မြန်မာနိုင်ငံ

Myanmar
Corto Maltese 1999 - CC BY 2.0 ခင်မောင်မောင်လွင် - CC BY-SA 4.0 Heinz_Htetz - CC BY-SA 4.0 ခင်မောင်မောင်လွင် - CC BY-SA 4.0 Doron - CC BY-SA 3.0 Jasoneppink - CC BY 2.0 Doron - CC BY-SA 3.0 3coma14 - CC BY-SA 3.0 BlackNose - CC BY 3.0 Mg Cthu mgcthu - CC0 Paingpeace - CC BY-SA 4.0 Christophe95 - CC BY-SA 4.0 R guiscard - CC BY-SA 3.0 Heinz_Htetz - CC BY-SA 4.0 Jakub Hałun - CC BY-SA 4.0 Heinz_Htetz - CC BY-SA 4.0 https://www.flickr.com/people/nitsuga/ - CC BY 2.0 BlackNose - CC BY 3.0 Gerd Eichmann - CC BY-SA 4.0 Benh LIEU SONG (Flickr) - CC BY-SA 4.0 Jmhullot - CC BY 3.0 Heinz_Htetz - CC BY-SA 4.0 Doron - CC BY-SA 3.0 Christophe95 - CC BY-SA 4.0 Vyacheslav Argenberg - CC BY 4.0 Benh LIEU SONG (Flickr) - CC BY-SA 4.0 Sarah Tallinn - CC BY-SA 4.0 Jmhullot - CC BY 3.0 Heinz_Htetz - CC BY-SA 4.0 Damien HR - CC BY-SA 2.0 Vyacheslav Argenberg - CC BY 4.0 Vyacheslav Argenberg - CC BY 4.0 Heinz_Htetz - CC BY-SA 4.0 Benh LIEU SONG (Flickr) - CC BY-SA 4.0 Damien HR - CC BY-SA 2.0 Heinz_Htetz - CC BY-SA 4.0 Justin Vidamo - CC BY 2.0 Jakub Hałun - CC BY-SA 4.0 Heinz_Htetz - CC BY-SA 4.0 Jakub Hałun - CC BY-SA 4.0 Benh LIEU SONG (Flickr) - CC BY-SA 4.0 Daniel Julie - CC BY 2.0 Mg Cthu mgcthu - CC0 BlackNose - CC BY 3.0 Heinz_Htetz - CC BY-SA 4.0 Gerd Eichmann - CC BY-SA 4.0 ခင်မောင်မောင်လွင် - CC BY-SA 4.0 Kaungkinpyar - CC BY 4.0 Mg Cthu mgcthu - CC0 Jakub Hałun - CC BY-SA 4.0 Heinz_Htetz - CC BY-SA 4.0 Auchwaswisser - Attribution Benh LIEU SONG (Flickr) - CC BY-SA 4.0 ခင်မောင်မောင်လွင် - CC BY-SA 4.0 Jakub Hałun - CC BY-SA 4.0 Doron - CC BY-SA 3.0 No images

Context of Myanmar

Myanmar (tiếng Miến Điện: မြန်မာ), còn gọi là Miến Điện tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia tại Đông Nam Á.

Myanmar có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là đường bờ biển giáp với vịnh Bengal và biển Andaman. Theo số liệu điều tra nhân khẩu năm 2014, Myanmar có 51 triệu cư dân. Myanmar có diện tích 676.577 km² (261.288 mi²). Thủ đô của quốc gia này là Naypyidaw còn thành phố lớn nhất là Yangon.

Các nền văn minh ban đầu tại Myanmar gồm có các thị quốc Pyu nói tiếng Tạng-Miến tại khu vực Thượng Miến và các vương quốc Mon tại khu vực Hạ Miến. Đến thế kỷ IX, người Miến tiến đến thung lũng Thượng Irrawaddy, họ lập nên Vương quốc Pagan trong thập niên 1050, và sau đó ngôn ngữ-văn hóa Miến cùng Phật giáo Nam Tông dần dần chiếm ưu thế tại Myanmar. Vương quốc Pagan sụp đổ trước các cuộc xâm chiếm của quân Mông Cổ, và xuất hiện một số quốc gia thườn...Xem thêm

Myanmar (tiếng Miến Điện: မြန်မာ), còn gọi là Miến Điện tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia tại Đông Nam Á.

