Context of Bulgaria

Bulgaria (tiếng Bulgaria: България, chuyển tự Balgariya), tên chính thức là Cộng hòa Bulgaria (tiếng Bulgaria: Република България, chuyển tự Republika Balgariya) và còn có tên phiên âm dựa theo tiếng Pháp là Bun-ga-ri là một quốc gia nằm tại khu vực đông nam châu Âu. Bulgaria giáp với România về phía bắc, giáp với Serbia và Bắc Macedonia về phía tây, giáp với Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về phía nam và cuối cùng giáp với Biển Đen về phía đông.

Dãy núi Balkan chạy từ đông sang tây phía bắc Bulgaria. Người Bulgaria gọi dãy núi này là "Núi Già" (Stara Planina). Sông Donau tạo thành phần lớn biên giới phía bắc Bulgaria.

Giữa Sofia ở phía tây và Biển Đen là một vùng đồng bằng thấp gọi là thung lũng hoa hồng, trong 3 thế kỷ đã trồng ở khu vực này. Hoa hồng Kazanluk được ưa chuộng...Xem thêm

Bulgaria (tiếng Bulgaria: България, chuyển tự Balgariya), tên chính thức là Cộng hòa Bulgaria (tiếng Bulgaria: Република България, chuyển tự Republika Balgariya) và còn có tên phiên âm dựa theo tiếng Pháp là Bun-ga-ri là một quốc gia nằm tại khu vực đông nam châu Âu. Bulgaria giáp với România về phía bắc, giáp với Serbia và Bắc Macedonia về phía tây, giáp với Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về phía nam và cuối cùng giáp với Biển Đen về phía đông.

Dãy núi Balkan chạy từ đông sang tây phía bắc Bulgaria. Người Bulgaria gọi dãy núi này là "Núi Già" (Stara Planina). Sông Donau tạo thành phần lớn biên giới phía bắc Bulgaria.

Giữa Sofia ở phía tây và Biển Đen là một vùng đồng bằng thấp gọi là thung lũng hoa hồng, trong 3 thế kỷ đã trồng ở khu vực này. Hoa hồng Kazanluk được ưa chuộng và được xuất khẩu do mùi hương riêng biệt của nó, dùng để sản xuất nước hoa. Về phía đông là bờ biển Hắc Hải với những mỏm đá phía bắc và các bãi cát phía nam thu hút du khách khắp thế giới.

Vị trí của Bulgaria ở giao lộ quan trọng của hai châu lục khiến đây là nơi tranh giành quyền lực trong nhiều thế kỷ. Là một vương quốc độc lập trong nhiều thế kỷ, Bulgaria đã là một cường quốc lớn trong thời gian dài thời Trung cổ.

Bulgaria là một nước có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời tại châu Âu. Đế quốc Bulgaria thứ nhất hùng mạnh đã từng mở rộng lãnh thổ ra khắp vùng Balkan và có những ảnh hưởng văn hóa của họ ra khắp các cộng đồng người Slav tại khu vực này. Vài thế kỉ sau đó, với sự sụp đổ của Đế quốc Bulgaria thứ hai, đất nước này bị Đế quốc Ottoman đô hộ trong gần 5 thế kỉ sau đó. Năm 1878, Bulgaria trở thành một nước quân chủ lập hiến tự trị nằm trong Đế quốc Ottoman. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), một chính phủ được Liên Xô ủng hộ đã được lập ở Bulgaria. Bulgaria đã thực hiện chương trình công nghiệp hóa trong thời kỳ những người cộng sản cầm quyền. Chính quyền Bulgaria đã cải cách dân chủ năm 1989. Năm 1990, Bulgaria đã tổ chức tổng tuyển cử nhiều đảng phái và đã đổi tên từ Cộng hòa Nhân dân Bulgaria thành Cộng hòa Bulgaria ngày nay.

Tiến trình chuyển đổi dân chủ và thể chế kinh tế của Bulgaria không dễ dàng do việc mất thị trường truyền thống Liên Xô. Điều này dẫn tới tình trạng đình đốn kinh tế, lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Nhiều người Bulgaria đã rời bỏ đất nước. Quá trình cải cách vẫn tiếp tục và năm 2000, Bulgaria đã bắt đầu đàm phán xin gia nhập EU.

Nước này là thành viên của NATO từ năm 2004 và thành viên Liên minh châu Âu từ năm 2007. Dân số Bulgaria là 7,7 triệu người với thủ đô là Sofia.

More about Bulgaria

Basic information
  • Currency Lev Bulgaria
  • Tên bản địa България
  • Calling code +359
  • Internet domain .bg
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 6.71
Population, Area & Driving side
  • Population 6447710
  • Diện tích 110993
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Tiền sử và cổ đại  Mộ Thracia Sveshtari, một ngôi mộ từ thế kỷ thứ III trước Công Nguyên được liệt kê là một địa điểm di sản thế giới của UNESCO

    Các nền văn hóa tiền sử trên những vùng đất Bulgaria gồm văn hóa Hamangia và văn hóa Vinča thuộc thời kỳ đồ đá mới (6.000 tới 3.000 năm trước), văn hóa Varna eneolithic (5.000 năm trước Công Nguyên; xem thêm Nghĩa địa Varna), và văn hóa Ezero thời kỳ đồ đồng. Niên đại học Karanovo là một thước đo thời tiền sử cho toàn bộ cả vùng Balkan rộng lớn.

