abdullah chấp thuận không tham gia bất kỳ quan hệ nào với bất kỳ thế lực nào khác nếu chưa được chính phủ Anh đồng ý trước, trong khi người Anh đảm bảo bảo hộ cho Qatar khỏi tất cả hành động gây hấn trên biển.[39] Ngày 5 tháng 5 năm 1935, Abdullah ký một hiệp ước khác với chính phủ Anh, theo đó Anh bảo hộ Qatar trước các đe doạ bên trong và bên ngoài.[39] Trữ lượng dầu mỏ được phát hiện vào năm 1939, tuy nhiên việc khai thác bị trì hoãn do Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Phạm vi ảnh hưởng của Đế quốc Anh bắt đầu thu hẹp sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt sau khi Ấn Độ và thành lập Pakistan độc lập năm 1947. Trong thập niên 1950, dầu mỏ thay thế ngọc trai và ngư nghiệp trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của Qatar. Tiền từ dầu mỏ bắt đầu được tài trợ cho mở rộng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của Qatar. Áp lực về việc Anh triệt thoái khỏi các tiểu vương quốc Ả Rập tại vịnh Ba Tư gia tăng trong thập niên 1950. Đến khi Anh chính thức công bố vào năm 1968 rằng họ sẽ giải phóng chính trị khỏi vịnh Ba Tư trong thời gian ba năm, Qatar dự định cùng Bahrain và bảy nhà nước Đình chiến khác (về sau trở thành Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) hình thành một liên bang. Tuy nhiên, các tranh chấp khu vực nhanh chóng khiến Qatar từ bỏ dự định này và tuyên bố độc lập.

    Độc lập (1971–nay)  Các chiếc thuyền dhow truyền thống ở phía trước đường chân trời của Vịnh Tây khi nhpìn từ Phố đi bộ Doha.

    Vào ngày 3 tháng 11 năm 1916, người theo đạo Hồi của Qatar đã có một hiệp ước với Vương quốc Anh. Hiệp ước dành riêng các vấn đề đối ngoại và quốc phòng cho Vương quốc Anh nhưng cho phép tự chủ nội bộ. Ngày 3 tháng 9 năm 1971, các hiệp ước đặc biệt với Anh kết thúc[40] bằng một thoả thuận giữa quân chủ của Qatar và chính phủ Vương quốc Anh.[40][41]

    Năm 1991, Qatar đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Vùng Vịnh, đặc biệt là trong trận Khafji khi mà xe tăng của Qatar lăn trên đường phố thị trấn và hỗ trợ hoả lực cho Vệ binh quốc gia Ả Rập Xê Út giao tranh với Quân đội Iraq. Qatar cho phép binh sĩ liên quân từ Canada sử dụng lãnh thổ làm căn cứ không quân, và cũng cho phép không quân Hoa Kỳ và Pháp hoạt động trên lãnh thổ của mình.[1]

    Năm 1995, Thái tử Hamad bin Khalifa Al Thani đoạt quyền kiểm soát quốc gia từ người cha là Khalifa bin Hamad Al Thani với ủng hộ của quân đội và nội các cũng như các quốc gia láng giềng[42] và Pháp.[43] Dưới thời Hamad, Qatar trải qua tự do hoá có chừng mực, bao gồm phát sóng đài truyền hình Al Jazeera (1996), cho phép nữ giới bỏ phiếu trong bầu cử cấp đô thị (1999), soạn thảo hiến pháp thành văn đầu tiên của mình (2005) và khánh thành một nhà thờ Công giáo La Mã (2008). Năm 2010, Qatar giành quyền đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 2022, là quốc gia đầu tiên tại Trung Đông được chọn đăng cai giải đấu này. Tiểu vương từng tuyên bố có kế hoạch tổ chức bầu cử cơ quan lập pháp quốc gia lần đầu vào năm 2013, song bị hoãn lại đến sớm nhất là năm 2019. Hội đồng lập pháp cũng sẽ tổ chức Hội nghị Liên minh Nghị viện lần thứ 140 lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2019.

    Năm 2003, Qatar trở thành đại bản doanh Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ và là một trong các địa điểm chính phát động xâm chiếm Iraq.[44] Trong tháng 3 năm 2005, một vụ đánh bom tự sát làm một người thiệt mạng và 15 người bị thương tại Doha gây chấn động toàn quốc, do trước đó Qatar chưa từng xảy ra hành động khủng bố nào.[45] Vụ đánh bom được thực hiện bởi Omar Ahmed Abdullah Ali, một cư dân Ai Cập ở Qatar, người đã nghi ngờ có quan hệ với Al-Qaeda ở Bán đảo Ả Rập. Năm 2011, Qatar tham gia can thiệp quân sự tại Libya và được tường thuật là trang bị vũ khí cho các tổ chức đối lập Libya.[46] Qatar cũng là một nhà tài trợ vũ khí chủ yếu cho các nhóm phiến quân trong nội chiến Syria.[47] Qatar đang theo đuổi thỏa thuận hòa bình Afghanistan và vào tháng 1 năm 2012, Taliban Afghanistan cho biết họ đang thành lập một văn phòng chính trị ở Qatar để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán. Điều này đã được thực hiện để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình và với sự hỗ trợ của các quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ và Afghanistan. Ahmed Rashid, viết trên tờ Financial Times, tuyên bố rằng thông qua văn phòng, Qatar đã "tạo điều kiện cho các cuộc họp giữa Taliban và nhiều quốc gia và tổ chức, bao gồm cả bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc, Nhật Bản, một số chính phủ châu Âu và các tổ chức phi chính phủ, tất cả Những người đã cố gắng thúc đẩy ý tưởng về các cuộc đàm phán hòa bình. Các đề xuất vào tháng 9 năm 2017 của các tổng thống của cả Hoa Kỳ và Afghanistan đã dẫn đến sự phản đối từ các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

