Context of Sikkim

Sikkim (tiếng Nepal: सिक्किम, tiếng Sikkim: སུ་ཁྱིམ་), hay Xích Kim, Tích Kim (錫金) là một bang nội lục của Ấn Độ. Bang nằm trên dãy Himalaya, có biên giới quốc tế với Nepal ở phía tây (giáp tỉnh số 1), với Tây Tạng ở phía bắc và đông, với Bhutan ở phía đông (giáp vùng hành chính Samtse). Sikkim có biên giới quốc nội với bang Tây Bengal ở phía nam.

Dân số Sikkim là 607.688 theo điều tra dân số năm 2011, là bang ít dân nhất tại Ấn Độ và là bang có diện tích nhỏ thứ hai sau Goa, với tổng diện tích khoảng 7.096 km2 (2.740 dặm vuông Anh). Sikkim có sự đa dạng về địa lý do vị trí trên dãy Himalaya; khí hậu biến đổi từ khí hậu cận nhiệt đới đến khí hậu núi cao, và đỉnh cao thứ ba trên thế giới là Kangchenjunga nằm trên biên giới giữa Sikkim với Nepal. Sikkim là một điểm đến du lịch nổi tiếng, với các đặc điểm về văn hóa, cảnh quan và đa dạng sinh học. Sikkim có trạm biên mậu Nathu La giữa Ấn Độ ...Xem thêm

Sikkim (tiếng Nepal: सिक्किम, tiếng Sikkim: སུ་ཁྱིམ་), hay Xích Kim, Tích Kim (錫金) là một bang nội lục của Ấn Độ. Bang nằm trên dãy Himalaya, có biên giới quốc tế với Nepal ở phía tây (giáp tỉnh số 1), với Tây Tạng ở phía bắc và đông, với Bhutan ở phía đông (giáp vùng hành chính Samtse). Sikkim có biên giới quốc nội với bang Tây Bengal ở phía nam.

Dân số Sikkim là 607.688 theo điều tra dân số năm 2011, là bang ít dân nhất tại Ấn Độ và là bang có diện tích nhỏ thứ hai sau Goa, với tổng diện tích khoảng 7.096 km2 (2.740 dặm vuông Anh). Sikkim có sự đa dạng về địa lý do vị trí trên dãy Himalaya; khí hậu biến đổi từ khí hậu cận nhiệt đới đến khí hậu núi cao, và đỉnh cao thứ ba trên thế giới là Kangchenjunga nằm trên biên giới giữa Sikkim với Nepal. Sikkim là một điểm đến du lịch nổi tiếng, với các đặc điểm về văn hóa, cảnh quan và đa dạng sinh học. Sikkim có trạm biên mậu Nathu La giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Thủ phủ và thành phố lớn nhất của Sikkim là Gangtok.

Theo truyền thuyết, đại sư Phật giáo Liên Hoa Sinh đến Sikkim vào thế kỷ 8 CN, đưa đến Phật giáo và báo hiệu một thời kỳ quân chủ Sikkim. Triều đại Namgyal của Sikkim được hình thành vào năm 1642. Trong 150 năm sau đó, vương quốc thường xuyên phải chịu các cuộc tấn công và để mất lãnh thổ cho Nepal. Trong thế kỷ 19, Sikkim liên minh với Ấn Độ thuộc Anh, cuối cùng trở thành một nước được Anh bảo hộ. Năm 1975, một cuộc trưng cầu dân ý dẫn đến việc bãi bỏ chế độ quân chủ tại Sikkim, và lãnh thổ này hợp nhất với Ấn Độ.

