Context of Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye [tyrkije]), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye Cumhuriyeti [tyrkije d͡ʒumhurijeti]  ( nghe)), thường được gọi ngắn là Thổ, là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu. Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới với 8 quốc gia: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp ở phía tây; Gruzia ở phía đông bắc; Armenia, Iran và vùng tách rời Nakhchivan của Azerbaijan ở phía đông; và Iraq cùng Syria ở phía đông nam. Địa Trung Hải ở phía nam; biển Aegea ở phía tây; và biển Đen ở phía bắc. Biển Marmara, các eo biển Bosphorus và Dardanelles phân ranh giới giữa Thrace và Anatolia, và cũng phân chia châu Â...Xem thêm

Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye [tyrkije]), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye Cumhuriyeti [tyrkije d͡ʒumhurijeti]  ( nghe)), thường được gọi ngắn là Thổ, là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu. Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới với 8 quốc gia: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp ở phía tây; Gruzia ở phía đông bắc; Armenia, Iran và vùng tách rời Nakhchivan của Azerbaijan ở phía đông; và Iraq cùng Syria ở phía đông nam. Địa Trung Hải ở phía nam; biển Aegea ở phía tây; và biển Đen ở phía bắc. Biển Marmara, các eo biển Bosphorus và Dardanelles phân ranh giới giữa Thrace và Anatolia, và cũng phân chia châu Âu và châu Á. Vị trí nằm tại nơi giao cắt giữa châu Âu và châu Á khiến Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng địa chiến lược đáng kể.

Thổ Nhĩ Kỳ có người cư trú từ thời đại đồ đá cũ, Sau khi bị Alexandros Đại đế chinh phục, khu vực bị Hy Lạp hóa, quá trình này tiếp tục dưới sự cai trị của Đế quốc La Mã rồi tiếp theo là Đế quốc Đông La Mã. Người Thổ Seljuk bắt đầu di cư đến khu vực vào thế kỷ XI, khởi đầu quá trình Thổ Nhĩ Kỳ hóa. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIII, người Ottoman thống nhất Anatolia và thiết lập một đế quốc bao gồm nhiều lãnh thổ tại Đông Nam Âu, Tây Nam Á và Bắc Phi, trở thành một cường quốc chủ yếu tại Âu-Á và châu Phi trong thời kỳ đầu hiện đại. Đế quốc đạt đỉnh cao quyền lực trong thế kỷ XV-XVII. Các cải cách Tanzimat trong thế kỷ XIX nhằm hiện đại hóa Ottoman là không đủ, và thất bại trong việc ngăn chặn đế quốc tan rã. Đế quốc Ottoman tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất trong Liên minh Trung tâm và cuối cùng chiến bại. Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ do Mustafa Kemal Atatürk và các cộng sự của ông đề xướng tại Anatolia, dẫn đến việc thành lập nước Cộng hòa Türkiye hiện đại vào năm 1923, với Atatürk là tổng thống đầu tiên.

Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cộng hòa dân chủ, thế tục, đơn nhất, và lập hiến với một di sản văn hóa đa dạng. Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đây là ngôn ngữ tự nhiên của xấp xỉ 85% cư dân. 70–80% dân số thuộc dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ; phần còn lại gồm các dân tộc thiểu số như người Kurd. Đại đa số cư dân là tín đồ Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của Liên Hợp Quốc, NATO, OECD, OSCE, OIC và G-20. Sau khi trở thành một trong các thành viên đầu tiên của Ủy hội châu Âu vào năm 1949, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên liên kết của EEC vào năm 1963, gia nhập Liên minh Thuế quan EU vào năm 1995 và bắt đầu các cuộc đàm phán về quyền thành viên đầy đủ với Liên minh châu Âu vào năm 2005. Kinh tế tăng trưởng và các sáng kiến ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ khiến quốc gia này được công nhận là một cường quốc khu vực.

More about Thổ Nhĩ Kỳ

Basic information
  • Currency Lira Thổ Nhĩ Kỳ
  • Tên bản địa Türkiye
  • Calling code +90
  • Internet domain .tr
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 4.35
Population, Area & Driving side
  • Population 85372377
  • Diện tích 783562
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử

    Trong sáu thập niên đầu của nền cộng hòa, từ 1923 đến 1983, Thổ Nhĩ Kỳ về đại thể tuân theo một cách tiếp cận gần như trung ương tập quyền với chính phủ lập kế hoạch nghiêm ngặt về ngân sách và các hạn chế do chính phủ áp đặt về ngoại thương, dòng ngoại tệ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, đến năm 1983, Thủ tướng Turgut Özal khởi xướng một loạt cải cách nhằm chuyển đổi kinh tế quốc gia từ một hệ thống tập quyền và cách ly sang mô hình tư nhân nhiều hơn, dựa trên thị trường.[1]

    Các cải cách kết hợp với lượng vốn vay nước ngoài chưa từng có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng; song sự tăng trưởng này gián đoạn do các suy thoái và khủng hoảng tài chính vào năm 1994, 1999,[2] và 2001;[3] kết quả là tăng trưởng GDP trung bình 4% mỗi năm từ 1981 đến 2003.[4] Thiếu các cải cách tài chính bổ sung, kết hợp với thiếu hụt tài chính lĩnh vực công lớn và gia tăng cùng tham nhũng phổ biến, dẫn đến lạm phát cao, một lĩnh vực ngân hàng yếu kém và gia tăng bất ổn kinh tế vĩ mô.[5] Kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2001 và các cải cách do Bộ trưởng Tài chính đương thời Kemal Derviş khởi xướng, lạm phát giảm xuống một con số, niềm tin của các nhà đầu tư và đầu tư nước ngoài tăng mạnh, và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống.[6]

