Context of Israel

Israel (phiên âm tiếng Việt: I-xra-en, Ít-ra-en hay Y-sơ-ra-ên, tiếng Hebrew: יִשְׂרָאֵלYisrā'el, tiếng Ả Rập: إِسْرَائِيلIsrāʼīl), tên gọi chính thức là Nhà nước Israel (tiếng Hebrew: מְדִינַת יִשְׂרָאֵלMedīnat Yisrā'el [mediˈnat jisʁaˈʔel]; tiếng Ả Rập: دولة إِسْرَائِيلDawlat Isrāʼīl [dawlat ʔisraːˈʔiːl]...Xem thêm

Israel (phiên âm tiếng Việt: I-xra-en, Ít-ra-en hay Y-sơ-ra-ên, tiếng Hebrew: יִשְׂרָאֵלYisrā'el, tiếng Ả Rập: إِسْرَائِيلIsrāʼīl), tên gọi chính thức là Nhà nước Israel (tiếng Hebrew: מְדִינַת יִשְׂרָאֵלMedīnat Yisrā'el [mediˈnat jisʁaˈʔel]; tiếng Ả Rập: دولة إِسْرَائِيلDawlat Isrāʼīl [dawlat ʔisraːˈʔiːl]), là một quốc gia có chủ quyền tại khu vực Trung Đông, nằm trên bờ đông nam của Địa Trung Hải và bờ bắc của Biển Đỏ. Israel có biên giới trên bộ với Liban về phía bắc, với Syria về phía đông bắc, với Jordan về phía đông, lần lượt giáp với các lãnh thổ Bờ Tây, Dải Gaza - kiểm soát chung với Palestine về phía đông - tây và với Ai Cập về phía tây nam. Quốc gia này có diện tích tương đối nhỏ, song lại có nhiều đặc điểm địa lý đa dạng. Trung tâm thương mại, tài chính và công nghệ của Israel là Tel Aviv, thành phố cổ Jerusalem được tuyên bố là thủ đô vào năm 1980, song, chủ quyền của Israel đối với Đông Jerusalem lại không được cộng đồng quốc tế công nhận dù cho nước này hiện đang duy trì quyền tài phán cũng như sự kiểm soát trên thực tế.

Ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định thông qua một phương án phân chia chính thức cho Lãnh thổ ủy trị Palestine - cựu thuộc địa của Đế quốc Anh, kế hoạch được kỳ vọng rằng sẽ giải quyết dứt điểm những xung đột liên miên giữa các phe phái của cộng đồng người Do Thái di cư theo 'Chủ nghĩa phục quốc Do Thái' và người Ả Rập bản địa - điều mà người Anh ngày càng bế tắc. Cụ thể, phương án này sẽ chia Lãnh thổ ủy trị Palestine thành 2 nhà nước mới, một của người Ả Rập và một của người Do Thái, trong khi khu vực Jerusalem nằm dưới quyền quản lý của Liên Hợp Quốc dưới hình thức là một chính thể quốc tế. Thời điểm kết thúc quyền quản lý ủy trị của Anh Quốc đối với Palestine được ấn định là vào nửa đêm ngày 14 tháng 5 năm 1948. Người Do Thái chấp thuận theo sự sắp xếp của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên, người Ả Rập lại không đồng ý với kế hoạch trên, họ cho rằng việc phân định, chia cắt lãnh thổ của cộng đồng người Ả Rập - những người mà đã sinh sống tại nơi đây lâu đời như vậy thì không khác gì hành vi cướp đất theo kiểu "Thực dân châu Âu". Mặc cho những phản đối của người Ả Rập, gần sát đến thời điểm đó, một thủ lĩnh của cộng đồng người Do Thái là David Ben-Gurion ra tuyên bố "thành lập một nhà nước Do Thái tại Eretz Israel, được biết đến với tên gọi là Nhà nước Israel", thể chế sẽ chính thức bắt đầu đi vào hoạt động ngay sau khi Anh Quốc kết thúc sự quản lý ủy trị. Thế nhưng, biên giới của nhà nước mới lại không được xác định rõ ràng trong tuyên bố. Thế giới Ả Rập ngay lập tức phản ứng gay gắt với quyết định này, họ gọi đó là hành động "liều lĩnh, trắng trợn, bất hợp pháp" và sẽ kiên quyết không bao giờ công nhận nhà nước mới của người Do Thái. Ngay sau đó, Liên minh quân đội giữa các quốc gia Ả Rập chính thức tuyên bố chiến tranh, mục tiêu nhằm sử dụng vũ lực để xóa sổ nhà nước Israel non trẻ. Chiến tranh Ả Rập - Israel (1948) bùng phát, Lực lượng Phòng vệ Israel với ưu thế về sự chủ động, sức cơ động, chiến thuật ưu tiên tác chiến đánh phủ đầu kết hợp không kích bất ngờ đồng thời thành công trong việc hạn chế các công nghệ quân sự của đối phương,... đã chiến đấu và nhanh chóng giành chiến thắng áp đảo trước các nước Ả Rập láng giềng. Không dừng lại ở đó, sau này, Israel còn tiếp tục chiến thắng khối Ả Rập trong Chiến tranh Sáu Ngày (5/6-10/6 năm 1967) và Chiến tranh Yom Kippur (6/10-26/10 năm 1973). Trong quá trình đó, Israel chiếm đóng thêm một loạt các lãnh thổ mới, bao gồm: Bờ Tây, bán đảo Sinai (1956-57, 1967-82), một bộ phận của miền nam Liban (1982-2000), Dải Gaza (1967-2005, ngày nay vẫn bị xem là chiếm đóng sau năm 2005) và Cao nguyên Golan. Sau đó, Israel tiếp tục mở rộng quyền tài phán của mình lên toàn bộ Cao nguyên Golan và Đông Jerusalem, ngoại trừ khu vực Bờ Tây - giúp cho diện tích lãnh thổ nước này được mở rộng ra gấp 3 lần so với ban đầu. Các nỗ lực sau đó của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết xung đột Israel - Palestine nhằm tìm kiếm, tiến tới một giải pháp hòa bình tiếp tục đi vào bế tắc và không đạt được kết quả nào đáng chú ý. Tuy nhiên, các hiệp ước hòa bình giữa Israel với Ai Cập và Jordan đã được ký kết thành công, các lực lượng quân sự Israel đồng ý rút quân, trao trả lại bán đảo Sinai cho chính phủ cùng Quân đội Ai Cập. Tính đến thời điểm hiện tại, sự chiếm đóng của Israel tại Dải Gaza, Bờ Tây và Đông Jerusalem là hành động chiếm đóng quân sự dài nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Trong giai đoạn 2008-2009, Israel tiếp tục xảy ra xung đột vũ trang trên quy mô lớn với Phong trào Dân quân Kháng chiến Hồi giáo Hamas, cuộc chiến này đã gây ra nhiều thiệt hại lớn về người và của cho cả 2 bên. Ngày nay, những mâu thuẫn, xung đột giữa Thế giới Ả Rập và Israel, giữa Israel và Iran cũng như giữa Israel với các tổ chức, phong trào dân quân kháng chiến Hồi giáo cực đoan nhân danh "giải phóng, giành độc lập cho Palestine" như PLO (Hamas + Fatah), Hezbollah,... vẫn thỉnh thoảng diễn ra do vị thế địa - chính trị phức tạp của đất nước này.

Theo thống kê của Cục Thống kê Trung ương Israel, dân số Israel vào năm 2017 được ước tính đạt 8.747.080 người. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới mà người Do Thái chiếm đa số, với 6.388.800 tương đương với 74,8%. Nhóm công dân lớn thứ nhì trong nước là người Ả Rập, có số lượng là 1.775.400 người (bao gồm người Druze và hầu hết người Ả Rập ở Đông Jerusalem). Đại đa số người Ả Rập Israel theo dòng Hồi giáo Sunni. Trong cơ cấu dân số Israel còn bao gồm một số lượng đáng kể người Negev Bedouin bán du cư, còn lại là các tín đồ Cơ Đốc giáo, Công giáo Roma và cùng các nhóm thiểu số khác. Israel còn có một số lượng lớn các công dân ngoại quốc nhập cư, chủ yếu là những người tị nạn từ châu Phi (nhưng những người này bắt buộc phải có gốc Do Thái nếu muốn được xin nhập quốc tịch) và dân nhập cư châu Á không có quyền công dân, trong đó có cả những người nhập cư - lao động bất hợp pháp.

