Context of Ethiopia

Ethiopia (phiên âm tiếng Việt: Ê-ti-ô-pi), tên đầy đủ Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia là một quốc gia nội lục ở vùng sừng châu Phi có chung biên giới với Eritrea về phía bắc, Djibouti về phía đông bắc, Somalia về phía đông, Kenya về phía nam, Nam Sudan về phía tây và Sudan về phía tây bắc. Với hơn 109 triệu dân tính đến năm 2019, Ethiopia là quốc gia đông dân thứ 12 trên thế giới, quốc gia đông dân thứ hai trên lục địa châu Phi chỉ sau Nigeria và là quốc gia không giáp biển đông dân nhất trên thế giới. Quốc gia này có tổng diện tích 1.100.000 km vuông. Thủ đô và thành phố lớn nhất của nó là Addis Ababa, nằm cách Khe nứt Đông Phi vài cây số về phía tây, chia cắt đất nước thành các mảng kiến ​​tạo châu Phi và Somali. Bản sắc dân tộc Ethiopia được đặt trong vai trò lịch sử và đương đại của Cơ đốc giáo và Hồi giáo, và sự độc lập của Ethiopia khỏi sự cai trị của ngoại bang bắt nguồn từ các vương quốc Ethiopia cổ xưa khác nhau.

Trong hầu hết chiều dài lịch...Xem thêm

Ethiopia (phiên âm tiếng Việt: Ê-ti-ô-pi), tên đầy đủ Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia là một quốc gia nội lục ở vùng sừng châu Phi có chung biên giới với Eritrea về phía bắc, Djibouti về phía đông bắc, Somalia về phía đông, Kenya về phía nam, Nam Sudan về phía tây và Sudan về phía tây bắc. Với hơn 109 triệu dân tính đến năm 2019, Ethiopia là quốc gia đông dân thứ 12 trên thế giới, quốc gia đông dân thứ hai trên lục địa châu Phi chỉ sau Nigeria và là quốc gia không giáp biển đông dân nhất trên thế giới. Quốc gia này có tổng diện tích 1.100.000 km vuông. Thủ đô và thành phố lớn nhất của nó là Addis Ababa, nằm cách Khe nứt Đông Phi vài cây số về phía tây, chia cắt đất nước thành các mảng kiến ​​tạo châu Phi và Somali. Bản sắc dân tộc Ethiopia được đặt trong vai trò lịch sử và đương đại của Cơ đốc giáo và Hồi giáo, và sự độc lập của Ethiopia khỏi sự cai trị của ngoại bang bắt nguồn từ các vương quốc Ethiopia cổ xưa khác nhau.

Trong hầu hết chiều dài lịch sử, Ethiopia theo chế độ quân chủ lập hiến và dấu vết về triều đại phong kiến ở Ethiopia bắt đầu từ thế kỷ II TCN. Ethiopia cũng là một trong những địa điểm cổ nhất mà con người từng sinh sống. Nơi đây có thể là khu vực mà những người Homo sapiens xây dựng nên Trung Đông đầu tiên và các điểm xung quanh đó. Bên cạnh La Mã, Trung Quốc và Ba Tư, Vương quốc Aksum của Ethiopia được xem là một trong 4 quốc gia có sức mạnh lớn nhất thế giới vào thế kỷ III. Trong suốt thời kỳ Tranh giành châu Phi, Ethiopia là quốc gia châu Phi duy nhất bên cạnh Liberia giữ vững được chủ quyền như là một quốc gia độc lập, và là một trong 4 thành viên châu Phi thuộc Hội Quốc Liên. Sau một giai đoạn ngắn bị người Ý chiếm đóng, Ethiopia trở thành thành viên sáng lập của Liên hiệp quốc. Khi các quốc gia khác được trao trả độc lập sau thế chiến thứ 2, một số quốc gia đó sử dụng màu cờ của Ethiopia, và Addis Ababa trở thành nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế ở châu Phi.

