Context of New Zealand

New Zealand (phát âm tiếng Anh: /njuːˈziːlənd/, phiên âm: "Niu Di-Lân"; tiếng Māori: Aotearoa [aɔˈtɛaɾɔa]) là một đảo quốc có chủ quyền tại khu vực phía tây nam của Thái Bình Dương. Trên phương diện địa lý, New Zealand bao gồm hai vùng lãnh thổ chính là đảo Bắc và đảo Nam, cùng khoảng hơn 600 đảo nhỏ.

New Zealand nằm cách khoảng 2.000 km về phía đông của Úc qua biển Tasman và cách khoảng 1.000 km về phía nam của các đảo Nouvelle-Calédonie, Fiji, và Tonga. Vì vị trí cách biệt, New Zealand nằm trong số những vùng đất cuối cùng có con người đến định cư trên Trái Đất. Trong thời gian cô lập kéo dài này, New Zealand duy trì một hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài đặc hữu của các nhóm động vật, nấm và thực vật. Địa hình của New Zealand đa dạng với các đỉnh núi cao như dãy núi Alps ở phí...Xem thêm

New Zealand (phát âm tiếng Anh: /njuːˈziːlənd/, phiên âm: "Niu Di-Lân"; tiếng Māori: Aotearoa [aɔˈtɛaɾɔa]) là một đảo quốc có chủ quyền tại khu vực phía tây nam của Thái Bình Dương. Trên phương diện địa lý, New Zealand bao gồm hai vùng lãnh thổ chính là đảo Bắc và đảo Nam, cùng khoảng hơn 600 đảo nhỏ.

New Zealand nằm cách khoảng 2.000 km về phía đông của Úc qua biển Tasman và cách khoảng 1.000 km về phía nam của các đảo Nouvelle-Calédonie, Fiji, và Tonga. Vì vị trí cách biệt, New Zealand nằm trong số những vùng đất cuối cùng có con người đến định cư trên Trái Đất. Trong thời gian cô lập kéo dài này, New Zealand duy trì một hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài đặc hữu của các nhóm động vật, nấm và thực vật. Địa hình của New Zealand đa dạng với các đỉnh núi cao như dãy núi Alps ở phía nam được hình thành từ quá trình kiến tạo núi tự nhiên và các vụ phun trào núi lửa. Thủ đô của New Zealand là Wellington, còn thành phố đông cư dân nhất là Auckland.

Người Polynesia bắt đầu định cư tại New Zealand vào khoảng năm 1250-1300 và hình thành, phát triển nên nền văn hóa Māori đặc trưng. Năm 1642, nhà thám hiểm Abel Tasman là người châu Âu đầu tiên tìm thấy New Zealand. Đến năm 1840, ông đại diện cho Hoàng gia Vương quốc Anh và người Māori ký kết Hiệp ước Waitangi, tuyên bố chủ quyền của Đế quốc Anh đối với toàn bộ hòn đảo. New Zealand trở thành một thuộc địa của Đế quốc Anh vào năm 1841 và sau này tiếp tục trở thành Cộng đồng tự trị trong Đế quốc Anh vào năm 1907. New Zealand tuyên bố độc lập vào năm 1947, nhưng nguyên thủ quốc gia vẫn là quân chủ Anh. Ngày nay, phần lớn dân số 4,8 triệu người của New Zealand có huyết thống châu Âu, người Maori bản địa là dân tộc thiểu số đông dân cư nhất, tiếp đến là người nhập cư gốc Á và thổ dân trên các đảo thuộc Thái Bình Dương. Các ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Māori và ngôn ngữ ký hiệu New Zealand, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ quốc gia.

