Glacier National Park (U.S.)

( Vườn quốc gia Glacier (Hoa Kỳ) )

Vườn quốc gia Glacier nằm ở phía Bắc tiểu bang Montana, có biên giới phía Nam với các tỉnh Alberta và British Columbia, Canada. Vườn quốc gia có diện tích hơn 1.000.000 mẫu Anh (4.000 km2), bao gồm các phần của hai dãy núi (các dãy núi con của Dãy núi Rocky), hơn 130 hồ được đặt tên, hơn 1.000 loài thực vật khác nhau và hàng trăm loài động vật. Hệ sinh thái nguyên sơ rộng lớn này được xem là vùng trung tâm của "Vương miện của các hệ sinh thái lục địa", một vùng đất được bảo vệ có diện tích 16.000 dặm vuông (41.000 km2).

Người Mỹ bản địa đến khu vực Vườn quốc gia Glacier sinh sống đầu tiên và sau khi có sự xuất hiện của các nhà thám hiểm châu Âu, Liên minh Blackfoot cai quản ở phía đông và Flathead ở khu vực miền Tây. Ngay sau khi thành lập vườn quốc gia trên vào ngày 11 tháng 5 năm 1910, một số khách sạn và nhà gỗ được xây dựng dọc theo Tuyến đường sắt Great Northern. Các khách sạn lịch sử và nhà gỗ được liệt kê như là Di tích lịch sử quốc gia, và tổng cộng 350 địa điểm...Xem thêm

Vườn quốc gia Glacier nằm ở phía Bắc tiểu bang Montana, có biên giới phía Nam với các tỉnh Alberta và British Columbia, Canada. Vườn quốc gia có diện tích hơn 1.000.000 mẫu Anh (4.000 km2), bao gồm các phần của hai dãy núi (các dãy núi con của Dãy núi Rocky), hơn 130 hồ được đặt tên, hơn 1.000 loài thực vật khác nhau và hàng trăm loài động vật. Hệ sinh thái nguyên sơ rộng lớn này được xem là vùng trung tâm của "Vương miện của các hệ sinh thái lục địa", một vùng đất được bảo vệ có diện tích 16.000 dặm vuông (41.000 km2).

Người Mỹ bản địa đến khu vực Vườn quốc gia Glacier sinh sống đầu tiên và sau khi có sự xuất hiện của các nhà thám hiểm châu Âu, Liên minh Blackfoot cai quản ở phía đông và Flathead ở khu vực miền Tây. Ngay sau khi thành lập vườn quốc gia trên vào ngày 11 tháng 5 năm 1910, một số khách sạn và nhà gỗ được xây dựng dọc theo Tuyến đường sắt Great Northern. Các khách sạn lịch sử và nhà gỗ được liệt kê như là Di tích lịch sử quốc gia, và tổng cộng 350 địa điểm đang là địa danh lịch sử quốc gia. Năm 1932, tuyến đường lịch sử Going-to-the-Sun hoàn thành, sau đó nó trở thành một Địa điểm lịch sử về Kỹ thuật Xây dựng Quốc gia, với vai trò nâng cao khả năng đi lại cho xe ô tô vào trung tâm của vườn quốc gia.

Các ngọn núi của vườn quốc gia Glacier bắt đầu hình thành từ 170 triệu năm trước, khi đất đá cổ đã trôi dần về phía đông và trên khu vực xuất hiện nhiều những vỉa đá non trẻ. Các đá trầm tích tại đứt gãy Lewis Overthrust được coi là có một số mẫu hóa thạch tốt nhất về vi sinh vật từ rất sớm mà không được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên Trái Đất. Các hình dạng hiện tại của Lewis Overthrust và dãy núi Livingston cùng vị trí và kích thước của các hồ cho thấy từng tồn tại về một lớp băng khổng lồ, khắc vào thung lũng tạo thành hình chữ U, để lại trầm tích tạo thành các hồ. Trong số khoảng 150 sông băng đã tồn tại ở vườn quốc gia vào giữa thế kỷ 19, chỉ còn lại có 25 sông băng vào năm 2010. Các nhà khoa học nghiên cứu các sông băng trong vườn quốc gia đã ước tính rằng tất cả các sông băng có thể sẽ biến mất vào năm 2020 nếu tình trạng nóng lên của khí hậu hiện nay vẫn tiếp tục gia tăng.