Myanmar có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là đường bờ biển giáp với vịnh Bengal và biển Andaman. Theo số liệu điều tra nhân khẩu năm 2014, Myanmar có 51 triệu cư dân. Myanmar có diện tích 676.577 km² (261.288 mi²). Thủ đô của quốc gia này là Naypyidaw còn thành phố lớn nhất là Yangon.

Các nền văn minh ban đầu tại Myanmar gồm có các thị quốc Pyu nói tiếng Tạng-Miến tại khu vực Thượng Miến và các vương quốc Mon tại khu vực Hạ Miến. Đến thế kỷ IX, người Miến tiến đến thung lũng Thượng Irrawaddy, họ lập nên Vương quốc Pagan trong thập niên 1050, và sau đó ngôn ngữ-văn hóa Miến cùng Phật giáo Nam Tông dần dần chiếm ưu thế tại Myanmar. Vương quốc Pagan sụp đổ trước các cuộc xâm chiếm của quân Mông Cổ, và xuất hiện một số quốc gia thường xuyên giao chiến với nhau. Đến thế kỷ XVI, Myanmar tái thống nhất dưới Triều Taungoo, sau đó từng trở thành quốc gia lớn nhất trong lịch sử Đông Nam Á. Đến đầu thế kỷ XIX, lãnh thổ của triều Konbaung bao gồm Myanmar ngày nay và cũng từng kiểm soát Manipur và Assam trong thời gian ngắn. Người Anh chiếm được Myanmar sau ba cuộc chiến tranh trong thế kỷ XIX và quốc gia này trở thành một thuộc địa của Anh. Myanmar trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1948, ban đầu là một quốc gia dân chủ, song nằm dưới chế độ độc tài quân sự sau cuộc đảo chính năm 1962.

Trong hầu hết thời gian độc lập, Myanmar xảy ra xung đột dân tộc tràn lan, trở thành một trong các cuộc nội chiến kéo dài nhất vẫn đang diễn ra. Thời gian này, Liên Hợp Quốc và một số tổ chức khác ghi nhận các tội ác vi phạm nhân quyền tại đây. Năm 2011, chính quyền quân sự chính thức giải tán sau tổng tuyển cử năm 2010, và một chính phủ dân sự trên danh nghĩa nhậm chức. Điều này cùng với hành động phóng thích Aung San Suu Kyi và các tù nhân chính trị, đã cải thiện hồ sơ nhân quyền và quan hệ ngoại giao của Myanmar, kéo theo nới lỏng các chế tài mậu dịch và kinh tế khác. Trong tổng tuyển cử năm 2015, đảng của Aung San Suu Kyi giành đa số tại lưỡng viện quốc hội, song các lãnh đạo quân sự vẫn nắm giữ quyền lực rất lớn trong nước, và đến ngày 1 tháng 2 năm 2021 thì phát động chính biến giành lại quyền lực.

Myanmar giàu tài nguyên ngọc và đá quý, dầu mỏ, khí thiên nhiên và các loại khoáng sản khác. Năm 2016, GDP danh nghĩa ở mức 68.277 tỷ USD và GDP theo sức mua tương đương đạt 6,501 tỷ USD. Khoảng cách thu nhập tại Myanmar nằm vào hàng rộng nhất trên thế giới, do phần lớn kinh tế nằm dưới quyền kiểm soát của những người ủng hộ chính phủ quân sự cũ. Tính đến năm 2014, Myanmar có chỉ số phát triển con người HDI ở mức thấp, xếp thứ 148 trong số 188 quốc gia được đánh giá.