Theo Luật Cơ bản, Israel tự xác định là một quốc gia của người Do Thái và là một nền chính trị dân chủ hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng. Israel duy trì thể chế Cộng hòa nghị viện, nhà nước đơn nhất, Tổng thống chế, dân chủ đại nghị kết hợp với dân chủ trực tiếp, xây dựng một hệ thống nghị viện, đại diện tỷ lệ và phổ thông đầu phiếu. Tổng thống là người đứng đầu chính phủ nhưng quyền lực lãnh đạo đất nước nằm trong tay Thủ tướng và Knesset - tức Quốc hội - đóng vai trò là cơ quan lập pháp cao nhất. Israel hiện đang giữ vững tư cách là quốc gia công nghiệp phát triển duy nhất tại Trung Đông và là một thành viên của OECD, quốc gia này có bình quân thu nhập đầu người vào mức rất cao, với hạng 19 toàn cầu, đồng thời là nền kinh tế lớn thứ 30 trên thế giới - với dân số chỉ khoảng hơn 9 triệu người - theo GDP danh nghĩa ước tính cho năm 2020. Israel hưởng lợi từ lực lượng lao động có tư chất, trình độ học vấn, sự tin cậy cũng như kỹ năng nghề nghiệp cao, luôn nằm trong số các quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới với tỷ lệ công dân tốt nghiệp đại học luôn được xếp vào top đầu, đồng thời, phần trăm ngân sách chính phủ chi cho các hoạt động nghiên cứu - phát triển của Israel cũng đứng số 1 thế giới trong năm 2020. Israel luôn nằm trong top những quốc gia sáng tạo nhất trên thế giới, có bình quân mức sống, mức tiêu chuẩn sinh hoạt và chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất tại Trung Đông, đứng thứ 4 ở châu Á, xếp hạng 22 thế giới về chỉ số thương hiệu quốc gia (2019), 26 về chỉ số tự do kinh tế (2021) và 20 trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu (2019), đồng thời thuộc vào nhóm các quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới. Israel cũng là một cường quốc quân sự với trình độ rất cao về công nghiệp quốc phòng, đứng hạng 20 trên thế giới về sức mạnh quân sự tổng hợp cũng như xếp thứ 17 toàn cầu về tổng mức ngân sách chi tiêu cho quốc phòng năm 2021. Mặc dù bản thân nước này chưa bao giờ chính thức lên tiếng xác nhận, song, giới chuyên gia vẫn tin rằng Quân đội Israel vốn từ lâu đã sở hữu một lượng rất lớn vũ khí hạt nhân và đang bí mật tiếp tục nâng cấp, phát triển. Israel là một đồng minh không thuộc khối NATO quan trọng hàng đầu của Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Do Thái là một trong những cộng đồng dân cư quan trọng, có sự chi phối, sức ảnh hưởng lớn, lâu đời, sâu rộng nhất đối với nền kinh tế - chính trị Mỹ và cũng từ đó, Israel luôn nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ gần như tuyệt đối trong mọi vấn đề đến từ Siêu cường này.

Hiện nay, mặc dù chỉ có diện tích lãnh thổ nhỏ cũng như dân số khiêm tốn, Israel với ưu thế về sức mạnh quân sự, kinh tế và tầm ảnh hưởng lớn từ văn hóa, chính trị, chủng tộc vẫn được công nhận là một cường quốc khu vực tại Trung Đông cũng như là một Trung cường quốc trên thế giới.

More about Israel

Basic information
  • Tên bản địa ישראל
  • Calling code +972
  • Internet domain .il
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 7.84
Population, Area & Driving side
  • Population 9840000
  • Diện tích 20770
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Cổ đại  Bản đồ Vương quốc Israel (1020 TCN–930 TCN), được hình dung từ tường thuật trong Kinh Thánh.

    Khái niệm về "Vùng đất Israel", gọi là Eretz Yisrael trong tiếng Hebrew, trở nên quan trọng và thiêng liêng đối với người Do Thái từ thời kỳ Kinh Thánh. Theo Kinh Torah, Thượng đế đảm bảo vùng đất cho ba tộc trưởng của người Do Thái.[1][2] Trên cơ sở kinh thánh, thời kỳ ba tộc trưởng được xác định là khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN,[3] và Vương quốc Israel thứ nhất được thành lập vào khoảng thế kỷ XI TCN. Các vương quốc và nhà nước Israel sau đó cai trị không liên tục trong bốn thế kỷ tiếp sau, và được đề cập trong nhiều nguồn ngoài kinh thánh.[4][5][6][7]

    ...Xem thêm
    Lịch sử Cổ đại  Bản đồ Vương quốc Israel (1020 TCN–930 TCN), được hình dung từ tường thuật trong Kinh Thánh.

    Khái niệm về "Vùng đất Israel", gọi là Eretz Yisrael trong tiếng Hebrew, trở nên quan trọng và thiêng liêng đối với người Do Thái từ thời kỳ Kinh Thánh. Theo Kinh Torah, Thượng đế đảm bảo vùng đất cho ba tộc trưởng của người Do Thái.[1][2] Trên cơ sở kinh thánh, thời kỳ ba tộc trưởng được xác định là khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN,[3] và Vương quốc Israel thứ nhất được thành lập vào khoảng thế kỷ XI TCN. Các vương quốc và nhà nước Israel sau đó cai trị không liên tục trong bốn thế kỷ tiếp sau, và được đề cập trong nhiều nguồn ngoài kinh thánh.[4][5][6][7]

    Ghi chép đầu tiên về tên gọi Israel (với dạng ysrỉꜣr) xuất hiện trong Bia Merneptah, được dựng cho Pharaoh Merneptah của Ai Cập vào khoảng năm 1209 TCN.[8] "Israel" này là một thực thể văn hóa và có lẽ là chính trị của cao địa trung tâm, đủ vững chắc để người Ai Cập xem là một thách thức khả dĩ đối với quyền bá chủ của họ, song là một dân tộc thay vì là một nhà nước có tổ chức;[9] Tổ tiên của người Israel có thể gồm người Semit bản địa của Canaan và Liên minh Hải nhân.[10]

    Các ngôi làng có dân số đến 300 hoặc 400,[11][12] họ sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, và phần lớn là tự cung tự cấp;[13] trao đổi kinh tế là điều phổ biến.[14] Người ta biết đến chữ viết và có thể dùng để ghi chép, thậm chí tại các di chỉ nhỏ.[15] Bằng chứng khảo cổ học cho thấy một xã hội gồm các trung tâm giống như làng, song với tài nguyên hạn chế hơn và dân số nhỏ.[16] Học giả hiện đại nhìn nhận Israel xuất hiện trong hòa bình và nội bộ, từ cư dân hiện hữu tại cao địa Canaan.[17]

     Cấu trúc Đá Lớn là một di chỉ khảo cổ học về Jerusalem cổ đại

    Khoảng năm 930 TCN, vương quốc bị phân chia thành Vương quốc Judah tại miền nam và Vương quốc Israel tại miền bắc. Từ giữa thế kỷ VIII TCN, Israel ngày càng xung đột với Đế quốc Tân Assyria đang bành trướng. Dưới thời Tiglath-Pileser III, đế quốc này ban đầu phân chia lãnh thổ Israel thành một vài đơn vị nhỏ hơn và sau đó phá hủy thủ đô Samaria (722 TCN). Một cuộc khởi nghĩa của người Israel (724–722 TCN) bị dẹp tan sau khi Quốc vương Assyria Sargon II bao vây và chiếm lĩnh Samaria. Con trai của Sargon là Sennacherib nỗ lực bất thành nhằm chinh phục Judah. Ghi chép của Assyria viết rằng ông ta san bằng 46 thành và bao vây Jerusalem, rời đi sau khi nhận được cống nạp lớn.[18]

