Context of Brugge

Brugge (tiếng Pháp: Bruges, tiếng Đức: Brügge) là thành phố lớn nhất, thủ phủ của tỉnh Tây Vlaanderen, Vương quốc Bỉ. Thành phố này tọa lạc về phía tây bắc Bỉ. Vùng đô thị giáp (ngược chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ biển) đô thị Blankenberge, các xã Zuienkerke, Jabbeke, Zedelgem, Oostkamp, Beernem, đô thị Damme, và xã Knokke-Heist.

Trung tâm lịch sử của thành phố là một di sản thế giới UNESCO. Khu vực có diện tích 430 ha. Thành phố có diện tích 13.840 hecta, gồm 1.075 hecta bờ biển tại Zeebrugge. Thành phố có tổng dân số 117.073 người (thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2008), trong đó có 20.000 người sống ở khu vực trung tâm lịch sử. Vùng đô thị có diện tích 616 km² với tổng dân số 255.844 người tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2008.

Cùng với các thành phố phía bắc nằm dọc kênh đào khác như Amsterdam, thành phố này đôi khi được mệnh danh là "Venezia phương Bắc".

Brugge có hải cảng tại Zeebrugge.

More about Brugge

Population, Area & Driving side
  • Population 118509
  • Diện tích 138
Lịch sử
  • Lịch sử Khởi thủy

    Vào thời tiền sử ở chỗ bây giờ có thành phố Brugge đã có khu định cư trên bờ biển, nhưng khu định cư này không có liên hệ nào với thành phố phát triển ở chỗ đó vào thời Trung cổ.

    Lúc đầu tiên có thành trì được xây dựng trong vùng Brugge là sau khi Julius Caesar đánh bại bộ lạc Menapii xong, vào thể kỷ 1 trước công nguyên, nhằm bảo vệ vùng duyên hải khỏi tặc hải. Vào khoảng chừng thế kỷ 4 thì dân tộc Frank giành lấy cả vùng từ tay người Gallia-La Mã. Cả vùng này trở thành Pagus Flandrensis hoặc "xứ Vlaanderen". Vào thế kỷ 9 khi người Viking xâm lấn vào vùng đó thì Bá tước Bouwedewijn I của xứ Vlaanderen phải củng cố thành trì La Mã.

    ...Xem thêm
    Lịch sử Khởi thủy

    Vào thời tiền sử ở chỗ bây giờ có thành phố Brugge đã có khu định cư trên bờ biển, nhưng khu định cư này không có liên hệ nào với thành phố phát triển ở chỗ đó vào thời Trung cổ.

    Lúc đầu tiên có thành trì được xây dựng trong vùng Brugge là sau khi Julius Caesar đánh bại bộ lạc Menapii xong, vào thể kỷ 1 trước công nguyên, nhằm bảo vệ vùng duyên hải khỏi tặc hải. Vào khoảng chừng thế kỷ 4 thì dân tộc Frank giành lấy cả vùng từ tay người Gallia-La Mã. Cả vùng này trở thành Pagus Flandrensis hoặc "xứ Vlaanderen". Vào thế kỷ 9 khi người Viking xâm lấn vào vùng đó thì Bá tước Bouwedewijn I của xứ Vlaanderen phải củng cố thành trì La Mã.

    Thời đại huy hoàng (thế kỷ 12 đến 15)  Quảng trường Markt ("Chợ") ở thành phố Brugge

    Brugge trở thành thành phố quan trọng nhờ vịnh, là vịnh nhỏ nhưng có tầm quan trọng cao đối với kinh doanh địa phương.[1] Vì vậy nên vịnh này có tên hiệu "Rãnh Vàng" (Gouden Geul).[2] Vào ngày 27 tháng 7 năm 1128, Brugge nhận được "đặc quyền thành phố", nên rồi người Brugge xây thành và kênh mới. Kể từ giữa thế kỷ 11 thì sự lắng bùn trong vịnh đã cho thành phố mất lối đi biển, nhưng vào năm 1134 một cơn bão bỏ ra bùn đó và thành phố lại có lối đi biển qua kênh nước tự nhiên tên là Zwin. Kênh này đến tới thành phố Damme,[1] nên Damme trở thành "tiền đồn" kinh doanh của thành phố Brugge.

     "Quảng trường Burg tại Brugge" do Jan Baptist van Meunincxhove hội họa giữa năm 1691 và 1700

    Brugge toạ lạc ở địa điểm chiến lược, ở chỗ những tuyến giao thương của Liên minh Hanse ở phía bắc và những tuyến giao thương từ phía nam gặp nhau. Vào thế kỷ 12 thành phố hồi sinh, và nhờ sự bảo vệ của Bá tước xứ Vlaanderen thì thị trường len, ngành dệt len và thị trường vải phát triển tốt. Thành phố nhập khẩu nhiều len từ Anh cho ngành dệt len ở thành phố. Vì kinh doanh với nhiều thành phố khác nên cần mở rộng cảng đến tới làng (sau đó là thành phố) Sluis. Từ năm 1277 có tàu buôn từ Genova đến Brugge kinh doanh, nên Brugge cũng kinh doanh với những thành phố Địa Trung Hải qua những thương gia Genova ấy.