More about Myanmar

Basic information
  • Currency Kyat
  • Tên bản địa မြန်မာနိုင်ငံ
  • Calling code +95
  • Internet domain .mm
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 3.04
Population, Area & Driving side
  • Population 53370609
  • Diện tích 676577
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử  Các chùa và đền tại Bagan ngày nay, nơi từng là thủ đô của Vương quốc Pagan

    Người Môn được cho là nhóm người đầu tiên di cư tới vùng hạ lưu châu thổ sông Ayeyarwady (ở phía nam Myanmar) và tới khoảng giữa thập niên 900 trước Công nguyên họ đã giành quyền kiểm soát khu vực này[1].

    Sau đó, vào thế kỷ thứ I trước Công nguyên, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, mạnh nhất là vương quốc Sri Ksetra, nhưng nó bị từ bỏ năm 656. Sau đó, một quá trình tái lập quốc diễn ra, nhưng đến giữa thập niên 800 thì bị người Nam Chiếu xâm lược.

    Vào khoảng trước những năm 800, người Bamar (người Miến Điện) bắt đầu di cư tới châu thổ Ayeyarwady từ Tây Tạng hiện nay. Tới năm 849, vương quốc họ đã thành lập xung quanh trung tâm Pagan trở nên hùng mạnh. Trong giai đoạn Anawratha trị vì (1044-1077), người Miến Điện đã mở rộng ảnh hưởng ra khắp Myanmar hiện nay. Tới thập niên 1100, nhiều vùng lớn thuộc lục địa Đông Nam Á đã thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Pagan, thường được gọi là Đế chế Miến Điện thứ nhất với kinh đô tại Mandalay. Tới cuối thập niên 1200, Hốt Tất Liệt đã thống lĩnh quân Mông Cổ xâm lược Vương quốc Pagan, nhưng tới năm 1364 người Miến Điện đã tái lập vương quốc của họ tại Ava, nơi văn hóa Miến Điện bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Tuy nhiên, vào năm 1527 người Shan cướp phá Ava. Trong lúc ấy người Mon thiết lập địa điểm mới của họ tại Pegu, nơi này đã trở thành một trung tâm tôn giáo và văn hóa lớn.

    ...Xem thêm
    Lịch sử  Các chùa và đền tại Bagan ngày nay, nơi từng là thủ đô của Vương quốc Pagan

    Người Môn được cho là nhóm người đầu tiên di cư tới vùng hạ lưu châu thổ sông Ayeyarwady (ở phía nam Myanmar) và tới khoảng giữa thập niên 900 trước Công nguyên họ đã giành quyền kiểm soát khu vực này[1].

    Sau đó, vào thế kỷ thứ I trước Công nguyên, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, mạnh nhất là vương quốc Sri Ksetra, nhưng nó bị từ bỏ năm 656. Sau đó, một quá trình tái lập quốc diễn ra, nhưng đến giữa thập niên 800 thì bị người Nam Chiếu xâm lược.

    Vào khoảng trước những năm 800, người Bamar (người Miến Điện) bắt đầu di cư tới châu thổ Ayeyarwady từ Tây Tạng hiện nay. Tới năm 849, vương quốc họ đã thành lập xung quanh trung tâm Pagan trở nên hùng mạnh. Trong giai đoạn Anawratha trị vì (1044-1077), người Miến Điện đã mở rộng ảnh hưởng ra khắp Myanmar hiện nay. Tới thập niên 1100, nhiều vùng lớn thuộc lục địa Đông Nam Á đã thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Pagan, thường được gọi là Đế chế Miến Điện thứ nhất với kinh đô tại Mandalay. Tới cuối thập niên 1200, Hốt Tất Liệt đã thống lĩnh quân Mông Cổ xâm lược Vương quốc Pagan, nhưng tới năm 1364 người Miến Điện đã tái lập vương quốc của họ tại Ava, nơi văn hóa Miến Điện bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ. Tuy nhiên, vào năm 1527 người Shan cướp phá Ava. Trong lúc ấy người Mon thiết lập địa điểm mới của họ tại Pegu, nơi này đã trở thành một trung tâm tôn giáo và văn hóa lớn.