    ...Xem thêm
    Lịch sử Tiền sử và cổ đại  Mộ Thracia Sveshtari, một ngôi mộ từ thế kỷ thứ III trước Công Nguyên được liệt kê là một địa điểm di sản thế giới của UNESCO

    Các nền văn hóa tiền sử trên những vùng đất Bulgaria gồm văn hóa Hamangia và văn hóa Vinča thuộc thời kỳ đồ đá mới (6.000 tới 3.000 năm trước), văn hóa Varna eneolithic (5.000 năm trước Công Nguyên; xem thêm Nghĩa địa Varna), và văn hóa Ezero thời kỳ đồ đồng. Niên đại học Karanovo là một thước đo thời tiền sử cho toàn bộ cả vùng Balkan rộng lớn.

    Người Thracia, một trong ba tổ tiên chính của người Bulgaria hiện đại, đã để lại các dấu vết vẫn còn lại ở vùng Balkan dù đã trải qua nhiều thiên niên kỷ. Người Thracia sống trong những bộ tộc riêng rẽ cho tới khi Vua Teres thống nhất hầu hết các bộ lạc vào khoảng năm 500 trước Công Nguyên bên trong Vương quốc Odrysian, sau này phát triển lên tới đỉnh điểm dưới thời Vua Sitalces (cầm quyền 431-424 trước Công Nguyên) và Vua Cotys I (383–359 trước Công Nguyên). Sau đó Đế quốc Macedonia đã sáp nhập vương quốc Odrysia và Thracia trở thành một thành phần không thể chuyển nhượng trong các chuyến viễn chinh của cả Philip II và Alexander III (Đại đế). Năm 188 trước Công Nguyên người La Mã xâm lược Thrace, và chiến tranh tiếp tục tới năm 45 khi cuối cùng La Mã chinh phục cả vùng. Các nền văn hóa Thracia và La Mã đã hòa nhập ở một số mức độ, dù những truyền thống nền tảng của Thracia vẫn không thay đổi. Vì thế tới thế kỷ thứ IV người Thracia có một bản sắc bản xứ hỗn hợp, như người Công giáo Rôma và vẫn duy trì được một số tín ngưỡng ngoại giáo cổ xưa của họ.

    Người Slavơ xuất hiện từ quê hương của họ ở đầu thế kỷ thứ VI và tràn ra hầu hết Đông Trung Âu, Đông Âu và Balkans, trong quá trình này họ phân chia thành ba nhóm chính; Tây Slavơ, Đông Slavơ và Nam Slavơ. Một thành phần người Nam Slav ở phía đông đã bị người Thracia đồng hóa trước khi tầng lớp quý tộc Bulgaria tự sáp nhập mình vào Đế quốc Bulgaria đầu tiên.[1]

    Đế quốc Bulgaria đầu tiên  Các tàn tích tại Pliska, thủ đô Đế quốc Bulgaria đầu tiên từ năm 680 đến khoảng năm 890

    Năm 632 người Bulgar, có nguồn gốc từ Trung Á,[2] đã hình thành, dưới sự lãnh đạo của Khan Kubrat, một nhà nước độc lập bắt đầu được gọi là Đại Bulgaria. Lãnh thổ của nó mở rộng tới hạ lưu sông Danube ở phía tây, Biển Đen và Biển Azov ở phía nam, Sông Kuban ở phía đông, và Sông Donets ở phía bắc.[3] Áp lực từ Khazars đã dẫn tới sự chinh phục Đại Bulgaria ở nửa sau thế kỷ thứ VII. Người kế vị Kubrat, Khan Asparuh, đã cùng một số bộ tộc Bulgar đi về phía hạ lưu những con sông Danube, Dniester và Dniepr (được gọi là Ongal), và chinh phục Moesia và Tiểu Scythia (Dobrudzha) từ Đế quốc Byzantine, mở rộng hãn quốc mới của mình xa thêm nữa về phía Bán đảo Balkan.[4] Một hiệp ước hòa bình với Byzantine năm 681 và việc thành lập thủ đô Bulgar tại Pliska phía nam Danube đánh dấu sự khởi đầu của Đế quốc Bulgaria đầu tiên. Cùng thời điểm đó, một trong những người anh em của Asparuh, Kuber, đã hòa giải với nhóm Bulgar tại Macedoniahiện nay[cập nhật].[5]

     Đế quốc Bulgaria khoảng năm 893 màu xanh tối, với những lãnh thổ giành được cho tới năm 927 màu xanh sáng

    Trong cuộc bao vây Constantinople năm 717–718 vị Khan cai trị Bulgaria Tervel đã thực hiện hiệp ước của mình với những người Byzantine bằng cách gửi binh lính tới giúp dân chúng thành phố thủ đô đế chế này. Theo nhà viết sử Byzantine Theophanes, trong trận đánh quyết định người Bulgaria đã giết 22.000 quân Ả Rập, nhờ vậy loại bỏ được mối đe dọa về một cuộc tấn công tổng lực của Ả Rập vào Đông và Trung Âu.[6]

