România

Diana Popescu, uploaded by Utilizator:Dv popescu at ro.wikipedia - CC BY-SA 3.0 ro Țetcu Mircea Rareș - CC BY-SA 4.0 TiberiuSahlean - CC BY-SA 3.0 ro Țetcu Mircea Rareș - CC BY-SA 4.0 Țetcu Mircea Rareș - CC BY-SA 4.0 No machine-readable author provided. Kafka~commonswiki assumed (based on copyright claims). - Public domain Andrei Stroe - CC BY-SA 2.5 Pudelek - CC BY-SA 4.0 Bogdan Muraru - CC BY-SA 3.0 Țetcu Mircea Rareș - CC BY-SA 4.0 Andrei Stroe - CC BY-SA 3.0 ro No machine-readable author provided. Kafka~commonswiki assumed (based on copyright claims). - Public domain No machine-readable author provided. Kafka~commonswiki assumed (based on copyright claims). - Public domain Alexandru Baboș - CC BY-SA 3.0 ro T.Voekler - CC BY-SA 3.0 Horia Varlan from Bucharest, Romania - CC BY 2.0 No machine-readable author provided. Kafka~commonswiki assumed (based on copyright claims). - Public domain Diana Popescu - CC BY-SA 3.0 ro Asybaris01 - CC BY-SA 4.0 Herczeg László - CC BY-SA 3.0 Andrei Stroe - CC BY 3.0 Cezar Suceveanu. Original uploader was Cezarika1 at ro.wikipedia - CC BY 2.5 No machine-readable author provided. Kafka~commonswiki assumed (based on copyright claims). - Public domain Gabi Agu - CC BY 2.0 Zamolx - Public domain Neighbor's goat - CC BY-SA 3.0 ro Maria Lupan - CC BY-SA 4.0 Marion H. T. - CC0 Paraschiv Alexandru - CC BY-SA 3.0 ro Happyblissy - CC BY-SA 4.0 Leontin l - CC BY-SA 4.0 No machine-readable author provided. Kafka~commonswiki assumed (based on copyright claims). - Public domain Djphazer - CC BY-SA 3.0 ro Alex Moise - CC BY-SA 3.0 ro Mihai Petre - CC BY-SA 3.0 ro Kiki Vasilescu - CC BY-SA 4.0 Mihai Petre - CC BY-SA 3.0 ro Alex Moise - CC BY-SA 3.0 ro Europeana EU - CC BY 2.0 Otto Schemmel - Public domain Paszczur01 - CC BY-SA 3.0 ro Țetcu Mircea Rareș - CC BY-SA 3.0 ro Otto Schemmel - Public domain No images

Context of România

Romania (tiếng România: România IPA: [romɨ'ni.a], trong tiếng Việt thường được gọi là Rumani theo tiếng Pháp: Roumanie), là một quốc gia nằm tại đông nam châu Âu, với diện tích 238.391 km². România giáp với Ukraina và Moldova về phía bắc và đông bắc; giáp với Hungary về phía tây bắc; giáp với Serbia về phía tây nam; giáp với Bulgaria về phía nam và giáp với Biển Đen về phía đông. Nước này nằm trên phần lớn diện tích của đồng bằng sông Danube.

Tính đến năm 2017, dân số của nước này là 19.638.000 người, đất nước này là quốc gia thành viên đông dân thứ bảy của Liên minh châu Âu và thứ mười một của châu Âu. Thủ đô và thành phố lớn nhất của România - Bucharest, là thành phố lớn thứ sáu ở EU và lớn thứ 10 trên lục địa châu Âu, với 2.106.144 cư dân vào năm 2016. Các khu đô thị lớn khác bao gồm Iași, Timișoara, Cluj-Napoca, Constanța, Craiova và Galați.