Người Nepal hiện là dân tộc chiếm đa số tại Sikkim, và bang có 11 ngôn ngữ chính thức: Nepal (ngôn ngữ chung), Sikkim, Lepcha, Tamang, Limbu, Newari, Rai, Gurung, Magar, Sunwar và Anh. Tiếng Anh được giảng dạy trong trường học và được sử dụng trong văn kiện của chính phủ. Các tôn giáo chiếm ưu thế tại Sikkim là Ấn Độ giáo và Phật giáo Kim cương thừa. Kinh tế Sikkim dựa phần lớn vào nông nghiệp và du lịch. Sikkim nằm trong số các bang và lãnh thổ tăng trưởng nhanh nhất tại Ấn Độ trong giai đoạn 2000-2007.

More about Sikkim

Population, Area & Driving side
  • Population 657876
  • Diện tích 7096
Lịch sử
  • Lịch sử Thành lập chế độ quân chủ

    Ít biết về lịch sử cổ đại của Sikkim, ngoài thực tế rằng các cư dân ban đầu là người Lepcha.[1] Các đề cập lịch sử sớm nhất về Sikkim là một ghi chép hành trình của đại sư Phật giáo Liên Hoa Sinh, ông đi qua vùng đất này vào thế kỷ 8.[2] Đại sư được thuật là đã ban phúc cho vùng đất, đưa đến Phật giáo, và báo hiệu thời kỳ quân chủ xảy đến tại Sikkim trong các thế kỷ sau đó. Theo truyền thuyết, Khye Bumsa là một thành viên trong thế kỷ 14 của nhà Minyak tại Kham thuộc đông bộ Tây Tạng, ông nhận được một thiên khải thần thánh chỉ dẫn ông đi về phía nam để tìm vận mệnh của mình. Phuntsog Namgyal là một hậu duệ đời thứ 5 năm Khye Bumsa, năm 1642 ba lạt ma đáng kính tôn phong ông làm Chogyal (pháp vương) đầu tiên tại Yuksom, chế độ quân chủ Sikkim hình thành.[3]

    ...Xem thêm
    Lịch sử Thành lập chế độ quân chủ

    Ít biết về lịch sử cổ đại của Sikkim, ngoài thực tế rằng các cư dân ban đầu là người Lepcha.[1] Các đề cập lịch sử sớm nhất về Sikkim là một ghi chép hành trình của đại sư Phật giáo Liên Hoa Sinh, ông đi qua vùng đất này vào thế kỷ 8.[2] Đại sư được thuật là đã ban phúc cho vùng đất, đưa đến Phật giáo, và báo hiệu thời kỳ quân chủ xảy đến tại Sikkim trong các thế kỷ sau đó. Theo truyền thuyết, Khye Bumsa là một thành viên trong thế kỷ 14 của nhà Minyak tại Kham thuộc đông bộ Tây Tạng, ông nhận được một thiên khải thần thánh chỉ dẫn ông đi về phía nam để tìm vận mệnh của mình. Phuntsog Namgyal là một hậu duệ đời thứ 5 năm Khye Bumsa, năm 1642 ba lạt ma đáng kính tôn phong ông làm Chogyal (pháp vương) đầu tiên tại Yuksom, chế độ quân chủ Sikkim hình thành.[3]

     Tượng Liên Hoa Sinh (Guru Rinpoche), thánh bảo hộ của Sikkim. Tượng thần tại Namchi cao 36 mét.

    Năm 1670, con của Phuntsog Namgyal là Tensung Namgyal kế vị vương vị, ông thiên đô từ Yuksom đến Rabdentse. Năm 1700, người Bhutan xâm chiếm Sikkim với sự giúp đỡ của người chị khác mẹ của Chogyal Chakdor Namgyal do bà muốn đoạt vị. Người Tạng đẩy lui người Bhutan và phục vị cho Chakdor Namgyal. Dưới thời Gyurmed Namgyal từ năm 1717 đến năm 1733, vương quốc phải ứng phó với nhiều cuộc đột kích của người Nepal ở phía tây và của người Bhutan ở phía đông, cực độ là việc người Nepal phá hủy kinh đô Rabdentse.[4] Năm 1791, triều Thanh đưa quân đến hỗ trợ Sikkim và phòng thủ Tây Tạng chống lại Vương quốc Gorkha tại Nepal hiện nay. Sau khi đánh bại Gorkha, triều Thanh thiết lập quyền kiểm soát đối với Sikkim.[5]