    Năm 586 TCN, Quốc vương Nebuchadnezzar II của Babylon chinh phục Judah. Theo Kinh Thánh Hebrew, ông ta phá hủy Đền Solomon và đày người Do Thái đến Babylon. Thất bại này của Judah cũng được người Babylon ghi lại[19][20]. Năm 538 TCN, Cyrus Đại đế của Ba Tư chinh phục Babylon và tiếp quản đế quốc này. Cyrus ra tuyên cáo rằng cấp cho các dân tộc bị chinh phục (gồm người Judah) quyền tự do tôn giáo. Theo Kinh Thánh Hebrew, có 50.000 người Judea dưới quyền lãnh đạo của Zerubabel trở về đến Judah và tái thiết đền thờ. Một nhóm thứ hai dưới quyền lãnh đạo của Ezra và Nehemiah trở về đến Judah vào năm 456 TCN bất chấp việc có những người phi Do Thái viết thư cho Cyrus nhằm ngăn chặn động thái này.

    Thời kỳ Cổ điển

    Khu vực liên tục nằm dưới quyền cai quản của Ba Tư, được phân chia giữa tỉnh Syria-Coele và sau đó là Yehud Medinata tự trị, và dần phát triển trở lại thành xã hội đô thị, phần lớn do người Judea chi phối. Các cuộc chinh phục của người Hy Lạp phần nhiều là tràn qua khu vực mà không gặp phải kháng cự. Miền nam Levant được hợp nhất vào Ptolemaios rồi Seleukos, và bị Hy Lạp hóa mạnh mẽ, gây căng thẳng giữa người Judea và người Hy Lạp. Khởi nghĩa Maccabe bùng phát vào năm 167 TCN, khởi nghĩa thành công và Vương quốc Hasmoneus độc lập được lập nên tại Judah. Vương quốc này sau đó bành trướng ra phần lớn Israel ngày nay, trong bối cảnh Seleukos dần đánh mất quyền kiểm soát trong khu vực.

     Pháo đài Masada là nơi diễn ra trận chiến cuối cùng trong Chiến tranh Do Thái–La Mã

    Đế quốc La Mã xâm chiếm khu vực vào năm 63 TCN, ban đầu họ nắm quyền kiểm soát Syria, và sau đó can thiệp nội chiến tại Hasmoneus. Đấu tranh giữa các phái thân La Mã và thân Parthia tại Judea cuối cùng dẫn đến việc Herodes Đại vương đăng cơ và củng cố Vương quốc Herod với vị thế là một nhà nước Judea chư hầu của La Mã.

    Khi thế lực Herod suy yếu, Judea lúc này có vị thế là một tỉnh của La Mã, trở thành nơi diễn ra đấu tranh bạo lực của người Do Thái chống lại người Hy Lạp-La Mã, lên đến cực điểm là các cuộc chiến Do Thái-La Mã, kết thúc trong tàn phá, trục xuất và diệt chủng quy mô lớn. Sự hiện diện của người Do Thái trong khu vực thu hẹp đáng kể sau thất bại của Khởi nghĩa Bar Kokhba chống La Mã vào năm 132 CN.[21] Tuy thế, có một lượng nhỏ người Do Thái hiện diện liên tục và Galilee trở thành trung tâm tôn giáo của họ.[22][23] Các văn bản trung tâm của người Do Thái là Mishnah và một phần của Talmud được soạn thành trong các thế kỷ thứ hai đến thứ tư CN tại Tiberias và Jerusalem.[24] Thành phần dân cư trong khu vực lúc đó chủ yếu là người Hy Lạp-La Mã tại duyên hải và người Samaria tại vùng đồi núi. Cơ Đốc giáo dần phát triển hơn dị giáo La Mã khi khu vực nằm dưới quyền cai quản của Byzantine. Trong thế kỷ V và VI, các cuộc khởi nghĩa của người Samaria tái định hình khu vực, khiến xã hội Cơ Đốc giáo Byzantine và xã hội Samaria bị tàn phá nghiêm trọng và dẫn đến suy giảm dân số. Sau khi Ba Tư chinh phục và lập ra Thịnh vượng chung Do Thái đoản mệnh vào năm 614, Byzantine tái chinh phục khu vực vào năm 628.

    Trung Cổ và cận đại  Kfar Bar'am là một làng Do Thái cổ đại, bị bỏ hoang vào khoảng từ thế kỷ thứ VII-XIII.[25]

    Năm 634–641, khu vực bị người Ả Rập chinh phục, họ là một dân tộc mới chấp nhận Hồi giáo. Khu vực nằm dưới quyền cai quản của người Hồi giáo trong 1.300 năm sau đó dưới nhiều triều đại khác nhau.[26] Quyền kiểm soát khu vực được chuyển giao giữa các Khalip Rashidun, Umayyad,[26] Abbas,[26] Fatima, Seljuk, quân Thập tự chinh, và Ayyub trong suốt sáu trăm năm đầu,[26] đến năm 1260 thì bị Vương triều Mamluk chinh phục.[27]

    Trong Thập tự chinh thứ nhất, khi Jerusalem bị vây vào năm 1099, cư dân Do Thái trong thành chiến đấu bên phía quân đồn trú Fatima và cư dân Hồi giáo. Đến khi thành thất thủ, khoảng 60.000 người bị tàn sát, trong đó có 6.000 người Do Thái tìm cách tị nạn trong một thánh đường Do Thái giáo.[28] Đương thời là tròn một nghìn năm sau khi nhà nước Do Thái sụp đổ, các cộng đồng Do Thái hiện diện khắp khu vực. 50 trong số cộng đồng đó được biết đến và gồm có Jerusalem, Tiberias, Ramleh, Ashkelon, Caesarea, và Gaza.[29]

     Thánh đường Abuhav có từ thế kỷ XV, do người Do Thái Sephardic xây dựng tại Safed, phía bắc Israel.[30]

    Năm 1165, nhà triết học người Do Thái sinh tại Tây Ban Nha ngày nay là Maimonides đến thăm Jerusalem và cầu nguyện tại Núi Đền.[31] Năm 1141, nhà thơ Do Thái Tây Ban Nha Yehuda Halevi ra lời kêu gọi người Do Thái di cư đến Vùng đất Israel. Năn 1187, Sultan Saladin của Vương triều Ayyub đánh bại quân Thập tự chinh trong Trận Hattin và sau đó chiếm lĩnh Jerusalem và hầu như toàn bộ Palestine. Đương thời, Saladin ra tuyên cáo mời người Do Thái trở về và định cư tại Jerusalem.[32]

    Năm 1211, cộng đồng Do Thái trong khu vực được tăng cường khi có thêm một nhóm dưới quyền lãnh đạo của trên 300 giáo sĩ đến từ Pháp và Anh,[33]. Nachmanides là một giáo sĩ Do Thái Tây Ban Nha thế kỷ XIII, và là thủ lĩnh được công nhận của dân Do Thái, ông hết sức tán dương Vùng đất Israel và nhìn nhận việc định cư tại đó là một giới mệnh tuyệt đối của toàn bộ người Do Thái. Ông viết rằng "Nếu người ngoại đạo muốn kiến tạo hòa bình, chúng ta sẽ kiến tạo hòa bình và để chúng trong các điều khoản rõ ràng; song đối với đất đai, chúng ta sẽ không để nó vào tay họ, hay vào tay bất kỳ dân tộc nào, không vào bất kỳ thế hệ nào."[34]

