Thành cổ Bern

Thành cổ Bern (tiếng Đức: Altstadt Berner) là trung tâm thành thời Trung Cổ của thành phố Bern, Thụy Sĩ. Được xây dựng trên một ngọn đồi hẹp được bao quanh ba mặt bởi dòng sông Aare, bố cục của nó về cơ bản vẫn không bị xáo trộn kể từ khi được xây dựng vào thế kỷ 12 cho đến 15. Mặc dù một trận hỏa hoạn lớn xảy ra vào năm 1405 nhưng sau đó phần lớn thành phố được xây dựng lại bằng đá sa thạch cùng với những nỗ lực đáng kể trong thế kỷ 18 khiến thành cổ vẫn giữ được nét đặc trưng thời Trung Cổ.

Thành cổ là nơi có nhà máy cao nhất Thụy Sĩ cùng các nhà thờ, cầu và một bộ sưu tập lớn các đài phun nước thời Phục hưng. Ngoài các tòa nhà lịch sử thì trụ sở của Hội đồng Liên bang, bang và thành phố cũng nằm trong khu vực thành cổ này. Thành cổ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1983 cốt lõi là những công trình thời Trung Cổ nhỏ gọn còn nguyên vẹn và là một ví dụ tuyệt vời về việc kết hợp thế giới hiện đại vào một thành phố thời Trung C...Xem thêm

Thành cổ Bern (tiếng Đức: Altstadt Berner) là trung tâm thành thời Trung Cổ của thành phố Bern, Thụy Sĩ. Được xây dựng trên một ngọn đồi hẹp được bao quanh ba mặt bởi dòng sông Aare, bố cục của nó về cơ bản vẫn không bị xáo trộn kể từ khi được xây dựng vào thế kỷ 12 cho đến 15. Mặc dù một trận hỏa hoạn lớn xảy ra vào năm 1405 nhưng sau đó phần lớn thành phố được xây dựng lại bằng đá sa thạch cùng với những nỗ lực đáng kể trong thế kỷ 18 khiến thành cổ vẫn giữ được nét đặc trưng thời Trung Cổ.

Thành cổ là nơi có nhà máy cao nhất Thụy Sĩ cùng các nhà thờ, cầu và một bộ sưu tập lớn các đài phun nước thời Phục hưng. Ngoài các tòa nhà lịch sử thì trụ sở của Hội đồng Liên bang, bang và thành phố cũng nằm trong khu vực thành cổ này. Thành cổ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1983 cốt lõi là những công trình thời Trung Cổ nhỏ gọn còn nguyên vẹn và là một ví dụ tuyệt vời về việc kết hợp thế giới hiện đại vào một thành phố thời Trung Cổ. Nhiều tòa nhà trong khu vực thành cổ được xếp hạng trong danh sách tài sản văn hóa quốc gia.

Lịch sử

Các khu định cư sớm nhất trong thung lũng của Aare có từ thời đại đồ đá mới. Trong thế kỷ 2 trước Công nguyên (TCN), thung lũng là nơi định cư của bộ lạc Helvetii. Sau cuộc chinh phục xứ Gallia của những người La Mã ở Helvetia, một khu định cư La Mã nhỏ được thành lập ở gần khu vực thành cổ. Tuy nhiên, khu định cư này nhanh chóng bị bỏ hoang trong thế kỷ 2 sau Công nguyên. Từ thời điểm đó cho đến khi thành lập Bern thì khu vực vẫn ổn định.

Thành lập

Lịch sử của thành phố Bern bắt đầu được thành lập bởi Công tước Berthold V vào năm 1191. Truyền thuyết địa phương kể rằng, công tước thề sẽ đặt tên thành phố theo con vật đầu tiên mà ông ta gặp trong cuộc đi săn, hóa ra là một con gấu.[1] Cả tên của thành phố (Bern có thể là viết tắt của Bär(e) n, bears) và con vật trên phù hiệu của nó đều xuất phát từ truyền thuyết này. Vào thời điểm đó, phần lớn Thụy Sĩ ngày nay (khi đó được coi là một phần của miền nam Bourgogne) thuộc thẩm quyền của nhà Zähringen. Các nhà lãnh đạo của Zähringer mặc dù không có công quốc thực sự của riêng họ nhưng đều được trao quyền công tước theo sắc lệnh của Vương quốc Đức, thực thi quyền lực của vương quốc ở phía nam sông Rhein. Để thiết lập quyền cai trị ở đó, họ đã thành lập hoặc mở rộng nhiều khu định cư như là Fribourg năm 1157, Bern, Burgdorf và Morat.[2]