    Sikkim thời Ấn Độ thuộc Anh

    Sau khi Anh Quốc bắt đầu cai trị Ấn Độ, Sikkim liên minh với Anh Quốc để chống lại kẻ thù chung là Nepal. Người Nepal tấn công Sikkim, tràn ngập hầu hết khu vực, bao gồm cả Terai. Điều này thúc đẩy Công ty Đông Ấn Anh tấn công Nepal, dẫn đến Chiến tranh Gurkha năm 1814.[6] Các hiệp định được ký kết giữa Sikkim và Nepal, với kết quả là Nepal trao trả lại lãnh thổ bị họ thôn tính, vào năm 1817. Tuy nhiên, các quan hệ giữa Sikkim và người Anh trở nên suy yếu khi người Anh bắt đầu đánh thuế tại khu vực Morang. Năm 1849, hai bác sĩ Anh Quốc là Joseph Dalton Hooker và Arthur Campbell (người phụ trách quan hệ giữa chính phủ Anh Quốc và Sikkim), mạo hiểm tiến vào các dãy núi của Sikkim mà không báo trước và không được phép.[7] Hai bác sĩ bị chính phủ Sikkim giam giữ, khiến người Anh tiến hành một cuộc viễn chinh chống Sikkim, sau đó huyện Darjeeling và Morang bị sáp nhập vào Ấn Độ thuộc Anh năm 1853. Cuộc xâm chiếm khiến Chogyal của Sikkim trở thành một quân chủ danh nghĩa nằm dưới quyền chi phối của thống đốc Anh.[8] Năm 1890, Sikkim trở thành một nước bảo hộ của Anh, và dần được trao cho thêm chủ quyền trong ba thập niên sau đó.[9]

    Sau khi Ấn Độ độc lập  Palden Thondup Namgyal (trị vì 1963-1975) của Sikkim.

    Năm 1947, khi Ấn Độ độc lập, một cuộc tuyển cử đại chúng tại Sikkim có kết quả là từ chối gia nhập Ấn Độ, và Thủ tướng Jawaharlal Nehru chấp thuận một tình trạng bảo hộ đặc biệt đối với Sikkim. Ấn Độ có quyền tôn chủ đối với Sikkim, theo đó Ấn Độ kiểm soát đối ngoại, quốc phòng, ngoại giao và truyền thông của Sikkim, song Sikkim được giữ quyền tự trị hành chính. Một quốc vụ viện được thành lập vào năm 1953, cho phép có một chính phủ lập hiến dưới quyền Chogyal. Trong khi đó, Đảng Quốc đại Sikkim yêu cầu tổ chức tuyển cử mới và đại diện lớn hơn cho người Nepal tại Sikkim. Chogyal đương thời là Palden Thondup Namgyal tỏ ra rất không được lòng dân, và đến năm 1973, bạo loạn trước cung điện của Chogyal dẫn đến một yêu cầu chính thức về việc Ấn Độ bảo hộ.

    Năm 1975, Thủ tướng Sikkim kêu gọi Quốc hội Ấn Độ cho phép Sikkim trở thành một bang của Ấn Độ. Vào ngày tháng 4 năm đó, Quân đội Ấn Độ chiếm được thành phố Gangtok và tước vũ khí vệ binh cung điện của Chogyal. Sau đó, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức với kết quả là 97,5% cử tri đi bầu ủng hộ bãi bỏ chế độ quân chủ, tán thành hợp nhất với Ấn Độ. Mặc dù nhà cầm quyền Ấn Độ tuyên bố việc hợp nhất là theo ý nguyện của nhân dân Sikkim, song hành động này bị chỉ trích rộng rãi là một hành động thôn tính và Ấn Độ bị cáo buộc lợi dụng khai thác chia rẽ sắc tộc và gian lận trong trưng cầu dân ý.[10] Ngày 16 tháng 5 năm 1975, Sikkim trở thành bang thứ 22 của Ấn Độ.[11] Để cho phép hợp nhất bang mới, Quốc hội Ấn Độ sửa lại Hiến pháp Ấn Độ. Đầu tiên là tu chính án 35 định ra một bộ các quy định mà theo đó Sikkim trở thành một "quốc gia liên kết".[12] Sau đó, tu chính án 36 công nhận Sikkim là một bang đầy đủ, được thêm tên vào điều thứ một trong Hiến pháp.[13]