    Thổ Nhĩ Kỳ từng bước mở cửa thị trường của mình thông qua các cải cách kinh tế bằng cách giảm kiểm soát của chính phủ trong ngoại thương và đầu tư và tư nhân hóa các ngành thuộc sở hữu công, và tự do hóa nhiều lĩnh vực để tư nhân và nước ngoài tham dự tiếp tục nằm trong tranh luận chính trị.[7] Tỷ lệ nợ công so với GDP đạt đỉnh là 75,9% trong suy thoái vào năm 2001, giảm xuống còn 26,9% vào năm 2013.[8]

    Tăng trưởng GDP thực từ 2002 đến 2007 trung bình đạt 6,8% mỗi năm,[9] biến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong giai đoạn đó. Tuy nhiên, tăng trưởng giảm còn 1% vào năm 2008, và đến năm 2009 thì kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, với GDP suy giảm 5%. Kinh tế được ước tính lại tăng trưởng 8% vào năm 2010.[10] Theo dữ liệu của Eurostat, GDP/người của Thổ Nhĩ Kỳ điều chỉnh theo tiêu chuẩn sức mua đạt 52% trung bình EU vào năm 2011.[11]

    ...Xem thêm
    Lịch sử

    Trong sáu thập niên đầu của nền cộng hòa, từ 1923 đến 1983, Thổ Nhĩ Kỳ về đại thể tuân theo một cách tiếp cận gần như trung ương tập quyền với chính phủ lập kế hoạch nghiêm ngặt về ngân sách và các hạn chế do chính phủ áp đặt về ngoại thương, dòng ngoại tệ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, đến năm 1983, Thủ tướng Turgut Özal khởi xướng một loạt cải cách nhằm chuyển đổi kinh tế quốc gia từ một hệ thống tập quyền và cách ly sang mô hình tư nhân nhiều hơn, dựa trên thị trường.[1]

    Các cải cách kết hợp với lượng vốn vay nước ngoài chưa từng có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng; song sự tăng trưởng này gián đoạn do các suy thoái và khủng hoảng tài chính vào năm 1994, 1999,[2] và 2001;[3] kết quả là tăng trưởng GDP trung bình 4% mỗi năm từ 1981 đến 2003.[4] Thiếu các cải cách tài chính bổ sung, kết hợp với thiếu hụt tài chính lĩnh vực công lớn và gia tăng cùng tham nhũng phổ biến, dẫn đến lạm phát cao, một lĩnh vực ngân hàng yếu kém và gia tăng bất ổn kinh tế vĩ mô.[5] Kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2001 và các cải cách do Bộ trưởng Tài chính đương thời Kemal Derviş khởi xướng, lạm phát giảm xuống một con số, niềm tin của các nhà đầu tư và đầu tư nước ngoài tăng mạnh, và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống.[6]

    Thổ Nhĩ Kỳ từng bước mở cửa thị trường của mình thông qua các cải cách kinh tế bằng cách giảm kiểm soát của chính phủ trong ngoại thương và đầu tư và tư nhân hóa các ngành thuộc sở hữu công, và tự do hóa nhiều lĩnh vực để tư nhân và nước ngoài tham dự tiếp tục nằm trong tranh luận chính trị.[7] Tỷ lệ nợ công so với GDP đạt đỉnh là 75,9% trong suy thoái vào năm 2001, giảm xuống còn 26,9% vào năm 2013.[8]

    Tăng trưởng GDP thực từ 2002 đến 2007 trung bình đạt 6,8% mỗi năm,[9] biến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong giai đoạn đó. Tuy nhiên, tăng trưởng giảm còn 1% vào năm 2008, và đến năm 2009 thì kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, với GDP suy giảm 5%. Kinh tế được ước tính lại tăng trưởng 8% vào năm 2010.[10] Theo dữ liệu của Eurostat, GDP/người của Thổ Nhĩ Kỳ điều chỉnh theo tiêu chuẩn sức mua đạt 52% trung bình EU vào năm 2011.[11]

    ^ Nas, Tevfik F. (1992). Economics and Politics of Turkish Liberalization. Lehigh University Press. tr. 12. ISBN 0-934223-19-X. ^ “Turkish quake hits shaky economy”. BBC. ngày 17 tháng 8 năm 1999. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2006. ^ 'Worst over' for Turkey”. BBC. ngày 4 tháng 2 năm 2002. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2006. ^ “Turkey Labor Market Study” (PDF). World Bank. 2005. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2006. ^ OECD (ngày 14 tháng 11 năm 2002). Turkey 2002: Crucial Support for Economic Recovery. OECD Publishing. tr. 23. ISBN 978-92-64-17601-0. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2013. ^ “Data and Statistics for Turkey”. World Bank. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2006. ^ Madslien, Jorn (ngày 2 tháng 11 năm 2006). “Robust economy raises Turkey's hopes”. BBC. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2006. ^ “General government net debt”. World Economic Outlook Database, April 2013. IMF. ^ “Growth and economic crises in Turkey: leaving behind a turbulent past?” (PDF). Economic Papers 386. Directorate-General for Economic and Financial Affairs of the European Commission. tháng 10 năm 2009. tr. 10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên cia ^ “GDP per capita in PPS”. Eurostat. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2013.
    Read less

Phrasebook

Hai
İki
Số ba
Üç
Bốn
dört
Năm
Beş
Sáu
Altı
Bảy
Yedi
Tám
Sekiz
Chín
Dokuz
Mười
On
Mở
Açık
Bạn tên là gì?
Adınız ne?
Xin lỗi cho tôi hỏi
Affedersiniz

Where can you sleep near Thổ Nhĩ Kỳ ?

Booking.com
487.345 visits in total, 9.186 Points of interest, 404 Đích, 30 visits today.