Context of Bosna và Hercegovina

Bosnia và Hercegovina (tiếng Bosna, tiếng Croatia, tiếng Serbia chữ Latinh: Bosna i Hercegovina, viết tắt BiH; tiếng Serbia chữ Kirin: Босна и Херцеговина, viết tắt БиХ; phát âm [bôsna i xěrtseɡoʋina], phiên âm: "Bô-s'na và Hê-sê-gô-vi-na") là một quốc gia tại Đông Nam Âu, trên bán đảo Balkan. Nước này giáp biên giới với Croatia ở phía bắc, tây và nam, Serbia ở phía đông, và Montenegro ở phía nam, Bosna và Hercegovina là một quốc gia hầu như nằm kín trong lục địa, ngoại trừ 26 km bờ biển Adriatic, tại trên thị trấn Neum. Vùng nội địa là núi non ở trung tâm và phía nam, đồi ở phía tây bắc và bằng phẳng ở phía đông bắc. Bosna là vùng địa lý lớn nhất của nhà nước hiện đại với khí hậu lục địa ôn hoà, với mùa hè nóng và mùa đông lạnh, có tuyết. Hercegovina nhỏ hơn ở mũi cực nam đất nước, với khí hậu và địa hình Địa Trung Hải. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bosna và Hercegovina rất phon...Xem thêm

Bosnia và Hercegovina (tiếng Bosna, tiếng Croatia, tiếng Serbia chữ Latinh: Bosna i Hercegovina, viết tắt BiH; tiếng Serbia chữ Kirin: Босна и Херцеговина, viết tắt БиХ; phát âm [bôsna i xěrtseɡoʋina], phiên âm: "Bô-s'na và Hê-sê-gô-vi-na") là một quốc gia tại Đông Nam Âu, trên bán đảo Balkan. Nước này giáp biên giới với Croatia ở phía bắc, tây và nam, Serbia ở phía đông, và Montenegro ở phía nam, Bosna và Hercegovina là một quốc gia hầu như nằm kín trong lục địa, ngoại trừ 26 km bờ biển Adriatic, tại trên thị trấn Neum. Vùng nội địa là núi non ở trung tâm và phía nam, đồi ở phía tây bắc và bằng phẳng ở phía đông bắc. Bosna là vùng địa lý lớn nhất của nhà nước hiện đại với khí hậu lục địa ôn hoà, với mùa hè nóng và mùa đông lạnh, có tuyết. Hercegovina nhỏ hơn ở mũi cực nam đất nước, với khí hậu và địa hình Địa Trung Hải. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bosna và Hercegovina rất phong phú.

Nước này là quê hương của ba sắc tộc "hợp thành": người Bosna, nhóm dân số đông nhất, với người Serb đứng thứ hai và người Croat đứng thứ ba. Nếu không tính đến sắc tộc, một công dân Bosna và Hercegovina thường được gọi là một người Bosna. Tại Bosna và Hercegovina, sự phân biệt giữa một người Bosna và một người Hercegovina chỉ được duy trì như sự phân biệt theo vùng, chứ không phải theo sắc tộc. Về chính trị đây là nhà nước phi tập trung và gồm hai thực thể hành chính, Liên bang Bosna và Hercegovina và Republika Srpska, với Quận Brčko như một thực thể thực tế thứ ba.

Trước kia là một trong sáu đơn vị liên bang tạo nên Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, Bosna và Hercegovina đã giành được độc lập trong cuộc chiến tranh Nam Tư hồi thập niên 1990. Bosna và Hercegovina có thể được xem như một nhà nước Liên bang Dân chủ Cộng hoà đang chuyển tiếp nền kinh tế sang hệ thống định hướng thị trường, và là một ứng cử viên tiềm năng để trở thành thành viên trong Liên minh châu Âu và NATO. Ngoài ra, Bosna và Hercegovina đã là một thành viên của Hội đồng châu Âu từ ngày 24 tháng 4 năm 2002 và là một thành viên sáng lập của Liên minh Địa Trung Hải khi liên minh này được thành lập vào ngày 13 tháng 7 năm 2008.

More about Bosna và Hercegovina

Basic information
  • Calling code +387
  • Internet domain .ba
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 4.84
Population, Area & Driving side
  • Population 3816459
  • Diện tích 51197
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Thời kỳ Tiền Slav (đến năm 958)  Những bức tường của Daorson cổ, Ošanići gần Stolac, Bosna và Hercegovina, thế kỷ thứ III trước Công Nguyên.

    Bosna đã có người ở ít nhất từ thời đồ đá mới. Đầu thời đồ đồng, dân cư dồ đá mới bị thay thế bởi sắc tộc hiếu chiến hơn có thể có nguồn gốc Ấn-Âu, người Illyria. Những người Celtic nhập cư ở thế kỷ thứ IV và thế kỷ thứ III trước Công Nguyên đã thay thế người Illyrian trên những mảnh đất của họ, đặc biệt là người Ardiaei và Autariatae, nhưng một số người Celtic và Illyrian đã hòa trộn lẫn nhau, như Latobici, Scordisci, và có thể người Japodes. Bằng chứng lịch sử xác đáng về thời kỳ này khá hiếm, nhưng có lẽ vùng này đã được ở bởi một số bộ tộc khác nhau và nói những thứ tiếng khác nhau....Xem thêm

    Lịch sử Thời kỳ Tiền Slav (đến năm 958)  Những bức tường của Daorson cổ, Ošanići gần Stolac, Bosna và Hercegovina, thế kỷ thứ III trước Công Nguyên.