Ethiopia là quốc gia có tiềm năng thủy điện lớn thứ 2 ở châu Phi, với hơn 85% nguồn nước có từ các dòng của sông Nile, và có đất đai màu mỡ nhưng quốc gia này từng trải qua hàng loại các đợt đói trong thập niên 1980, và các đợt đói này càng trở nên trầm trọng hơn bởi ảnh hưởng của địa chính trị và các cuộc nội chiến, làm cho hàng trăm ngàn người chết. Tuy nhiên, quốc gia này đã bắt đầu hồi phục một cách chậm chạp, và Ethiopia ngày nay là nền kinh tế lớn nhất Đông và Trung Phi tính theo GDP. và là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Quốc gia này nắm nhiều quyền lực trong vùng sừng châu Phi và đông Phi. Gần đây, vi phạm nhân quyền dưới ở Ethiopia thời thủ tướng Meles Zenawi đã được báo cáo, mặc dù quốc gia này có quyền lực chính trị, ngoại giao và kinh tế dẫn đầu ở châu Phi.

More about Ethiopia

Basic information
  • Calling code +251
  • Internet domain .et
  • Mains voltage 220V/50Hz
  • Democracy index 3.38
Population, Area & Driving side
  • Population 120283026
  • Diện tích 1104300
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Cổ đại

    Cuối thế kỷ I TCN, trên bờ Hồng Hải châu Phi xuất hiện vương quốc Aksum của dân tộc Sabae (tiếng Do Thái cổ là Sheba). Quốc gia do dòng họ Solomon cai quản, họ gọi mình là dòng dõi trực tiếp của thánh đế Solomon và hoàng hậu Saba (Sheba). Kitô giáo trở thành giáo hội quốc gia của vương quốc Aksum vào thế kỷ thứ IV dưới thời vua 'Ezana, khiến đây là nơi thứ 3 trên thế giới công nhận Kitô giáo là quốc giáo, sau Armenia và Gruzia. Từ thế kỷ VII, vương quốc dần dần mất đi sự hùng mạnh và ảnh hưởng của mình, đồng thời mất cả lãnh thổ.

    Đầu thế kỷ X, dòng họ Solomon bị triều đại Zagve lật đổ, đó là những người cai quản vùng Lasta cũng trên cao nguyên Ethiopia. Khoảng năm 1260, dòng họ Solomon giành được quyền lực trên phần lớn Ethiopia, nhưng các tín đồ Hồi giáo vẫn kiểm soát vùng bờ biển và miền đông nam. Trong thời gian thống trị của Zara Jacob (năm 1434 – 1468) việc quản lý giáo hội Ethiopia được cải tổ. Lúc đó đã xuất hiện hệ thống chính trị đặc trưng cho quyền lực của tuyệt đối của quốc vương, những nét căn bản của hệ thống này được gìn giữ cho đến giữa thế kỷ XX.

    Khi những tín đồ Islam Harera xâm nhập vào Ethiopia (năm 1527), hoàng đế, giờ đây các nhà cầm quyền bắt đầu gọi như vậy, cầu cứu những người Tây Ban Nha. Nhờ sự giúp đỡ của họ, Ethiopia giành được quyền chiến thắng vào năm 1542, sự cố gắng của nhà truyền giáo dòng Tên định hướng hoàng đế theo Công giáo Rôma đã không thành công.

    Vài thế kỷ tiếp theo (thế kỷ XVII – XIX), được đánh dấu là những thời kỳ thịnh vượng của nền văn hóa dân tộc. Trong đó, những truyền thống Hồi giáo và Kitô giáo kết hợp một cách đáng ngạc nhiên. Có những thời kỳ dài bất ổn định và phân tán, trong những năm nặng nề này, giáo hội là sức mạnh liên kết chủ yếu.

    ...Xem thêm
    Lịch sử Cổ đại

    Cuối thế kỷ I TCN, trên bờ Hồng Hải châu Phi xuất hiện vương quốc Aksum của dân tộc Sabae (tiếng Do Thái cổ là Sheba). Quốc gia do dòng họ Solomon cai quản, họ gọi mình là dòng dõi trực tiếp của thánh đế Solomon và hoàng hậu Saba (Sheba). Kitô giáo trở thành giáo hội quốc gia của vương quốc Aksum vào thế kỷ thứ IV dưới thời vua 'Ezana, khiến đây là nơi thứ 3 trên thế giới công nhận Kitô giáo là quốc giáo, sau Armenia và Gruzia. Từ thế kỷ VII, vương quốc dần dần mất đi sự hùng mạnh và ảnh hưởng của mình, đồng thời mất cả lãnh thổ.