Vườn quốc gia Glacier có gần như tất cả các loài động thực vật nguyên sơ đã từng tồn tại ở đây. Động vật có vú lớn như gấu xám Bắc Mỹ, nai, dê núi Bắc Mỹ, cũng như các loài quý hiếm và đang bị đe dọa như Chồn sói và Linh miêu Canada có mặt trong vườn quốc gia. Hàng trăm loài chim, hơn một chục loài cá và một số loài bò sát, lưỡng cư cũng đã được ghi nhận. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái khác nhau, từ đồng cỏ đến lãnh nguyên. Đáng chú ý, khu rừng phía đông là nơi tập trung của loài tuyết tùng đỏ (Thuja plicata) và cây độc cần phát triển ở phần phía tây nam của vườn quốc gia. Cháy rừng lớn ít xảy ra tại đây. Tuy vậy, trong năm 2003, hơn 13% rừng của vườn quốc gia đã bị đốt cháy.

Vườn quốc gia Glacier giáp với vườn quốc gia Các hồ Waterton ở Canada, hai vườn quốc gia được biết đến như là Công viên hòa bình quốc tế Waterton-Glacier, và được thành lập như là một Công viên Hòa bình Quốc tế đầu tiên trên thế giới vào năm 1932. Cả hai vườn quốc gia trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới trong năm 1976, và vào năm 1995 nó trở thành di sản thế giới của UNESCO .

Lịch sử  Loài dê núi Bắc Mỹ (Oreamnos americanus) là biểu tượng chính thức của Vườn quốc gia Glacier.

Theo bằng chứng khảo cổ học, những người Mỹ bản địa đầu tiên đến khu vực Glacier khoảng 10.000 năm trước đây. Những người cư ngụ đầu tiên có dòng dõi là các bộ lạc hiện tại là Salish, Flathead, Shoshone và Cheyenne. Những người Blackfeet đến đây vào khoảng đầu thế kỷ 18 và nhanh chóng thống trị các sườn núi phía đông, những khu vực sau này trở thành vườn quốc gia, cũng như khu vực Đại Bình nguyên về phía đông của Glacier.[1] Các khu vực của vườn quốc gia cung cấp nơi trú ẩn cho những người Blackfeet tránh khỏi những cơn gió mùa đông khắc nghiệt của vùng đồng bằng, và cho phép họ bổ sung vào việc săn bắt bò rừng - nguồn thức ăn truyền thống của họ - nhiều loại thịt thú rừng khác. Ngày nay, Khu dành riêng của người Blackfeet giáp với vườn quốc gia Glacier ở phía đông, trong khi Khu dành riêng của người Flathead nằm ở phía tây và nam vườn quốc gia. Khi Khu dành riêng của người Blackfeet lần đầu tiên được thành lập vào năm 1855 theo Hiệp ước Lame Bull, nó bao gồm các khu vực phía đông của vườn quốc gia hiện tại cho đến đường phân thủy đại lục.[2] Đối với người Blackfeet, những ngọn núi của khu vực, đặc biệt là núi Chief và khu vực phía đông nam tại Two Medicine, được coi là "xương sống của thế giới".[3] Năm 1895, thủ lĩnh White Calf của người Blackfeet đã cho phép bán khu vực miền núi có diện tích khoảng 800.000 ha (3.200 km²), cho chính phủ Mỹ với giá 1,5 triệu USD với sự hiểu biết rằng họ vẫn sẽ duy trì được quyền sử dụng đất cho săn bắn trên đất công ích của Hoa Kỳ.[4] Điều này thiết lập ranh giới hiện tại giữa vườn quốc gia và các "quốc gia nhỏ" xung quanh này.

Far away in northwestern Montana, hidden from view by clustering mountain peaks, lies an unmapped corner—the Crown of the Continent.