Là một quốc gia công nghiệp phát triển với mức thu nhập cao của người dân, New Zealand duy trì xếp hạng cao trên thế giới về nhiều phương diện như chất lượng cuộc sống, y tế, giáo dục, các quyền tự do dân sự và tự do kinh tế. GDP bình quân đầu người của New Zealand năm 2019 vượt qua Anh, Pháp và Nhật Bản. New Zealand là quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới trong năm 2019 (báo cáo của Tổ chức Minh Bạch Quốc tế), được tổ chức The Legatum Institute gọi là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất trên toàn cầu trong nhiều năm liền, xếp thứ 2 trong số những quốc gia bình yên và an toàn nhất, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức rất cao, xếp hạng 13 trên toàn cầu năm 2019. Ngoài ra, chỉ số phát triển xã hội (SPI) của quốc gia này cũng xếp thứ 7 trên toàn cầu (2019) và đây là quốc gia thuận lợi nhất trên thế giới để kinh doanh năm 2020 (theo báo cáo của Doing Business 2020). Ngành xuất khẩu len từng chi phối nền kinh tế của New Zealand trong một khoảng thời gian dài, song hiện nay, việc xuất khẩu các sản phẩm chủ lực mới như bơ sữa, thịt, rượu vang, cùng với du lịch đã dần gia tăng tầm quan trọng. New Zealand là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn, trong số đó nổi bật như: Liên Hợp Quốc, Khối Thịnh vượng chung Anh, Khối Đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ, ANZUS, OECD, Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương và APEC.

More about New Zealand

Basic information
  • Currency Đô la New Zealand
  • Tên bản địa New Zealand
  • Calling code +64
  • Internet domain .nz
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 9.25
Population, Area & Driving side
  • Population 5118700
  • Diện tích 268021
  • Driving side left
Lịch sử
  • Lịch sử One set of arrows point from Taiwan to Melanesia to Fiji/Samoa and then to the Marquesas Islands. The population then spread, some going south to New Zealand and others going north to Hawai'i. A second set start in southern Asia and end in Melanesia. Lộ trình của người Maori đến New Zealand. Theo thuyết hiện thời thì rất có thể họ là hậu duệ của nhóm thổ dân nguyên thủy di cư từ Đài Loan sang Melanesia và dần chuyển về phía đông đến quần đảo Société. Sau một thời gian tạm ngưng kéo dài 70-265 năm, một làn sóng thám hiểm mới khám phá ra New Zealand rồi thiên di đến đó.[1]

    New Zealand là một trong các đại lục cuối cùng có người đến định cư. Theo phương pháp carbon phóng xạ, bằng chứng về phá rừng[2] và DNA ti thể biến thiên trong cư dân Maori[3] cho thấy nhóm người đầu tiên định cư tại New Zealand là người Đông Polynesia trong khoảng 1250-1300,[4][5] kết thúc một loạt hành trình kéo dài qua các đảo tại Nam Thái Bình Dương.[6] Trong các thế kỷ sau, những người định cư này phát triển một nền văn hóa riêng biệt mà nay gọi là Maori. Cư dân được chia thành iwi (bộ tộc) và hapū (thị tộc), các bộ tộc và thị tộc đôi khi hợp tác, đôi khi lại cạnh tranh hoặc chiến đấu với nhau. Trong một thời điểm, một nhóm người Maori di cư đến quần đảo Chatham rồi phát triển một văn hóa Moriori riêng biệt tại đó.[7][8]

    ...Xem thêm
    Lịch sử One set of arrows point from Taiwan to Melanesia to Fiji/Samoa and then to the Marquesas Islands. The population then spread, some going south to New Zealand and others going north to Hawai'i. A second set start in southern Asia and end in Melanesia. Lộ trình của người Maori đến New Zealand. Theo thuyết hiện thời thì rất có thể họ là hậu duệ của nhóm thổ dân nguyên thủy di cư từ Đài Loan sang Melanesia và dần chuyển về phía đông đến quần đảo Société. Sau một thời gian tạm ngưng kéo dài 70-265 năm, một làn sóng thám hiểm mới khám phá ra New Zealand rồi thiên di đến đó.[1]