    Bosna đã có người ở ít nhất từ thời đồ đá mới. Đầu thời đồ đồng, dân cư dồ đá mới bị thay thế bởi sắc tộc hiếu chiến hơn có thể có nguồn gốc Ấn-Âu, người Illyria. Những người Celtic nhập cư ở thế kỷ thứ IV và thế kỷ thứ III trước Công Nguyên đã thay thế người Illyrian trên những mảnh đất của họ, đặc biệt là người Ardiaei và Autariatae, nhưng một số người Celtic và Illyrian đã hòa trộn lẫn nhau, như Latobici, Scordisci, và có thể người Japodes. Bằng chứng lịch sử xác đáng về thời kỳ này khá hiếm, nhưng có lẽ vùng này đã được ở bởi một số bộ tộc khác nhau và nói những thứ tiếng khác nhau. Sự xung đột giữa người Illyrian và La Mã bắt đầu năm 229 TCN, nhưng La Mã chỉ hoàn thành việc sáp nhập vùng này vào năm 9 Công Nguyên. Trong thời Roma, những người định cư nói tiếng La tinh từ khắp Đế chế Roma đã sống cùng với người Illyrian và các chiến binh Roma được khuyến khích ở lại trong vùng.[1]

    Vùng đất ban đầu là một phần của Illyria cho tới sự chiếm đóng Roma. Sau sự chia rẽ của Đế chế Roma giai đoạn 337 và 395, Dalmatia và Pannonia trở thành những phần của Đế chế Tây Roma. Một số người cho rằng vùng này đã bị những người Ostrogoth chinh phục năm 455. Sau đó nó thay đổi chủ giữa những người Alan và người Huns. Tới thế kỷ thứ VI, Hoàng đế Justinian đã chinh phục vùng này cho Đế chế Byzantine. Người Slav, một bộ tộc từ Đông Âu (hiện là lãnh thổ Ukraina), đã bị chinh phục bởi người Avar ở thế kỷ thứ VI.

    Bosna thời Trung Cổ (958–1463)

    Hiểu biết hiện nay về tình hình chính trị ở tây Balkan giai đoạn sơ kỳ Trung Cổ không nhiều và mâu thuẫn. Ngay khi tới nơi, người Slavơ đã mang cùng với họ một cấu trúc xã hội bộ tộc, và nó có thể đã tan rã nhường chỗ cho chế độ phong kiến khi người Frankish tới vùng này hồi cuối thế kỷ 9. Cũng vào khoảng thời gian này người Nam Slavơ đã bị Kitô giáo hóa. Bosna và Hercegovina, vì vị trí địa lý và đất đai, có thể là một trong những vùng cuối cùng trải qua quá trình này, được cho là khởi đầu từ các vùng đô thị dọc theo bờ biển Dalmatia. Các đô thị của Serbia và Croatia chia nhau quyền kiểm soát Bosna và Hercegovina ở thế kỷ 9 và thế kỷ 10, nhưng tới Trung kỳ Trung Cổ tình thế chính trị đã khiến vùng này bị rơi vào tranh chấp giữa Vương quốc Hungary và Đế chế Byzantine. Sau một sự thay đổi quyền lực nữa giữa hai thực thể này hồi đầu thế kỷ 12, Bosna rơi ra ngoài vòng kiểm soát của cả hai và nổi lên thành một nhà nước độc lập dưới sự cai trị của các ban địa phương.[1]

    Vương triều đáng chú ý đầu tiên của Bosna, Ban Kulin, đã có hoà bình và ổn định trong gần ba thập kỷ và tăng cường phát triển kinh tế quốc gia thông qua các hiệp ước với Dubrovnik và Venice. Sự cầm quyền của ông cũng đánh dấu sự khởi đầu một cuộc tranh cãi với Nhà thờ Bosna, một giáo phái Thiên chúa bản xá bị cả các nhà thờ Cơ đốc giáo La Mã và Chính thống giáo Serbia coi là dị giáo. Đối đầu với những nỗ lực của người Hungary nhằm sử dụng chính trị nhà thờ trước vấn đề này như một cách thức để tuyên bố chủ quyền với Bosna, Kulin đã tổ chức một hội đồng các lãnh đạo nhà thờ địa phương để bác bỏ sự dị giáo và đi theo Cơ đốc giáo năm 1203. Dù vậy, những tham vọng của Hungary vẫn không thay đổi trong một thời gian dài sau khi Kulin chết năm 1204, chỉ ngừng lại sau cuộc xâm lược bất thành năm 1254.

     Hiến chương của Kulin Ban - hiệp ước với Dubrovnik. Hiện ở Bảo tàng Ermitage tại Sankt-Peterburg, Nga

    Lịch sử Bosna từ đó cho tới đầu thế kỷ XIV được ghi dấu bởi sự cạnh tranh quyền lực giữa các gia đình Šubić và Kotromanić. Cuộc xung đột này kết thúc năm 1322, khi Stjepan II Kotromanić trở thành ban. Tới khi ông chết năm 1353, ông đã thành công trong việc sáp nhập các lãnh tổ phía bắc và phía tây, cùng như Zahumlje và nhiều phần của Dalmatia. Ông được kế tục bởi người cháu họ Tvrtko, người, sau một cuộc đấu tranh dài với giới quý tộc và những bất hoà giữa các gia đình, đã giành được toàn bộ quyền kiểm soát đất nước năm 1367. Tvrtko tự phong mình làm vua ngày 26 tháng 10 năm 1377 với danh hiệu Stefan Tvrtko I Vua của Rascia, Bosna, Dalmatia, Croatia, Bờ biển.