    Năm 1260, quyền kiểm soát khu vực thuộc về các sultan Mamluk tại Ai Cập. Khu vực nằm giữa hai trung tâm quyền lực của Mamluk là Cairo và Damascus, và chỉ có một số bước phát triển dọc tuyến đường bưu chính liên kết hai thành phố. Jerusalem dù không còn tường thành nào bảo vệ kể từ năm 1219, song cũng chứng kiến bùng nổ các dự án xây dựng tập trung quanh tổ hợp Thánh đường Al-Aqsa (Núi Đền). Năm 1266, Sultan Mamluk Baybars chuyển đổi Hang các Tộc trưởng tại Hebron thành một nơi tôn nghiêm của riêng Hồi giáo và cấm chỉ tín đồ Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo bước vào, dù trước đó họ có thể tự do vào hang. Lệnh cấm duy trì cho đến khi Israel giành quyền kiểm soát công trình vào năm 1967.[35][36]

     Người Do Thái tại Bức tường Phía tây, thập niên 1870

    Năm 1470, Isaac b. Meir Latif đến từ Ancona và đếm được 150 gia đình Do Thái tại Jerusalem.[37] Giáo sĩ Joseph Saragossi đến vào những năm cuối của thế kỷ XV, nhờ có công lao của ông mà Safed và khu vực xung quanh phát triển thành nơi tập trung lớn nhất của người Do Thái tại Palestine. Nhờ các di dân Do Thái Sephardic từ Tây Ban Nha, dân số Do Thái đã tăng lên 10.000 vào đầu thế kỷ XVI.[38]

    Năm 1516, khu vực bị Đế quốc Ottoman chinh phục; và duy trì nằm dưới quyền kiểm soát của người Thổ cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi Anh Quốc đánh bại Ottoman và lập một chính quyền quân sự cai quản khu vực Syria của Ottoman trước kia. Năm 1920, Syria thuộc Ottoman cũ bị phân chia giữa Anh và Pháp theo hệ thống ủy trị, và khu vực do Anh cai quản bao gồm Israel ngày nay và có tên gọi Lãnh thổ Ủy trị Palestine.[27][39][40]

    Chủ nghĩa phục quốc Do Thái và Anh cai quản  Theodor Herzl, nhà viễn kiến của quốc gia Do Thái.

    Từ khi xuất hiện cộng đồng Do Thái tha hương đầu tiên, nhiều người Do Thái đã mong mỏi trở về "Zion" và "Vùng đất Israel",[41] Hy vọng và khao khát của người Do Thái sống lưu vong là một đề tài quan trọng trong hệ thống đức tin Do Thái.[42] Sau khi người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha vào năm 1492, một số cộng đồng đến định cư tại Palestine.[43] Trong thế kỷ XVI, các cộng đồng Do Thái bén rễ tại Bốn thành phố thánh địa - Jerusalem, Tiberias, Hebron, và Safed, đến năm 1697, Giáo sĩ Yehuda Hachasid dẫn một nhóm gồm 1.500 người Do Thái đến Jerusalem.[44] Trong nửa sau của thế kỷ XVIII, các thành phần đối lập tại Đông Âu của phái Hasidim, gọi là Perushim, đến cư trú tại Palestine.[45][46][47]

    Làn sóng đầu tiên trong quá trình người Do Thái nhập cư thời hiện đại đến Palestine thuộc Ottoman, gọi là Aliyah lần thứ nhất, bắt đầu vào năm 1881 khi người Do Thái tị nạn cuộc tàn sát tại Đông Âu.[48] Mặc dù phong trào phục quốc Do Thái đã hiện diện trên thực tiễn, song nhà báo Áo-Hung Theodor Herzl là người được công nhận có công hình thành chủ nghĩa phục quốc Do Thái về chính trị,[49] phong trào này mưu cầu thành lập một nhà nước Do Thái tại Vùng đất Israel, do đó đề xuất một giải pháp gọi là Vấn đề Do Thái của các quốc gia châu Âu.[50] Năm 1896, Herzl công bố Der Judenstaat (Nhà nước của người Do Thái), đề xuất viễn kiến của ông về một nhà nước Do Thái trong tương lai; đến năm sau ông chủ tọa Đại hội Phục quốc Do Thái lần thứ nhất.[51]

    Aliyah lần thứ nhì (1904–14) bắt đầu sau Thảm sát Kishinev tại Đế quốc Nga; có khoảng 40.000 người Do Thái định cư tại Palestine, song gần một nửa trong số đó cuối cùng rời đi.[48] Làn sóng nhập cư thứ nhất và thứ hai chủ yếu là người Do Thái Chính thống,[52] song Aliyah lần thứ hai cũng bao gồm các tổ chức xã hội chủ nghĩa, họ lập ra phong trào cộng đồng tập thể kibbutz.[53] Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Arthur Balfour gửi Tuyên ngôn Balfour 1917 cho một thủ lĩnh cộng đồng Do Thái tại Anh là Walter Rothschild, viết rằng Anh có ý định lập một "quê hương dân tộc" (national home) cho người Do Thái trong Lãnh thổ ủy trị Palestine.[54][55]

    Quân đoàn Do Thái là một tổ chức chủ yếu gồm các tình nguyện viên theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, họ giúp người Anh chinh phục Palestine vào năm 1918.[56] Người Ả Rập phản đối người Anh cai trị và người Do Thái nhập cư, dẫn đến bạo loạn năm 1920 tại Palestine và hình thành một tổ chức dân quân Do Thái mang tên Haganah, các tổ chức bán quân sự Irgun và Lehi sau đó tách ra từ Haganah.[57] Năm 1922, Hội Quốc Liên cấp cho Anh quyền cai trị ủy trị đối với Palestine theo các điều khoản bao gồm cả Tuyên ngôn Balfour và cam kết trong đó với người Do Thái, và với các điều khoản tương tự liên quan đến người Palestine Ả Rập.[58] Đương thời người Ả Rập và Hồi giáo chiếm ưu thế trong thành phần dân tộc của khu vực, người Do Thái chiếm khoảng 11%,[59] và người Cơ Đốc giáo Ả Rập chiếm khoảng 9,5% dân số.[60]

    Aliyah lần thứ ba (1919–23) và lần thứ tư (1924–29) đưa thêm 100.000 người Do Thái đến Palestine.[48] Cuối cùng, việc chủ nghĩa quốc xã xuất hiện và tình trạng gia tăng áp bức người Do Thái tại châu Âu trong thập niên 1930 dẫn đến Aliyah lần thứ năm, với số lượng là 1/4 triệu người Do Thái. Đây là một nguyên nhân chủ yếu khiến người Ả Rập khởi nghĩa trong giai đoạn 1936–39, khi đó nhà cầm quyền Anh tại lãnh thổ cùng với các dân quân phục quốc Do Thái thuộc Haganah và Irgun sát hại 5.032 người Ả Rập và làm bị thương 14.760 người,[61][62] kết quả là trên 10% nam giới trưởng thành người Ả Rập Palestine bị giết, bị thương, bị cầm tù hay lưu đày.[63] Người Anh áp đặt hạn chế trong vấn đề người Do Thái nhập cư đến Palestine bằng Sách trắng 1939. Trước tình hình các quốc gia khắp thế giới quay lưng với người tị nạn Do Thái chạy trốn khỏi Holocaust (Đức Quốc Xã diệt chủng người Do Thái), một phong trào bí mật mang tên Aliyah Bet được tổ chức nhằm đưa người Do Thái đến Palestine.[48] Đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, dân số Do Thái tại Palestine tăng lên đến 33% tổng dân số.[64]

    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai  Bản đồ của Liên Hợp Quốc về kế hoạch phân chia Palestine

    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Anh nhận thấy bản thân có xung đột mãnh liệt với cộng đồng Do Thái về vấn đề hạn chế người Do Thái nhập cư, cũng như tiếp tục xung đột với cộng đồng Ả Rập về mức độ hạn chế. Các tổ chức Haganah, Irgun và Lehi của người Do Thái cùng tham gia một cuộc đấu tranh vũ trang chống lại sự cai trị của Anh.[65] Đồng thời, hàng trăm nghìn nạn nhân còn sống và người tị nạn diệt chủng Holocaust tìm kiếm cuộc sống mới cách xa khỏi cộng đồng đã bị phá hủy của họ tại châu Âu. Người Do Thái tại Palestine nỗ lực đưa những người tị nạn này đến Palestine song nhiều người bị Anh trục xuất, vây bắt hoặc tống giam tại Atlit và Síp.

