Bỉ

Wernervc - CC BY-SA 3.0 Remi Jouan - CC BY-SA 3.0 Fred Romero from Paris, France - CC BY 2.0 Jean-Pol GRANDMONT - CC BY 2.5 Elke Wetzig (elya) - CC BY-SA 3.0 Ad Meskens - CC BY-SA 3.0 Steve Collis from Melbourne, Australia - CC BY 2.0 BUFO8 - CC BY-SA 3.0 Pbrundel - CC BY-SA 3.0 Wolfgang Staudt - CC BY 2.0 Visitlimburg.be - CC BY-SA 4.0 Michiel Hendryckx - CC BY-SA 4.0 Inoue-hiro - CC BY-SA 3.0 Evangelidis - CC BY 3.0 Lorenae - CC BY-SA 3.0 Alma Craioveanu - CC BY-SA 4.0 Wolfgang Staudt from Saarbruecken, Germany - CC BY 2.0 Johan Bakker - CC BY-SA 3.0 Inoue-hiro - CC BY-SA 3.0 Pbrundel - CC BY-SA 3.0 Pbrundel - CC BY-SA 3.0 Ken Eckert - CC BY-SA 4.0 Moyaertsd - CC BY-SA 4.0 Debonne, Vincent - CC BY 4.0 Joris Van Grieken at en.wikipedia - Public domain Michael Kramer - CC BY-SA 3.0 Evangelidis - CC BY 3.0 Hans Erren - CC BY-SA 4.0 Sébastien Santoro aka Dereckson - CC BY 3.0 Sébastien Santoro aka Dereckson - CC BY 3.0 Pbrundel - CC BY-SA 3.0 Lennart Tange - CC BY 2.0 Trougnouf (Benoit Brummer) - CC BY 4.0 User:Jérôme - CC BY-SA 3.0 Moyaertsd - CC BY-SA 4.0 Lorenae - CC BY-SA 3.0 Evangelidis - CC BY 3.0 Motorsportvereniging Mike the Bike, Weert - CC BY-SA 3.0 Trougnouf (Benoit Brummer) - CC BY 4.0 Unknown authorUnknown author - CC BY-SA 4.0 Hans Hillewaert - CC BY-SA 3.0 Dominique Uyttenhove - CC BY-SA 4.0 Marc Ryckaert - CC BY 2.5 Wolfgang Staudt - CC BY 2.0 Benh LIEU SONG - CC BY-SA 3.0 https://www.flickr.com/photos/jiuguangw/ - CC BY-SA 2.0 Debonne, Vincent - CC BY 4.0 No images

Context of Bỉ

Bỉ (tiếng Hà Lan: België [ˈbɛlɣijə]  ( nghe); tiếng Pháp: Belgique [bɛlʒik]  ( nghe); tiếng Đức: Belgien [ˈbɛlɡi̯ən]  ( nghe); tiếng Anh: Belgium), tên chính thức là Vương quốc Bỉ, là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Âu. Bỉ có biên giới với Pháp, Hà Lan, Đức, Luxembourg, và có bờ biển ven biển Bắc. Đây là một quốc gia có diện tích nhỏ, mật độ dân số cao, dân số khoảng 11 triệu người. Bỉ thuộc cả hai vùng văn hoá châu Âu German và châu Âu Latinh, với hai nhóm ngôn ngữ chính: Tiếng Hà Lan hầu hết được nói tại cộng đồng người Vlaanderen...Xem thêm

Bỉ (tiếng Hà Lan: België [ˈbɛlɣijə]  ( nghe); tiếng Pháp: Belgique [bɛlʒik]  ( nghe); tiếng Đức: Belgien [ˈbɛlɡi̯ən]  ( nghe); tiếng Anh: Belgium), tên chính thức là Vương quốc Bỉ, là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Âu. Bỉ có biên giới với Pháp, Hà Lan, Đức, Luxembourg, và có bờ biển ven biển Bắc. Đây là một quốc gia có diện tích nhỏ, mật độ dân số cao, dân số khoảng 11 triệu người. Bỉ thuộc cả hai vùng văn hoá châu Âu German và châu Âu Latinh, với hai nhóm ngôn ngữ chính: Tiếng Hà Lan hầu hết được nói tại cộng đồng người Vlaanderen, đây là bản ngữ của 59% dân số; tiếng Pháp hầu hết được nói trong cư dân vùng Wallonie và là bản ngữ của khoảng 40% dân số; ngoài ra có khoảng 1% dân số là người nói tiếng Đức.