George Bird Grinnell (1901)[5]

Trong cuộc khám phá sông Marias năm 1806, thám hiểm Lewis và Clark đến trong vòng 50 dặm (80 km) của khu vực mà bây giờ là vườn quốc gia.[1] Một loạt các cuộc thám hiểm sau năm 1850 giúp hình thành sự hiểu biết về khu vực đó. Năm 1885, George Bird Grinnell thuê nhà thám hiểm James Willard Schultz để hướng dẫn anh ta vào một cuộc thám hiểm săn bắn trong khu vực vườn quốc gia ngày nay.[6] Sau nhiều chuyến đi khác trong khu vực, Grinnell lấy cảm hứng từ phong cảnh mà ông đã trải qua hai thập kỷ tới làm việc để thiết lập một vườn quốc gia. Trong năm 1901, Grinnell đã viết mô tả khu vực, trong đó ông gọi nó là "Vương miện của các hệ sinh thái lục địa", cùng với đó là những nỗ lực của mình để bảo vệ vườn quốc gia làm cho ông là người có đóng góp hàng đầu cho việc thành lập và bảo vệ vườn quốc gia.[7] Một vài năm sau, Henry L. Stimson và hai đồng nghiệp, trong đó có một người Blackfoot, trèo lên mặt phía đông sườn dốc của núi Chief trong năm 1892.

Trong năm 1891, tuyến đường sắt xuyên lục địa Bắc Hoa Kỳ Great Northern Railway vượt qua Continental Divide tại đèo Marias cao 5.213 feet (1,589 m), nằm dọc theo biên giới phía nam của Glacier. Trong một nỗ lực để kích thích việc sử dụng đường sắt, Great Northern đã sớm quảng cáo sự tráng lệ và tuyệt đẹp của khu vực vườn quốc gia cho công chúng. Công ty đã vận động hành lang Quốc hội Hoa Kỳ, và trong năm 1897, Glacier đã được chỉ định là một khu bảo tồn rừng.[8] Theo đó, việc khai thác rừng vẫn được cấp phép hạn chế. Trong khi đó, những người ủng hộ việc bảo vệ khu vực tiếp tục những nỗ lực và vào năm 1910, dưới ảnh hưởng của George Bird Grinnell, Henry L. Stimson cùng công ty đường sắt đã đưa ra một dự luật được trình lên Quốc hội Mỹ để đưa khu vực này từ một khu bảo tồn rừng thành một vườn quốc gia. Dự luật này được ký thành luật bởi Tổng thống William Howard Taft vào ngày 11 tháng năm 1910 [9][10].

Từ tháng 5 tới tháng 8 năm 1910, giám sát của khu bảo tồn rừng, Fremont Nathan Haines trở thành người quản lý đầu tiên của vườn quốc gia Glacier. Vào tháng 8 năm 1910, William Logan được bổ nhiệm làm giám đốc đầu tiên của vườn quốc gia. Trong khi việc chỉ định các khu bảo tồn rừng xác nhận quyền sử dụng truyền thống của người Blackfeet, pháp luật cho phép vườn quốc gia không đề cập đến việc bảo lãnh cho người Mỹ bản địa. Đó là tài sản của chính phủ Hoa Kỳ, rằng với sự chỉ định đặc biệt như một vườn quốc gia núi thì việc nhượng lại việc sử dụng đất công đa mục đích cho người bản địa và quyền cũ không còn tồn tại như nó đã được xác nhận bởi Tòa án được bố vào năm 1935 nữa. Một số người Blackfeet cho rằng quyền sử dụng truyền thống của họ vẫn còn tồn tại hợp pháp. Trong những năm 1980 nhiều cuộc phản đối có vũ trang đã tránh được trong gang tấc.[11]

Dưới sự giám sát của chủ tịch của Great Northern Railway là Louis W. Hill đã tiến hành xây dựng một số khách sạn và nhà gỗ khắp vườn quốc gia trong những năm 1910 để thúc đẩy du lịch. Các tòa nhà được xây dựng và điều hành bởi một công ty con của Great Northern gọi là Công ty Glacier Park, được mô phỏng theo kiến trúc Thụy Sĩ như là một phần của kế hoạch của Hill trong việc đưa Glacier trở thành "Thụy Sĩ của nước Mỹ". Hill đã đặc biệt quan tâm bảo trợ các nghệ sĩ đến với vườn quốc gia, và ông đã xây dựng nhà nghỉ du lịch để tạo công việc cho họ làm tại đó. Khách sạn của ông trong Glacier không bao giờ thu được lợi nhuận nhưng chính nhờ có chúng đã thu hút hàng ngàn du khách đến với vườn quốc gia thông qua tuyến đường sắt Great Northern.[12]

Du khách thường chọn chuyến đi trọn gói trên lưng ngựa từ các nhà nghỉ hoặc sử dụng các tuyến đường xe ngựa theo mùa để được đến những khu vực sông băng ở phía đông bắc của Glacier.[13]

 Khách sạn Many Glacier trên hồ Swiftcurrent.