Lịch sử Rom...Xem thêm

Romania (tiếng România: România IPA: [romɨ'ni.a], trong tiếng Việt thường được gọi là Rumani theo tiếng Pháp: Roumanie), là một quốc gia nằm tại đông nam châu Âu, với diện tích 238.391 km². România giáp với Ukraina và Moldova về phía bắc và đông bắc; giáp với Hungary về phía tây bắc; giáp với Serbia về phía tây nam; giáp với Bulgaria về phía nam và giáp với Biển Đen về phía đông. Nước này nằm trên phần lớn diện tích của đồng bằng sông Danube.

Tính đến năm 2017, dân số của nước này là 19.638.000 người, đất nước này là quốc gia thành viên đông dân thứ bảy của Liên minh châu Âu và thứ mười một của châu Âu. Thủ đô và thành phố lớn nhất của România - Bucharest, là thành phố lớn thứ sáu ở EU và lớn thứ 10 trên lục địa châu Âu, với 2.106.144 cư dân vào năm 2016. Các khu đô thị lớn khác bao gồm Iași, Timișoara, Cluj-Napoca, Constanța, Craiova và Galați.

Lịch sử România chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lịch sử, văn hóa của La Mã cổ đại. Lãnh thổ România ngày nay được hình thành do sự hợp nhất của nhiều công quốc România thời trung cổ, trong đó quan trọng nhất là Moldavia, Wallachia và Transilvania. Vương quốc România được thành lập và đã giành được độc lập từ tay Đế chế Ottoman, sau đó được cộng đồng quốc tế công nhận vào năm 1878. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, România trở thành một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa có quan hệ gắn bó với Liên Xô. Năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ tại România và nước này quay trở lại con đường tư bản chủ nghĩa. România chính thức trở thành một thành viên của NATO (2004) và Liên minh châu Âu (2007).

Mặc dù là một trong những nước nghèo nhất trong Liên minh châu Âu, nhưng România đứng thứ 50 về chỉ số phát triển con người và là một nước đang phát triển, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm là 7% (tính đến năm 2017). Nền kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành dịch vụ, và là một nhà sản xuất và xuất khẩu máy móc và năng lượng điện, có các công ty sản xuất ôtô như Dacia và OMV Petrom. Đại đa số người România tự nhận mình là Kitô hữu và nói tiếng România. Lịch sử văn hoá của România thường được đề cập đến khi nói về các nghệ sỹ có ảnh hưởng, nhạc sĩ, nhà phát minh và vận động viên thể thao.

More about România

Basic information
  • Currency Leu România
  • Tên bản địa România
  • Calling code +40
  • Internet domain .ro
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 6.4
Population, Area & Driving side
  • Population 19053815
  • Diện tích 238397
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Lịch sử ban đầu
    Lịch sử Lịch sử ban đầu
     
    Khu bảo tồn Pagan tại Sarmizegetusa Regia, thủ đô cũ của Vương quốc Dacia, nay là một phần của hạt Hunedoara.

    Vùng đất România ngày nay đã có những nhóm người khác nhau đến sinh sống từ thời tiền sử. Một mẫu hóa thạch xương hàm của người đàn ông đã được tìm thấy tại România và được xác định có niên đại khoảng 34.000 đến 36.000 năm. Đây được coi là mẫu hóa thạch người cổ nhất tại châu Âu[1]. Bên cạnh đó, một hộp sọ có niên đại khoảng 35.000 đến 40.000 năm cũng được tìm thấy tại một hang động gần Anina đã khẳng định con người đã xuất hiện tại vùng đất România từ rất sớm.

    Các bằng chứng bằng văn bản sớm nhất của những người sống trong lãnh thổ của Romania ngày nay - Getae (các bộ lạc người Thracian từng cư ngụ tại khu vực hai bên hạ Danube, tương ứng với miền Bắc Bulgaria và miền nam România ngày nay), trong cuốn sách Lịch sử của Herodotos (440 TCN)[2]. Các lãnh thổ nằm ở phía bắc sông Danube là nơi sinh sống của người Dacia, được coi là thuộc về các bộ tộc Getae, là một chi nhánh của người Thracia. Vương quốc Dacia được thành lập giữa 82 và 44 TCN trong triều đại của Burebista.