    New Zealand là một trong các đại lục cuối cùng có người đến định cư. Theo phương pháp carbon phóng xạ, bằng chứng về phá rừng[2] và DNA ti thể biến thiên trong cư dân Maori[3] cho thấy nhóm người đầu tiên định cư tại New Zealand là người Đông Polynesia trong khoảng 1250-1300,[4][5] kết thúc một loạt hành trình kéo dài qua các đảo tại Nam Thái Bình Dương.[6] Trong các thế kỷ sau, những người định cư này phát triển một nền văn hóa riêng biệt mà nay gọi là Maori. Cư dân được chia thành iwi (bộ tộc) và hapū (thị tộc), các bộ tộc và thị tộc đôi khi hợp tác, đôi khi lại cạnh tranh hoặc chiến đấu với nhau. Trong một thời điểm, một nhóm người Maori di cư đến quần đảo Chatham rồi phát triển một văn hóa Moriori riêng biệt tại đó.[7][8]

    Người châu Âu đầu tiên được ghi nhận đã tiếp cận New Zealand là nhà thám hiểm người Hà Lan Abel Tasman cùng thủy thủ đoàn của ông vào năm 1642.[9] Trong một đối đầu thù địch, bốn thành viên trong thủy thủ đoàn bị hạ sát và có ít nhất một người Maori bị trúng đạn.[10] Người châu Âu không đến lại New Zealand cho đến năm 1769, khi nhà thám hiểm người Anh Quốc James Cook lập bản đồ hầu như toàn bộ đường bờ biển.[9] Sau James Cook, một số tàu săn cá voi, săn hải cẩu, và giao dịch của người châu Âu và Bắc Mỹ đến New Zealand. Họ giao dịch thực phẩm, công cụ bằng kim loại, vũ khí và các hàng hóa khác để đổi lấy gỗ, thực phẩm, đồ tạo tác và nước.[11] Việc du nhập khoai tây và súng hỏa mai đã cải biến nông nghiệp và chiến tranh của người Maori. Khoai tây giúp đảm bảo dư thừa lương thực, tạo điều kiện cho các chiến dịch quân sự kéo dài và liên tục hơn.[12] Kết quả là các cuộc chiến tranh bằng súng hỏa mai giữa các bộ tộc, với trên 600 trận chiến từ năm 1801 đến 1840, làm thiệt mạng 30.000-40.000 người Maori.[13] Kể từ đầu thế kỷ XIX, các nhà truyền giáo Cơ Đốc bắt đầu hoạt động tại New Zealand, cuối cùng cải biến tôn giáo của hầu hết cư dân Maori.[14] Trong thế kỷ XIX, cư dân Maori suy giảm đến khoảng 40% so với mức trước khi có tiếp xúc với người châu Âu; các dịch bệnh đến cùng với người châu Âu là yếu tố chủ yếu.[15]

     Văn bản của Hiệp định Waitangi.

    Năm 1788, Arthur Phillip đảm nhiệm chức vụ Thống đốc New South Wales của Anh và yêu sách New Zealand là bộ phận của New South Wales. Năm 1832, Chính phủ Anh Quốc bổ nhiệm James Busby là Công sứ Anh Quốc đầu tiên tại New Zealand[16] và đến năm 1835, sau một tuyên bố của Charles de Thierry về dự kiến người Pháp định cư, Liên hiệp các bộ tộc New Zealand gửi một Tuyên ngôn độc lập đến Quốc vương William IV của Anh Quốc để yêu cầu bảo hộ.[16] Náo động không ngừng và tình trạng pháp lý mơ hồ của Tuyên ngôn độc lập thúc đẩy Bộ Thuộc địa Anh Quốc phái William Hobson đi tuyên bố chủ quyền của Anh Quốc và đàm phán một hiệp định với người Maori.[17] Hiệp định Waitangi được ký kết lần đầu tiên tại Bay of Islands vào ngày 6 tháng 2 năm 1840.[18] Nhằm phản ứng trước cuộc đua thương mại khi Công ty New Zealand nỗ lực thiết lập một khu định cư độc lập tại Wellington[19] và những người Pháp định cư "mua" lãnh thổ tại Akaroa,[20] Hobson tuyên bố chủ quyền của Anh Quốc đối với toàn bộ New Zealand vào ngày 21 tháng 5 năm 1840.[21] Với việc ký kết Hiệp định Waitangi và tuyên bố chủ quyền, số người nhập cư bắt đầu gia tăng, đặc biệt là từ Anh Quốc.[22]

