天坛

( Thiên Đàn (đền) )

Thiên Đàn (giản thể: 天坛; phồn thể: 天壇; bính âm: Tiāntán; tiếng Mãn Châu: Abkai mukdehun), có nghĩa là Đàn thờ Trời, đây là một quần thể các tòa điện thờ ở nội thành phía Đông Nam của Bắc Kinh, vị trí tương ứng ở quận Tuyên Vũ hiện tại. Đây là một công trình to lớn có giá trị văn hóa cao, được UNESCO xếp vào di sản văn hóa của thế giới.

Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1420 thời Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc Đế. Như một trung tâm cúng bái của hoàng gia, đây là nơi mà các Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế vị thần của trời là Hạo Thiên Thượng đế - một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong năm qua các triều đại. Đền thờ được xây theo kiểu hơi hướng Đạo giáo, dù thực tế việc thờ trời ở Trung Hoa đã có từ xa hơn nữa. Đây là một quần thể kiến trúc rất có giá trị văn hóa.

Thiên Đàn là đàn lớn nhất trong 4 đàn ở Bắc Kinh. Các đàn ...Xem thêm

Thiên Đàn (giản thể: 天坛; phồn thể: 天壇; bính âm: Tiāntán; tiếng Mãn Châu: Abkai mukdehun), có nghĩa là Đàn thờ Trời, đây là một quần thể các tòa điện thờ ở nội thành phía Đông Nam của Bắc Kinh, vị trí tương ứng ở quận Tuyên Vũ hiện tại. Đây là một công trình to lớn có giá trị văn hóa cao, được UNESCO xếp vào di sản văn hóa của thế giới.

Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1420 thời Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc Đế. Như một trung tâm cúng bái của hoàng gia, đây là nơi mà các Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế vị thần của trời là Hạo Thiên Thượng đế - một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong năm qua các triều đại. Đền thờ được xây theo kiểu hơi hướng Đạo giáo, dù thực tế việc thờ trời ở Trung Hoa đã có từ xa hơn nữa. Đây là một quần thể kiến trúc rất có giá trị văn hóa.

Thiên Đàn là đàn lớn nhất trong 4 đàn ở Bắc Kinh. Các đàn còn lại là: Nhật Đàn (日坛) ở phía Đông, Địa Đàn (地坛) ở phía Bắc, và Nguyệt Đàn (月坛) ở phía Tây.

Lịch sử

Năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420), triều đại Minh Thành Tổ, Hoàng đế phỏng theo Nam Kinh, bắt đầu cho thiết kế và xây dựng đàn tế trời đất tại Bắc Kinh. Vào lúc này, tòa kiến trúc được gọi là Thiên Địa đàn (天地坛). Năm Gia Tĩnh thứ 9 (1530), thời Minh Thế Tông, thực hành chế độ "Tứ giao phân tự" (四郊分祀), tại Bắc giao tiến hành khảo sát tạo nên Địa Đàn, còn Thiên Địa đàn cũ bị đổi tên thành Thiên Đàn. Từ đấy, nơi này gọi là Thiên Đàn. Sang thời nhà Thanh, Càn Long Đế noi theo quy chế thời Minh, cho sửa sang đại bộ phận Thiên Đàn, riêng Niên môn (年门) cùng Hoàng Càn điện (皇乾殿) vẫn giữ lại quy mô kiến trúc có từ thời nhà Minh.

Năm 1900, sự kiện Liên quân tám nước diễn ra, nơi này bị quân của liên quân chiếm dụng lập làm cơ sở tác chiến. Tại chính trên đàn Viên Khâu, quân liên quân đã dùng đại pháo bắn vào Chính Dương môn của Tử Cấm Thành. Các đồ cúng tế có trong Thiên Đàn đều bị các binh sĩ quét sạch không còn thứ gì.

Năm 1912, Trung Hoa dân quốc thành lập, ngoại trừ Tổng thống Viên Thế Khải từng mặc áo Cổn Miện tự chế tiến hành tế trời, thì ở Thiên Đàn từ ấy về sau không còn diễn ra bất kỳ hoạt động thần thánh nào khác nữa. Năm 1918, mở cửa làm thành công viên.

Năm 1998, Thiên Đàn được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Theo Tân Hoa Xã, vào đầu năm 2005, Thiên Đàn được trải một cuộc trang hoàng bề mặt với chi phí 47 triệu Nhân dân tệ (5,9 triệu đô la Mỹ) để chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh mùa hè năm 2008. Việc sửa sang này hoàn tất ngày 1 tháng 5 năm 2006.

Photographies by:
Philip Larson - CC BY-SA 2.0
Statistics: Position
1253
Statistics: Rank
93932

Viết bình luận

Câu hỏi này dùng để kiểm tra xem bạn là người hay là chương trình tự động.

Security
319586247Click/tap this sequence: 1961

Google street view

Where can you sleep near Thiên Đàn (đền) ?

Booking.com
487.393 visits in total, 9.187 Points of interest, 404 Đích, 19 visits today.