Tiếng Nahuatl

Tiếng Nahuatl (Phát âm Nahuatl: [ˈnaːwat͡ɬ] ()), tiếng Aztec, hoặc tiếng Mexicano, là một ngôn ngữ hoặc một nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Uto-Aztec. Hiện trên thế giới có tầm 1,7 triệu người dân tộc Nahua nói thứ tiếng này như tiếng mẹ đẻ. Họ sinh sống chủ yếu ở miền Trung Mexico và một bộ phận thiểu số sống ở Hoa Kỳ.

Cư dân miền trung Mexico bắt đầu nói tiếng Nahuatl ít nhất kể từ thế kỷ thứ 7 CN. Đây là ngôn ngữ mẹ đẻ của người Aztec/Mexica, một sắc dân từng phát triển rất hùng cường vào giai đoạn Hậu cổ điển trong lịch sử Trung Bộ châu Mỹ. Nhiều thế kỷ trước cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha–Tlaxcala, người Aztec liên tục mở mang bờ cõi đế chế của họ, thôn tính phần lớn miền trung Mexico. Tầm ảnh hưởng kinh tế–chính trị–xã hội của đế quốc Aztec đã nâng vị thế của phương ngữ Nahuatl, vốn chỉ được nói tại thị quốc Tenochtitlan, thành một ngôn ngữ uy tín thực sự của Trung bộ Châu Mỹ.

Sau khi kỷ nguyên chinh phục khép lại, bảng chữ cái Latinh được du nhập vào châu Mỹ nhờ nỗ lực của thực dân Tây Ban Nha và các nhà truyền giáo phương Tây, góp phần biến tiếng Nahuatl trở thành ngôn ngữ thành văn thực thụ. Rất nhiều các tác phẩm sử học, sách ngữ pháp, thơ ca, văn thư hành chính, và thủ bản được xuất bản bằng tiếng Nahuatl suốt từ thế kỷ thứ 16–17. Thứ ngôn ngữ văn chương sơ khai này phần lớn dựa theo tiếng Tenochtitlan, hay còn được gọi là tiếng Nahuatl cổ điển. Đây là một trong những ngôn ngữ châu Mỹ được nghiên cứu kỹ càng nhất và sở hữu lịch sử ghi chép hoàn thiện nhất.

Ngày nay, một số cộng đồng bản địa sống rải rác ở nông thôn khắp miền trung và dọc bờ biển México vẫn sử dụng các dạng tiếng Nahuatl trong đối thoại thường nhật. Những dạng ấy khác biệt đáng kể khi so với nhau, thậm chí một số không thể thông hiểu lẫn nhau. Tiếng Nahuatl Huasteca là biến thể tiếng Nahuatl có số lượng người nói nhiều nhất, với hơn 1 triệu người nói. Tất cả các biến thể Nahuatl hiện đại đều chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi tiếng Tây Ban Nha. Qua quá trình diễn tiến ngôn ngữ, tiếng Nahuatl cổ điển đã dần mất đi và phái sinh những ngôn ngữ mới, song một số đặc điểm cổ của nó vẫn còn được bảo tồn trong một số biến thể hiện đại phân bố trong thung lũng México. Theo Công pháp về Quyền Ngôn ngữ của các Dân tộc Bản địa (tiếng Tây Ban Nha: Ley General de Derechos Lingüísticos de los Pueblos Indígenas) do chinh phủ México ban hành năm 2003, tiếng Nahuatl cùng 63 ngôn ngữ bản địa khác được chính thức công nhận là ngôn ngữ quốc gia (lenguas nacionales) tại những địa phương có người nói thứ tiếng tương ứng, tức là chúng có địa vị pháp lý bình đẳng với tiếng Tây Ban Nha tại địa phương đó.

Xem thêm

Tiếng Nahuatl (Phát âm Nahuatl: [ˈnaːwat͡ɬ] ()), tiếng Aztec, hoặc tiếng Mexicano, là một ngôn ngữ hoặc một nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Uto-Aztec. Hiện trên thế giới có tầm 1,7 triệu người dân tộc Nahua nói thứ tiếng này như tiếng mẹ đẻ. Họ sinh sống chủ yếu ở miền Trung Mexico và một bộ phận thiểu số sống ở Hoa Kỳ.