    Những người Dacia đã xuất hiện tại România ít nhất vào khoảng năm 513 trước công nguyên. Dưới sự lãnh đạo của Burebista, Dacia trở thành một quốc gia hùng mạnh và thậm chí còn đe dọa cả một số vùng của Đế quốc La Mã. Trước tình cảnh đó, hoàng đế Julius Caesar dự định mở một chiến dịch lớn chống lại người Dacia nhưng ông đã bị ám sát vào năm 44 trước công nguyên. Không lâu sau đó, Burebista cũng bị ám sát bởi một trong những quý tộc của ông ta. Vương quốc Dacia bị phân thành những quốc gia nhỏ hơn rồi tái thống nhất lại vào năm 95 sau công nguyên dưới sự cai trị của vua Decebalus. Sau đó Dacia lại phải trải qua một giai đoạn đầy biến động cho đến khi hoàng đế La Mã là Marcus Ulpius Nerva Traianus đánh bại Decebalus vào năm 106 sau công nguyên và Dacia trở thành một phần của đế quốc. Nhưng đến năm 271, người La Mã đã phải rút lui do sự xâm lược của người Goth và người Carpi đối với vùng đất này.

    Khoảng năm 271, La Mã rút khỏi Daica. Dân du mục Goth vào chiếm và sinh sống với dân địa phương cho đến thề kỷ 4, khi dân du mục Hung tiến vào. Khu vực Transilvania do dân Gepid và Avar chiếm đóng cho đến thế kỷ VIII. Sau đó bị sáp nhập vào đế quốc Bulgaria đến năm 1018. Trong thế kỷ X - XI, Transilvania thuộc vương quốc Hungary cho đến thế kỷ XVI khi Tỉnh độc lập Transilvania được thành lập. Do sự tàn phá và các gánh nặng về kinh tế, dân địa phương không bị ảnh hưởng bởi dân nhập cư về văn hóa và lối sống. Người Pechenegs, người Cumans và người Uzes cũng được nhắc đến trong quá trình lịch sử trên vùng lãnh thổ România, cho đến sự thành lập của các tỉnh România mang tên gọi Wallachia bởi Basarab I, và Moldavia bởi Dragoş vào thế kỷ thứ XIII và thứ XIV theo thứ tự được kể.

    Vào thời Trung Cổ, người Romani sống trong hai tỉnh độc lập chính: Wallachia (tiếng Romani: Ţara Românească - "Đất của người Romani"), Moldavia (tiếng Romani: Moldova) cũng như tỉnh Transilvania được cai quản bởi Hungary. Vào năm 1475, Stefan III Đại đế xứ Moldavia đã đại thắng trước quân Ottoman trong trận Vaslui. Tuy nhiên, về sau Wallachia và Moldavia lại dần chịu sự bá chủ của Đế quốc Ottoman trong suốt thế kỷ XV và thế kỷ XVI (năm 1476 đối với Wallachia, Moldavia vào năm 1514), như là những nước chư hầu phải nộp triều cống với quyền tự trị hoàn toàn và sự độc lập đối với bên ngoài cuối cùng mất hẳn vào thế kỷ thứ XVIII.

    Một trong những vị vua kiệt xuất của Hungary, Mátyás Corvin (được biết đến trong tiếng România như là Matei Corvin), người trị vì từ 1458-1490, được sinh ra ở Transilvania. Ông tự nhận là người România bởi vì cha ông là người România, Iancu de Hunedoara (Hunyadi János trong tiếng Hungary), và bởi người Hungary vì mẹ ông là người Hungary. Sau này, vào năm 1541, Transilvania trở thành một bang gồm nhiều chủng tộc dưới quyền cai quản của triều đình Ottoman sau trận Mohács.

    Năm 1600, cả ba công quốc được hợp nhất thành một liên minh với tên gọi Thân vương quốc Liên hiệp, dưới sự ca trị của Công tước xứ Wallachia - Mihail Viteazal (1558-9 tháng 8 năm 1601). Trong suốt triều đại ông 3 tỉnh này được cư ngụ đa số bởi người România lần đầu tiên sống dưới cùng một chế độ cai trị.