    Trong tháng 6 năm 2013, Tamim bin Hamad Al Thani trở thành tiểu vương của Qatar sau khi được cha trao lại quyền lực.[48] Sheikh Tamim đặt ưu tiên vào cải thiện phúc lợi nội bộ của công dân, trong đó có tạo lập các hệ thống y tế và giáo dục tiến bộ và mở rộng hạ tầng quốc gia để chuẩn bị cho việc đăng cai Giải vô địch bóng đá thế giới 2022.[49]

    Năm 2015, Qatar tham gia chiến dịch can thiệp quân sự do Ả Rập Xê Út lãnh đạo tại Yemen chống lại phiến quân Houthis và lực lượng trung thành với cựu tổng thống Ali Abdullah Saleh, người đã bị phế truất trong cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập năm 2011.[50]

    Ảnh hưởng ngày càng tăng của Qatar và vai trò của nó trong Mùa xuân Ả Rập, đặc biệt là trong cuộc nổi dậy ở Bahrain năm 2011, làm gia tăng căng thẳng kéo dài với Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain. Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, với lý do nước này bị cáo buộc ủng hộ các nhóm mà họ cho là cực đoan. Điều này đã dẫn đến mối quan hệ kinh tế và quân sự của Qatar tăng lên với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

    Hiện tại, Qatar đã đăng cai FIFA World Cup 2022 và dự kiến tổ chức từ ngày 21 tháng 11 đến 18 tháng 12, trở thành quốc gia Ả Rập đầu tiên đăng cai.