    Các nhà sử học cho rằng ông đã làm lễ lên ngôi trong một Nhà thờ Chính thống Serbia là Tu viện Mileševa.[2] Một khả năng khác, do P. Anđelić đưa ra và dựa trên bằng chứng khảo cổ học, rằng ông đã lên ngôi tại Mile gần Visoko trong nhà thờ được xây dựng trong thời cai trị của Stephen II Kotromanić, nơi ông được chôn cất cùng người chú/bác Stjepan II.[3][4] Tuy nhiên, sau khi ông qua đời năm 1391, Bosna rơi vào một giai đoạn suy tàn kéo dài. Đế chế Ottoman đã khởi động cuộc chinh phục châu Âu của họ và đặt ra mối đe doạ với vùng Balkan trong suốt nửa sau thế kỷ 15. Cuối cùng, sau nhiều thập kỷ bất ổn kinh tế và chính trị, Bosna chính thức sụp đổ năm 1463. Hercegovina tiếp theo năm 1482, với một "Vương quốc Bosna" do Hungary đỡ lưng đầu hàng năm 1527.

    Thời kỳ Ottoman (1463–1878)

    Cuộc chinh phục Bosna của Ottoman đã đánh dấu một thời kỳ mới trong lịch sử đất nước và đưa lại những thay đổi lớn trong bối cảnh chính trị và văn hoá trong vùng. Dù vương quốc đã bị đập tan và giới quý tộc cao cấp của nó đã bị hành quyết, những người Ottoman quả thực đã cho phép duy trì thực thể Bosna bằng cách sáp nhập nó trở thành một tỉnh hợp thành của Đế chế Ottoman với tên gọi lịch sử và tính toàn vẹn — một trường hợp duy nhất trong số các quốc gia bị nô dịch ở vùng Balkan.[5] Bên trong sandžak (và cuối cùng là vilayet) này của Bosna, những người Ottoman đã thực hiện một số thay đổi quan trọng về cơ quan hành chính chính trị xã hội; gồm một hệ thống sở hữu đất đai mới, tái cơ cấu các đơn vị hành chính, và hệ thống phân biệt xã hội phức tạp theo tầng lớp và tôn giáo.[1]

    Bốn thế kỷ cai trị của Ottoman đã để lại dấu ấn mạnh trong thành phần dân số Bosna, nó đã thay đổi nhiều lần sau những cuộc chinh phục của đế quốc, những cuộc chiến tranh thường xuyên với các cường quốc châu Âu, những đợt di cư, những lần bệnh dịch. Một cộng đồng Hồi giáo bản xứ nói tiếng Slavơ đã xuất hiện và cuối cùng trở thành nhóm tôn giáo-sắc tộc lớn nhất (chủ yếu như một kết quả của sự dần gia tăng số lượng người cải đạo theo Hồi giáo),[6] trong khi một số lượng đáng kể người Do thái Sephardi tới đây sau khi họ bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha hồi cuối thế kỷ. Các cộng đồng Thiên chúa giáo Bosna cũng trải qua những thay đổi lớn. Các tín đồ Franciscan Bosna (và tổng thể tín đồ Cơ đốc giáo nói chung) được bảo vệ bởi nghị định chính thức của đế chế. Cộng đồng Chính thống tại Bosna, ban đầu bị hạn chế tại Hercegovina và Podrinje, đã phát triển trong cả nước ở giai đoạn này và có sự thịnh vượng khá cao cho tới thế kỷ 19. Tuy nhiên, Nhà thờ ly giáo Bosna đã hoàn toàn biến mất.[1]

    Khi Đế chế Ottoman thịnh vượng và mở rộng vào Trung Âu, Bosna thoát khỏi sức ép trở thành tỉnh biên giới và có một giai đoạn bình ổn và thịnh vượng khá dài. Một số thành phố, như Sarajevo và Mostar, được thành lập và phát triển trở thành các trung tâm thương mại và văn hoá lớn của vùng. Bên trong những thành phố đó, nhiều Sultan và các thống đốc cung cấp tài chính cho việc xây dựng nhiều công trình quan trọng của kiến trúc Bosna (như Stari Most và Nhà thờ Hồi giáo Gazi Husrev-beg). Hơn nữa, số lượng người Bosna có ảnh hưởng quan trọng trong văn hoá và chính trị trong thời gian này khá lớn.[5] Các binh sĩ Bosna chiếm một thành phần lớn trong mọi cấp bậc chỉ huy quân sự của Ottoman trong Trận Mohács và chiến trường Krbava, hai thắng lợi quyết định về quân sự, trong khi nhiều người Bosna khác thăng tiến qua các cấp bậc quân sự Ottoman để nắm giữ những vị trí quyền lực cao nhất nhất trong Đế chế, gồm các đô đốc, tướng lĩnh, và đại tư tế. Nhiều người Bosna cũng để lại dấu ấn vĩnh cửu trong văn hoá Ottoman, trở thành các nhân vật thần bí, các học giả, và những nhà thơ nổi tiếng bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ả Rập, và các ngôn ngữ Ba Tư.[6]

    Tuy nhiên, tới cuối thế kỷ 17 sự rủi ro quân sự của Đế chế đã gây ảnh hưởng tới đất nước, và sự chấm dứt của cuộc Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ với hiệp ước Karlowitz năm 1699 một lần nữa khiến Bosna trở thành tỉnh cực tây của Đế chế. Một trăm năm sau đó là khoảng thời gian của những thất bại quân sự khác, nhiều cuộc nổi dậy bên trong Bosna, và nhiều vụ bùng phát bệnh dịch. Những nỗ lực của Porte nhằm hiện đại hoá nhà nước Ottoman gặp phải sự chống đối mạnh mẽ tại Bosna, nơi giới quý tộc địa phương khiến hầu hết các biện pháp cải cách không thể được thực hiện đầy đủ. Điều này, cộng với sự rút lui chính trị trước các nhà nước Thiên chúa giáo mới xuất hiện ở phía đông, dẫn tới một cuộc nổi dậy nổi tiếng (dù không thành công) của Husein Gradaščević năm 1831.[6] Những cuộc khởi nghĩa liên quan bị dập tắt năm 1850, nhưng tình hình tiếp tục xấu đi. Những cuộc nổi dậy nông dân sau này cuối cùng dẫn đến cuộc nổi loạn Herzegovina, một cuộc khởi nghĩa nông dân trên diện rộng năm 1875. Nó nhanh chóng lan ra và liên quan tới nhiều nhà nước vùng Balkan cũng như các Cường quốc, cuối cùng buộc Đế chế Ottoman phải nhường quyền hành chính của Bosna cho Áo–Hung qua hiệp ước Berlin năm 1878.[1]

    Cai trị Áo-Hung (1878–1918)  "Phân bố sắc tộc tại Áo–Hung" từ cuốn Atlas Lịch sử của William R. Shepherd, 1911.