    Độc lập và chế độ quân chủ  Trận đánh tại cầu Skit, Bucharest, ngày 9 tháng 11 năm 1877, một phần của Cuộc chiến tranh giành độc lập tại România.

    Vào năm 1812 đế quốc Nga sáp nhập Bessarabia, phân nửa phần phía đông của Moldavia (một phần bị mất do Hòa ước Paris (1856)); vào năm 1775 các hoàng đế nhà Habsburg đã sáp nhập phần phía bắc, Bukovina, và Đế quốc Ottoman phần đông-nam, Budjak. Vào cuối thế kỷ XVIII, triều đình Habsburg đã sáp nhập Transilvania vào phần mà sau này trở thành Đế quốc Áo. Trong suốt thời gian thống trị của đế quốc Áo-Hung (1867-1918), người dân România ở vùng Transilvania đã trải qua một sự đàn áp tệ hại nhất dưới hình thức các chính sách Hungary hóa của nhà nước Hungary.

    Nước România hiện đại được thành lập với sự sáp nhập của hai bang Moldavia và Wallachia vào năm 1859 dưới thời Công tước Alexandru Ioan Cuza xứ Moldavia. Ông ta bị thay thế bởi Công tước Karl xứ Hohenzollern-Sigmaringen vào năm 1866. Trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, 1877-78, România chiến đấu ủng hộ phía Nga; trong Hiệp định Berlin, 1878 România được công nhận như là một nước độc lập bởi các nước đế quốc. Để đổi lại việc nhượng cho Nga ba quận phía nam của Bessarabia mà sau này được lấy lại bởi Moldavia sau Chiến tranh Krym vào năm 1852, Vương quốc România đoạt lấy Dobruja. Vào năm 1881 bang này được nâng lên thành một vương quốc và Công tước Carol I trở thành vua Carol I.

    România tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất cùng phe với Đồng minh ba bên. Chiến dịch quân sự của România đã kết thúc thảm hại khi quân Liên minh Trung tâm chinh phục phần lớn đất nước và bắt hoặc giết phần lớn quân đội România chỉ trong vòng 4 tháng. Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, đế quốc Nga hoàng sụp đổ năm 1917 với cuộc Cách mạng Tháng Hai, còn đế quốc Áo-Hung thì tan rã năm 1918. Những sự kiện này cho phép Bessarabia, Bukovina và Transilvania tái gia nhập với Vương quốc România vào năm 1918. Nước Hungary khôi phục sau cuộc chiến đã bãi bỏ các đặc quyền và danh hiệu của Hoàng gia Habsburg trong Hiệp ước Trianon vào năm 1920.

     Hồng quân được chào đón tại Bucharest, tháng 8 năm 1944.

    Trong thời kỳ chiến tranh, România được gọi là România Mare (Đại România), quốc gia này đã đạt đến phần mở rộng lãnh thổ lớn nhất (gần 300 nghìn km²)[3]. Việc thực hiện cải cách nông nghiệp triệt để và việc áp dụng hiến pháp mới tạo ra một khuôn khổ dân chủ và cho phép tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Với sản lượng dầu là 7,2 triệu tấn vào năm 1937, România là nước xuất khẩu lớn thứ hai châu Âu và thứ bảy trên thế giới[4][5], cũng là nước sản xuất lương thực thực phẩm lớn thứ hai châu Âu. Tuy nhiên, đầu những năm 1930 đã được đánh dấu bằng thất nghiệp và đình công, với hơn 25 chính phủ theo sau trong suốt thập kỷ này. Nhiều lần trong những năm trước Thế chiến II, các đảng dân chủ đã bị vướng vào những xung đột với những người phát xít và những người thuộc đảng Mișcarea Legionară (cận vệ sắt) theo xu hướng độc tài của vua Carlos II[6].