    Ảnh hưởng và sự mở rộng lãnh thổ của Bulgaria gia tăng thêm nữa trong thời cầm quyền của Khan Krum,[7] người vào năm 811 đã có một thắng lợi quyết định trước quân đội Byzantine dưới sự chỉ huy của Nicephorus I trong Trận Pliska.[8] Thế kỷ thứ VIII và thứ IX là thời gian số người Slavơ đông đảo dần đồng hoá những người Bulgar nói tiếng Turkic (hay Proto-Bulgarians).[9]

    Năm 864, Bulgaria ở thời vua Boris I Người rửa tội chấp nhận Chính Thống giáo Đông phương.[10]

    Bulgaria trở thành một cường quốc châu Âu lớn ở thế kỷ thứ IX và thứ 10, trong khi vẫn đấu tranh với Đế quốc Byzantine để giành quyền kiểm soát Balkans. Việc này diễn ra dưới sự cai trị (852–889) của Boris I. Trong thời trị vì của ông, ký tự Cyrill đã phát triển tại Preslav và Ohrid,[11] được sửa đổi từ ký tự Glagolitic do các giáo sĩ Saints Cyril và Methodius phát minh.[12]

    Ký tự Cyrill trở thành căn bản cho sự phát triển thêm nữa của văn hoá. Những thế kỷ sau này, bảng chữ cái này, cùng với ngôn ngữ Bulgaria cổ, đã trở thành ngôn ngữ viết trí thức (lingua franca) cho Đông Âu, được gọi là chữ Slavơ Nhà thờ. Thời kỳ đỉnh cao mở rộng lãnh thổ của Đế quốc Bulgaria -bao phủ hầu hết Balkan— diễn ra dưới thời Hoàng đế Simeon I Vĩ đại, Sa hoàng (Hoàng đế) đầu tiên của Bulgaria, cầm quyền từ năm 893 tới năm 927.[13] Trận Anchialos (917), một trong những trận đánh đẫm máu nhất thời Trung Cổ.[14] đã đánh dấu một trong những thắng lợi quyết định nhất của Bulgaria trước Đế quốc Byzantine.

    Tuy nhiên, thành tựu lớn nhất của Simeon là việc phát triển Bulgaria trở thành một nền văn hoá Kitô giáo Slavơ duy nhất và giàu mạnh, trở thành một hình mẫu cho các dân tộc Slavơ khác ở châu Âu và cũng đảm bảo sự tiếp tục tồn tại của nhà nước Bulgaria dù có những lực lượng đe doạ chia rẽ nó thành nhiều mảnh trong suốt lịch sử dài và đầy các cuộc chiến tranh.

    Giữa thế kỷ thứ X Bulgaria rơi vào giai đoạn suy tàn, bị kiệt quệ bởi các cuộc chiến tranh với Croatia, những cuộc nổi dậy thường xuyên của người Serbia được Byzantine hậu thuẫn, và những cuộc xâm lược của người Magyar và Pecheneg.[15] Vì những nguyên nhân này, Bulgaria sụp đổ trước cuộc tấn công trực diện của Rus' năm 969–971.[16]

    Sau đó người Byzantine bắt đầu những chiến dịch chinh phục Bulgaria. Năm 971, họ chiếm thủ đô Preslav và bắt Hoàng đế Boris II.[17] Cuộc kháng cự tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Sa hoàng Samuil ở các vùng đất phía tây Bulgaria trong vòng gần nửa thế kỷ. Nước này đã tìm cách hồi phục và đánh đuổi người Byzantine trong nhiều trận đánh lớn, giành được quyền kiểm soát hầu hết Balkan vào năm 991 xâm lược nhà nước Serbia.[18] Nhưng người Byzantine dưới sự lãnh đạo của Basil II ("Kẻ giết người Bulgar") đã tiêu diệt nhà nước Bulgaria năm 1018 sau thắng lợi tại Kleidion.[19] Sau khi đã đánh bại người Bulgaria, Basil II đã làm mù mắt tới 15.000 tù nhân của trận đánh, trước khi thả họ.

    Bulgaria Byzantine

    Không có bằng chứng còn lại về bất kỳ một cuộc kháng cự hay nổi dậy lớn nào của người dân hay giới quý tộc Bulgaria trong thập kỷ đầu tiên sau sự thành lập quyền cai trị của Byzantine. Với sự tồn tại của các đối thủ không thể dung hoà với Byzantium như Krakra, Nikulitsa, Dragash và những người khác, sự im ắng này dường như rất khó giải thích. Một số nhà sử học[20] đã giải thích đó là kết quả của một sự nhân nhượng mà Basil II đã trao cho giới quý tộc Bulgaria để giành được lòng trung thành của họ. Ở ngôi vị cao nhất, Basil II đảm bảo tính không thể chia cắt của Bulgaria trong các biên giới địa lý cũ của nó và không chính thức xoá bỏ quyền cai trị địa phương của giới quý tộc Bulgaria, những người đã trở thành một phần của tầng lớp quý tộc Byzantine như là các quan chấp chính hay chỉ huy quân sự. Thứ hai, các tuyên bố đặc biệt (nghị định hoàng gia) của Basil II công nhận tính độc lập của Địa phận Tổng giám mục Bulgaria Ohrid và đặt ra các biên giới của nó, đảm bảo sự tiếp nối của các giáo khu đã tồn tại dưới thời Samuel, tài sản và các quyền ưu tiên của họ.[21]