    Ngày 22 tháng 7 năm 1946, Irgun tấn công trụ sở chính quyền Anh tại Palestine, nằm tại phía nam[66] của Khách sạn King David tại Jerusalem.[67][68][69] Tổng cộng có 91 người thiệt mạng và 46 người bị thương.[70] Cuộc tấn công được cho là nhằm phản ứng trước Chiến dịch Agatha của nhà cầm quyền Anh (nhằm bắt giữ các thành viên phục quốc Do Thái ngầm) và là sự kiện đẫm mẫu nhất đối với người Anh trong thời kỳ cai trị ủy trị (1920–1948).[70][71] Năm 1947, chính phủ Anh tuyên bố họ sẽ triệt thoái khỏi Lãnh thổ ủy trị Palestine, cho rằng không thể đi đến một giải pháp chấp nhận được cho cả người Ả Rập và Do Thái.

    Ngày 15 tháng 5 năm 1947, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định thành lập Ủy ban Đặc biệt Liên Hợp Quốc về Palestine (UNSCOP).[72] Trong báo cáo của ủy ban đề ngày 3 tháng 9 năm 1947 lên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc,[73] đa số thành viên trong ủy ban tại Chương VI đề xuất một kế hoạch thay thế Lãnh thổ ủy trị của Anh bằng "một nhà nước Ả Rập độc lập, một nhà nước Do Thái độc lập, và Thành phố Jerusalem... phần thứ ba nằm dưới một Hệ thống Quản thác Quốc tế".[74] Đến ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại Hội đồng phê chuẩn một nghị quyết về kế hoạch phân chia Palestine.[75] Kế hoạch này về cơ bản giống như đề xuất của đa số thành viên UNSCOP vào ngày 3 tháng 9 năm 1947. Cơ quan Do Thái là đại biểu được công nhận của cộng đồng Do Thái, họ chấp thuận kế hoạch này. Liên đoàn Ả Rập và Ủy ban Cấp cao Ả Rập Palestine bác bỏ nó, và chỉ ra rằng họ sẽ bác bỏ bất kỳ kế hoạch phân chia nào khác.[76][77]

    Đến ngày hôm sau, 1 tháng 12 năm 1947, Ủy ban Cấp cao Ả Rập công bố đình công ba ngày, và các toán người Ả Rập bắt đầu tấn công các mục tiêu Do Thái.[78] Người Do Thái ban đầu ở thế phòng thủ khi nội chiến bùng phát, song đến tháng 4 năm 1948 họ chuyển sang thế tấn công.[79][80] Kinh tế của cộng đồng Ả Rập Palestine sụp đổ và 250.000 người Ả Rập Palestine đào thoát hoặc bị trục xuất.[81]

     David Ben-Gurion công bố Tuyên ngôn độc lập Israel vào ngày 14 tháng 5 năm 1948

    Ngày 14 tháng 5 năm 1948, là ngày trước khi kết thúc quyền ủy trị của người Anh, người đứng đầu Cơ quan Do Thái là David Ben-Gurion tuyên bố "thành lập một nhà nước Do Thái tại Eretz-Israel, được gọi là Nhà nước Israel".[82][83] Ám chỉ duy nhất trong văn bản Tuyên ngôn về biên giới của nhà nước mới là sử dụng thuật ngữ Eretz-Israel ("Vùng đất Israel").[84]

    Ngày hôm sau, quân đội của bốn quốc gia Ả Rập gồm Ai Cập, Syria, Ngoại Jordan và Iraq tiến vào Lãnh thổ ủy trị Palestine cũ, phát động Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948;[85][86] Các đạo quân đến từ Yemen, Maroc, Ả Rập Xê Út và Sudan cũng tham chiến.[87][88] Mục đích hiển nhiên của hành động này là ngăn chặn thành lập nhà nước Do Thái vào lúc sơ khởi, và một số nhà lãnh đạo Ả Rập thảo luận về việc đẩy người Do Thái ra biển.[89][90][91] Liên đoàn Ả Rập tuyên bố rằng cuộc xâm chiếm là để vãn hồi pháp luật và trật tự và để ngăn chặn đổ máu thêm.[92]

     Giương cao Quốc kỳ vẽ bằng mực, đánh dấu kết thúc Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948

    Sau một năm giao chiến, một thỏa thuận đình chiến được công bố và biên giới tạm thời gọi là Giới tuyến Xanh được lập ra.[93] Jordan sáp nhập khu vực được gọi là Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem, và Ai Cập nắm quyền cai quản Dải Gaza. Tuy nhiên lợi ích lớn nhất vẫn thuộc về Israel, họ giờ đây đã kiểm soát toàn bộ lãnh thổ đã được dành cho họ theo Kế hoạch Phân chia và đa phần lãnh thổ dành cho người Ả rập cũng như một nửa phía tây thành phố Jerusalem thuộc quyền quản lý của Liên hiệp quốc. Liên Hợp Quốc ước tính rằng trên 700.000 người Palestine bị trục xuất bởi hoặc phải chạy trốn khỏi quân Israel trong xung đột, một tình trạng được gọi là Nakba ("tai ương") trong tiếng Ả Rập.[94]

    Những năm đầu của Nhà nước Israel

    Israel được đa số thành viên Liên Hợp Quốc chấp thuận là một thành viên vào ngày 11 tháng 5 năm 1949.[95] Năm 1949, Israel và Jordan chân thành quan tâm đến một thỏa thuận hòa bình song người Anh hãm lại nỗ lực của Jordan để tránh gây hại cho các lợi ích của Anh tại Ai Cập.[96]

    Trong những năm đầu lập quốc, phong trào Phục quốc Do Thái Lao động do Thủ tướng David Ben-Gurion lãnh đạo đã chi phối chính trường Israel.[97][98] Các kibbut giữ vị thế trụ cột trong việc thành lập nhà nước mới.[99]

    Cơ quan Nhập cư Israel và tổ chức phi chính phủ Mossad LeAliyah Bet giúp đỡ nhập cư đến Israel vào cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950[100]). Một dòng chảy các nạn nhân còn sống sau họa diệt chủng và người Do Thái từ các lãnh thổ Ả Rập và Hồi giáo di cư đến Israel trong ba năm đầu tiên sau lập quốc, khiến số lượng người Do Thái tại Israel tăng từ 700.000 lên 1.400.000,[101]. Do đó, dân số Israel tăng từ 800.000 lên đến hai triệu từ năm 1948 đến năm 1958.[101] Từ năm 1948 đến năm 1970, khoảng 1.150.000 người tị nạn Do Thái tái định cư đến Israel.[102] Các di dân đến Israel vì nguyên nhân khác nhau, một số tin tưởng vào ý thức hệ Phục quốc Do Thái, trong khi một số khác di chuyển để thoát khỏi ngược đãi. Một số người khác thì di cư vì hứa hẹn về một đời sống tốt hơn tại Israel và một lượng nhỏ bị trục xuất khỏi quê hương của họ, như trường hợp người Do Thái gốc Anh và Pháp tại Ai Cập sau Khủng hoảng Suez.[103]

    Một số di dân mới đến với thân phận người tị nạn và không có tài sản, họ được cho ở trong các trại tạm thời gọi là ma'abarot; đến năm 1952, có trên 200.000 di dân sống trong các khu lán trại này.[104] Trong thời kỳ đó, thực phẩm, quần áo và đồ đạc bị chia khẩu phần theo chế độ được gọi là Thời kỳ Khắc khổ. Nhu cầu giải quyết khủng hoảng khiến Ben-Gurion ký một thỏa thuận bồi thường với Tây Đức, song nó khiến người Do Thái kháng nghị quy mô lớn do giận dữ với ý tưởng rằng Israel có thể chấp thuận bồi thường tiền tệ cho nạn diệt chủng Holocaust.[105] Những người tị nạn thường được đối đãi khác biệt dựa theo nguồn gốc của họ, người Do Thái xuất thân từ châu Âu được đối đãi thuận lợi hơn so với những người Do Thái đến từ các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi, chẳng hạn như nhóm sau thường ở trong các ma'abarot lâu hơn.[106] Căng thẳng phát triển giữa hai nhóm do các kỳ thị như vậy tiếp tục cho đến nay.[107]