    Chính phủ Trung Quốc công nhận Sikkim là một bang của Ấn Độ vào năm 2003, với điều kiện Ấn Độ chính thức công nhận Tây Tạng là một bộ phận của Trung Quốc.[14] Hiệp định năm 2003 làm tan băng quan hệ Ấn-Trung,[15] và đến ngày 6 tháng 7 năm 2006, đèo Nathu La trên dãy Himalaya thuộc Sikkim được mở cửa cho mậu dịch xuyên biên giới, trở thành biên giới mở đầu tiên giữa hai quốc gia sau chiến tranh Trung-Ấn.[16]

    ^ “Lepchas and their Tradition”. Sikkim.nic.in. Truy cập 6 tháng 7 năm 2013. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên SikkimEcclDept ^ Central Asia. Area Study Centre (Central Asia), University of Peshawar. v. 41, no. 2. 2005. tr. 50–53. ^ Singh, O. P. (1985). Strategic Sikkim. Stosius/Advent Books. tr. 42. ISBN 0-86590-802-8. ^ Singh, O. P. p. 43 ^ Jha, Pranab Kumar (1985). History of Sikkim, 1817–1904: Analysis of British Policy and Activities. O.P.S. Publishers. tr. 11. ASIN B001OQE7EY. ^ “Sikkim and Tibet”. Blackwood's Edinburgh magazine. William Blackwood. 147: 658. tháng 5 năm 1890. ^ “History of Sikkim”. Chính phủ Sikkim. 29 tháng 8 năm 2002. Truy cập 12 tháng 10 năm 2006. ^ Bell, Charles (1992). Tibet: Past and Present. Motilal Banarsidass. tr. 170–174. ISBN 81-208-1048-1. ^ Nathalie Tocci biên tập (2008). Who is a Normative Foreign Policy Actor?: The European Union and Its Global Partners. Centre for European Policy Studies. ISBN 978-9290797791. ^ “About Sikkim”. Official website of the Chính phủ Sikkim. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2009. Truy cập 15 tháng 6 năm 2009. ^ “Statement of Objects and Reasons appended to the Constitution (Thirty-sixth Amendment) Bill, 1974 which was enacted as the Constitution (Thirty-fifth Amendment) Act, 1974”. Trung tâm Thông tin quốc gia, Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Ấn Độ. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2014. ^ “Statement of Objects and Reasons appended to the Constitution (Thirty-eighth Amendment) Bill, 1975 which was enacted as the Constitution (Thirty-sixth Amendment) Act, 1975”. Trung tâm Thông tin quốc gia, Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Ấn Độ. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2014. ^ “India and China agree over Tibet”. BBC News. 24 tháng 6 năm 2003. Truy cập 19 tháng 6 năm 2011. ^ Baruah, Amit (12 tháng 5 năm 2005). “China backs India's bid for U.N. Council seat”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2005. Truy cập 12 tháng 10 năm 2006. ^ “Historic India-China link opens”. BBC. 6 tháng 7 năm 2006. Truy cập 12 tháng 10 năm 2006.
    Read less

Where can you sleep near Sikkim ?

Booking.com
491.777 visits in total, 9.211 Points of interest, 405 Đích, 48 visits today.