    Đầu thế kỷ X, dòng họ Solomon bị triều đại Zagve lật đổ, đó là những người cai quản vùng Lasta cũng trên cao nguyên Ethiopia. Khoảng năm 1260, dòng họ Solomon giành được quyền lực trên phần lớn Ethiopia, nhưng các tín đồ Hồi giáo vẫn kiểm soát vùng bờ biển và miền đông nam. Trong thời gian thống trị của Zara Jacob (năm 1434 – 1468) việc quản lý giáo hội Ethiopia được cải tổ. Lúc đó đã xuất hiện hệ thống chính trị đặc trưng cho quyền lực của tuyệt đối của quốc vương, những nét căn bản của hệ thống này được gìn giữ cho đến giữa thế kỷ XX.

    Khi những tín đồ Islam Harera xâm nhập vào Ethiopia (năm 1527), hoàng đế, giờ đây các nhà cầm quyền bắt đầu gọi như vậy, cầu cứu những người Tây Ban Nha. Nhờ sự giúp đỡ của họ, Ethiopia giành được quyền chiến thắng vào năm 1542, sự cố gắng của nhà truyền giáo dòng Tên định hướng hoàng đế theo Công giáo Rôma đã không thành công.

    Vài thế kỷ tiếp theo (thế kỷ XVII – XIX), được đánh dấu là những thời kỳ thịnh vượng của nền văn hóa dân tộc. Trong đó, những truyền thống Hồi giáo và Kitô giáo kết hợp một cách đáng ngạc nhiên. Có những thời kỳ dài bất ổn định và phân tán, trong những năm nặng nề này, giáo hội là sức mạnh liên kết chủ yếu.

    Trong những năm 1870 của thế kỷ XIX, kẻ thù chính của đế quốc (lúc này là các nhóm quốc gia bán độc lập) là Ai Cập. Năm 1875 Ai Cập và những tín đồ Islam Harera cùng tấn công Ethiopia từ phía bắc và phía đông. Cuộc tấn công bị chặn lại nhưng Ai Cập vẫn tiếp tục chiếm đóng các cảng ở Hồng Hải và ở Somalia, gây khó khăn trong việc cung cấp cho quân đội Ethiopia và cả dân thường. Năm 1898 hoàng đế Joan IV mất trong một cuộc xung đột quân sự với Sudan. Hoàng đế mới là Menelic đã sáp nhập vào Ethiopia những lãnh thổ mới và thành lập thủ đô mới Addis Ababa.

    Cùng với sự khai mở kênh đào Suez, năm 1869 các thủ lĩnh châu Âu chú ý đến bờ dải Hồng Hải. Năm 1872, Ý chiếm cảng Aseb và năm 1885 chiếm Massau. Năm 1895, giữa Ý và Ethiopia nổ ra cuộc chiến tranh, kết cuộc là Ý thất bại vào năm sau ở Adua.

    Năm 1930, Tafari Maconnen lên ngôi, tuyên bố mình là hoàng đế Haile Selassie I. Đồng thời phát xít Ý chuẩn bị cuộc xâm lược mới. Năm 1935, Ý bắt đầu chiếm Ethiopia. Năm sau Mussolini tuyên bố vua Victor Emmanuel III là hoàng đế của Ethiopia.

    Haile Selassie buộc phải rời bỏ đất nước, nhưng năm 1941 ông trở lại ngai vàng sau khi quân đội Anh và Ethiopia thắng quân Ý. Theo quyết định của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1942 Ethiopia, thuộc địa cũ của Ý sáp nhập vào Ethiopia.

    Trong những năm 1960 và 1970, sau khi củng cố quyền lực của mình trong nước, Haile Selassie chú ý đến các vấn đề quốc tế. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập khối châu Phi thống nhất, trong cuộc tiến hành nhiều cuộc đàm phán thế giới giữa các quốc gia thù địch của đại lục. Hơn nữa, chính Ethiopia lúc này đang chiến tranh với Somalia (năm 1964) xung đột với Sudan (năm 1965 và 1967). Nghèo đói, bất bình đẳng xã hội bao trùm cả nước, tình trạng biển thủ công quỹ phát triển. Bổ sung thêm cho các tai họa là nạn hạn hán khủng khiếp năm 1972 và 1975.

    Năm 1974, phái quân sự loại Haile Selassie khỏi chính quyền, chế độ quân chủ bị tiêu diệt và Ethiopia trở thành nước cộng hòa.