    Người dân Bulgaria đã đứng lên chống lại sự cai trị của Byzantine nhiều lần trong thế kỷ XI và một lần nữa ở đầu thế kỷ XII. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất diễn ra dưới sự lãnh đạo của Peter II Delyan (tuyên bố là Hoàng đế tại Belgrade năm 1040 - 1041) và Contantine Bodin (tức Peter III, 1072). Từ giữa thế kỷ XI tới những năm 1150, cả người Norman và người Hungary đều tìm cách xâm lược Bulgaria Byzantine, nhưng không thành công. Giới quý tộc Bulgaria cai trị các tỉnh dưới danh nghĩa Hoàng đế Byzantine cho tới khi Ivan Asen I và Peter IV của Bulgaria bắt đầu một cuộc nổi dậy năm 1185 dẫn tới việc thành lập Đế quốc Bulgaria thứ hai.

    Đế quốc Bulgaria thứ hai  Đế quốc Bulgaria dưới thời Sa hoàng Ivan Asen II

    Từ năm 1185, Đế quốc Bulgaria thứ hai tái lập Bulgaria trở thành một cường quốc quan trọng ở Balkan trong hơn hai thế kỷ. Triều đình Asen lập ra thủ đô tại Veliko Tarnovo. Kaloyan, triều đại Asen thứ ba, mở rộng quyền cai trị tới Belgrade, Nish và Skopie (Uskub); ông thừa nhận quyền lực tinh thần tuyệt đối của Giáo hoàng, và nhận được vương miện hoàng gia từ một phái đoàn của Giáo hoàng.[1] Trong trận Adrianople năm 1205, Kaloyan đánh bại các lực lượng của Đế quốc Latinh và vì thế hạn chế được quyền lực của nó ngay từ những năm đầu thành lập.

    Ivan Asen II (1218–1241) mở rộng sự thống trị tới Albania, Epirus, Macedonia và Thrace.[22] Trong thời cầm quyền của ông, nhà nước đã có sự phát triển văn hoá, với những thành tựu nghệ thuật quan trọng của trường phái nghệ thuật Tarnovo.[1] Triều đại Asen chấm dứt năm 1257, và vì những cuộc xâm lược của Tatar (bắt đầu từ cuối thế kỷ XIII), các cuộc xung đột bên trong và những cuộc tấn công thường xuyên của người Byzantine và Hungary, sức mạnh quốc gia dần suy giảm. Hoàng đế Theodore Svetoslav (cầm quyền 1300–1322) tái lập sức mạnh của Bulgaria từ năm 1300 trở về sau, nhưng chỉ mang tính tạm thời. Sự bất ổn chính trị tiếp tục gia tăng, và Bulgaria dần mất lãnh thổ. Điều này dẫn tới một cuộc khởi nghĩa nông dân do người chăn lợn, Ivaylo lãnh đạo, cuối cùng ông đã đánh bại được các lực lượng của Hoàng đế và lên ngôi vua.

    Tới cuối thế kỷ XIV, những sự chia rẽ phe phái giữa các lãnh chúa phong kiến Bulgaria (boyars) đã làm suy yếu đáng kể tính thống nhất của Đế quốc Bulgaria thứ hai. Nó tan rã thành ba nhà nước sa hoàng nhỏ và nhiều công quốc bán độc lập đánh lẫn nhau, và cả với người Byzantine, Hungary, Serb, Venetia, và Genoese. Trong những trận đánh này, người Bulgaria thường liên kết với người Thổ Ottoman. Tình hình tranh cãi và chiến đấu gây thiệt cho cả hai bên tương tự cũng diễn ra ở Byzantine và Seriba. Trong giai đoạn 1365–1370, người Ottoman chinh phục hầu hết các thị trấn và pháo đài của Bulgaria ở phía nam dãy Balkan.[23]

    Ottoman cai trị  Trận Nicopolis, 1396 Đài tưởng niệm Shipka (nằm gần Gabrovo) — được xây dựng để tưởng nhớ Trận Đèo Shipka; một trong những biểu tượng quan trọng của sự giải phóng Bulgaria.

    Năm 1393, người Ottoman chiếm Tarnovo, thủ đô của Đế quốc Bulgaria thứ hai, sau một cuộc bao vây kéo dài 3 tháng. Năm 1396, Sa hoàng Vidin mất ngôi sau khi bị quân thập tự chinh Công giáo đánh bại tại Trận Nicopolis. Với sự kiện này, người Ottoman cuối cùng đã chinh phục và chiếm đóng Bulgaria.[24][25][26] Một đội quân thập tự chinh Ba Lan–Hungary dưới sự chỉ huy của Władysław III của Ba Lan được lập ra để giải phóng Balkan năm 1444, nhưng người Thổ đã đánh bại họ trong trận Varna.