Về mặt lịch sử, Bỉ nằm tại một khu vực được gọi là Các vùng đất thấp (Nederlanden), lớn hơn một chút so với liên minh Benelux hiện nay. Khu vực này được gọi là Belgica trong tiếng Latinh theo tên tỉnh Gallia Belgica của La Mã (Roma). Từ cuối thời Trung cổ cho đến thế kỷ XVII, khu vực Bỉ là một trung tâm thương nghiệp và văn hoá thịnh vượng và có tính chất thế giới. Từ thế kỷ XVI cho đến khi Bỉ độc lập từ Hà Lan bằng Cách mạng Bỉ vào năm 1830, khu vực này trở thành chiến trường giữa các cường quốc chính tại châu Âu, do đó được mệnh danh là "Chiến trường của châu Âu", danh tiếng này được củng cố trong hai thế chiến của thế kỷ XX.

Ngày nay, Bỉ theo chế độ quân chủ lập hiến liên bang, có một hệ thống nghị viện. Quốc gia này được chia thành ba vùng và ba cộng đồng tồn tại cạnh nhau. Hai vùng lớn nhất là Vlaanderen tại miền bắc có cư dân nói tiếng Hà Lan, và Wallonie tại miền nam có hầu hết dân chúng nói tiếng Pháp. Vùng Thủ đô Bruxelles có quy chế song ngữ chính thức, và được vùng Vlaanderen bao quanh. Cộng đồng nói tiếng Đức nằm tại miền đông Wallonie. Các xung đột về đa dạng ngôn ngữ và chính trị liên quan tại Bỉ được phản ánh trong lịch sử chính trị và hệ thống quản lý phức tạp tại đây, với sáu chính quyền khác nhau.

Bỉ tham gia cách mạng công nghiệp, và trong thế kỷ XX từng sở hữu một số thuộc địa tại châu Phi. Nửa sau thế kỷ XX có dấu ấn là gia tăng căng thẳng giữa các công dân nói tiếng Hà Lan và nói tiếng Pháp, được thúc đẩy do khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá cũng như phát triển kinh tế không đồng đều của Vlaanderen và Wallonie. Sự đối lập liên tục này dẫn đến một vài cải cách sâu rộng, kết quả là chuyển đổi Bỉ từ một nhà nước đơn nhất sang nhà nước liên bang trong giai đoạn từ 1970 đến 1993. Bất chấp các cải cách này, căng thẳng giữa các nhóm vẫn tồn tại; chủ nghĩa ly khai có quy mô đáng kể tại Bỉ, đặc biệt là trong cộng đồng Vlaanderen; tồn tại pháp luật về ngôn ngữ gây tranh luận trong các khu tự quản đa ngôn ngữ.

Bỉ là một trong sáu quốc gia sáng lập của Liên minh châu Âu, và là nơi đặt trụ sở của Ủy ban châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu và nhiều tổ chức quốc tế lớn khác. Bỉ cũng là một thành viên sáng lập của Khu vực đồng euro, NATO, OECD và WTO, và là bộ phận của Liên minh Benelux và Khu vực Schengen. Bỉ là một quốc gia phát triển, có kinh tế thu nhập cao với trình độ tiên tiến, và được phân loại là "rất cao" trong chỉ số phát triển con người.