    Những người Miến Điện đã phải chạy trốn khỏi Ava thành lập Vương quốc Toungoo năm 1531 tại Toungoo, dưới quyền Tabinshwehti, người đã tái thống nhất Miến Điện và lập ra Đế chế Miến Điện thứ hai. Vì sự ảnh hưởng ngày càng tăng từ châu Âu ở Đông Nam Á, Vương quốc Toungoo trở thành một trung tâm thương mại lớn. Bayinnaung đã mở rộng đế chế bằng cách chinh phục các lãnh thổ Manipur, Chiang Mai, Ayutthaya, Shan, Nagaland, Tripura, Mizoram, Assam, Sikkim, Bhutan, Chittagong, Dhaka, Rajshahi, Rangpur và một số vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc gồm Đức Hoành, Nộ Giang, Bảo Sơn và Phổ Nhĩ. Những cuộc nổi loạn bên trong cũng như sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên cần thiết để kiểm soát các vùng mới giành được dẫn tới sự sụp đổ của Vương quốc Toungoo. Anaukpetlun, người đã đẩy lùi cuộc xâm lăng của Bồ Đào Nha, đã lập nên một vương triều mới tại Ava năm 1613. Cuộc nổi dậy trong nước của người Mon, với sự trợ giúp của Pháp, khiến vương quốc sụp đổ năm 1752.

     Một bản in thạch năm 1825 của Anh về ngôi chùa Shwedagon cho thấy buổi đầu xâm nhập của người Anh tại Miến Điện trong giai đoạn Chiến tranh Anh-Miến lần thứ nhất

    Alaungpaya thành lập nên Triều đại Konbaung và Đế chế Miến Điện thứ ba vào khoảng thập niên 1700[2]. Năm 1767, Vua Hsinbyushin chinh phục Ayutthaya và Ceylon dẫn tới việc văn hóa Thái Lan và văn hóa Ceylon có ảnh hưởng lớn tới văn hóa Miến Điện. Nhà Thanh (Trung Quốc) lo ngại sự lớn mạnh của Miến Điện, đã bốn lần xâm lược nước này trong khoảng thời gian từ 1766 đến 1769 nhưng không lần nào thành công. Các triều đại sau này mất quyền kiểm soát Ayutthaya, nhưng chiếm thêm được Arakan và Tenasserim. Dưới thời cai trị của Vua Bagyidaw, năm 1824, Mahabandoola chiếm Assam, sát lãnh thổ Anh ở Ấn Độ, gây nên một cuộc chiến tranh. Trong các cuộc chiến tranh Anh-Miến (1823-26, 1852-53 và 1885-87), Miến Điện mất một số lãnh thổ vào tay người Anh và trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Ngày 1 tháng 4 năm 1937, Miến Điện trở thành một thuộc địa hành chính riêng biệt, độc lập khỏi quyền hành chính Ấn Độ. Trong thập niên 1940, Ba mươi chiến hữu, do Aung San lãnh đạo đã lập nên Quân đội Miến Điện độc lập[3]. Ba mươi chiến hữu được huấn luyện quân sự tại Nhật Bản[3].

    Trong Chiến tranh thế giới thứ hai Miến Điện trở thành một mặt trận chính tại Mặt trận Đông Nam Á. Sau những thắng lợi ban đầu của Nhật Bản tại Mặt trận Miến Điện, trong đó người Anh bị đẩy lùi khỏi đa phần Miến Điện, Đồng Minh đã phản công. Tới tháng 7 năm 1945 họ đã chiếm lại toàn bộ nước này. Người Miến Điện chiến đấu cho cả hai phía trong cuộc chiến. Họ chiến đấu trong Đội quân Miến Điện Anh năm 1941-1942. Năm 1943, Chin Levies và Kachin Levies đã được thành lập ở các quận biên giới Miến Điện và vẫn thuộc quyền kiểm soát của người Anh. Đội quân Miến Điện chiến đấu trong thành phần Chindit dưới quyền Tướng Orde Wingate từ 1943-1945. Ở giai đoạn sau của cuộc chiến, người Mỹ đã lập ra Đội biệt kích Kachin-Hoa Kỳ cũng chiến đấu cho quân Đồng Minh. Nhiều người Miến Điện khác chiến đấu trong lực lượng SOE của Anh. Quân đội Miến Điện độc lập dưới quyền chỉ huy của Aung San và Quân đội quốc gia Arakan đã chiến đấu với Nhật Bản từ 1942-1944, nhưng đã nổi lên chống lại người Nhật năm 1945.