    Việc liên kết với Áo-Hung nhanh chóng dẫn đến một thoả thuận với người Bosna mặc dù những cẳng thẳng vẫn còn lại ở một số vùng thuộc đất nước (đặc biệt là Hercegovina) và một cuộc di cư quy mô lớn của đa số là người Slavơ bất đồng diễn ra.[1] Tuy nhiên, một nhà nước với sự ổn định khá tốt đã nhanh chóng xuất hiện và các chính quyền Áo-Hung đã có thể tiến hành một số cải cách hành chính và xã hội để biến Bosna và Hercegovina trở thành một "thuộc địa kiểu mẫu". Với mục tiêu thiết lập một tỉnh như một mô hình chính trị ổn định sẽ giúp xua tan đi chủ nghĩa quốc gia Nam Slavơ đang xuất hiện, sự cai trị Habsburg giúp rất nhiều vào sự hệ thống hoá luật lệ, để đưa ra các cơ chế chính trị mới, và nói chung cung cấp cơ sở cho sự hiện đại hoá. Đế chế Áo-Hung đã xây dựng ba các nhà thờ Cơ đốc giáo tại Sarajevo và ba nhà thờ này nằm trong 20 nhà thờ Cơ đốc giáo duy nhất trong nhà nước Bosna.

    Dù có thành công về mặt kinh tế, chính sách Áo-Hung - tập trung trên việc ủng hộ ý tưởng một quốc gia đa nguyên và đa giáo Bosna (được phần lớn người Hồi giáo ưa thích) - đã không thành công khi giải quyết những làn sóng chủ nghĩa quốc gia đang nổi lên.[1] Ý tưởng quốc gia Croat và Serbia đã lan tới các cộng đồng Cơ đốc giáo và Chính thống ở Bosna và Hercegovina từ nước Croatia và Serbia láng giềng hồi giữa thế kỷ 19, và quá mạnh mẽ để cho phép sẹ chấp nhận một ý tưởng song song của quốc gia Bosna.[1] Tới nửa sau những năm 1910, chủ nghĩa quốc gia là một phần không thể tách rời của chính trị Bosna, với các đảng chính trị quốc gia đại diện cho ba nhóm bầu cử lớn.

    Ý tưởng về một nhà nước Nam Slavơ thống nhất (typically expected to be spear-headed by independent Serbia) đã trở nên một tư tưởng chính trị phổ biến trong vùng thời gian đó, gồm cả Bosna và Hercegovina. Quyết định chính thức sáp nhập Bosna và Hercegovina của chính phủ Áo-Hung năm 1908 (xem Khủng hoảng Bosna) càng tạo ra cảm giác khẩn trương trong những người theo chủ nghĩa quốc gia. Nga phản đối sự sáp nhập này. Cuối cùng Nga công nhận chủ quyền của Áo-Hung với Bosna để đối lấy lời hứa của Áo-Hung rằng họ sẽ công nhân quyền của Nga với Eo Dardanelles tại Đế chế Ottoman. Không giống như Nga, Áo-Hung không giữ lời hứa và không làm gì để hỗ trợ việc công nhận chủ quyền Nga với eo biển.[7] Căng thẳng chính trị gây ra bởi sự kiện này lên tới đỉnh điểm ngày 28 tháng 6 năm 1914, khi thanh niên người Serb theo chủ nghĩa quốc gia Gavrilo Princip ám sát người kế vị ngôi báu Áo-Hung, Thế tử Franz Ferdinand, tại Sarajevo; một sự kiện dẫn tới Thế chiến I. Dù một số người Bosna đã hy sinh khi phục vụ trong quân đội của nhiều nước tham gia chiến tranh, Bosna và Hercegovina vẫn tìm cách tránh được cuộc chiến với thiệt hại khá nhỏ.[5]

    Nam Tư đầu tiên (1918–1941)

    Sau cuộc chiến tranh, Bosna và Hercegovina gia nhập Vương quốc của người Serb, người Croat và người Slovene (nhanh chóng được đổi tên thành Nam Tư) Nam Slavơ. Đời sống chính trị tại Serbia ở thời gian này được ghi dấu bởi hai khuynh hướng chính: bất ổn kinh tế và xã hội về tái phân phối tài sản, và việc thành lập nhiều đảng chính trị thường thay đổi giữa các liên minh và các phe phái với các đảng ở các vùng khác thuộc Nam Tư.[5] Tư tưởng xung đột thống trị của nhà nước Nam Tư, giữa chủ nghĩa khu vực Croatia và sự tập trung hoá Serbia, là tiếp cận một cách khác biệt bởi các nhóm sắc tộc đa số của Bosna và phụ thuộc vào không khí chính trị chung.[1] Thậm chí có hơn 3 triệu người Bosna ở Nam Tư, vượt quá số người Slovene và Montenegro cộng lại, tinh thần quốc gia Bosna bị ngăn cấm bởi Vương quốc mới. Dù sự chia rẽ ban đầu của đất nước trở thành 33 oblast đã xoá bỏ sự hiện diện của các thực thể địa lý truyền thống khỏi bản đồ, các nỗ lực của những chính trị gia Serbia như Mehmed Spaho đã đảm bảo rằng 6 oblast được chia cắt khỏi Bosna và Hercegovina tương ứng với 6 sanjaks từ thời Ottoman, và vì thế, thích ứng với biên giới truyền thống quốc gia như một tổng thể.[1]