More about Bỉ

Basic information
  • Currency Euro
  • Calling code +32
  • Internet domain .be
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 7.51
Population, Area & Driving side
  • Population 11584008
  • Diện tích 30528
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Tiền độc lập

    Trước khi người La Mã (Roma) xâm chiếm khu vực vào năm 100 TCN, đây là nơi cư trú của người Belgae, pha trộn giữa các dân tộc Celt và German.[1] Các bộ lạc Frank thuộc nhóm German dần di cư đến trong thế kỷ V, đưa khu vực vào phạm vi cai trị của các quốc vương Meroving. Thay đổi từng bước về quyền lực trong thế kỷ VIII khiến vương quốc của người Frank phát triển thành Đế quốc Caroling.[2]

    Hiệp ước Verdun năm 843 phân chia khu vực giữa Trung Frank và Tây Frank, khu vực này trở thành một tập hợp các thái ấp có tính độc lập ít nhiều, và là chư hầu của Quốc vương Pháp hoặc của Hoàng đế La Mã Thần thánh.[2] Nhiều thái ấp trong số này thống nhất thành Nederlanden thuộc Bourgogne trong các thế kỷ XIV và XV.[3]Hoàng đế Karl V mở rộng liên minh cá nhân của Mười bảy tỉnh trong thập niên 1540, khiến nó vượt xa khỏi một liên minh cá nhân theo sắc lệnh năm 1549 và gia tăng ảnh hưởng của ông đối với Lãnh địa Thân vương-Giám mục Liège.[4]

    Chiến tranh Tám mươi Năm (1568–1648) phân chia Các Vùng đất thấp thành Các tỉnh Liên hiệp (Belgica Foederata trong tiếng Latin, "Nederlanden Liên bang") và Miền Nam Nederlanden (Belgica Regia, "Nederlanden Hoàng gia"). Miền Nam Nederlanden nằm dưới quyền cai trị liên tiếp của gia tộc Habsburg Tây Ban Nha và Habsburg Áo, bao gồm hầu hết lãnh thổ nay là Bỉ. Đây là chiến trường trong hầu hết chiến tranh Pháp-Tây Ban Nha và Pháp-Áo vào thế kỷ XVII-XVIII.

    Sau các chiến dịch trong năm 1794 của Chiến tranh Cách mạng Pháp, Đệ Nhất Cộng hòa Pháp sáp nhập Các vùng đất thấp, kể cả các lãnh thổ chưa từng do gia tộc Habsburg cai trị trên danh nghĩa như Lãnh địa Thân vương-Giám mục Liège, kết thúc quyền cai trị của Áo trong khu vực. Các vùng đất thấp thống nhất thành Vương quốc Liên hiệp Hà Lan (Nederlanden) khi Đệ Nhất Đế chế Pháp giải thể vào năm 1815 sau thất bại của Napoléon Bonaparte.

    ...Xem thêm
    Lịch sử Tiền độc lập

    Trước khi người La Mã (Roma) xâm chiếm khu vực vào năm 100 TCN, đây là nơi cư trú của người Belgae, pha trộn giữa các dân tộc Celt và German.[1] Các bộ lạc Frank thuộc nhóm German dần di cư đến trong thế kỷ V, đưa khu vực vào phạm vi cai trị của các quốc vương Meroving. Thay đổi từng bước về quyền lực trong thế kỷ VIII khiến vương quốc của người Frank phát triển thành Đế quốc Caroling.[2]

    Hiệp ước Verdun năm 843 phân chia khu vực giữa Trung Frank và Tây Frank, khu vực này trở thành một tập hợp các thái ấp có tính độc lập ít nhiều, và là chư hầu của Quốc vương Pháp hoặc của Hoàng đế La Mã Thần thánh.[2] Nhiều thái ấp trong số này thống nhất thành Nederlanden thuộc Bourgogne trong các thế kỷ XIV và XV.[3]Hoàng đế Karl V mở rộng liên minh cá nhân của Mười bảy tỉnh trong thập niên 1540, khiến nó vượt xa khỏi một liên minh cá nhân theo sắc lệnh năm 1549 và gia tăng ảnh hưởng của ông đối với Lãnh địa Thân vương-Giám mục Liège.[4]