    Năm 1947, Aung San trở thành Phó chủ tịch Ủy ban hành pháp Miến Điện, một chính phủ chuyển tiếp. Tuy nhiên, trong tháng 7 năm 1947, các đối thủ chính trị đã ám sát Aung San và nhiều thành viên chính phủ khác[3]. Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một nước cộng hòa độc lập, với cái tên Liên bang Myanmar, với Sao Shwe Thaik là tổng thống đầu tiên và U Nu là thủ tướng. Không giống như đa số các thuộc địa của Anh, nước này không trở thành một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh bởi vì họ đã giành lại độc lập trước khi Khối thịnh vượng chung cho phép các nước cộng hòa trở thành một thành viên của nó. Một hệ thống chính trị lưỡng viện được thành lập gồm Viện đại biểu và Viện quốc gia[4]. Vùng địa lý hiện nay của Myanmar có thể suy ngược từ Thỏa ước Panglong, là toàn bộ Miến Điện gồm Hạ Miến và Thượng Miến và Các vùng biên giới, đã từng được quản lý hành chính độc lập bởi Anh Quốc[5].

     Lá cờ của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ được thể hiện bởi một chú công trong tư thế chiến đấu, một biểu tượng của tự do[6]

    Năm 1961 U Thant, khi ấy là Đại biểu thường trực của Miến Điện tại Liên hiệp quốc và cựu Thư ký Thủ tướng, được bầu làm Tổng thư ký Liên hiệp quốc; ông là người đầu tiên không xuất thân từ phương Tây lãnh đạo một tổ chức quốc tế nào cho tới lúc ấy và đã đảm nhiệm chức vụ này trong vòng mười năm[7]. Trong số những người Miến Điện làm việc tại Liên hiệp quốc khi ông đang giữ chức Tổng thư ký có cô gái trẻ Aung San Suu Kyi.

    Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do Tướng Ne Win lãnh đạo. Ông này cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, Myanmar lấy quốc hiệu mới là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến Điện. Cùng năm này, đám tang của U Thant dẫn tới một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu.

    Năm 1988, Cuộc nổi dậy 8888 đẩy đất nước tới bờ vực cách mạng. Để đối phó, Tướng Saw Maung tiến hành một cuộc đảo chính. Ông thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang (SLORC). Myanmar quay trở lại quốc hiệu Liên bang Myanmar. Năm sau, quốc hiệu bằng tiếng Anh đổi từ Union of Burma thành Union of Myanmar. Năm 1989, thiết quân luật được ban bố sau những cuộc biểu tình rộng lớn. Các kế hoạch bầu cử Quốc hội đã hoàn thành ngày 31 tháng 5 năm 1989[8]. Năm 1990, lần đầu tiên các cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong vòng 30 năm. Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, thắng 392 trong tổng số 485 ghế, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC hủy bỏ và họ từ chối giao lại quyền lực[9]. SLORC đổi tên Miến Điện (Burma) thành Myanmar năm 1989. Dưới sự lãnh đạo của Than Shwe, từ năm 1992 chính quyền quân sự đã tiến hành các thỏa thuận ngừng bắn với các nhóm du kích thiểu số. Năm 1992, SLORC tiết lộ các kế hoạch thành lập một hiến pháp mới thông qua Hội nghị Quốc gia, bắt đầu ngày 9 tháng 1 năm 1993[10]. Năm 1997, Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang được đổi tên thành Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SPDC). Ngày 23 tháng 6 năm 1997, Myanmar được chấp nhận gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hội nghị Quốc gia tiếp tục được triệu tập và hoãn lại. Nhiều đảng chính trị lớn, đặc biệt Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, đã bị trục xuất và có ít tiến bộ đã được hoàn thành[10]. Ngày 27 tháng 3 năm 2006, hội đồng quân sự đã di chuyển thủ đô đất nước từ Yangon tới một địa điểm gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho nó là Naypyidaw, có nghĩa "vùng đất của những ông vua"[11][12]. Năm 2010, quốc hiệu của Myanmar đổi thành Cộng hòa Liên bang Myanmar (tiếng Myanmar: ပြည်ထောင်စု သမ္မတ မြန်မာနိုင်ငံတော်, tiếng Anh: Republic of the Union of Myanmar).