    Năm 1950, Ai Cập đóng cửa Kênh đào Suez đối với các tàu của Israel, căng thẳng dâng cao khi xung đột vũ trang diễn ra dọc biên giới Israel. Trong thập niên 1950, các fedayeen (du kích dân tộc) Palestine thường xuyên tổ chức các cuộc tấn công khủng bố Israel, gần như luôn nhằm vào thường dân,[108] và được tài trợ bởi Ai Cập,[109] dẫn đến một số động thái đáp trả của Israel. Năm 1956, Anh và Pháp đặt mục tiêu giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Suez từ Ai Cập. Do tàu của Israel tiếp tục bị phong tỏa tại Kênh đào Suez và Eo biển Tiran, cùng với gia tăng số cuộc tấn công của fedayeen chống lại cư dân miền nam của Israel, cùng các tuyên bố nghiêm trọng và đe dọa gần đó từ thế giới Ả Rập, Israel quyết định tấn công Ai Cập.[110][111][112][113] Israel tham gia một liên minh bí mật với Anh và Pháp, tràn ngập Bán đảo Sinai song chịu áp lực phải triệt thoái từ Liên Hợp Quốc để đổi lấy đảm bảo quyền lợi hàng hải của Israel tại Biển Đỏ qua Eo biển Tiran và Kênh đào Suez.[114][115] Cuộc chiến này khiến các vụ xâm nhập biên giới Israel giảm đáng kể.[116]

    Đầu thập niên 1960, Israel bắt giữ tội phạm chiến tranh Đức Quốc Xã Adolf Eichmann tại Argentina và đưa ông về Israel để xét xử.[117] Phiên tòa có tác động lớn đến nhận thức công chúng về Holocaust.[118] Eichmann vẫn là người duy nhất bị hành quyết tại Israel dựa theo kết tội của tòa án dân sự Israel.[119]

    Chiến tranh Sáu ngày và Chiến tranh Yom Kippur  Các lãnh thổ do Israel kiểm soát:
      trước Chiến tranh Sáu ngày
      sau chiến tranh
    Bán đảo Sinai được trao trả cho Ai Cập vào năm 1982.

    Từ năm 1964, các quốc gia Ả Rập lo ngại về các kế hoạch của Israel nhằm chuyển nước từ sông Jordan đến đồng bằng duyên hải,[120] họ nỗ lực chuyển nước đầu nguồn nhằm tước đoạt tài nguyên nước của Israel, kích động căng thẳng giữa Israel với Syria-Liban.

    Các thành phần dân tộc chủ nghĩa Ả Rập dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser từ chối công nhận Israel, và kêu gọi tiêu diệt nước này.[121][122][123] Đến năm 1966, quan hệ Israel-Ả Rập xấu đến mức diễn ra các trận đánh trên thực địa giữa lực lượng của Israel và Ả Rập.[124] Đến tháng 5 năm 1967, Ai Cập tập trung quân đội của mình gần biên giới với Israel, trục xuất lực lượng duy trì hòa bình của Liên Hợp Quốc đồn trú tại Bán đảo Sinai từ năm 1957, và phong tỏa tàu Israel tiếp cận Biển Đỏ. Các quốc gia Ả Rập khác cũng huy động lực lượng của mình.[125] Ngày 5 tháng 6 năm 1967, Israel phát động tấn công phủ đầu chống Ai Cập. Jordan, Syria và Iraq phản ứng và tấn công Israel. Trong Chiến tranh Sáu ngày, Israel đánh bại Jordan và chiếm Bờ Tây, đánh bại Ai Cập và chiếm Dải Gaza cùng Bán đảo Sinai, đánh bại Syria và chiếm Cao nguyên Golan.[126] Ranh giới của Jerusalem được mở rộng, sáp nhập Đông Jerusalem, và Giới tuyến Xanh năm 1949 trở thành biên giới hành chính giữa Israel và các lãnh thổ do họ chiếm đóng.

    Sau chiến tranh năm 1967 và nghị quyết "ba không" của Liên đoàn Ả Rập, trong Chiến tranh Tiêu hao 1967–1970 Israel phải đối diện với các cuộc tấn công từ người Ai Cập tại Sinai, và từ các tổ chức Palestine nhắm mục tiêu là người Israel tại các lãnh thổ bị chiếm đóng, tại bản thân Israel, và toàn thế giới. Tổ chức người Palestine và Ả Rập quan trọng nhất trong số đó là Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), được thành lập vào năm 1964 và ban đầu cho rằng "đấu tranh vũ trang là cách thức duy nhất để giải phóng quê hương".[127][128] Đến cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, các tổ chức Palestine phát động một làn sóng tấn công[129][130] chống lại các mục tiêu Israel và Do Thái trên toàn thế giới,[131] trong đó có cuộc tàn sát các vận động viên Israel tham gia Thế vận hội Mùa hè 1972 tại München. Chính phủ Israel sau đó tiến hành chiến dịch ám sát những người tổ chức cuộc tàn sát, oanh tạc và tập kích đại bản doanh của Tổ chức Giải phóng Palestine tại Liban.

    Ngày 6 tháng 10 năm 1973, khi người Do Thái cử hành Yom Kippur, quân đội Ai Cập và Syria phát động tấn công bất ngờ chống lực lượng Israel tại bán đảo Sinai và cao nguyên Golan, khai màn Chiến tranh Yom Kippur. Chiến tranh kết thúc vào ngày 26 tháng 10 với kết quả là Israel đẩy lui thành công quân Ai Cập và Syria song chịu tổn thất 2.500 binh sĩ.[132] Một cuộc điều tra nội bộ miễn trách nhiệm cho chính phủ về các thất bại trước và trong chiến tranh, song nỗi tức giận của công chúng buộc Thủ tướng Golda Meir phải từ chức.[133]

    Tiếp tục xung đột và tiến trình hòa bình

    Tháng 7 năm 1976, một máy bay bị các du kích Palestine bắt cóc khi đang bay đến Tel Aviv, buộc phải hạ cánh tại Entebbe, Uganda. Biệt kích Israel tiến hành một chiến dịch giải cứu thành công các con tin.

    Bầu cử Knesset (quốc hội) năm 1977 là một bước ngoặt lớn trong lịch sử chính trị Israel khi Đảng Likud của Menachem Begin giành quyền kiểm soát từ Đảng Lao động.[134] Trong cùng năm, Tổng thống Ai Cập Anwar El Sadat thực hiện một chuyến đi đến Israel và phát biểu trước Quốc hội, được cho là sự công nhận Israel đầu tiên của một nguyên thủ Ả Rập.[135] Trong hai năm sau đó, Sadat và Begin ký kết Hiệp nghị Trại David (1978) và Hiệp định Hòa bình Israel–Ai Cập (1979).[136] Đổi lại, Israel triệt thoái khỏi Bán đảo Sinai mà họ chiếm giữ từ năm 1967, và đồng ý tham gia đàm phán về quyền tự trị cho người Palestine tại Bờ Tây và Dải Gaza.[137]

    Ngày 11 tháng 3 năm 1978, một cuộc tấn công du kích của Tổ chức Giải phóng Palestine từ Liban khiến hàng chục thường dân Israel thiệt mạng. Israel đáp lại bằng một cuộc xâm chiếm miền nam Liban để tiêu diệt các căn cứ của PLO tại phía nam sông Litani. Hầu hết chiến binh PLO triệt thoái, song Israel chiếm giữ miền nam Liban cho đến khi một lực lượng Liên Hợp Quốc và quân đội Liban có thể tiếp quản. PLO nhanh chóng khôi phục chính sách tấn công chống Israel.