Khu vực được Berchtold V chọn là một đồi bán đảo bao quanh ba mặt là sông Aare. Vị trí này giúp cho thành phố tự bảo vệ một cách dễ dàng, và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của nó. Hình dạng dài và hẹp của bán đảo khiến thành phố phát triển thành nhiều dãy nhà dài song song. Đường giao thông chính duy nhất (hướng về phía bắc và nam) được phát triển dọc theo các bức tường thành cho phép mở rộng thành phố. Do đó, các đường giao nhau với nó đánh dấu các giai đoạn phát triển ở thành phố cổ Bern. Cuối phía đông của bán đảo là một pháo đài nhỏ có tên là lâu đài Nydegg được thành lập bởi Berchtold IV vào nửa sau của thế kỷ 12.[3]

Mở rộng lần thứ nhất năm 1191

Quá trình mở rộng Bern lần đầu tiên vào năm 1191 khi thành phố được thành lập. Nhiều khả năng thành phố ban đầu bắt đầu tại lâu đài Nydegg cho đến tháp đồng hồ Zytglogge. Thành phố bị chia cắt bởi ba trục đường dọc, trải dài từ lâu đài cho đến tường thành. Vị trí nhà thờ và hình dạng của những mái hiên là điển hình cho một thành phố nhà Zähringer.[3]

Trong nửa đầu thế kỷ 13, hai đường phố được bổ sung (Brunngasse và Herrengasse). Brunngasse là một con đường hình bán nguyệt ở phía bắc thành phố trong khi Herrengasse nằm ở phía nam. Một cây cầu gỗ được xây dựng bắc qua sông Aare cho phép gia tăng hoạt động thương mại và các khu định cư bị giới hạn ở bờ đông của dòng sông.

Mở rộng lần thứ hai từ 1255 tới 1260

Trong nửa sau thế kỷ 13, nền móng ven sông của lâu đài Nydegg được gia cố và kết nối với một bức tường thành phố mới ở phía tây. Bức tường này đã được thêm vào để bảo vệ bốn con đường, lúc bây giờ được gọi là Thành phố Mới hoặc Thành phố Savoy nằm ở bên ngoài Zytglogge. Bức tường mới phía tây bao gồm một cổng được gọi là Käfigturm (Cổng Nhà tù)

Mở rộng lần thứ ba từ 1344 tới 1346

Trong gần một thế kỷ, Käfigturm vẫn là ranh giới phía tây của Bern. Tuy nhiên, khi thành phố phát triển, mọi người bắt đầu định cư bên ngoài các bức tường thành phố. Năm 1344, thành phố bắt đầu xây dựng một bức tường thứ ba để bảo vệ khi dân số ngày càng tăng. Đến năm 1346, dự án đã hoàn thành, sáu đường phố mới được bảo vệ bởi một bức tường và tháp Christoffelturm (Tháp Thánh Christopher). Christoffelturm sau đó trở thành ranh giới phía tây của Bern cho đến tận thế kỷ 19. Từ 1622 đến 1634, một loạt các bức tường phòng thủ và các điểm kiên cố đã được thêm vào bên ngoài Christoffelturm. Những bức tường phòng thủ này được biết đến với cái tên Grosse Schanze và Kleine Schanze (redoubt lớn và nhỏ tương ứng) cũng như Schanzegraben (redoubt hào mương hoặc hào phòng vệ) không bao giờ được sử dụng làm không gian sống cho thành phố mặc dù Schanzengraben cũng đã được sử dụng trong một thời gian như là nhà Bärengraben.

