Bài này viết về tuyến đường sắt được Nhật Bản xây dựng trong Thế chiến II. Về các bài viết liên quan tới các tuyến đường sắt của Myanmar, xem Các tuyến đường sắt của Myanma.

Đường sắt Miến Điện, cũng được gọi là Đường sắt chết chóc, Đường sắt Thái Lan-Miến Điện và những cái tên tương tự, là một tuyến đường sắt dài 415 km (258 dặm) giữa Bangkok, Thái Lan và Rangoon, Miến Điện (hiện là Myanmar), được Đế quốc Nhật Bản xây dựng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, để hỗ trợ các lực lượng của họ tại Mặt trận Miến Điện.

Lao động cưỡng bức đã được sử dụng để xây dựng tuyến đường này. Khoảng 180.000 lao động châu Á, 60.000 tù binh chiến tranh Đồng Minh đã làm việc trên tuyến đường. Trong số đó, khoảng 90.000 lao động châu Á và 16.000 tù binh chiến tranh Đồng Minh đã chết vì hậu quả trực tiếp của dự án. Những tù binh chiến tranh thiệt mạng gồm 6.318 người Anh, 2.815 người Úc, 2.490 người Hà Lan, khoảng 356 người Mỹ và một số lượng nhỏ người ...Xem thêm

Bài này viết về tuyến đường sắt được Nhật Bản xây dựng trong Thế chiến II. Về các bài viết liên quan tới các tuyến đường sắt của Myanmar, xem Các tuyến đường sắt của Myanma.

Đường sắt Miến Điện, cũng được gọi là Đường sắt chết chóc, Đường sắt Thái Lan-Miến Điện và những cái tên tương tự, là một tuyến đường sắt dài 415 km (258 dặm) giữa Bangkok, Thái Lan và Rangoon, Miến Điện (hiện là Myanmar), được Đế quốc Nhật Bản xây dựng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, để hỗ trợ các lực lượng của họ tại Mặt trận Miến Điện.

Lao động cưỡng bức đã được sử dụng để xây dựng tuyến đường này. Khoảng 180.000 lao động châu Á, 60.000 tù binh chiến tranh Đồng Minh đã làm việc trên tuyến đường. Trong số đó, khoảng 90.000 lao động châu Á và 16.000 tù binh chiến tranh Đồng Minh đã chết vì hậu quả trực tiếp của dự án. Những tù binh chiến tranh thiệt mạng gồm 6.318 người Anh, 2.815 người Úc, 2.490 người Hà Lan, khoảng 356 người Mỹ và một số lượng nhỏ người Canada.

Lịch sử  Bản đồ đường sắt Miến Điện

Một tuyến đường sắt giữa Thái Lan và Miến Điện đã được khảo sát từ đầu thế kỷ 20, bởi chính phủ Anh tại Miến Điện, nhưng tuyến đề xuất — xuyên qua rừng già nhiều đồi núi bị chia cắt bởi quá nhiều con sông — bị coi là quá khó để thực hiện.

Năm 1942, các lực lượng Nhật Bản xâm lược Miến Điện từ Thái Lan và chiếm nó từ tay người Anh. Để duy trì các lực lượng của mình ở Miến Điện, người Nhật phải đưa trang bị hậu cần và quân đội tới Miến Điện bằng đường biển, qua Eo biển Malacca và Biển Andaman. Con đường này rất dễ bị tàu ngầm Đồng Minh tấn công, và một phương tiện vận chuyển khác là cần thiết. Cách thay thế tốt nhất là một tuyến đường sắt. Người Nhật bắt đầu dự án vào tháng 6 năm 1942.

Họ định nối Ban Pong với Thanbyuzayat, qua Đèo Ba Chùa. Việc xây dựng bắt đầu tại biên giới Thái Lan ngày 22 tháng 6 năm 1942 và tại Miến Điện cũng ở khoảng thời gian đó. Đa số vật liệu xây dựng cho tuyến đường, gồm cả đường ray và tà vẹt, đều được tháo từ các đoạn bị bỏ của mạng lưới Đường sắt Liên bang Malay và từ Đông Ấn Hà Lan.