    Năm 1976 – 1977, nhân vật chính trị chủ yếu của Ethiopia là đại tá Mengistu Haile Mariam. Năm 1984, Ethiopia trở thành quốc gia theo hướng chủ nghĩa xã hội và Mengistu là tổng bí thư của Đảng Công nhân vừa tái lập. Đầu những năm 1990, do chấm dứt sự giúp đỡ của Liên Xô, vị trí của Mengistu lung lay nghiêm trọng. Năm 1990, những người chống đối từ tỉnh Tigre (Mặt trận cách mạng Dân chủ Nhân dân Ethiopia) và những người phân lập từ Eritrea kiểm soát các tỉnh miền bắc đất nước. Năm 1991, những người khởi nghĩa chiếm Addis Ababa. Năm 1993, Eritrea tuyên bố độc lập. Một năm sau mặt trận Cách mạng Dân Chủ Nhân dân Ethiopia giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử ở Hội đồng hiến pháp. Tên gọi của đất nước và cả đường lối chính trị được thay đổi.

    Vương triều Selassie  Hoàng đế Haile Selassie

    Đầu thế kỷ XX được đánh dấu bằng sự cai trị của Hoàng đế Haile Selassie, người lên nắm quyền sau khi Iyasu V đã bị lật đổ. Ông đã tiến hành hiện đại hóa Ethiopia từ năm 1916, từ thời Zewditu nắm quyền và sau này khi đã trở thành nhà lãnh đạo trên thực tế của đế quốc Ethiopia. Sau cái chết của Zewditu, ông đã được lên ngôi Hoàng đế ngày 2 tháng 11 năm 1930.

    Sự độc lập của Ethiopia bị gián đoạn bởi chiến tranh Italo - Abyssinian lần thứ hai và sự xâm lược của Ý (1936-1941).[1] Trong thời gian này, Haile Selassie kêu gọi Liên Hợp Quốc hỗ trợ mình vào năm 1935. Sau khi Ý tham gia vào thế chiến thứ II, các lực lượng của Đế quốc Anh, cùng với những người yêu nước Ethiopia, đã chính thức giải phóng Ethiopia trong chiến dịch Đông Phi năm 1941. Một chiến dịch du kích Ý vẫn tiếp tục cho đến năm 1943. Tiếp theo đó là sự công nhận đầy đủ chủ quyền của Anh đối với Ethiopia (tức là không có bất kỳ ưu đãi đặc biệt của Anh), với việc ký kết Hiệp định Anh-Ethiopia vào tháng 12 năm 1944.[2] Ngày 26 tháng 8 năm 1942, Haile Selassie đã đưa ra một tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ ở nước này.[3] Ethiopia có từ hai đến bốn triệu người nô lệ trong những năm đầu thế kỷ XX, trong tổng dân số khoảng mười một triệu.[4]

    Năm 1952, Ethiopia liên kết với Eritrea, và bởi tầm quan trọng chiến lược của Eritrea, do bờ biển Biển Đỏ và tài nguyên khoáng sản, cùng với lịch sử chung của nó với Ethiopia, là nguyên nhân chính dẫn đến việc sáp nhập Eritrea như là tỉnh thứ 14 của Ethiopia vào năm 1962.

    Mặc dù Haile Selassie được coi là một anh hùng dân tộc, nhưng người dân Ethiopia đã quay lưng lại với ông do cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 trên toàn thế giới, gây ra sự tăng mạnh của giá xăng bắt đầu từ ngày 13 tháng 2 năm 1974,[5] tình trạng thiếu lương thực, các cuộc chiến tranh biên giới, và sự bất mãn trong tầng lớp trung lưu được tạo ra thông qua sự hiện đại hóa, đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn bắt đầu từ ngày 18 tháng 2 năm 1974.[6]

    Sinh viên và công nhân tại Addis Ababa đã bắt đầu biểu tình phản đối chính phủ ngày 20 tháng 2 năm 1974. Thủ tướng Akilou Habte Wolde bị lật đổ.[7] Một chính phủ mới được thành lập do Endelkachew Makonnen làm Thủ tướng Chính phủ.[8]. Cuối cùng triều đại Haile Selassie đã kết thúc vào ngày 12 tháng 9 năm 1974, khi lực lượng quân sự do Đại tá Mengistu Haile Mariam đứng đầu dưới sự hậu thuẫn của Liên Xô, lật đổ ông.[9] Hội đồng Cách mạng Lâm thời mới được thành lập với một nhà nước cộng sản độc đảng và đất nước được đổi tên gọi là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Ethiopia.