    Ottoman đã tàn sát người Bulgaria, và họ đã mất hầu hết các di vật văn hoá của mình. Chính quyền Thổ phá huỷ hầu hết các pháo đài trung cổ của Bulgaria để ngăn chặn những cuộc nổi dậy. Các thị trấn và khu vực lớn nơi quyền lực của Ottoman chiếm ưu thế có dân cư rất thưa thớt cho tới tận thế kỷ XIX.[14][cần số trang] Giới quý tộc Bulgaria bị tiêu diệt và tầng lớp nông dân trở thành nông nô cho những lãnh chúa Thổ Nhĩ Kỳ.[9] Người Bulgaria phải trả thuế cao hơn rất nhiều so với dân cư Hồi giáo, và hoàn toàn không có sự bình đẳng về pháp lý với họ.[27] Một sự đối phó từ phía người Bulgaria là việc tăng cường hajduk ('ngoài vòng pháp luật') truyền thống.[9] Những người Bulgaria đã cải theo Hồi giáo, người Pomaks, vẫn giữ lại ngôn ngữ, y phục và một số phong tục thích hợp với Đạo Hồi.[26][cần số trang]. Các nguồn gốc của người Pomaks là chủ đề của một cuộc tranh luận.[28][29]

    Trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ XVIII và những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX Bán đào Bankan tan rã vào tình trạng vô chính phủ. Người Bulgaria gọi giai đoạn này là kurdjaliistvo: các băng nhóm người Thổ có vũ trang được gọi là kurdjalii cướp bóc trong vùng. Tại nhiều khu vực, hàng nghìn nông dân bỏ chạy khỏi vùng nông thôn hoặc tới các thị trấn hoặc (thường xuyên hơn) tới các khu vực đồi núi và rừng rú; một số người thậm chí còn vượt qua Danube tới Moldova, Wallachia hay miền nam nước Nga.[30]

    Trong suốt năm thế kỷ cai trị của Ottoman, người Bulgaria đã tổ chức nhiều nỗ lực để tái lập nhà nước của riêng mình. Sự thức tỉnh dân tộc của Bulgaria đã trở thành một trong những yếu tố chính trong cuộc đấu tranh giải phóng. Thế kỷ XIX chứng kiến sự thành lập Hội đồng Trung ương Cách mạng Bulgaria và Tổ chức Cách mạng Nội địa dưới sự lãnh đạo của các nhân vật giải phóng cách mạng như Vasil Levski, Hristo Botev, Lyuben Karavelov và những người khác.

    Năm 1876 cuộc khởi nghĩa tháng 4 nổ ra: một trong những cuộc nổi dậy chống Đế quốc Ottoman lớn nhất và được tổ chức tốt nhất của người Bulgaria. Dù bị chính quyền Ottoman đàn áp, người Thổ đã tàn sát khoảng 15.000 người Bulgaria[9] — cuộc nổi dậy (cùng với cuộc nổi dậy tại Bosnia năm 1875) khiến các Cường quốc phải can thiệp trong Hội nghị Constantinople năm 1876, phân định các biên giới của sắc tộc Bulgaria như ở cuối thế kỷ XIX, và tạo lập các thoả thuận pháp lý và chính trị cho việc thành lập hai tỉnh Bulgaria tự trị. Chính phủ Ottoman bác bỏ các quyết định của các Cường quốc. Điều này cho phép Nga tìm kiếm một giải pháp bằng vũ lực mà không có nguy cơ đối đầu quân sự với các Cường quốc khác trong cuộc Chiến tranh Crimea từ năm 1854 tới năm 1856.

    Công quốc và Vương quốc  Biên giới của Bulgaria theo Hiệp ước sơ bộ San Stefano và Hiệp ước Berlin (1878)

    Trong cuộc Chiến tranh Nga-Thổ, 1877-1878, quân đội Nga cùng với một Binh đoàn România và quân tình nguyện Bulgaria đã đánh bại quân Thổ Ottoman. Hiệp ước San Stefano (3 tháng 3 năm 1878), tạo lập một công quốc Bulgaria tự trị. Nhưng các Cường quốc phương Tây nhanh chóng phản đối hiệp ước, lo ngại rằng một quốc gia Slavơ rộng lớn ở Balkan có thể phục vụ cho các lợi ích của Nga. Điều này dẫn tới Hiệp ước Berlin (1878), về một công quốc Bulgaria tự trị, gồm cả Moesia và vùng Sofia. Alexander, Vương công Battenberg, trở thành Vương công đầu tiên của Bulgaria. Hầu hết Thrace trở thành một phần của vùng tự trị Đông Rumelia, theo đó phần còn lại của Thrace và toàn bộ Macedonia quay trở về dưới chủ quyền của người Thổ Ottoman. Sau cuộc chiến tranh Serbia-Bulgaria và sự thống nhất với Đông Rumelia năm 1885, công quốc Bulgaria tuyên bố mình là một vương quốc hoàn toàn độc lập ngày 5 tháng 10 (22 tháng 9 theo Lịch cũ), 1908, dưới quyền cai trị của Ferdinand I của Bulgaria.