    ^ a b c Toth, Anthony. "Qatar: Historical Background." A Country Study: Qatar (Helen Chapin Metz, editor). Library of Congress Federal Research Division (January 1993). This article incorporates text from this source, which is in the public domain. ^ a b Khalifa, Haya; Rice, Michael (1986). Bahrain Through the Ages: The Archaeology. Routledge. tr. 79, 215. ISBN 978-0710301123. ^ a b “History of Qatar” (PDF). www.qatarembassy.or.th. Ministry of Foreign Affairs. Qatar. Luân Đôn: Stacey International, 2000. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2015. ^ Rice, Michael (1994). Archaeology of the Persian Gulf. Routledge. tr. 206, 232–233. ISBN 978-0415032681. ^ Magee, Peter (2014). The Archaeology of Prehistoric Arabia. Cambridge Press. tr. 50, 178. ISBN 9780521862318. ^ Sterman, Baruch (2012). Rarest Blue: The Remarkable Story Of An Ancient Color Lost To History And Rediscovered. Lyons Press. tr. 21–22. ISBN 978-0762782222. ^ Cadène, Philippe (2013). Atlas of the Gulf States. BRILL. tr. 10. ISBN 978-9004245600. ^ “Qatar – Early history”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2015. ^ Gillman, Ian; Klimkeit, Hans-Joachim (1999). Christians in Asia Before 1500. University of Michigan Press. tr. 87, 121. ISBN 978-0472110407. ^ Commins, David (2012). The Gulf States: A Modern History. I. B. Tauris. tr. 16. ISBN 978-1848852785. ^ Habibur Rahman, p. 33 ^ “AUB academics awarded $850,000 grant for project on the Syriac writers of Qatar in the 7th century AD” (PDF). American University of Beirut. ngày 31 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2015. ^ Kozah, Mario; Abu-Husayn, Abdulrahim; Al-Murikhi, Saif Shaheen (2014). The Syriac Writers of Qatar in the Seventh Century. Gorgias Press LLC. tr. 24. ISBN 978-1463203559. ^ “Bahrain”. maritimeheritage.org. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2015. ^ a b c Fromherz, Allen (ngày 13 tháng 4 năm 2012). Qatar: A Modern History. Georgetown University Press. tr. 44, 60, 98. ISBN 978-1-58901-910-2. ^ a b Rahman, Habibur (2006). The Emergence Of Qatar. Routledge. tr. 34. ISBN 978-0710312136. ^ A political chronology of the Middle East. Routledge / Europa Publications. 2001. tr. 192. ISBN 978-1857431155. ^ Page, Kogan (2004). Middle East Review 2003–04: The Economic and Business Report. Kogan Page Ltd. tr. 169. ISBN 978-0749440664. ^ Qatar, 2012 (The Report: Qatar). Oxford Business Group. 2012. tr. 233. ISBN 978-1907065682. ^ Casey, Paula; Vine, Peter (1992). The heritage of Qatar. Immel Publishing. tr. 184–185. ^ Russell, Malcolm (2014). The Middle East and South Asia 2014. Rowman & Littlefield Publishers. tr. 151. ISBN 978-1475812350. ^ Larsen, Curtis (1984). Life and Land Use on the Bahrain Islands: The Geoarchaeology of an Ancient Society (Prehistoric Archeology and Ecology series). University of Chicago Press. tr. 54. ISBN 978-0226469065. ^ a b Althani, Mohamed (2013). Jassim the Leader: Founder of Qatar. Profile Books. tr. 16. ISBN 978-1781250709. ^ Gillespie, Carol Ann (2002). Bahrain (Modern World Nations). Chelsea House Publications. tr. 31. ISBN 978-0791067796. ^ Anscombe, Frederick (1997). The Ottoman Gulf: The Creation of Kuwait, Saudia Arabia, and Qatar. Columbia University Press. tr. 12. ISBN 978-0231108393. ^ Potter, Lawrence (2010). The Persian Gulf in History. Palgrave Macmillan. tr. 262. ISBN 978-0230612822. ^ a b Heard-Bey, Frauke (2008). From Tribe to State. The Transformation of Political Structure in Five States of the GCC. tr. 39. ISBN 978-88-8311-602-5. ^ 'Gazetteer of the Persian Gulf. Vol I. Historical. Part IA & IB. J G Lorimer. 1915' [1000] (1155/1782), p. 1001 ^ Crystal, Jill (1995). Oil and Politics in the Gulf: Rulers and Merchants in Kuwait and Qatar. Cambridge University Press. tr. 27. ISBN 978-0521466356. ^ Casey, Michael S. (2007). The History of Kuwait (The Greenwood Histories of the Modern Nations). Greenwood. tr. 37–38. ISBN 978-0313340734. ^ a b 'Gazetteer of the Persian Gulf. Vol I. Historical. Part IA & IB. J G Lorimer. 1915' [843] (998/1782)”. qdl.qa. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2014. ^ “Qatar”. Teachmideast.org. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2013. ^ Kursun, Zekeriya (2004). Katar'da Osmanlilar 1871–1916. Turk Tarih Kurumu. ^ a b Rogan, Eugene; Murphey, Rhoads; Masalha, Nur; Durac, Vincent; Hinnebusch, Raymond (tháng 11 năm 1999). “Review of The Ottoman Gulf: The Creation of Kuwait, Saudi Arabia and Qatar by Frederick F. Anscombe; The Blood-Red Arab Flag: An Investigation into Qasimi Piracy, 1797–1820 by Charles E. Davies; The Politics of Regional Trade in Iraq, Arabia and the Gulf, 1745–1900 by Hala Fattah”. British Journal of Middle Eastern Studies. 26 (2): 339–342. doi:10.1080/13530199908705688. JSTOR 195948. ^ Habibur Rahman, pgs.143–144 ^ Habibur Rahman, pgs.150–151 ^ Habibur Rahman, p. 152 ^ “Battle of Al Wajbah”. Qatar Visitor. ngày 2 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013. ^ a b c “Amiri Diwan – Shaikh Abdullah Bin Jassim Al Thani”. Diwan.gov.qa. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2012. ^ a b Exchange of Notes constituting an Agreement between the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland and Kuwait regarding relations between the United... Exchange of Notes concerning the Termination of Special Treaty Relations... Northern Ireland and the State of Qatar, ngày 3 tháng 9 năm 1971 ^ A Treaty of Friendship and an Exchange of Notes, each entered into on ngày 3 tháng 9 năm 1971 ^ “New Qatari emir Sheikh Tamim 'set to announce reshuffle'”. BBC News. ngày 26 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2013. ^ nouvelobs.com: "Qatar: "S'ils pouvaient, ils achèteraient la Tour Eiffel", ngày 7 tháng 4 năm 2013 ^ “Qatar (01/10)”. State.gov. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010. ^ Analytica, Oxford (ngày 25 tháng 3 năm 2005). “The Advent of Terrorism in Qatar”. Forbes. ^ “Qatar Timeline”. BBC News. ngày 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013. ^ Roula Khalaf & Abigail Fielding Smith (ngày 16 tháng 5 năm 2013). “Qatar bankrolls Syrian revolt with cash and arms”. Financial Times. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2013. ^ Nordland, Rod (ngày 24 tháng 6 năm 2013). “In Surprise, Emir of Qatar Plans to Abdicate, Handing Power to Son”. NYTimes.com. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2013. ^ “The World factbook”. CIA.Gov. ngày 20 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2014. ^ "Saudi-led coalition strikes rebels in Yemen, inflaming tensions in region". CNN. ngày 27 tháng 3 năm 2015.
    Read less

Where can you sleep near Qatar ?

Booking.com
490.012 visits in total, 9.198 Points of interest, 404 Đích, 61 visits today.