Đại hỏa hoạn 1405  Đường có mái vòm trong Thành cổ Bern

Thành cổ Bern được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vì "một khái niệm đặc biệt về quy hoạch mạch lạc" và bởi vì "thị trấn thời Trung Cổ... vẫn giữ được nét nguyên bản của nó".[4] Tuy nhiên, Bern nợ khái niệm "quy hoạch mạch lạc" và các cung đường có mái vòm nổi tiếng của nó đã bị phá hủy bởi một thảm họa. Năm 1405, một đám cháy bùng phát ở Bern, nơi chủ yếu là các tòa nhà bằng gỗ vào thời điểm đó. Ngọn lửa lan ra khắp thành phố và phá hủy hầu hết các tòa nhà. Sau thảm họa này, thành phố được xây dựng lại với tất cả các ngôi nhà bằng đá sa thạch theo phong cách Trung Cổ tương tự. Các đường có mái vòm được thêm vào trong suốt thế kỷ 15 khi những ngôi nhà được mở rộng trên những tầng gác thượng đua ra ngoài các con phố. Trong suốt ba thế kỷ tiếp theo, các ngôi nhà đã được sửa đổi, nhưng các yếu tố thiết yếu (đá xây dựng, đường có mái vòm) vẫn còn.

Vào thế kỷ 16, khi Bern trở thành một thành bang hùng mạnh và giàu có các đài phun nước công cộng đã được thêm vào. Một số đài phun nước trên đỉnh là những điêu khắc mang tính biểu tượng, 11 đài phun nước được xây dựng từ thời kỳ đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Các đài phun nước công cộng nhằm thể hiện sức mạnh và sự giàu có của thành phố cũng như cung cấp nước ngọt cho công dân của thành phố. Nhìn chung, thành phố gần như không thay đổi trong hai thế kỷ tiếp theo.

Mở rộng và phá hủy Christoffelturm  Tranh vẽ Bern, khoảng năm 1820

Đến đầu thế kỷ 19, Bern đã mở rộng hết mức có thể trong các bức tường thành phố cổ. Ngày càng có nhiều người sống bên ngoài các bức tường thành phố trong các cộng đồng dân cư lân cận. Trong suốt thế kỷ 19, thành phố hiện đại ngày càng rộng dần ra xung quanh thành cổ nhưng không ép buộc phải phá hủy đi vùng lõi thời Trung Cổ. Tuy nhiên, sự phát triển xung quanh thành cổ đã kéo theo một số dự án.

Trong thành cổ Bern, nhiều tòa nhà bằng đá cũ kỹ đã được cải tạo mà không làm thay đổi hình dáng bên ngoài. Tháp chuông cuối cùng đã được hoàn thành trên đại giáo đường (Münster) làm cho nó trở thành nhà thờ cao nhất ở Thụy Sĩ. Một cây cầu mới được xây dựng qua sông Aare tại Nydegg vào năm 1842 đến 1844. Cây cầu này lớn hơn cây cầu cũ vẫn còn đứng vững có tên là Untertorbrücke đã được xây dựng từ năm 1461 đến 1487.

Một trong những dự án lớn nhất là đề xuất phá hủy Christoffelturm để mở rộng ra phía tây của thành phố. Sau một cuộc bỏ phiếu thì không lâu sau quyết định loại bỏ tháp Christoffelturm và bức tường thành phố được đưa ra vào ngày 15 tháng 12 năm 1864. Mùa xuân năm sau đó, Gottlieb Ott đã lãnh đạo một nhóm tháo dỡ tòa tháp. Hiện tại, vị trí của tòa tháp Christoffelturm là một nút giao thông đường bộ lớn, trạm xe buýt và nhà ga xe lửa trung tâm của Bern.

Thủ đô liên bang thế kỷ 20   Mặt phía bắc của Tòa nhà Quốc hội cho thấy sự kết nối với hai Bundesrathaus bên sườn.