    Thỉnh thoảng cũng có nổi loạn trong thành phố. Bình thường lực lượng của thành phố sẽ đàn áp những cuộc nổi loạn đó. Tuy nhiên, vào năm 1302 sau vụ "Kinh mai Brugge" (Brugse metten), khi quân đồn trú Pháp ở thành phố bị dân quân Vlaanderen tàn sát vào ngày 18 tháng 5 năm 1302, thì dân gian chung tay với Bá tước xứ Vlaanderen nổi loạn chống lại vua Pháp. Vào ngày 11 tháng 7 cùng năm quân Vlaanderen đánh thắng quân Pháp gần Kortrijk tại "Trận của các đinh thúc ngựa bằng vàng" (Guldensporenslag). Tuy nhiên vào năm 1304 quân Vlaanderen bị quân Pháp đánh tại trận Mons-en-Pévèle.

    Ngay trước Chiến tranh Trăm Năm vua Anh cấm xuất khẩu len đến Pháp, nên kinh tế Brugge (lúc đó thuộc Pháp) suy giảm. Tuy nhiên, vì nền kinh tế của các thành phố lớn ở xứ Vlaanderen rất tựa vào len từ Anh nên Vlaanderen định liên minh với Anh. Như vậy thì việc nhập khẩu len từ Anh sang Brugge lại tiếp tục.

    Vào thế kỷ 15, Brugge thuộc nhà Bourgogne (vốn là triều đại công tước xứ Bourgogne, nhưng sau đó dòng họ này thừa hưởng nhiều tước vị và đất khác, gồm tước vị bá tước xứ Vlaanderen), còn Philippe III công tước Bourgogne chuyển triều đình công tước sang Brugge, Brussel và Lille. Điều này thu hút nhiều người chủ ngân hàng, nghệ sĩ… đến từ cả châu Âu sang Brugge.[3] Những thợ dệt Brugge lúc đó được coi là thợ dệt giỏi nhất trên thế giới. Đó là thời đại trường phái hội họa "nguyên thủy" của Vlaanderen trở nên nổi tiếng trên cả thế giới nhờ kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu. Vào năm 1400 dân số thành phố hơn 125 000 người, có lẽ đến 200 000.[4][5]

    Suy giảm sau năm 1500  Bản đồ thành phố Brugge do Jacob van Deventer làm khoảng chừng năm 1558

    Khoảng chừng từ năm 1500, rãnh Zwin bị lắng bùn, nên những tàu buôn khó có thể đến tới thành phố; thời đại huy hoàng chấm dứt.[2] Thành phố Brugge bị Antwerpen vượt trở thành trung tâm kinh tế của "Vùng đất thấp" (bây giờ là Bỉ, Hà Lan, bắc Pháp). Vào thế kỷ 17, ngành sản xuất ren phát triển, nên thành phố hồi sinh chút. Cảng được làm mới, một lối đi biển mới được xây dựng, nhưng Antwerpen vẫn vượt Brugge. Vào năm 1900 dân số Brugge giảm đến 50 000 người.[5]

    Hồi sinh sau thế kỷ 19  Tranh quảng cáo lễ khánh thành cảng biển mới của Brugge năm 1907

    Ở phần cuối thế kỷ 19, Brugge trở thành địa điểm du lịch số một, thu thút nhiều khách du lịch giàu có từ Anh Quốc và Pháp.

    Cảng Zeebrugge được xây vào năm 1907. Vào thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 cảng này được mở rộng nhiều, để nó trở thành một trong những cảng quan trọng và hiện đại nhất ở châu Âu.

    Sau năm 1965, những toà nhà Trung cổ của thành phố được phục chế, và những toà định cư, kinh doanh, lịch sử và nhà thờ gây nhiều hoạt động du lịch và kinh tế trong trung tâm thành phố. Du lịch quốc tế đến từ Brugge phát triển mạnh mẽ, và năm 2002 Brugge được định danh là một "Thủ đô Văn hoá châu Âu". Thành phố này thu hút khoảng chừng 2 triệu khách du lịch hàng năm.[6]

    ^ a b Charlier, Roger H. (2005). “Charlier, Roger H. "Grandeur, Decadence and Renaissance”. Journal of Coastal Research: 425–447. ^ a b Charlier, Roger H. (2010). “The Zwin: From Golden Inlet to Nature Reserve”. Journal of Coastal Research. 27 (4): 746–756. doi:10.2112/10A-00003.1. ^ Dumolyn, Jan (2010). “'Our land is only founded on trade and industry.' Economic discourses in fifteenth-century Bruges”. Journal of Medieval History. 36 (4): 374–389. doi:10.1016/j.jmedhist.2010.09.003. ^ Spruyt 1996, tr. 88. ^ a b Dunton 1896, tr. 160. ^ Boucher, Jack E. (1978). “Bruges, Belgium”. American Preservation. 2 (1): 30–39.
    Read less

Where can you sleep near Brugge ?

Booking.com
509.744 visits in total, 9.227 Points of interest, 405 Đích, 361 visits today.