    Tuy nhiên, vệc thành lập Vương quốc Nam Tư năm 1929, đã dẫn tới việc vẽ lại các vùng hành chính vào trong các nhóm có mục đích tránh mọi đường ranh giới lịch sử và sắc tộc, bỏ đi bất kỳ dấu vết nào của một thực thể Bosna.[1] Căng thẳng Serbia-Croatia về cấu trúc nhà nước Nam Tư vẫn tiếp tục, với ý tưởng về một sự phân chia Bosna tách biệt ít được hay không được chú ý. Thoả thuận Cvetković-Maček tạo lập nên nhóm Croatia năm 1939 khuyến khích cái là một sự chia rẽ Bosna giữa Croatia và Serbia.[6] Tuy nhiên, bên ngoài các hoàn cảnh chính trị buộc các chính trị gia Nam Tư phải thay đổi sự quan tâm tới sự đe doạ ngày càng lớn của Phát xít Đức của Adolf Hitler. Sau một giai đoạn với những nỗ lực xoa dịu, việc ký kết Hiệp ước Ba Bên, và một cuộc đảo chính, Nam Tư cuối cùng bị Đức xâm lược ngày 6 tháng 4 năm 1941.[1]

    Thế chiến thứ hai (1941–45)  Cầu đường sắt trên sông Neretva, đã hai lần bị phá huỷ trong trận Neretva.

    Khi vương quốc Nam Tư đã bị các lực lượng Phát xít chinh phục trong Thế Chiến II, toàn bộ Bosna bị nhượng lại cho Nhà nước Croatia Độc lập. Các lãnh đạo người Croat cùng với người Hồi giáo địa phương tiến hành một chiến dịch tiêu diệt người Serb, người Do Thái, Digan, đảng viên cộng sản và một số lượng lớn lực lượng du kích của Tito bằng cách lập ra một số trại giết người. Khoảng 80,000 đã bị giết hại tại trại Jasenovac gồm 7,000 trẻ em.[8] Nhiều người Serb trong vùng cầm vũ khí và gia nhập Chetniks; một phong trào kháng chiến quốc gia và bảo hoàng tiến hành chiến tranh du kích chống lại cả Ustashe phát xít và du kích cộng sản. Dù ban đầu chiến đấu chống Phát xít, giới lãnh đạo Chetnik được nhà vua lưu vong ra lệnh chiến đấu chống du kích. Chetniks ban đầu nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Anh Quốc.[cần dẫn nguồn] Đa số thành viên Chetniks là người Serb và người Montenegro, dù đội quân cũng bao gồm một số người Slovene và người Hồi giáo.

    Bắt đầu từ năm 1941, những người cộng sản Nam Tư dưới sự lãnh đạo của Josip Broz Tito người Croatia đã tổ chức nhóm kháng chiến đa sắc tộc đầu tiên, Du kích, họ chiến đấu chống lại cả Phe trục và các lực lượng Chetnik. Ngày 25 tháng 11 năm 1943 Hội đồng Chống Phát xít của Quốc gia Nam Tư Tự do với Tito là người lãnh đạo tổ chức một hội nghị tại Jajce theo đó Bosna và Hercegovina được tái lập như một nước cộng hoà bên trong liên bang Nam Tư trong các biên giới Habsburg của nó. Thắng lợi quân sự cuối cùng đã khiến Đồng Minh ủng hộ Du kích, nhưng Josip Broz Tito từ chối đề nghị giúp đỡ của họ và thay vào đó dựa vào chính các lực lượng của mình. Tất cả các cuộc tấn công quân sự lớn của phong trào chống phát xít của Nam Tư chống lại Phát xít và những người địa phương ủng hộ chúng được tiến hành tại Bosna-Hercegovina và người dân ở đây cũng là lực lượng chiến đấu chính. Cuối cùng sự chấm dứt chiến tranh cũng dẫn đến sự thành lập nhà nước Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, với hiến pháp năm 1946 chính thức biến Bosna và Hercegovina trở thành một trong sáu nhà nước cộng hoà hợp thành của quốc gia mới.[1]

    Nam Tư xã hội chủ nghĩa (1945–1992)

    Vì vị trí địa lý ở trung tâm bên trong liên bang Nam Tư, Bosna thời hậu chiến được lựa chọn một cách chiến lược như một cơ sở cho sự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. Điều này góp phần vào sự tập trung lớn về vũ khí và trang bị tại Bosna; một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến diễn ra sau sự tan rã của Nam Tư thập kỷ 1990.[1] Tuy nhiên, sự tồn tại của Bosna bên trong Nam Tư, phần lớn, là hoà bình và thịnh vượng. Dù được coi là một nơi tù túng chính trị của liên bang trong hầu hết thập niên 50 và 60, thập kỷ 70 chứng kiến sự thăng tiến mạnh của tầng lớp tinh hoa chính trị Bosna mạnh một phần nhờ vị thế lãnh đạo của Tito trong Phong trào không liên kết và những người Bosna làm việc trong các cơ quan ngoại giao của Nam Tư. Tuy làm việc bên trong hệ thống cộng sản, các chính trị gia như Džemal Bijedić, Branko Mikulić và Hamdija Pozderac đã củng cố và bảo vệ chủ quyền của Bosna và Hercegovina[9] Những nỗ lực của họ đã được minh chứng tầm quan trọng trong giai đoạn hỗn loạn sau cái chết của Tito năm 1980, và hiện được một số người coi là những bước đầu tiên hướng tới sự độc lập của Bosna. Tuy nhiên, nước cộng hoà đã thoát khỏi không khí chủ nghĩa quốc gia ngày càng gia tăng một cách ít bị ảnh hưởng nhất. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và sự tan rã của Nam Tư, học thuyết cộng sản cũ về sự khoan dung bắt đầu mất dần hiệu lực, tạo ra một cơ hội cho những yếu tố quốc gia trong xã hội mở rộng ảnh hưởng của họ.