Ngày 17 tháng 10 năm 1943, hai đoạn đường gặp nhau tại khoảng 18 km (11 dặm) phía nam Đèo Ba Chùa ở Konkuita (Kaeng Khoi Tha), quận Sangkhla Buri, Tỉnh Kanchanaburi). Hầu hết các tù binh chiến tranh sau đó được chuyển sang Nhật Bản. Những người ở lại để bảo dưỡng tuyến đường vẫn phải chịu các điều kiện sống khủng khiếp và các trận ném bom của Đồng Minh.

Đoạn nổi tiếng nhất của tuyến đường có lẽ là Cầu 277 qua Sông Khwae Yai (tiếng Thái แควใหญ่, tiếng Việt "phụ lưu lớn") (Con sông ban đầu được gọi là Mae Klong và được đổi tên lại thành Khwae Yai năm 1960). Nó đã trở thành bất tử bởi Pierre Boulle trong cuốn sách của ông và bộ phim dựa trên nó: Cầu qua sông Kwai. Tuy nhiên, có nhiều người nói rằng bộ phim hoàn toàn không hiện thực và không thể hiện các điều kiện đối xử thực tế với các tù binh.[1] Câu cầu gỗ đầu tiên qua Khwae Noi (tiếng Thái แควน้อย, tiếng Việt "phụ lưu nhỏ") được hoàn thành tháng 2 năm 1943, sau đó là một cây cầu thép và bê tông vào tháng 6 năm 1943. Đồng Minh đã có nhiều nỗ lực phá huỷ câu cầu, nhưng chỉ gây được thiệt hại cho nó trong những lần tấn công đầu tiên. Ngày 2 tháng 4 năm 1945, phi đội ném bom AZON thuộc Nhóm Ném bom Hạng nặng số 458 Hoa Kỳ đã phá huỷ cầu 277. Sau chiến tranh, hai đoạn hình vuông trung tâm đã được làm tại Nhật Bản để sửa chữa cây cầu, và được tặng cho Thái Lan.

Hậu chiến

Sau cuộc chiến tuyến đường sắt ở tình trạng rất tồi tệ để có thể phục vụ dân dụng cho hệ thống đường sắt Thái Lan, và cần được đại tu. Ngày 24 tháng 6 năm 1949, đoạn đầu tiên từ Kanchanaburi tới Nong Pladuk (tiếng Thái หนองปลาดุก) được hoàn thành; ngày 1 tháng 4 năm 1952, đoạn nối tiếp đến Wang Pho (Wangpo); và cuối cùng ngày 1 tháng 7 năm 1958, tới Nam Tok (tiếng Thái น้ำตก, tiếng Việt "thác nước".) Đoạn đường sắt vẫn được sử dụng dài khoảng 130 km. (80 dặm) Sau Nam Tok, đoạn đường đã bị bỏ. Các thay ray sắt đã được dỡ để tái sử dụng mở rộng ga đường sắt Bangsue, tăng cường tuyến đường đôi BKK-Banphachi, nâng cấp đường từ Thung Song tới Trang, và xây dựng cả đường nhánh Nong Pladuk-Suphanburi và Ban Thung Pho-Khirirat Nikhom. Nhiều phần đã được chuyển thành một tuyến đường đi bộ.

Từ thập niên 1990 đã có những kế hoạch xây dựng lại hoàn toàn tuyến đường sắt, những chúng vẫn chưa trở thành hiện thực.

^ David Pye, The Price of Freedon
Photographies by:
calflier001 - CC BY-SA 2.0
Markmann2 - CC BY-SA 3.0
Unknown, A. Mackinnon donated this photo to the Australian War Memorial - Public domain
Statistics: Position
3545
Statistics: Rank
34714

Viết bình luận

Câu hỏi này dùng để kiểm tra xem bạn là người hay là chương trình tự động.

Security
689253174Click/tap this sequence: 8691

Google street view

Videos

Where can you sleep near Đường sắt Miến Điện ?

Booking.com
487.354 visits in total, 9.187 Points of interest, 404 Đích, 39 visits today.