    Năm 1940 trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Bắc Bukovina và Bessarabia, Bắc Transilvania và phía nam Dobruja bị chiếm bởi Liên Xô, Hungary và Bulgaria theo thứ tự kể trên. Vua Carol II độc đoán đã thoái vị vào năm 1940 và những năm sau đó România bước vào cuộc chiến tham gia lực lượng của Phe Trục. Sau sự chiếm đóng của Liên Xô, România lấy lại được Bessarabia và phía bắc Bukovina từ nước Nga Xô-viết, dưới sự lãnh đạo của tướng Ion Antonescu. Đức tặng thưởng lãnh thổ Transnistria cho România. Trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Antonescu, liên minh với phát xít Đức, đã đóng một vai trò trong Holocaust, với các chính sách đàn áp và tàn sát người Do Thái, và ở mức độ thấp hơn là người România. Theo một báo cáo phát hành năm 2004 bởi một cơ quan do cựu Tổng thống Ion Iliescu bổ nhiệm và điều hành bởi Elie Wiesel (người đã từng đoạt giải Nobel), các nhà cầm quyền România là thủ phạm trong việc lên kế hoạch và thực hiện việc giết từ 280.000 đến 380.000 người Do Thái, nguyên trong miền đông România thu lại hay chiếm của Liên Xô, dù trong một số tài liệu ước lượng thương vong trong thế chiến II thậm chí còn cao hơn.

    Vào tháng 8 năm 1944 chính quyền Antonescu bị lật đổ, và România gia nhập phe Đồng Minh chống lại phát xít Đức, nhưng vai trò của nước này trong việc đánh bại Đức không được công nhận bởi Hiệp định Hòa bình Paris, 1947.

    Thời kỳ Cộng sản  Nicolae Ceaușescu, lãnh đạo România từ năm 1965 cho đến năm 1989.

    Trong thời gian Liên Xô chiếm đóng România, chính phủ Cộng sản đã kêu gọi bầu cử mới vào năm 1946, với 70% số phiếu bầu[7]. Vì vậy, họ nhanh chóng thành lập chính họ như là lực lượng chính trị thống trị[8]. Gheorghe Gheorghiu-Dej, một lãnh đạo đảng Cộng sản bị cầm tù năm 1933, trốn thoát năm 1944 đã trở thành lãnh đạo Cộng sản đầu tiên của România. Năm 1947, ông và những người khác buộc vua Mihai I phải thoái vị và rời khỏi đất nước, và tuyên bố Romania là một nước cộng hòa nhân dân[9][10]. România vẫn thuộc sự chiếm đóng trực tiếp quân sự và kiểm soát kinh tế của Liên Xô cho đến cuối những năm 1950. Trong thời gian này, tài nguyên thiên nhiên rộng lớn của România đã bị các công ty Liên Xô-România hợp tác (SovRoms), liên tục các mục đích khai thác đơn phương[11][12][13].

    Năm 1948, nhà nước bắt đầu quốc hữu hóa các công ty tư nhân và tập hợp nông nghiệp[14]. Cho đến đầu những năm 1960, chính phủ đã cắt giảm nghiêm trọng các quyền tự do chính trị và ngăn chặn bất kỳ bất đồng chính kiến ​​nào với sự giúp đỡ của Securitate (cảnh sát mật România). Trong thời gian này, chế độ đã phát động một số chiến dịch thanh trừng, với các hình thức trừng phạt khác nhau, như trục xuất, lưu vong nội bộ và bị đày vào các trại cưỡng bức lao động và trại giam, cũng như bị xử tử[15]. Tuy nhiên, kháng chiến chống Cộng sản là một trong những phong trào lâu dài nhất ở Khối Đông Âu[16]. Một Ủy ban thống kê vào năm 2006 ước tính số nạn nhân trực tiếp của sự đàn áp khoảng hai triệu người[17].