Vườn quốc có các nhà gỗ được xây dựng từ năm 1910 tới 1913 như Belton, St Mary, Going-to-the-Sun, Many Glacier, Two Medicine, Sperry, Granite Park, Cut Bank, và Gunsight Lake. Nhà nghỉ Glacier Park, tiếp giáp với vườn quốc gia ở phía đông, và khách sạn Many Glacier trên bờ phía đông của hồ Swiftcurrent cũng đã được công ty đường sắt xây dựng. Louis Hill là người lựa chọn các địa điểm xây dựng cho tất cả các tòa nhà, mỗi lựa chọn đều dựa trên phông nền phong cảnh ấn tượng cùng quan điểm thẩm mỹ. Một nhà phát triển có tên là John Lewis cũng đã xây dựng khách sạn Lewis Glacier trên Hồ McDonald trong năm 1913 - 1914. Great Northern Railway đã mua lại khách sạn này vào năm 1930, và sau đó khách sạn được đổi tên thành Nhà nghỉ Hồ McDonald.[14] Một số nhà gỗ được xây dựng tại các địa điểm hẻo lánh xa xôi của vườn quốc gia và chỉ có thể truy cập vào bằng đường mòn. Hiện nay, chỉ còn các biệt thự Sperry, Granite Park và Belton vẫn còn hoạt động, trong khi một tòa nhà trước đây thuộc Two Medicine bây giờ trở thành cửa hàng Two Medicine [15] Toà nhà và cáckhách sạn hiện nay trong vườn quốc gia được coi là những Danh lam Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ.[16] Tổng cộng có 350 tòa nhà và cấu trúc bên trong vườn quốc gia được liệt kê vào Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ, bao gồm cả trạm kiểm lâm, cabin tuần tra các khu vực hẻo lánh, trạm quan sát cảnh báo cháy rừng và cả các bãi đỗ xe lịch sử.[17].

 Công việc xây dựng đường Going-to-the-Sun tại núi Going to the Sun, 1932.

Sau khi Glacier đã được thành lập như là một vườn quốc gia và du khách bắt đầu tới đây nhiều hơn bằng xe ô tô, sau khi việc xây dựng đường Going-to-the-Sun dài 53 dặm (85 km) được hoàn thành vào năm 1932. Tuyến đường này cũng được gọi đơn giản là đường Sun, con đường chia đôi Glacier thành hai và là con đường duy nhất đi sâu vào trong vườn quốc gia, đi qua Continental Divide tại đèo Logan tại điểm giữa chừng cao 6,646 feet (2.026 m). Đường Sun cũng được liệt kê vào Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia, và vào năm 1985 nó cũng đã được chỉ định một Địa điểm lịch sử về Kỹ thuật Xây dựng Quốc gia.[18] Một tuyến đường dọc theo biên giới phía Nam giữa vườn quốc gia và rừng quốc gia là Đường 2 đi qua, chia cắt tại đèo Marias và kết nối các thị trấn của Tây Glacier và Đông Glacier.

Dự án Đoàn bảo tồn Dân sự (CCC) là một cơ quan cứu trợ kinh tế mới, đóng một vai trò quan trọng giữa năm 1933 tới 1942 trong việc phát triển cả hai vườn quốc gia Glacier và Yellowstone. Dự án CCC bao gồm các công việc trồng rừng, phát triển khu cắm trại, xây dựng đường mòn, giảm nguy cơ hỏa hoạn, và công việc chữa cháy.[19] Sự gia tăng trong giao thông xe cơ giới thông qua vườn quốc gia Glacier trong những năm 1930 đã dẫn đến việc xây dựng các bãi đỗ xe mới tại Swiftcurrent và Rising Sun, cả hai được thiết kế cho việc phát triển du lịch bằng tuyến bằng bộ. Các bãi đỗ xe bây giờ cũng được liệt kê trên Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia.[15]

Năm 2011, Vườn quốc gia Glacier đã được vinh danh khi đứng thứ bảy trong chuỗi Các khu vực tuyệt đẹp tại Hoa Kỳ.[20]