     Binh lính Bulgaria đang cắt dây rào thép của địch và chuẩn bị tiến công. Bức ảnh này có lẽ được chụp vào năm 1917

    Ferdinand, thuộc gia đình công tước Saxe-Coburg-Gotha, trở thành Vương công Bulgaria sau khi Alexander von Battenberg thoái vị năm 1886 sau một cuộc đảo chính do các sĩ quan ủng hộ Nga âm mưu. (Dù nỗ lực phản đảo chính của Stefan Stambolov thành công, Hoàng tử Alexander quyết định không giữ chức vị cai trị Bulgaria mà không có sự đồng thuận của Hoàng đế Aleksandr III của Nga.) Cuộc đấu tranh giải phóng người dân Bulgaria tại Adrianople Vilayet và tại Macedonia tiếp tục trong suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, lên tới đỉnh cao là cuộc Khởi nghĩa Ilinden-Preobrazhenie do Tổ chức Cách mạng Trong nước Macedonia tổ chức năm 1903.

    Trong những năm sau khi hoàn toàn độc lập Bulgaria ngày càng trở nên quân sự hoá: Dillon năm 1920 gọi Bulgaria là "Nước Phổ của Balkan"[31] Năm 1912 và 1913, Bulgaria tham gia vào các cuộc chiến tranh Balkan, đầu tiên tham chiến cùng phe với Hy Lạp, Serbia và Montenegro chống lại Đế quốc Ottoman. Cuộc chiến tranh Balkan lần thứ nhất (1912–1913) là một thắng lợi quân sự của Bulgaria, nhưng một cuộc xung đột về việc phân chia Macedonia diễn ra giữa các đồng minh giành chiến thắng. Cuộc chiến tranh Balkan lần thứ hai (1913) đẩy Bulgaria chống lại Hy Lạp và Serbia, cùng với Romania và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi bị đánh bại trong cuộc chiến này, Bulgaria mất nhiều vùng lãnh thổ đã có được trong cuộc chiến lần thứ nhất, cũng như Miền nam Dobrudzha và nhiều phần của vùng Macedonia.

    Trong Thế chiến I, Bulgaria tham chiến với tư cách đồng minh của Liên minh Trung tâm. Mặc dù bước vào cuộc chiến với 1.200.000 quân hùng mạnh (chiếm hơn 1/4 dân số đất nước)[32][33] và giành thắng lợi quyết định tại Doiran và Dobrich, Bulgaria đầu hàng vào năm 1918. Quân đội Bulgaria phải chịu 300.000 thương vong, gồm 100.000 người chết.[9] Thất bại năm 1918 khiến nước này thêm một lần mất thêm lãnh thổ (Western Outlands cho Serbia, Tây Thrace cho Hy Lạp và vùng Nam Dobrudzha mới tái chinh phục được cho România). Các cuộc chiến tranh Balkan và Thế chiến I dẫn tới một làn sóng tị nạn của hơn 250.000 người Bulgaria từ Macedonia, Đông và Tây Thrace và Nam Dobrudzha.

    Trong những năm 1930 nước này gặp phải tình trạng bất ổn chính trị, dẫn tới sự thành lập chính quyền quân sự, cuối cùng biến thành một chế độ độc tài của Vua Boris III (cầm quyền 1918–1943). Sau khi giành lại được quyền kiểm soát Nam Dobrudzha năm 1940, Bulgaria liên minh với Phe Trục, dù họ không tham gia vào Chiến dịch Barbarossa (1941) và không bao giờ tuyên chiến với Liên bang Xô viết. Trong Thế chiến II Phát xít Đức đã cho phép Bulgaria chiếm nhiều vùng của Hy Lạp và của Nam Tư, dù quyền quản lý dân cư và lãnh thổ vẫn nằm trong tay người Đức. Bulgaria là một trong ba quốc gia duy nhất (cùng với Phần Lan và Đan Mạch) cứu được toàn bộ dân cư Do Thái (khoảng 50.000 người) khỏi các trại tập trung Phát xít qua những cách đưa ra lý lẽ và trì hoãn trước các yêu cầu của Đức.[34] Tuy nhiên, Phát xít đã trục xuất hầu như toàn bộ dân Do Thái ở Nam Tư và các lãnh thổ Hy Lạp do Bulgaria chiếm đóng tới Trại tập trung Treblinka ở Ba Lan bị chiếm đóng.

    Thời kỳ cộng sản

    Mùa hè năm 1943, Boris III bất ngờ qua đời, và nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị khi cuộc chiến đổi chiều với Phát xít Đức và phong trào Cộng sản giành được nhiều quyền lực.[35] Đầu tháng 9 năm 1944, Liên Xô tuyên chiến với Bulgaria và xâm lược nước này, không gặp phải sự kháng cự nào. Điều này cho phép những người Cộng sản (Đảng Công nhân Bulgaria) lên nắm quyền lực và thành lập một nhà nước cộng sản. Chế độ mới đưa Bulgaria quay sang chống lại Phát xít.