    Sau cuộc thương thảo về việc rút lui của Liên Xô tại đây vào năm 1958, România - dưới sự lãnh đạo của Nicolae Ceauşescu - bắt đầu theo đuổi những chính sách độc lập hơn với Liên Xô như việc chỉ trích Khối Warszawa can thiệp quân sự vào Tiệp Khắc[18], tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao với Israel sau Cuộc chiến 6 ngày năm 1967, thiết lập các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao với Cộng hòa Liên bang Đức[19]. Ngoài ra, sự hợp tác chặt chẽ với các quốc gia Ả Rập cho phép România đóng vai trò chủ chốt trong tiến trình đối thoại Israel-Ai Cập và Israel-PLO[20]. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của România gia tăng không ngừng, từ năm 1977-1981, nợ nước ngoài tăng từ 3 lên 10 tỷ USD[21], ảnh hưởng của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF và Ngân hàng thế giới tăng lên, mâu thuẫn với đường lối chính trị của Nicolae Ceauşescu. Ông đề xướng một dự án cuối cùng để hoàn trả nợ nước ngoài của România bởi các đường lối chính trị trên đã làm nghèo và kiệt quệ România, trong khi mở rộng quyền lực của công an và tệ sùng bái cá nhân. Việc đó đã làm giảm uy tín của Nicolae Ceauşescu và Chính phủ của ông bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự tháng 12 năm 1989. Ông và vợ bị tử hình sau một phiên xử chiếu lệ chỉ diễn ra hai giờ và không có luật sư bào chữa[22] Tháng 12 năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa ở România do Nicolae Ceausescu đứng đầu bị sụp đổ, România chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng.

    Đương đại  România gia nhập NATO năm 2004 và tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh NATO năm 2008 tại Bucharest

    Năm 1990, Ion Iliescu được bầu làm Tổng thống và lấy tên chính thức của nước là Cộng hòa România. Hiến pháp mới được phê chuẩn qua cuộc trưng cầu ý dân năm 1991. Sau khi thay đổi thể chế chính trị, cánh tả đã cầm quyền tại România cho tới cuối 1996. Tháng 11 năm 1996, cánh hữu thắng cử nhưng đã thất bại trong việc phục hồi và quản lý kinh tế - xã hội nên cánh tả trở lại nắm quyền cuối năm 2000. Năm 1995, România đệ đơn xin gia nhập Liên hiệp châu Âu. Năm 1996, România và Hungary ký một hiệp định chung tuyên bố bãi bỏ những tranh chấp (không xâm phạm biên giới và bảo đảm quyền của thiểu số người Hungary sống trong lãnh thổ România). Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp, Emil Constantinescu trở thành Tổng thống. Năm 2000, Ion Iliescu tái đắc cử và trở lại lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên, do đời sống nhân dân chậm được cải thiện nên tháng 12 năm 2004 cánh hữu lại thắng cử và cầm quyền cho tới nay. România đã gia nhập NATO từ 29 tháng 3 năm 2004 và EU từ 1 tháng 1 năm 2007.

    Cựu Tổng thống Traian Băsescu (2004–2014) đã hai lần bị Quốc hội România luận tội (năm 2007 và 2012), lần thứ hai trên nền tảng của cuộc biểu tình đường phố đầu năm 200. Trong cuộc trưng cầu dân ý tổng thống România năm 2012, hơn 7 triệu cử tri (88% số người tham gia)[23] đã bỏ phiếu để lật đổ Băsescu, so với 5.2 triệu cử tri ban đầu ủng hộ ông trong cuộc bầu cử tổng thống România năm 2009. Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp România, trong một quyết định đã đánh giá kết quả của cuộc trưng cầu dân ý, cho biết số cử tri đi bầu (46,24% theo số liệu thống kê chính thức) là quá thấp[24]. Những người ủng hộ Băsescu đã được ông và đảng cũ của ông kêu gọi không tham gia trưng cầu dân ý, do đó nó sẽ bị vô hiệu do không đủ cử tri đi bầu[25].

    Vào tháng 11 năm 2014, thị trưởng thành phố Sibiu Klaus Iohannis bất ngờ đánh bại thủ tướng đương nhiệm Victor Ponta, người đã dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến. Chiến thắng bất ngờ này là do nhiều người đến với cộng đồng người România, trong đó gần 50% đã bỏ phiếu cho Iohannis trong vòng đầu tiên, so với 16% cho Ponta[26].