     Luật Jerusalem năm 1980 của Israel tuyên bố Jerusalem là "thủ đô vĩnh viễn và không thể chia cắt" của Israel.

    Trong khi đó, chính phủ của Begin cung cấp ưu đãi cho người Israel đến định cư tại Bờ Tây bị chiếm đóng, gia tăng bất hòa với người Palestine tại khu vực đó.[138] Luật Cơ bản: Jerusalem, Thủ đô của Israel được thông qua vào năm 1980, được một số người cho là tái xác nhận hành động sáp nhập Jerusalem của Israel vào năm 1967 bằng một sắc lệnh chính phủ, và khơi lại tranh luận quốc tế về tình trạng của thành phố. Không có pháp luật Israel nào định nghĩa lãnh thổ của Israel và không có đạo luật nào bao gồm cụ thể Đông Jerusalem trong đó.[139] Lập trường của đa số thành viên Liên Hợp Quốc được phản ánh trong nhiều nghị quyết tuyên bố rằng các hành động do Israel tiến hành nhằm định cư công dân của họ tại Bờ Tây, và áp đặt pháp luật và chính quyền của họ tại Đông Jerusalem, là bất hợp pháp và vô hiệu.[140] Năm 1981, Israel sáp nhập Cao nguyên Golan, song động thái này không được quốc tế công nhận.[141]

    Ngày 7 tháng 6 năm 1981, không quân Israel phá hủy lò phản ứng hạt nhân duy nhất của Iraq, nhằm cản trở chương trình vũ khí hạt nhân của Iraq. Sau một loạt cuộc tấn công của Tổ chức Giải phóng Palestine vào năm 1982, Israel xâm chiếm Liban vào cùng năm để phá hủy các căn cứ mà PLO dùng để phát động tấn công và phóng tên lửa vào miền bắc Israel.[142] Trong sáu ngày đầu giao chiến, Israel phá hủy lực lượng quân sự của PLO tại Liban và đánh bại quyết định Syria. Ủy ban Kahan của chính phủ Israel sau đó quy trách nhiệm gián tiếp cho Begin, Sharon và một số tướng lĩnh Israel về cuộc thảm sát người Palestine và Liban tại Sabra và Shatila. Năm 1985, Israel đáp lại một cuộc tấn công khủng bố của người Palestine tại Síp bằng cách oanh tạc trụ sở của PLO tại Tunis. Israel triệt thoái khỏi hầu hết Liban vào năm 1986, song duy trì một vùng đệm biên giới tại miền nam Liban cho đến năm 2000, tại đó lực lượng Israel tham gia xung đột với tổ chức dân quân Liban Hezbollah.

    Đa dạng sắc tộc của Israel được mở rộng trong thập niên 1980 và 1990 do nhập cư. Một số làn sóng người Do Thái Ethiopia di cư đến Israel trong thập niên 1980 và 1990. Trong khi đó, từ năm 1990 đến năm 1994, dân số Israel tăng 12% nhờ người Nga nhập cư.[143]

    Đại khởi nghĩa (Intifada) lần thứ nhất là chỉ một cuộc khởi nghĩa của người Palestine chống lại quyền cai trị của Israel,[144] bùng phát vào năm 1987, với các làn sóng tuần hành và bạo lực không có phối hợp tại Bờ Tây và Dải Gaza. Trong sáu năm sau đó, Đại khởi nghĩa có tổ chức hơn và gồm các biện pháp kinh tế và văn hóa nhằm mục tiêu phá vỡ sự chiếm đóng của Israel. Trên một nghìn người bị giết chết trong bạo lực.[145] Trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, PLO ủng hộ Saddam Hussein và Iraq phóng tên lửa tấn công Israel. Tuy nhiên, Israel lưu ý đến lời kêu gọi của Hoa Kỳ về giữ kiềm chế trả đũa và không tham gia cuộc chiến này.[146][147]

     Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton chứng kiến Quốc vương Hussein của Jordan (trái) và Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin (phải) ký kết Hiệp định hòa bình Israel-Jordan

    Năm 1992, Yitzhak Rabin trở thành thủ tướng khi đảng của ông thắng cử với lời kêu gọi thỏa hiệp với láng giềng của Israel.[148][149] Năm sau, Shimon Peres đại diện cho Israel, và Mahmoud Abbas đại diện cho Tổ chức Giải phóng Palestine, ký kết Hiệp nghị Oslo, theo đó trao cho Chính quyền Dân tộc Palestine quyền cai quản một bộ phận của Bờ Tây và Dải Gaza.[150] PLO cũng công nhận quyền tồn tại của Israel và cam kết kết thúc chính sách khủng bố.[151] Năm 1994, Hiệp định hòa bình Israel–Jordan được ký kết, theo đó Jordan trở thành quốc gia Ả Rập thứ nhì bình thường hóa quan hệ với Israel.[152] Tháng 11 năm 1995, Yitzhak Rabin bị ám sát bởi một người Do Thái cực hữu phản đối Hiệp nghị Oslo.[153]

    Đến cuối thập niên 1990, Israel dưới quyền lãnh đạo của Benjamin Netanyahu triệt thoái khỏi Hebron,[154] và ký kết Bị vong lục Wye River, trao quyền cai quản lớn hơn cho Chính quyền Dân tộc Palestine.[155] Ehud Barak trở thành thủ tướng vào năm 1999, ông cho rút quân khỏi miền nam Liban và tiến hành đàm phán với Chủ tịch Chính quyền Palestine Yasser Arafat và Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tại Hội nghị thượng đỉnh Trại David năm 2000. Trong hội nghị, Barak đề xuất kế hoạch thành lập một nhà nước Palestine, bao gồm toàn bộ Dải Gaza và trên 90% Bờ Tây, còn Jerusalem là thủ đô chung của Israel và Palestine.[156].

    Sau khi các cuộc đàm phán tan vỡ và chuyến thăm gây tranh luận của thủ lĩnh Đảng Likud là Ariel Sharon đến Núi Đền, Đại khởi nghĩa lần thứ hai khởi đầu. Một số nhà bình luận cho rằng cuộc khởi nghĩa do Yasser Arafat lên kế hoạch từ trước do đàm phán hòa bình tan vỡ.[157][158][159][160] Sharon trở thành thủ tướng trong cuộc bầu cử năm 2001, ông tiến hành kế hoạch nhằm đơn phương triệt thoái khỏi Dải Gaza và cũng đi đầu trong xây dựng hàng rào Bờ Tây của Israel,[161] kết thúc Đại khởi nghĩa.[162]

    Tháng 7 năm 2006, Hezbollah tiến hành pháo kích các cộng đồng biên giới phía bắc của Israel và vượt biên bắt cóc hai binh sĩ Israel, dẫn đến Chiến tranh Liban thứ hai kéo dài trong hơn một tháng.[163][164] Ngày 6 tháng 9 năm 2007, Không quân Israel phá hủy một lò phản ứng hạt nhân tại Syria. Cuối năm 2008, Israel tham gia một cuộc xung đột khác khi thỏa thuận đình chiến giữa Hamas và Israel tan vỡ. Chiến tranh Gaza kéo dài trong ba tuần và kết thúc sau khi Israel tuyên bố đơn phương đình chiến.[165][166] Hamas tuyên bố lệnh đình chiến riêng của họ. Mặc dù các vụ phóng rocket của người Palestine và các cuộc tấn công trả đũa của Israel không hoàn toàn ngưng lại, song lệnh đình chiến mong manh vẫn được duy trì.[167] Với lý do là phản ứng trước các cuộc tấn công rocket của người Palestine nhằm vào các thành phố miền nam Israel,[168] Israel bắt đầu tiến hành một chiến dịch tại Gaza vào ngày 14 tháng 11 năm 2012, kéo dài trong tám ngày.[169] Tháng 7 năm 2014, Israel bắt đầu một chiến dịch khác tại Gaza sau khi Hamas leo thang các cuộc tấn công bằng rocket.[170]