    New Zealand nguyên là bộ phận của thuộc địa New South Wales, song trở thành một thuộc địa riêng vào ngày 1 tháng 7 năm 1841.[23] Thuộc địa có chính phủ đại diện vào năm 1852 và Nghị viện New Zealand khóa 1 họp vào năm 1854.[24] Năm 1856, thuộc địa được tự quản một cách hữu hiệu, được chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các vấn đề nội bộ trừ chính sách thổ dân. (Quyền kiểm soát chính sách thổ dân được cấp vào giữa thập niên 1860.)[24] Sau những lo ngại rằng đảo Nam có thể tạo thành một thuộc địa riêng biệt, Thủ tướng Alfred Domett đề nghị một giải pháp là dời đô từ Auckland đến một địa phương nằm gần eo biển Cook.[25] Wellington được lựa chọn do nơi này có cảng và vị trí trung tâm, nghị viện chính thức họp lần đầu tại đây vào năm 1865. Do số lượng người nhập cư gia tăng, xung đột về lãnh địa dẫn đến các cuộc chiến tranh New Zealand trong thập niên 1860 và 1870, kết quả là người Maori bị tổn thất và sung công nhiều vùng đất.[26] Năm 1893, New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trao quyền bầu cử cho toàn bộ nữ giới[27]

    Năm 1907, theo thỉnh cầu của Nghị viện New Zealand, Quốc vương Edward VII tuyên bố New Zealand là một quốc gia tự trị trong Đế quốc Anh, phản ánh tình trạng tự quản tại đây.[28][29] Năm 1947, New Zealand phê chuẩn Đạo luật Westminster, xác nhận rằng Quốc hội Anh Quốc không còn có thể ban hành luật cho New Zealand nếu không được New Zealand tán thành.[24] New Zealand tham dự các vấn đề quốc tế, chiến đấu cho Đế quốc Anh trong Thế Chiến thứ nhất và thứ hai[30] và chịu tổn thất trong Đại khủng hoảng.[31] Sự đình trệ khiến cử tri bầu ra một chính phủ Lao động đầu tiên, và thiết lập một quốc gia phúc lợi toàn diện và một nền kinh tế bảo hộ.[32] New Zealand trải qua phát triển thịnh vượng sau Chiến tranh thế giới thứ hai[33] và người Maori bắt đầu rời bỏ sinh hoạt nông thôn truyền thống của họ để chuyển đến các thành thị nhằm tìm công việc.[34] Hình thành một phong trào phản kháng của người Maori, trong đó chỉ trích chủ nghĩa châu Âu trung tâm và hoạt động nhằm giành công nhận lớn hơn cho văn hóa Maori và Hiệp định Waitangi.[35] Năm 1975, một Tòa án Waitangi được thiết lập nhằm điều tra những cáo buộc về việc vi phạm Hiệp định, và tòa án này được cho phép điều tra các bất bình trong lịch sử.[18]