    Chiến tranh Tám mươi Năm (1568–1648) phân chia Các Vùng đất thấp thành Các tỉnh Liên hiệp (Belgica Foederata trong tiếng Latin, "Nederlanden Liên bang") và Miền Nam Nederlanden (Belgica Regia, "Nederlanden Hoàng gia"). Miền Nam Nederlanden nằm dưới quyền cai trị liên tiếp của gia tộc Habsburg Tây Ban Nha và Habsburg Áo, bao gồm hầu hết lãnh thổ nay là Bỉ. Đây là chiến trường trong hầu hết chiến tranh Pháp-Tây Ban Nha và Pháp-Áo vào thế kỷ XVII-XVIII.

    Sau các chiến dịch trong năm 1794 của Chiến tranh Cách mạng Pháp, Đệ Nhất Cộng hòa Pháp sáp nhập Các vùng đất thấp, kể cả các lãnh thổ chưa từng do gia tộc Habsburg cai trị trên danh nghĩa như Lãnh địa Thân vương-Giám mục Liège, kết thúc quyền cai trị của Áo trong khu vực. Các vùng đất thấp thống nhất thành Vương quốc Liên hiệp Hà Lan (Nederlanden) khi Đệ Nhất Đế chế Pháp giải thể vào năm 1815 sau thất bại của Napoléon Bonaparte.

    Độc lập  Tranh miêu tả Cách mạng Bỉ 1830 của Gustaf Wappers 5 franc bạc của Bỉ, với chân dung vua Leopold II, đúc 1870

    Năm 1830, Cách mạng Bỉ dẫn đến các tỉnh miền nam ly khai khỏi Hà Lan và hình thành quốc gia Bỉ độc lập theo Công giáo và nằm dưới quyền giai cấp tư sản, có ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp, và trung lập.[5][6]Leopold I đăng cơ làm quốc vương vào ngày 21 tháng 7 năm 1831, ngày này hiện là ngày quốc khánh Bỉ, kể từ đó Bỉ theo chế độ quân chủ lập hiến và dân chủ nghị viện, có hiến pháp thế tục dựa theo bộ luật Napoléon.[7] Quyền bầu cử vào lúc đầu bị hạn chế, song nam giới được cấp quyền phổ thông đầu phiếu sau tổng đình công năm 1893, còn với nữ giới là vào năm 1949.

    Các chính đảng chủ yếu trong thế kỷ XIX là Đảng Công giáo và Đảng Tự do, còn Công đảng xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Tiếng Pháp lúc đầu là ngôn ngữ chính thức duy nhất, ngôn ngữ này được giai cấp quý tộc và tư sản chấp thuận. Tuy nhiên, tiếng Pháp dần để mất tầm quan trọng về tổng thể từ khi tiếng Hà Lan cũng được công nhận. Sự công nhận này được chính thức hoá vào năm 1898 và đến năm 1967 thì Quốc hội chấp nhận một phiên bản tiếng Hà Lan của Hiến pháp.[8]

    Hội nghị Berlin 1885 nhượng quyền kiểm soát Nhà nước Tự do Congo cho Quốc vương Leopold II với tư cách là tài sản cá nhân của ông. Từ khoảng năm 1900 quốc tế gia tăng quan tâm về đối xử khắc nghiệt và dã man đối với cư dân Congo dưới quyền Leopold II, đối với ông Congo chủ yếu là một nguồn thu nhập từ ngà voi và cao su.[9] Năm 1908, những phản đối này khiến nhà nước Bỉ đảm nhận trách nhiệm cai trị thuộc địa, từ đó lãnh thổ này được gọi là Congo thuộc Bỉ.[10]

    Đức xâm chiếm Bỉ vào tháng 8 năm 1914, động thái này nằm trong Kế hoạch Schlieffen nhằm tấn công Pháp, và hầu hết giao tranh trên Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra tại miền tây của Bỉ. Bỉ nắm quyền kiểm soát các thuộc địa Ruanda-Urundi của Đức (nay là Rwanda và Burundi) trong chiến tranh, và đến năm 1924 Hội Quốc Liên uỷ thác chúng cho Bỉ. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Bỉ sáp nhập các huyện Eupen và Malmedy của Phổ vào năm 1925, đây là nguyên nhân xuất hiện một thiểu số nói tiếng Đức trong nước.