    Chiến tranh Bosna và Hercegovina (1992–95)

    Cuộc bầu cử nghị viện năm 1990 đã dẫn tới một quốc hội bị thống trị bởi ba đảng dựa trên sắc tộc, đã thành lập liên minh lỏng lẻo với nhau để loại bỏ những người cộng sản khỏi quyền lực. Tuyên bố độc lập sau đó của Croatia và Slovenia và cuộc chiến tranh nối tiếp đặt Bosna và Hercegovina cùng ba sắc tộc hợp thành của nó trước tình thế khó khăn. Một sự chia rẽ mạnh ngay lập tức nảy sinh về vấn đề tiếp tục ở lại trong liên bang Nam Tư (mà đại đa số người Serb mong muốn) hay tìm kiếm độc lập (được đại đa số người Bosna và người Croat ủng hộ). Các thành viên nghị viện người Serb, chủ yếu trong Đảng Dân chủ Serbia, đã rời bỏ nghị viện trung ương tại Sarajevo, và thành lập Quốc hội Người Serb của Bosna và Hercegovina ngày 24 tháng 10 năm 1991, đánh dấu sự chấm dứt của liên minh ba sắc tộc cầm quyền sau cuộc bầu cử năm 1990. Quốc hội này thành lập Cộng hoà Serbia của Bosna và Hercegovina ngày 9 tháng 1 năm 1992, trở thành Republika Srpska tháng 8 năm 1992. Ngày 18 tháng 11 năm 1991, chi nhánh đảng tại Bosna và Hercegovina của đảng cầm quyền tại Cộng hoà Croatia, Liên minh Dân chủ Croatia (HDZ), tuyên bố sự tồn tại của Cộng đồng Croatia của Herzeg-Bosna, như một "tổng thể chính trị, văn hoá, kinh tế và lãnh thổ," trên lãnh thổ Bosna và Hercegovina, với Hội đồng Quốc phòng Croatia (HVO) là thành phần quân sự của nó.[10] Chính phủ Bosna không công nhận nó. Toà án Hiến pháp của Bosna và Hercegovina tuyên bố Herzeg-Bosna là bất hợp pháp ngày 14 tháng 9 năm 1992 và một lần nữa ngày 20 tháng 1 năm 1994.

    Một tuyên bố về chủ quyền của Bosna và Hercegovina vào tháng 10 năm 1991 được tiếp nối bởi một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập khỏi Nam Tư vào tháng 2 và tháng 3 năm 1992 bị đại đa số người Serb tẩy chay. Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý là 63.7% và 92.7% ủng hộ độc lập. Bosna và Hercegovina tuyên bố độc lập một thời gian ngắn sau đó. Sau một giai đoạn căng thẳng leo thang và những vụ xung đột quân sự lẻ tẻ, chiến tranh công khai bắt đầu tại Sarajevo ngày 6 tháng 4.[1]

     Toà nhà nghị viện bốc cháy tại trung tâm Sarajevo sau khi bị trúng đạn xe tăng trong cuộc phong toả năm 1992. Những bia mộ tại Đài tưởng niệm diệt chủng Srebrenica.

    Những cuộc đàm phán bí mật giữa Franjo Tuđman và Slobodan Milošević về sự phân chia Bosna và Hercegovina giữa Serbia và Croatia đã được tổ chức ngay từ tháng 3 năm 1991 được gọi là thoả thuận Karađorđevo. Sau tuyên bố độc lập của Cộng hoà Bosna và Hercegovina, người Serb đã tấn công nhiều vùng khác nhau của đất nước. Bộ máy hành chính nhà nước của Bosna và Hercegovina đã hoàn toàn ngừng hoạt động khi mất đi quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ. Người Serb muốn toàn bộ đất đai nơi người Serb chiếm đa số, vùng phía đông và tây Bosna. Người Croat cùng lãnh đạo của họ Franjo Tuđman cũng có mục tiêu chiếm nhiều phần của Bosna và Hercegovina thành của Croatia. Các chính sách của Cộng hoà Croatia và lãnh đạo của họ Franjo Tuđman về Bosna và Hercegovina không bao giờ rõ ràng và luôn gồm mục tiêu tối thượng của Franjo Tuđman mở rộng các biên giới của Croatia. Người Hồi giáo Bosna, nhóm sắc tộc duy nhất trung thành với chính phủ Bosna, là một mục tiêu dễ dàng, bởi các lực lượng của chính phủ Bosna được trang bị kém và không hề được chuẩn bị cho cuộc chiến.[cần dẫn nguồn][11]

    Sự công nhận quốc tế với Bosna và Hercegovina đã làm gia tăng sức ép ngoại giao với Quân đội Nhân dân Nam Tư (JNA) rút quân khỏi lãnh thổ của nước cộng hoà và họ đã chính thức thực hiện điều này. Tuy nhiên, trên thực tế, các thành viên người Serb Bosna của JNA đơn giản chỉ đổi phù hiệu, hình thành nên Quân đội Republika Srpska, và tiếp tục chiến đấu. Được trang bị và vũ trang từ các kho quân dụng của JNA tại Bosna, được ủng hộ bởi những người tình nguyện và nhiều lực lượng bán vũ trang từ Serbia, và nhận được sự hỗ trợ lớn về trợ giúp nhân đạo, hậu cầu và tài chính từ Cộng hoà Liên bang Nam Tư, những cuộc tấn công của Republika Srpska năm 1992 đã giúp đặt hầu hết đất nước dưới quyền kiểm soát của họ.[1]