^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên overview ^ “The Blackfeet Nation”. Hội đồng Mỹ bản địa da đỏ Manataka. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2010. ^ Grinnell, George Bird (1892). Blackfoot Lodge Tales (Những câu chuyện trong túp lều của người Blackfoot) (PDF). New York: Charles Scribners Sons. ISBN 0-665-06625-2. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2010. ^ Spence, Mark David (1999). Hoang dã bị tước đoạt. New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford. tr. 80. ISBN 978-0-19-514243-3. ^ Yenne, Bill (2006). Hình ảnh nước Mỹ-Vườn quốc gia Glacier. Chicago, IL: Ấn phẩm Arcadia. tr. Introduction. ISBN 978-0-7385-3011-6. ^ Hanna, Warren L (1986). “Exploring With Grinnell”. Cuộc đời và thời gian của James Willard Schultz (Apikuni). Norman, Oklahoma: Tạp chí Đại học Oklahoma. tr. 133–145. ISBN 0-8061-1985-3. ^ Grinnell, George Bird (May 1901 to October 1901). “Vương miện của các hệ sinh thái”. Tạp chí Thế Kỷ. London: MacMillan và Co. 62: 660–672. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp) ^ Spence, Mark David (tháng 7 năm 1996). “Vương miện của các hệ sinh thái lục địa, xương sống của thế giới”. Lịch sử Môi trường. Durham, NC: Lịch sử rừng. 1 (3): 29–49 [35]. JSTOR 3985155. ^ Andrew C. Harper, "Việc thành lập Vườn quốc gia Glacier, Montana" Montana: Tạp chí Lịch sử miền Tây Mùa hè 2010, 60#2 tr 3-24 ^ “Glacier kỷ niệm tròn 100 tuổi 2010”. Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ. ngày 17 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2010. ^ Spence, Mark David (tháng 7 năm 1996). “Vương miện của các hệ sinh thái lục địa, xương sống của thế giới”. Lịch sử Môi trường. Durham, NC: Lịch sử rừng. 1 (3): 40–41. JSTOR 3985155. ^ Hipólito Rafael Chacón, "Vườn nghệ thuật quốc gia Glacier" vàMontana: The Magazine of Western History Mùa hè 2010, Vol. 60 phát hành lần 2, Trang 56-74 ^ “Báo cáo về Lịch sử và Cơ cấu tổ chức của các khách sạn Glacier” (PDF). Cục Công viên Quốc gia, Bộ Nội vụ Hoa Kỳ. tháng 7 năm 2002. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2010. ^ Harrison, Laura Soullière (2001). “LHồ nhà nghỉ McDonald”. Kiến trúc trong Vườn quốc gia. Cục Công viên Quốc gia, Bộ Nội vụ Hoa Kỳ. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2010. ^ a b Djuff, Ray (2001). Lịch sử của các khách sạn và biệt thự của Glacier. Helena, Montana: Tạp chí Farcountry. tr. 52. ISBN 1-56037-170-6. ^ Harrison, Laura Soullière (1986). “Các công trình của Great Northern Railway”. Kiến trúc trong Vườn quốc gia. Cục Công viên Quốc gia, Bộ Nội vụ Hoa Kỳ. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2010. ^ “Kế hoạch quản lý chung” (PDF). Cục Công viên Quốc gia, Bộ Nội vụ Hoa Kỳ. 1999. tr. 49. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2010. ^ Guthrie, C. W. (2006). Đường Going-To-The-Sun: Đường cao tốc vươn tới bầu trời tại Vườn quốc gia Glacier. Helena, Montana: Farcountry Press. tr. 8. ISBN 978-1-56037-335-3. ^ Matthew A. Redinger, "Đoàn bảo tồn Dân sự và sự phát triển của Vườn quốc gia Glacier và Yellowstone, 1933-1942," Diễn đàn Bắc Thái Bình Dương, 1991, Vol. 4 phát hành lần 2, Trang 3-17 ^ “Chương trình giải thưởng Đồng xu Hoa Kỳ”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2013.
Photographies by:
U.S. National Park Service - Public domain
Statistics: Position
147
Statistics: Rank
355696

Viết bình luận

Câu hỏi này dùng để kiểm tra xem bạn là người hay là chương trình tự động.

Security
452986317Click/tap this sequence: 6784

Google street view

Where can you sleep near Vườn quốc gia Glacier (Hoa Kỳ) ?

Booking.com
487.358 visits in total, 9.187 Points of interest, 404 Đích, 43 visits today.