    ^ doi:10.1073/pnas.1015876108
    Hoàn thành chú thích này
    ^ doi:10.1016/S1040-6182(98)00067-6
    Hoàn thành chú thích này
    ^ Murray-McIntosh, Rosalind P.; Scrimshaw, Brian J.; Hatfield, Peter J.; Penny, David (1998). “Testing migration patterns and estimating founding population size in Polynesia by using human mtDNA sequences”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 95 (15): 9047–52. Bibcode:1998PNAS...95.9047M. doi:10.1073/pnas.95.15.9047. ^ Mein Smith 2005, tr. 6. ^ doi:10.1073/pnas.0801507105
    Hoàn thành chú thích này
    ^ doi:10.1126/science.1166083
    Hoàn thành chú thích này
    ^ Clark, Ross (1994). “Moriori and Māori: The Linguistic Evidence”. Trong Sutton, Douglas (biên tập). The Origins of the First New Zealanders. Auckland: Auckland University Press. tr. 123–135. ^ Davis, Denise (tháng 9 năm 2007). “The impact of new arrivals”. Te Ara Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2010. ^ a b Mein Smith 2005, tr. 23. ^ Salmond, Anne. Two Worlds: First Meetings Between Maori and Europeans 1642–1772. Auckland: Penguin Books. tr. 82. ISBN 0-670-83298-7. ^ King 2003, tr. 122. ^ Fitzpatrick, John (2004). “Food, warfare and the impact of Atlantic capitalism in Aotearo/New Zealand” (PDF). Australasian Political Studies Association Conference: APSA 2004 Conference Papers. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2014. ^ Brailsford, Barry (1972). Arrows of Plague. Wellington: Hick Smith and Sons. tr. 35. ISBN 0-456-01060-2. ^ Wagstrom, Thor (2005). “Broken Tongues and Foreign Hearts”. Trong Brock, Peggy (biên tập). Indigenous Peoples and Religious Change. Boston: Brill Academic Publishers. tr. 71 and 73. ISBN 978-90-04-13899-5. ^ Lange, Raeburn (1999). May the people live: a history of Māori health development 1900–1920. Auckland University Press. tr. 18. ISBN 978-1-86940-214-3. ^ a b Rutherford, James (tháng 4 năm 2009) [originally published in 1966]. “Busby, James”. Trong McLintock, Alexander (biên tập). from An Encyclopaedia of New Zealand. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011. ^ McLintock, Alexander biên tập (tháng 4 năm 2009) [originally published in 1966]. “Sir George Gipps”. from An Encyclopaedia of New Zealand. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011. ^ a b Wilson, John (tháng 3 năm 2009). “Government and nation – The origins of nationhood”. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011. ^ McLintock, Alexander biên tập (tháng 4 năm 2009) [originally published in 1966]. “Settlement from 1840 to 1852”. from An Encyclopaedia of New Zealand. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011. ^ Foster, Bernard (tháng 4 năm 2009) [originally published in 1966]. “Akaroa, French Settlement At”. Trong McLintock, Alexander (biên tập). from An Encyclopaedia of New Zealand. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011. ^ Simpson, K (tháng 9 năm 2010). “Hobson, William – Biography”. Trong McLintock, Alexander (biên tập). from the Dictionary of New Zealand Biography. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011. ^ Phillips, Jock (tháng 4 năm 2010). “British immigration and the New Zealand Company”. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011. ^ “Crown colony era – the Governor-General”. Ministry for Culture and Heritage. tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011. ^ a b c Wilson, John (tháng 3 năm 2009). “Government and nation – The constitution”. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2011. ^ Temple, Philip (1980). Wellington Yesterday. John McIndoe. ISBN 0-86868-012-5. ^ “New Zealand's 19th-century wars – overview”. Ministry for Culture and Heritage. tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011. ^ Wilson., John (tháng 3 năm 2009). “History – Liberal to Labour”. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2011. ^ Commonwealth and Colonial Law by Kenneth Roberts-Wray, Luân Đôn, Stevens, 1966. P. 888 ^ Proclamation of ngày 9 tháng 9 năm 1907, S.R.O. Rev. XVI, 867. ^ “War and Society”. Ministry for Culture and Heritage. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011. ^ Easton, Brian (tháng 4 năm 2010). “Economic history – Interwar years and the great depression”. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011. ^ Derby, Mark (tháng 5 năm 2010). “Strikes and labour disputes – Wars, depression and first Labour government”. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2011. ^ Easton, Brian (tháng 11 năm 2010). “Economic history – Great boom, 1935–1966”. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2011. ^ Keane, Basil (tháng 11 năm 2010). “Te Māori i te ohanga – Māori in the economy – Urbanisation”. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2011. ^ Royal, Te Ahukaramū (tháng 3 năm 2009). “Māori – Urbanisation and renaissance”. Te Ara – the Encyclopedia of New Zealand. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2011.
    Read less

Phrasebook

Hai
Two
Số ba
Three
Bốn
Four
Năm
Five
Sáu
Six
Bảy
Seven
Tám
Eight
Chín
Nine
Mười
Ten
Bia
Beer
Đã đóng cửa
Closed
Uống
Drink

Where can you sleep near New Zealand ?

Booking.com
489.921 visits in total, 9.198 Points of interest, 404 Đích, 86 visits today.