    Người Đức lại xâm chiếm Bỉ vào tháng 5 năm 1940, và 40.690 người Bỉ bị giết trong cuộc chiếm đóng và nạn diệt chủng sau đó, hơn một nửa trong số đó là người Do Thái. Đồng Minh tiến hành giải phóng Bỉ từ tháng 9 năm 1944 đến tháng 2 năm 1945. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc tổng đình công buộc Quốc vương Leopold III phải thoái vị vào năm 1951, do nhiều người Bỉ cảm thấy ông đã cộng tác với Đức trong chiến tranh.[11] Congo thuộc Bỉ giành độc lập vào năm 1960 trong Khủng hoảng Congo;[12] Ruanda-Urundi tiếp bước độc lập hai năm sau đó. Bỉ gia nhập NATO với tư cách thành viên sáng lập, và thành lập nhóm Benelux cùng Hà Lan và Luxembourg.

    Bỉ trở thành một trong sáu thành viên sáng lập của Cộng đồng Than Thép châu Âu vào năm 1951 và của Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng Kinh tế châu Âu thành lập năm 1957. Bỉ hiện là nơi đặt trụ sở các cơ quan hành chính và tổ chức chủ yếu của Liên minh châu Âu, như Ủy ban châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu cùng các phiên họp đặc biệt và uỷ ban của Nghị viện châu Âu.

    ^ Bunson, Matthew (1994). Encyclopedia of the Roman Empire . Facts on File, New York. tr. 169. ISBN 0-8160-2135-X. ^ a b Cook, Bernard A. (2002). Belgium: A History. Studies in Modern European History, Vol. 50. Peter Lang Pub, New York. tr. 3. ISBN 0-8204-5824-4.
    Ib. e-book (2004) NetLibrary, Boulder, Colorado, United States, ISBN 0-8204-7283-2 [Also print edition (ISBNDB.com Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine 2004-06-30) or (Peterlang.com Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine 2005), ISBN 0-8204-7647-1]
    ^ Edmundson, George (1922). “Chapter I: The Burgundian Netherlands”. History of Holland. The University Press, Cambridge. Republished: Authorama. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2010. ^ Edmundson, George (1922). “Chapter II: Habsburg Rule in the Netherlands”. History of Holland. The University Press, Cambridge. Republished: Authorama. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2007. ^ Dobbelaere, Karel; Voyé, Liliane (1990). “From Pillar to Postmodernity: The Changing Situation of Religion in Belgium” (PDF). www-oxford.op.org (The Allen Review). Online at Oxford Journals, Oxford University Press: S1. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2011. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ Gooch, Brison Dowling (1963). Belgium and the February Revolution. Martinus Nijhoff Publishers, The Hague, Netherlands. tr. 112. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2010. ^ “National Day and feast days of Communities and Regions”. Belgian Federal Government. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2011. ^ Deschouwer, Kris (tháng 1 năm 2004). “Ethnic structure, inequality and governance of the public sector in Belgium” (PDF). United Nations Research Institute for Social Development (UNRISD). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2007. ^ Forbath, Peter (1977). The River Congo: The Discovery, Exploration and Exploitation of the World's Most Dramatic Rivers. Harper & Row. tr. 278. ISBN 978-0061224904. ^ Meredith, Martin (2005). The State of Africa. Jonathan Ball. tr. 95–96(?). ISBN 978-1868422203. ^ Arango, Ramon (1961). Leopold III and the Belgian Royal Question. Baltimore: The Johns Hopkins Press. tr. 108. ^ “The Congolese Civil War 1960–1964”. BBC News. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2010.
    Read less

Where can you sleep near Bỉ ?

Booking.com
489.767 visits in total, 9.196 Points of interest, 404 Đích, 18 visits today.