    Thời kì Cộng sản
    Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

    Vào những năm 1970 của thế kỉ XX, nước Ethiopia lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội sâu sắc. Ethiopia diễn ra nạn đói nhiều năm làm nhiều người bị chết. Ngày 13 tháng 2 năm 1971, nhân dân thủ đô Addis Ababa xuống đường biểu tình chống lại chính phủ của Hoàng đế Haile Selassie I. Phong trào ủng hộ lan rộng ra khắp cả nước. Tháng 2 năm 1974, được sự ủng hộ của nhân dân, các lực lượng quân đội bắt giữ Hoàng đế và cả triều đình, chính quyền về tay Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang. Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang và sau đó là Hội đồng Quân chính lâm thời đã tịch thu toàn bộ tài sản hoàng gia như các lâu đài, cung điện...

    Tháng 9 năm 1974, Hội đồng Quân chính lâm thời được thành lập thay cho Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang do lãnh tụ cuộc cách mạng là Mengistu Haile Mariam làm chủ tịch Hội đồng Quân chính lâm thời có nhiệm vụ như là một chính phủ lâm thời.

    Hội đồng Quân sự Hành chính Lâm thời đã công bố bản "Hiến pháp", theo đó Ethiopia theo chủ nghĩa xã hội và thời kì 1974 đến 1987, thế giới quen gọi Ethiopia là nước Ethiopia xã hội chủ nghĩa.

    Năm 1987, Ethiopia đổi tên là Cộng hòa Dân chủ nhân dân Ethiopia và thay đổi về hệ thống chính trị với cương vị lãnh đạo nhà nước là Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Ethiopia nhưng cương vị này đến khi bị bãi bỏ vẫn do Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quân chính lâm thời nắm giữ.

    Về một số chính sách của Ban lãnh đạo Nhà nước đã xây dựng những trại định cư cho nhân dân ở những nơi có nguồn nước và đặc biệt hơn cả là chống lại sự xâm lược của quân Somalia. Nhưng những vấn đề về nông nghiệp vẫn không được Nhà nước chú ý và quan tâm đúng mức. Từ năm 1983 đến 1985, ở Ethiopia đã xảy ra nạn đói làm khoảng 1 triệu người chết.

    Đó là nguyên nhân của những cuộc nổi dậy của các lực lượng chống đối. Đặc biệt là vào tháng 5 năm 1991, sau khi nhiều nước xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ, các cuộc nổi dậy tiến sát vào thủ đô Addis Ababa. Trước tình hình đó Mengistu tuyên bố từ bỏ chức vụ và lưu vong sang Zimbabwe.

    Các lực lượng chống đối lên nắm chính quyền, thay đổi quốc hiệu, quốc huy, quốc khánh thiết lập nhà nước phi cộng sản. Tình hình chính trị Ethiopia vẫn diễn ra phức tạp, các phe phái vẫn xung đột dữ dội từ đó cho tới nay

    ^ Clapham, Christopher, "Ḫaylä Śəllase" in Siegbert von Uhlig, ed., Encyclopaedia Aethiopica: D-Ha (Wiesbaden:Harrassowitz Verlag, 2005), pp. 1062–3. ^ Clapham, "Ḫaylä Śəllase", Encyclopaedia Aethiopica, p. 1063. ^ “Mert Sahinoglu › Chronology of Slavery”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2009. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. ^ “Women and Slavery: Africa, the Indian Ocean world, and the medieval north Atlantic”. Google Books. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. ^ Raul Valdes Vivo, Ethiopia's Revolution (International Publishers: New York, 1977) p.115. ^ Raul Valdes Vivo, Ethiopia's Revolution, p, 115. ^ Raul Valde Vivos, Ethiopia's Revolution, p. 21. ^ Raul Valdes Vivo, Ethiopia's Revolution, p. 21. ^ Raul Valdes Vivo, Ethiopia's Revolution, p. 25.
    Read less

Where can you sleep near Ethiopia ?

Booking.com
487.357 visits in total, 9.187 Points of interest, 404 Đích, 42 visits today.