    Ban đầu, các lực lượng Serb tấn công dân cư không phải người Serb ở Đông Bosna. Khi các thị trấn và làng mạc đã ở trong tay họ, các lực lượng Serb, quân đội, cảnh sát, bán vũ trang, và thỉnh thoảng, cả những người dân làng là người Serb - đều có hành động giống nhau: các ngôi nhà và căn hộ của người Bosna bị cướp bóc hay đốt phá một cách có hệ thống, thường dân Bosna bị bao vây hay bắt giữ, và thỉnh thoảng bị đánh hay bị giết trong quá trình này. 2.2 triệu người tị nạn đã phải dời bỏ nhà cửa sau khi chiến tranh chấm dứt (cả ba sắc tộc).[12] Đàn ông và phụ nữ bị cách ly, nhiều người đàn ông bị giam giữ trong các trại. Phụ nữ bị giữ ở nhiều trung tâm giam giữ nơi họ phải sống trong các điều kiện mất vệ sinh, bị đối xử tàn nhẫn theo nhiều cách, gồm cả việc bị cưỡng hiếp nhiều lần. Các binh lính hay cảnh sát người Serb có thể tới các trung tâm giam giữ đó, lựa chọn một hay nhiều người phụ nữ, lôi họ ra và hiếp dâm.[13]

    Tháng 6 năm 1992 sự tập trung chú ý chuyển sang Novi Travnik và Gornji Vakuf nơi những nỗ lực giành thêm lãnh thổ của Hội đồng Quốc phòng Croat (HVO) gặp sự kháng cự. Ngày 18 tháng 6 năm 1992 Lực lượng phòng vệ Lãnh thổ Bosna tại Novi Travnik nhận được một tối hậu thư từ HVO gồm những yêu cầu xoá bỏ các định chế đang tồn tại của Bosna và Hercegovina, thành lập chính quyền của Cộng đồng Croatia của Herzeg-Bosna và tuyên bố trung thành với nó, hạ tầm của Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ phụ thuộc vào HVO và trục xuất những người tị nạn Hồi giáo, tất cả phải diễn ra trong 24 giờ. Cuộc tấn công được tung ra ngày 19 tháng 6. Trường tiểu học và bưu điện bị tấn công và phá hoại.[14] Gornji Vakuf ban đầu bị tấn công bởi người Croat ngày 20 tháng 6 năm 1992, nhưng cuộc tấn công thất bại. Thoả thuận Graz đã gây ra sự chia rẽ lớn bên trong cộng đồng Croat và tăng cường sức mạnh cho nhóm ly khai, dẫn tới sự xung đột với người Bosna. Một trong những lãnh đạo Croat đầu tiên ủng hộ liên minh, Blaž Kraljević (lãnh đạo của nhóm vũ trang HOS) bị giết hại bởi các binh sĩ HVO trong tháng 8 năm 1992, làm suy yếu mạnh nhóm ôn hoà đang hy vọng giữ liên minh Bosna Croat tiếp tục.[15] Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn vào tháng 10 năm 1992 khi các lực lượng Croat tấn công dân cư Bosna tại Prozor. Theo bản cáo trạng Jadranko Prlić, các lực lượng HVO đã quét sạch hầu hết người Hồi giáo khỏi thị trấn Prozor và nhiều làng mạc xung quanh.[10] Cùng lúc ấy, người Croat từ các thị trấn Konjic và Bugojno bị buộc phải rời bọ nhà cửa, trong khi nhiều ngoời bị giết hại hay bị giữ trong các trại tập trung. Liên minh giữa người Croat và người Hồi giáo tan vỡ và hầu hết người Croat bị buộc phải rời bỏ các thành phố có đa số người Hồi giáo (Sarajevo, Zenica).

    Tới năm 1993, khi một cuộc xung đột vũ trang diễn ra giữa chính phủ chủ yếu của người Bosna tại Sarajevo và Cộng hoà Croatia của Herzeg-Bosna, khoảng 70% đất nước nằm dưới quyền kiểm soát của Republika Srpska. Thanh lọc sắc tộc và vi phạm nhân quyền chống lại người không phải người Serb phát triển trong những khu vực này. Các đội DNA đã được sử dụng để thu thập bằng chứng về những hành động tàn bạo của các lực lượng Serbia trong những chiến dịch đó.[16] Một ví dụ đáng chú ý nhất là cuộc thảm sát Srebrenica, bị Toà án Hình sự Quốc tế cho Nam Tư cũ coi là diệt chủng. Ước tính 200,000 Bosna đã bị giết hại bởi chính quyền Serbia.[17]

    Tháng 3 năm 1994, việc ký kết Hiệp định Washington giữa các lãnh đạo của chính phủ cộng hoà và Herzeg-Bosna đã dẫn tới việc thành lập một Liên bang Bosna và Hercegovina chung giữa người Croat và người Bosna, gồm cả lãnh thổ của Cộng hoà Croatia của Herzeg-Bosna và lãnh thổ do Quân đội Cộng hoà Bosna và Hercegovina nắm giữ. Liên bang nhanh chóng chinh phục Tỉnh tự trị Tây Bosna nhỏ bé.