Cư dân miền trung Mexico bắt đầu nói tiếng Nahuatl ít nhất kể từ thế kỷ thứ 7 CN. Đây là ngôn ngữ mẹ đẻ của người Aztec/Mexica, một sắc dân từng phát triển rất hùng cường vào giai đoạn Hậu cổ điển trong lịch sử Trung Bộ châu Mỹ. Nhiều thế kỷ trước cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha–Tlaxcala, người Aztec liên tục mở mang bờ cõi đế chế của họ, thôn tính phần lớn miền trung Mexico. Tầm ảnh hưởng kinh tế–chính trị–xã hội của đế quốc Aztec đã nâng vị thế của phương ngữ Nahuatl, vốn chỉ được nói tại thị quốc Tenochtitlan, thành một ngôn ngữ uy tín thực sự của Trung bộ Châu Mỹ.

Sau khi kỷ nguyên chinh phục khép lại, bảng chữ cái Latinh được du nhập vào châu Mỹ nhờ nỗ lực của thực dân Tây Ban Nha và các nhà truyền giáo phương Tây, góp phần biến tiếng Nahuatl trở thành ngôn ngữ thành văn thực thụ. Rất nhiều các tác phẩm sử học, sách ngữ pháp, thơ ca, văn thư hành chính, và thủ bản được xuất bản bằng tiếng Nahuatl suốt từ thế kỷ thứ 16–17. Thứ ngôn ngữ văn chương sơ khai này phần lớn dựa theo tiếng Tenochtitlan, hay còn được gọi là tiếng Nahuatl cổ điển. Đây là một trong những ngôn ngữ châu Mỹ được nghiên cứu kỹ càng nhất và sở hữu lịch sử ghi chép hoàn thiện nhất.

Ngày nay, một số cộng đồng bản địa sống rải rác ở nông thôn khắp miền trung và dọc bờ biển México vẫn sử dụng các dạng tiếng Nahuatl trong đối thoại thường nhật. Những dạng ấy khác biệt đáng kể khi so với nhau, thậm chí một số không thể thông hiểu lẫn nhau. Tiếng Nahuatl Huasteca là biến thể tiếng Nahuatl có số lượng người nói nhiều nhất, với hơn 1 triệu người nói. Tất cả các biến thể Nahuatl hiện đại đều chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi tiếng Tây Ban Nha. Qua quá trình diễn tiến ngôn ngữ, tiếng Nahuatl cổ điển đã dần mất đi và phái sinh những ngôn ngữ mới, song một số đặc điểm cổ của nó vẫn còn được bảo tồn trong một số biến thể hiện đại phân bố trong thung lũng México. Theo Công pháp về Quyền Ngôn ngữ của các Dân tộc Bản địa (tiếng Tây Ban Nha: Ley General de Derechos Lingüísticos de los Pueblos Indígenas) do chinh phủ México ban hành năm 2003, tiếng Nahuatl cùng 63 ngôn ngữ bản địa khác được chính thức công nhận là ngôn ngữ quốc gia (lenguas nacionales) tại những địa phương có người nói thứ tiếng tương ứng, tức là chúng có địa vị pháp lý bình đẳng với tiếng Tây Ban Nha tại địa phương đó.

Hình thái học của tiếng Nahuatl khá phức tạp, đặc trưng với tính hỗn nhập và chắp dính. Qua hàng thế kỷ tồn tại song song với các ngôn ngữ bản địa ở Trung Bộ châu Mỹ, tiếng Nahuatl cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các ngôn ngữ xung quanh, và do vậy được coi là một phần của khu vực ngôn ngữ Trung Bộ châu Mỹ. Nhiều từ vựng tiếng Nahuatl đã len lỏi vào vốn từ tiếng Tây Ban Nha, rồi tiếp tục khuếch tán sang hàng trăm ngôn ngữ khác. Hầu hết các từ mượn chỉ những sản vật đặc hữu của miền trung México do người Tây Ban Nha lần đầu tiên nghe thấy chúng qua tiếng Nahuatl, chẳng hạn "aguacate" (trái bơ), "chayote" (cây su su), "jitomate" (cà chua), v.v.