    Mặt trận Tổ quốc, một liên minh chính trị do những người Cộng sản chiếm đa số, lên nắm chính phủ năm 1944 và Đảng Cộng sản tăng số thành viên từ 15.000 lên 250.000 người trong sáu tháng sau đó. Họ thiết lập quyền thống trị với cuộc cách mạng ngày 9 tháng 9 năm đó. Tuy nhiên, Bulgaria mãi tới năm 1946 mới trở thành một nhà nước cộng hoà nhân dân. Nước này rơi vào vùng ảnh hưởng của Liên Xô, cùng với Georgi Dimitrov (Thủ tướng từ năm 1946 tới năm 1949) là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của Bulgaria. Nước này thành lập nền kinh tế kế hoạch kiểu Liên Xô, dù một số chính sách theo hướng thị trường đã xuất hiện ở dạng thực nghiệm[36] dưới thời Todor Zhivkov (Thư ký thứ nhất, 1954 tới năm 1989). Tới giữa những năm 1950 tiêu chuẩn sống tăng lên đáng kể, vào năm 1957 các nông trang viên tập thể lần được hưởng hệ thống hưu bổng và an sinh xã hội nông nghiệp đầu tiên của Đông Âu.[37] Todor Zhivkov là người nắm quyền thực tế ở nước này từ năm 1956 tới năm 1989, vì thế trở thành một trong những lãnh đạo cầm quyền lâu nhất ở Khối Đông Âu. Zhivkov biến Bulgaria trở thành một trong những đồng minh đáng tin cậy nhất của Liên Xô, và gia tăng tầm quan trọng của nó trong Comecon. Con gái ông Lyudmila Zhivkova trở thành nhân vật rất nổi bật trong nước khi khuyến khích di sản, văn hoá và nghệ thuật quốc gia trên bình diện quốc tế.[38] Mặt khác, một chiến dịch đồng hoá bắt buộc hồi cuối những năm 1980 với sắc tộc Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến khoảng 300.000 người Thổ Bulgaria di cư tới Thổ Nhĩ Kỳ.[39][40]

    Nước Cộng hoà Nhân dân chấm dứt tồn tại năm 1989 như nhiều chế độ Cộng sản khác tại Đông Âu, cũng như chính Liên bang Xô viết, bắt đầu sụp đổ. Phe đối lập buộc Zhivkov và cánh tay phải của ông Milko Balev rời bỏ quyền lực ngày 10 tháng 11 năm 1989.

    Cộng hoà Bulgaria

    Tháng 2 năm 1990 Đảng Cộng sản tự nguyện dừng độc quyền quyền lực, vào tháng 6 năm 1990 cuộc bầu cử tự do diễn ra, với chiến thắng thuộc phái ôn hoà của Đảng Cộng sản (đã đổi tên thành Đảng Xã hội Bulgaria — BSP). Tháng 7 năm 1991, nước này thông qua một hiến pháp mới quy định về một Tổng thống khá ít quyền lực và một Thủ tướng có trách nhiệm về lập pháp. Thập niên 1990 là giai đoạn nước này có tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát cao và không ổn định cũng như sự bất bình của dân chúng.

    Từ năm 1989, Bulgaria đã tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng và tư nhân hoá nền kinh tế của mình, nhưng những khó khăn kinh tế và một làn sóng tham nhũng khiến hơn 800.000 người Bulgaria, hầu hết là các nhà chuyên môn có trình độ, di cư trong một cuộc "chảy máu chất xám". Gói cải cách được đưa ra năm 1997 đã khôi phục sự tăng trưởng kinh tế, nhưng dẫn tới sự gia tăng bất bình đẳng xã hội. Bulgaria trở thành một thành viên của NATO năm 2004 và của Liên minh châu Âu năm 2007, và US Library of Congress Federal Research Division đã thông báo trong năm 2006 rằng nước này nói chung có các thành tích tự do ngôn luận và nhân quyền tốt.[41] Năm 2007 A.T. Kearney/Tạp chí Foreign Policy xuất bản Chỉ số Toàn cầu hoá xếp Bulgaria đứng hàng 36 (giữa Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Iceland) trong số 122 quốc gia.[42]