    Một chiến dịch ném bom của NATO bắt đầu vào tháng 8 năm 1995, chống lại Quân đội Republika Srpska, sau cuộc thảm sát Srebrenica. Tháng 12 năm 1995, việc ký kết Thoả thuận Dayton tại Dayton, Ohio bởi các tổng thống của Bosna và Hercegovina (Alija Izetbegović), Croatia (Franjo Tuđman), và Serbia (Slobodan Milošević) đã dẫn tới sự ngừng chiến, tạm thời thành lập cơ sở căn bản cho nhà nước hiện tại. Số lượng nạn nhân được xác định hiện là 97,207, và những ước tính của những cuộc nghiên cứu gần đây cho rằng tổng số chưa tới 110,000 người bị giết hại (thường dân và quân đội),[18][19][20] và 1.8 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Vấn đề này đang được Uỷ ban Quốc tế về Người Mất tích xem xét.

    Theo nhiều phán quyết của ICTY cuộc xung đột liên quan tới Bosna và Cộng hoà Liên bang Nam Tư (sau này là Serbia và Montenegro)[21] as well as Croatia.[22]

    Chính phủ Bosna đã buộc tội Serbia đồng loã trong vụ diệt chủng tại Bosna trong cuộc chiến tại Toà án Công lý Quốc tế (ICJ). Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) xét xử ngày 26 tháng 2 năm 2007 xác nhận tình trạng cuộc chiến ở tầm mức quốc tế, dù loại bỏ trách nhiệm trực tiếp của Serbia cho hành động diệt chủng của các lực lượng Serb thuộc Republika Srpska. Tuy nhiên ICJ kết luận rằng Serbia đã không ngăn chăn được việc diệt chủng do các lực lượng Serb tiến hành và không trừng phạt được những kẻ đã tiến hành cuộc diệt chủng, đặc biệt là tướng Ratko Mladić, và đưa chúng ra trước công lý.[23]

    Các thẩm phán phán quyết rằng tiêu chí về diệt chủng với ý nghĩa đặc biệt (dolus specialis) để tiêu diệt người Hồi giáo Bosna là đầy đủ chỉ tại Srebrenica hay Đông Bosna năm 1995.[24]

    Toà kết luận rằng các tội ác diễn ra trong cuộc chiến năm 1992–1995, có thể là các tội ác chống nhân loại theo luật quốc tế, nhưng các hành động đó không, tự thân, tạo nên cuộc diệt chủng.[25] Toà còn quyết định thêm rằng, sau khi Montenegro tuyên bố độc lập tháng 5 năm 2006, Serbia là bên bị duy nhất của vụ án, nhưng "bất kỳ trách nhiệm cho các sự kiện quá khứ trước đó sẽ liên quan tới Nhà nước Serbia và Montenegro".[26]

    ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Malcolm, Noel (1994). Bosnia A Short History. New York University Press. ISBN 0-8147-5520-8. ^ “Dr. Željko Fajfric: Kotromanići”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009. ^ “declared as national monument”. declared as national monument. Mile Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |năm= (trợ giúp) ^ Anđelić Pavao, Krunidbena i grobna crkva bosanskih vladara u Milima (Arnautovićima) kod Visokog. Glasnik Zemaljskog muzeja XXXIV/1979., Zemaljski muzej Bosne i Hercegovine, Sarajevo, 1980,183-247 ^ a b c d Riedlmayer, Andras (1993). A Brief History of Bosnia-Herzegovina. The Bosnian Manuscript Ingathering Project. ^ a b c d Imamović, Mustafa (1996). Historija Bošnjaka. Sarajevo: BZK Preporod. ISBN 9958-815-00-1 ^ M.Lynch, Reaction and Revolution: Russia 1894-1924 (Luân Đôn, 2005), p63, ISBN 0-340-88589-0 ^ Cooper, Allan D. (2008). The Geography of Genocide. University Press of America. tr. 163. ISBN 0761840974. ^ Stojic, Mile (2005). Branko Mikulic - socialist emperor manqué Lưu trữ 2006-08-09 tại Wayback Machine. BH Dani ^ a b “ICTY: Prlić et al. (IT-04-74)”. ^ “ICTY: Naletilić and Martinović verdict - A. Historical background”. ^ United Nations High Commission for Refugees (1999). “The humanitarian operation in Bosnia, 1992-95: the dilemmas of negotiating humanitarian access” (PDF). Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2008. ^ “ICTY: The attack against the civilian population and related requirements”. ^ ICTY - Kordic and Cerkez judgment - II. PERSECUTION: THE HVO TAKE-OVERS B. Novi Travnik - [1] ^ Sarajevo, i poslije, Erich Rathfelder, München 1998 [2] ^ "Court wants exemplary Karadzic trial", BBC News, 24 tháng 7 năm 2008, retrieve 12 tháng 7 năm 2009 [3] ^ "The Geography of Genocide", Allan D. Cooper, p. 178, University Press of America, 2008, ISBN 0-7618-4097-4 ^ “War-related Deaths in the 1992–1995 Armed Conflicts in Bosnia and Herzegovina: A Critique of Previous Estimates and Recent Results”. European Journal of Population. tháng 6 năm 2005. ^ “Research halves Bosnia war death toll to 100,000”. Reuters. 23 tháng 11 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009. ^ “Review of European Security Issues”. U.S. Department of State. 28 tháng 4 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2021. ^ “ICTY: Conflict between Bosnia and Herzegovina and the Federal Republic of Yugoslavia”. ^ “ICTY: Conflict between Bosnia and Croatia”. ^ “ICJ: The genocide case: Bosnia v. Serbia” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009. ^ “Courte: Serbia failed to prevent genocide, UN court rules”. Associated Press. ngày 26 tháng 2 năm 2007. ^ “Sense Tribunal: SERBIA FOUND GUILTY OF FAILURE TO PREVENT AND PUNISH GENOCIDE”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009. ^ “Statement of the President of the Court”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2009.
    Read less

Where can you sleep near Bosna và Hercegovina ?

Booking.com
489.172 visits in total, 9.196 Points of interest, 404 Đích, 9 visits today.