    Năm 2021, với các cáo buộc gian lận bầu cử, vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, quân đội Myanmar đã tiến hành đảo chính.[13] Các chính khách dân sự được bầu trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm 2021 bị phế truất và quyền điều hành đất nước được trao lại cho Tatmadaw, đặt dấu chấm hết cho thời kỳ dân chủ đã bắt đầu từ 2011 của Myanmar.[14]

    ^ George Aaron Broadwell; Dept. of Anthropology; University at Albany, Albany, NY; truy cập 11 tháng 7 năm 2006 ^ An Account of An Embassy to the Kingdom of Ava by Michael Symes,1795. ^ a b c Houtman, Gustaaf (1999). Mental Culture in Burmese Crisis Politics: Aung San Suu Kyi and the National League for Democracy. ISBN 4-87297-748-3. ^ “The Constitution of the Union of Burma”. DVB. 1947. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2006. ^ Smith, Martin (1991). Burma -Insurgency and the Politics of Ethnicity. London and New Jersey: Zed Books. tr. 42-43. ^ “Honoring those who fought for freedom "Golden Anniversary"”. Mainichi Daily News. National Coalition Government of Union of Burma. ngày 12 tháng 1 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2006. ^ Aung Zaw. “Can Another Asian Fill U Thant's Shoes?”. The Irrawaddy tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2006.[liên kết hỏng] ^ “PYITHU HLUTTAW ELECTION LAW”. State Law and Order Restoration Council. iBiblio.org. ngày 31 tháng 5 năm 1989. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2006. ^ Khin Kyaw Han (ngày 1 tháng 2 năm 2003). “1990 MULTI-PARTY DEMOCRACY GENERAL ELECTIONS”. National League for Democracy. iBiblio.org. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2006. ^ a b “The National Convention”. The Irrawaddy. ngày 31 tháng 3 năm 2004. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2006. ^ “Chính quyền Myanmar chuyển sang thủ đô mới”. VietNamNet. 7 tháng 11 năm 2005. Truy cập 27 tháng 3 năm 2007. ^ “Myanmar lần đầu giới thiệu thủ đô mới với thế giới”. VietNamNet. 27 tháng 3 năm 2007. Truy cập 27 tháng 3 năm 2007. ^ “Chính biến ở Myanmar xảy ra sau khi quân đội cáo buộc gian lận bầu cử”. Báo Điện Tử VOV. 2021. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022. ^ “Nền quân trị trở lại Myanmar”. Báo Tuổi Trẻ. 2021. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
    Read less

Phrasebook

Xin chào
ဟယ်လို
Thế giới
ကမ္ဘာ
Chào thế giới
မင်္ဂလာပါကမ္ဘာလောက
Cảm ơn bạn
ကျေးဇူးတင်ပါတယ်
Tạm biệt
သွားတော့မယ်
Đúng
ဟုတ်ကဲ့
Không
မရှိ
Bạn khỏe không?
နေကောင်းလား?
Tốt, cảm ơn bạn
ကောင်းပြီ၊ ကျေးဇူးတင်ပါတယ်။
cái này giá bao nhiêu?
ဘယ်လောက်လဲ?
Số không
သုည
Một
တစ်မျိုး

Where can you sleep near Myanmar ?

Booking.com
490.001 visits in total, 9.198 Points of interest, 404 Đích, 50 visits today.