    Các cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất lịch sử România đã xảy ra vào nửa đầu năm 2017. Điển hình, vào tháng 1 năm 2017, nhiều ngày sau khi chính phủ của Sorin Grindeanu tuyên thệ nhậm chức tại România, nhiều cuộc biểu tình lớn đã diễn ra trên khắp đất nước chống lại nghị định được đề xuất bởi Bộ Tư pháp România về việc tha thứ tội phạm cam kết nhất định, và sửa đổi Bộ luật Hình sự România (đặc biệt là liên quan đến việc lạm dụng quyền lực[27]). Ngay sau khi có thông báo rằng các pháp lệnh được thông qua, hơn 25.000 người đã xuống đường biểu tình trong đêm đó. Các cuộc biểu tình tăng lên vào ngày hôm sau đến hơn 300.000 người trên khắp cả nước, trở nên các cuộc biểu tình lớn nhất kể từ sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản[28]. Tiếp đó, ngày 12/11, hàng nghìn người România đã tham gia các cuộc biểu tình tại nhiều thành phố để phản đối dự luật cải cách tư pháp của chính phủ. Theo những người biểu tình, những sửa đổi theo dự luật sẽ làm suy yếu các nỗ lực chống tham nhũng. Tại thủ đô Bucharest, hơn 1.000 người biểu tình đã tập trung phản đối các chính sách kinh tế "không rõ ràng" của chính phủ. Người biểu tình cũng tập trung trước trụ sở của đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền nhằm phản đối đảng này. Biểu tình cũng diễn ra ở một số thành phố khác. Trước đó ngày 5/11, hơn 12.000 đã tham gia các cuộc biểu tình tại Bucharest phản đối dự luật cải cách tư pháp. Tại hàng chục thành phố khác, hàng nghìn người cũng đổ xuống đường phản đối dự luật mà họ cho là sẽ làm suy yếu quyền lực của Cơ quan chống tham nhũng quốc gia (DNA) cũng như ngăn cản cơ quan này tiến hành điều tra các quan chức. Theo dự luật cải cách, tổng thống sẽ không còn quyền chỉ định các công tố viên cao cấp. Các ý kiến phản đối cho rằng việc sửa đổi dự luật có mục tiêu duy nhất là bảo vệ các nhà lãnh đạo tham nhũng.

    Chính phủ từ năm 1989 cũng đã bị chỉ trích vì đã cho phép các công ty nước ngoài khai thác mỏ khoáng chất, kim loại hiếm và vàng ở Rosia Montana, cũng như cho phép tập đoàn năng lượng đa quốc gia Chevron của Mỹ khai thác khí đá phiến bằng kỹ thuật fracking, gây ô nhiễm trữ lượng nước ngọt của các khu vực bị ảnh hưởng. Trong năm 2012-2014 đã có một số cuộc biểu tình lớn chống lại cả hai hành động này.