Sau cuộc chiến tranh Liên minh riêng lẻ vào năm 1847, Thụy Sĩ đã thành lập Hiến pháp Liên bang và Bern được chọn làm thủ đô của Nhà nước Liên bang mới. Việc bỏ phiếu để biến Bern thành thủ đô liên bang cũng chính là nơi tiếp nhận với một chút nhiệt tình nhỉnh hơn (419 so với 313 phiếu) tại Bern[5] do lo ngại về chi phí. Bundesrathaus hay Tòa nhà Quốc hội đầu tiên được xây dựng vào năm 1852–1857 bởi thành phố Bern theo phong cách Tân Phục hưng. Nó là hình ảnh phản chiếu của Bundeshaus Ost (Tòa nhà Liên bang Đông) được xây dựng vào năm 1884–1892. Sau đó, vào năm 1894–1902,Parlamentsgebäude hay Tòa nhà Quốc hội đã được xây dựng giữa hai tòa nhà trên.[6] Ba tòa nhà Quốc hội đại diện cho phần lớn các công trình Liên bang mới được xây dựng ở Thành cổ. Hầu hết các tòa nhà khác gắn với thủ đô của một quốc gia được đặt bên ngoài Thành cổ hoặc sử dụng các tòa nhà hiện có tại đó.

Trong nhiều thế kỷ, Bärengraben (Hố Gấu) nổi tiếng đặt tại đây. Theo nhà sử học người Bern Valerius Anshelm, những con gấu đầu tiên được giữ tại Bärenplatz (Quảng trường Gấu) vào năm 1513.[1] Sau đó chúng được chuyển từ Bärenplatz đến Schanzengraben gần tháp Christoffelturm cũ vào năm 1764. Tuy nhiên, những con gấu vẫn có mặt trong thành phố cổ cho đến khi việc mở rộng thủ đô mới buộc phải di rời chúng ra ngoài. Những con gấu và Bärengraben đã được chuyển từ Thành phố cổ qua sông Aare vào ngày 27 tháng 5 năm 1857.[1]

Thế kỷ 20, Bern đã phải đối mặt với việc kết hợp thế giới hiện đại vào một thành phố thời Trung Cổ. Quảng trường nơi từng có tháp Christoffelturm đã trở thành trạm dừng xe buýt trung tâm của thành phố. Nhà ga xe lửa chính được xây dựng bên dưới quảng trường và thực sự là nó bao gồm một số nền móng cũ của tháp Christoffelturm cùng các bức tường thành trong nhà ga. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất là tích hợp lưu lượng xe ô tô ra vào Thành phố cổ. Do số lượng các tòa nhà quan trọng trong Thành cổ và vị trí trung tâm của nó nên không thể cấm hoàn toàn phương tiện ra vào khu vực này. Trong khi một số đường phố vẫn là khu vực dành cho người đi bộ, hầu hết các đường phố lớn đều có xe buýt thành phố, xe điện hoặc phương tiện cá nhân.

^ a b c The Old Bärengraben Lưu trữ 2007-11-10 tại Wayback Machine accessed ngày 25 tháng 4 năm 2008 (tiếng Đức) ^ Zähringen, von bằng các tiếng Đức, Pháp, và Ý trong quyển Từ điển lịch sử Thụy Sĩ. ^ a b Bern (Gemeinde) Section 1.4 bằng các tiếng Đức, Pháp, và Ý trong quyển Từ điển lịch sử Thụy Sĩ. ^ UNESCO World Heritage List Description of the Old City of Bern. Accessed ngày 25 tháng 4 năm 2008 ^ Bern (Gemeinde) Section 3.2 bằng các tiếng Đức, Pháp, và Ý trong quyển Từ điển lịch sử Thụy Sĩ. ^ Bundeshaus (Parliament Building) bằng các tiếng Đức, Pháp, và Ý trong quyển Từ điển lịch sử Thụy Sĩ.
Photographies by:
Statistics: Position
1118
Statistics: Rank
103071

Viết bình luận

Câu hỏi này dùng để kiểm tra xem bạn là người hay là chương trình tự động.

Security
268417539Click/tap this sequence: 4917

Google street view

Where can you sleep near Thành cổ Bern ?

Booking.com
487.349 visits in total, 9.186 Points of interest, 404 Đích, 34 visits today.