    ^ a b c s:1911 Encyclopædia Britannica/Bulgaria/History ^ "Bulgar (people)". Encyclopædia Britannica. ^ Zlatarski, các trang 146–153 ^ Runciman, p. 26 ^ Иван Микулчиќ, "Средновековни градови и тврдини во Македониjа", Скопjе, "Македонска цивилизациjа", 1996, стр. 29–33. ^ C. de Boor (ed), Theophanis chronographia, vol. 1. Leipzig: Teubner, 1883 (repr. Hildesheim: Olms, 1963), 397, 25–30 (AM 6209)"φασί δε τινές ότι και ανθρώπους τεθνεώτας και την εαυτών κόπρον εις τα κλίβανα βάλλοντες και ζυμούντες ήσθιον. ενέσκηψε δε εις αυτούς και λοιμική νόσος και αναρίθμητα πλήθη εξ αυτών ώλεσεν. συνήψε δε προς αυτούς πόλεμον και τον των Βουλγάρων έθνος, και, ως φασίν οι ακριβώς επιστάμενοι, [ότι] κβ χιλάδας Αράβων κατέσφαξαν." ^ Runciman, p. 52 ^ s:Chronographia/Chapter 61 ^ a b c d e "Bulgaria". Encyclopædia Britannica. ^ Georgius Monachus Continuatus, loc. cit. [work not previously referenced], Logomete ^ Vita S. démentis ^ Barford, P. M. (2001). The Early Slavs. Ithaca, New York: Cornell University Press ^ Fine, The Early Medieval Balkans, các trang 144–148. ^ a b Bojidar Dimitrov: Bulgaria Illustrated History. BORIANA Publishing House 2002, ISBN 954-500-044-9 ^ Theophanes Continuatus, các trang 462—3, 480 ^ Cedrenus: II, p. 383 ^ Leo Diaconus, các trang 158–9 ^ Шишић [Šišić], p. 331 ^ Skylitzes, p. 457 ^ Zlatarski, vol. II, các trang 1–41 ^ Averil Cameron, The Byzantines, Blackwell Publishing (2006), p. 170 ^ Jiriček, p.295 ^ Jiriček, p. 382 ^ Lord Kinross, The Ottoman Centuries, Morrow QuillPaperback Edition, 1979 ^ R.J. Crampton, A Concise History of Bulgaria, 1997, Cambridge University Press, ISBN 0-521-56719-X ^ a b D. Hupchick, The Balkans, 2002 ^ Crampton, R.J. Bulgaria 1878-1918, p.2. East European Monographs, 1983. ISBN 0-88033-029-5.[cần câu trích dẫn để xác minh] ^ Hunter, Shireen: "Islam, Europe's second religion: the new social, cultural, and political landscape" 2002, các trang177 ^ Poulton, Hugh: "Muslim identity and the Balkan State" 1997, các trang 33 ^ Dennis P. Hupchick: The Balkans: from Constantinople to Communism, 2002 ^ Dillon, Emile Joseph (1920) [1920]. “XV”. The Inside Story of the Peace Conference. New York: Harper. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2009. The territorial changes the Prussia of the Balkans was condemned to undergo are neither very considerable nor unjust. Chú thích có tham số trống không rõ: |separator= (trợ giúp) ^ Tucker, Spencer C; Wood, Laura (1996). The European Powers in the First World War: An Encyclopedia. Taylor & Francis. tr. 173. ISBN 0-8153-0399-8. ^ Broadberry, Stephen; Klein, Alexander (ngày 8 tháng 2 năm 2008). “Aggregate and Per Capita GDP in Europe, 1870–2000: Continental, Regional and National Data with Changing Boundaries” (PDF). Department of Economics at the University of Warwick, Coventry. tr. 18. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2012. ^ Bulgaria in World War II: The Passive Alliance, Library of Congress ^ Bulgaria: Wartime Crisis, Library of Congress ^ William Marsteller. "The Economy". Bulgaria country study (Glenn E. Curtis, editor). Library of Congress Federal Research Division (tháng 6 năm 1992) ^ Domestic policy and its results, Library of Congress ^ The Political Atmosphere in the 1970s, Library of Congress ^ Bohlen, Celestine (ngày 17 tháng 10 năm 1991). Bulgaria “Vote Gives Key Role to Ethnic Turks” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). The New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2009. ... trong thập niên 1980 [...] lãnh đạo Cộng sản, Todor Zhivkov, bắt đầu một chiến dịch đồng hoá văn hoá buộc sắc tộc Thổ Nhĩ Kỳ phải chấp nhận những cái tên Slavơ, đóng cửa các thánh đường Hồi giáo và nhà nguyện của họ và đàn áp bất kỳ nỗ lực phản kháng nào. Một kết quả là cuộc di cư hàng loạt của hơn 300,000 người sắc tộc Thổ tới nước Thổ Nhĩ Kỳ láng giềng năm 1989... ^ Cracks show in Bulgaria's Muslim ethnic model. Reuters. 31 tháng 5 năm 2009. ^ Library of Congress – Federal Research Division (2006). “Country Profile: Bulgaria” (PDF). Library of Congress. tr. 18, 23. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2009. Truyền thông: Năm 2006 báo in và truyền thông tại Bulgaria nói chung được coi là không có trở ngại, dù chính phủ thống trị truyền thông qua kênh Truyền hình Quốc gia Bulgaria (BNT) nhà nước và Đài phát thanh Bulgaria (BNR) thuộc sở hữu và các ấn bản báo chí thông qua cơ quan báo chí lớn nhất, Cơ quan Điện báo Bulgaria. [...]Nhân quyền: Những năm đầu thập niên 2000, Bulgaria nói chung được xếp hạng cao về nhân quyền. Tuy nhiên, một số ngoại lệ vẫn tồn tại. Dù truyền thông được tự do đưa tin, việc thiếu một cơ cấu pháp lý chuyên biệt để bảo vệ truyền thông khỏi sự can thiệp của nhà nước tại Bulgaria vẫn là một sự yếu kém về lý thuyết. ^ See Globalization Index
    Read less

Phrasebook

Xin chào
Здравейте
Thế giới
Свят
Chào thế giới
Здравей свят
Cảm ơn bạn
Благодаря ти
Tạm biệt
Довиждане
Đúng
да
Không
Не
Bạn khỏe không?
Как сте?
Tốt, cảm ơn bạn
Добре, благодаря
cái này giá bao nhiêu?
Колко струва?
Số không
Нула
Một
един

Where can you sleep near Bulgaria ?

Booking.com
489.884 visits in total, 9.197 Points of interest, 404 Đích, 49 visits today.