    ^ http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/3129654.stm Hóa thạch người tại châu Âu - BBC ^ Herodotus (1859). The Ancient History of Herodotus By Herodotus [William Beloe]. Derby & Jackson. tr. 213–217. ISBN 0-19-521974-0. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2008. ^ “Statul National Unitar (România Mare 1919–1940)”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2008. Truy cập 31 de agosto de 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |publicadopor= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |língua= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) ^ “his1”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập 15 de agosto de 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |publicadopor= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp) ^ “VIDEO Înregistrare senzaţională cu Hitler: "Fără petrolul din România nu aş fi atacat niciodată URSS-ul". Truy cập 15 de agosto de 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |publicadopor= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp) ^ http://www.telegraph.co.uk/sponsored/motoring/europa/7306099/Business-in-Romania-a-country-thats-fast-off-the-Bloc.html. Đã bỏ qua tham số không rõ |obra= (gợi ý |work=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |local= (gợi ý |location=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |acessodata= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |título= (gợi ý |title=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |data= (gợi ý |date=) (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Giurescu, "«Alegeri" după model sovietic", p.17 (citing Berry), 18 (citing Berry and note); Macuc, p.40; Tismăneanu, p.113 ^ “Romania: Country studies – Chapter 1.7.1 "Petru Groza's Premiership"”. Federal research Division, Library of Congress. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2008. ^ “Romania”. CIA – The World Factbook. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2008. ^ “Romania – Country Background and Profile”. ed-u.com. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2008. ^ Rîjnoveanu, Carmen (2003). “Romania's Policy of Autonomy in the Context of the Sino-Soviet Conflict” (PDF). Czech Republic Military History Institute, Militärgeschichtliches Forscheungamt. tr. 1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2008. ^ Roper, Stephen D. (2000). Romania: The Unfinished Revolution. London: Routledge. tr. 18. ISBN 90-5823-027-9. ^ Cioroianu, Adrian (2005). On the Shoulders of Marx. An Incursion into the History of Romanian Communism (bằng tiếng Romania). Bucharest: Editura Curtea Veche. tr. 68–73. ISBN 973-669-175-6. ^ Stoica, Stan (2007). Dicționar de Istorie a României (bằng tiếng Romania). Bucharest: Editura Merona. tr. 77–78, 233–34. ISBN 973-7839-21-8. ^ Ionițoiu, Cicerone (2000). Victimele terorii comuniste. Arestați, torturați, întemnițați, uciși. Dicționar (bằng tiếng Romania). Bucharest: Editura Mașina de scris. ISBN 973-99994-2-5.[cần số trang] ^ Consiliul National pentru Studierea Ahivelor Securității, Bande, bandiți si eroi; Grupurile de rezistență și Securitatea (1948–1968), Editura Enciclopedica, București, 2003 ^ Raportul Comisiei Prezidențiale pentru Analiza Dictaturii Comuniste din România (Bản báo cáo). Comisia Prezidențială pentru Analiza Dictaturii Comuniste din România. ngày 15 tháng 12 năm 2006. tr. 215–217. ^ Political Tension 1968 (bằng tiếng rumænsk). Bucharest: British Pathé. 21 tháng 8 năm 1968.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết) ^ “Romania: Soviet Union and Eastern Europe”. Country Studies.us. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) ^ “Middle East policies in Communist Romania”. Country Studies.us. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp) ^ Deletant, Dennis. “New Evidence on Romania and the Warsaw Pact, 1955–1989” (PDF). Cold War International History Project e-Dossier Series. ^ Jeri Laber The Courage of Strangers ^ “Biroul Electoral Central, rezultate”. Biroul Electoral Central. 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2016. ^ “Curtea Constitutionala a invalidat referendumul cu scorul 6–3. Traian Basescu revine la Cotroceni”. Hotnews. 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2016. ^ Bucharest, Ian Traynor Roberta Radu in; agencies-GB (ngày 30 tháng 7 năm 2012). “Romania's president Basescu survives impeachment vote”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2017. ^ “Romania profile – Leaders – BBC News-GB”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2016. ^ Carmen Paun (ngày 22 tháng 1 năm 2017). “Romanians protest government plan to commute sentences”. Politico. ^ Digi24 (ngày 1 tháng 2 năm 2017). “Cel mai amplu protest din ultimii 25 de ani. Peste 300.000 de oameni au fost în stradă”. Digi24.
    Read less

Phrasebook

Xin chào
Buna ziua
Thế giới
Lume
Chào thế giới
Salut Lume
Cảm ơn bạn
Mulțumesc
Tạm biệt
La revedere
Đúng
da
Không
Nu
Bạn khỏe không?
Ce mai faci?
Tốt, cảm ơn bạn
Bine, mulțumesc
cái này giá bao nhiêu?
Cât face?
Số không
Zero
Một
unu

Where can you sleep near România ?

Booking.com
490.012 visits in total, 9.198 Points of interest, 404 Đích, 61 visits today.