    ^ "And the Lord thy God will bring thee into the land which thy fathers possessed, and thou shalt possess it; and he will do thee good, and multiply thee above thy fathers." (Deuteronomy 30:5). ^ "But if ye return unto me, and keep my commandments and do them, though your dispersed were in the uttermost part of the heaven, yet will I gather them from thence, and will bring them unto the place that I have chosen to cause my name to dwell there." (Nehemiah 1:9). ^ “Walking the Bible Timeline”. Walking the Bible. Public Broadcast Television. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007. ^ Friedland & Hecht 2000, tr. 8. "For a thousand years Jerusalem was the seat of Jewish sovereignty, the household site of kings, the location of its legislative councils and courts." ^ Ben-Sasson 1985 ^ Matthews, Victor H. (2002). A Brief History of Ancient Israel. Westminster John Knox Press. tr. 192. ISBN 978-0-664-22436-3. ^ Miller, J. Maxwell; Hayes, John Haralson (1986). A History of Ancient Israel and Judah. Westminster John Knox Press. tr. 523. ISBN 978-0-664-21262-9. ^ Stager in Coogan 1998, p. 91.[cần chú thích đầy đủ] ^ Dever, William G. (2003). Who Were the Early Israelites and Where Did They Come From?. Grand Rapids, MI: Wm. B. Eerdmans Publishing Co. tr. 206. ^ Miller 1986, pp. 78–9.Bản mẫu:Title? ^ McNutt 1999, p. 70.Bản mẫu:Title? ^ Miller 2005, p. 98.Bản mẫu:Title? ^ McNutt 1999, p. 72.Bản mẫu:Title? ^ Miller 2005, p. 99.Bản mẫu:Title? ^ Miller 2005, p. 105.Bản mẫu:Title? ^ Lehman in Vaughn 1992, pp. 156–62.[cần chú thích đầy đủ] ^ Gnuse 1997, pp.28,31Bản mẫu:Title? ^ column 2 line 61 to column 3 line 49 Lưu trữ 2014-10-28 tại Wayback Machine ^ “British Museum – Cuneiform tablet with part of the Babylonian Chronicle (605–594 BC)”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2014. ^ See http://www.livius.org/cg-cm/chronicles/abc5/jerusalem.html Lưu trữ 2011-06-04 tại Wayback Machine reverse side, line 12. ^ Oppenheimer, A'haron and Oppenheimer, Nili. Between Rome and Babylon: Studies in Jewish Leadership and Society. Mohr Siebeck, 2005, p. 2. ^ Cohn-Sherbok, Dan (1996). Atlas of Jewish History. Routledge. tr. 58. ISBN 978-0-415-08800-8. ^ Lehmann, Clayton Miles (ngày 18 tháng 1 năm 2007). “Palestine”. Encyclopedia of the Roman Provinces. University of South Dakota. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2013. ^ Morçöl 2006, tr. 304 ^ Judaism in late antiquity, Jacob Neusner, Bertold Spuler, Hady R Idris, BRILL, 2001, p. 155 ^ a b c d Gil, Moshe (1997). A History of Palestine, 634–1099. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-59984-9. ^ a b Kramer, Gudrun (2008). A History of Palestine: From the Ottoman Conquest to the Founding of the State of Israel. Princeton University Press. tr. 376. ISBN 978-0-691-11897-0. ^ Allan D. Cooper (2009). The geography of genocide. University Press of America. tr. 132. ISBN 978-0-7618-4097-8. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012. ^ Carmel, Alex. The History of Haifa Under Turkish Rule. Haifa: Pardes, 2002 (ISBN 965-7171-05-9), pp. 16–17 ^ The Abuhav Synagogue, Jewish Virtual Library. ^ Sefer HaCharedim Mitzvat Tshuva Chapter 3. Maimonides established a yearly holiday for himself and his sons, 6 Cheshvan, commemorating the day he went up to pray on the Temple Mount, and another, 9 Cheshvan, commemorating the day he merited to pray at the Cave of the Patriarchs in Hebron. ^ Abraham P. Bloch (1987). “Sultan Saladin Opens Jerusalem to Jews”. One a day: an anthology of Jewish historical anniversaries for every day of the year. KTAV Publishing House, Inc. tr. 277. ISBN 978-0-88125-108-1. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011. ^ Alex Carmel; Peter Schäfer; Yossi Ben-Artzi (1990). The Jewish settlement in Palestine, 634–1881. L. Reichert. tr. 31. ISBN 978-3-88226-479-1. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011. ^ Moshe Lichtman (tháng 9 năm 2006). Eretz Yisrael in the Parshah: The Centrality of the Land of Israel in the Torah. Devora Publishing. tr. 302. ISBN 978-1-932687-70-5. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2011. ^ M. Sharon (2010). “Al Khalil”. Encyclopedia of Islam, Second Edition. Koninklijke Brill NV. ^ International Dictionary of Historic Places: Middle East and Africa by Trudy Ring, Robert M. Salkin, Sharon La Boda, pp. 336–339 ^ Dan Bahat (1976). Twenty centuries of Jewish life in the Holy Land: the forgotten generations. Israel Economist. tr. 48. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2011. ^ Fannie Fern Andrews (tháng 2 năm 1976). The Holy Land under mandate. Hyperion Press. tr. 145. ISBN 978-0-88355-304-6. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2011. ^ “The Covenant of the League of Nations”. Article 22. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2012. ^ "Mandate for Palestine," Encyclopaedia Judaica, Vol. 11, p. 862, Keter Publishing House, Jerusalem, 1972 ^ Rosenzweig 1997, tr. 1 "Zionism, the urge of the Jewish people to return to Palestine, is almost as ancient as the Jewish diaspora itself. Some Talmudic statements... Almost a millennium later, the poet and philosopher Yehuda Halevi... In the 19th century ..." ^ Geoffrey Wigoder, G.G. (ed.). “Return to Zion”. The New Encyclopedia of Judaism (via Answers.Com). The Jerusalem Publishing House. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2010.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết) ^ Gilbert 2005, tr. 2. "Jews sought a new homeland here after their expulsions from Spain (1492) ..." ^ Eisen, Yosef (2004). Miraculous journey: a complete history of the Jewish people from creation to the present. Targum Press. tr. 700. ISBN 1-56871-323-1. ^ Morgenstern, Arie (2006). Hastening redemption: Messianism and the resettlement of the land of Israel. USA: Oxford University Press. tr. 304. ISBN 978-0-19-530578-4. ^ “Jewish and Non-Jewish Population of Palestine-Israel (1517–2004)”. Jewish Virtual Library. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2010. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ Barnai, Jacob (1992). The Jews in Palestine in the Eighteenth Century: Under the Patronage of the Istanbul committee of Officials for Palestine. University Alabama Press. tr. 320. ISBN 978-0-8173-0572-7. ^ a b c d “Immigration to Israel”. Jewish Virtual Library. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2012. The source provides information on the First, Second, Third, Fourth and Fifth Aliyot in their respective articles. The White Paper leading to Aliyah Bet is discussed “Aliyah During World War II and its Aftermath”. ^ Kornberg 1993 "How did Theodor Herzl, an assimilated German nationalist in the 1880s, suddenly in the 1890s become the founder of Zionism?" ^ Herzl 1946, tr. 11 ^ “Chapter One”. The Jewish Agency for Israel1. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2015. ^ Stein 2003, tr. 88. "As with the First Aliyah, most Second Aliyah migrants were non-Zionist orthodox Jews ..." ^ Romano 2003, tr. 30 ^ Macintyre, Donald (ngày 26 tháng 5 năm 2005). “The birth of modern Israel: A scrap of paper that changed history”. The Independent. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2012. ^ Yapp, M.E. (1987). The Making of the Modern Near East 1792–1923. Harlow, England: Longman. tr. 290. ISBN 0-582-49380-3. ^ Schechtman, Joseph B. (2007). “Jewish Legion”. Encyclopaedia Judaica. 11. Detroit: Macmillan Reference USA. tr. 304. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2014. ^ Scharfstein 1996, tr. 269. "During the First and Second Aliyot, there were many Arab attacks against Jewish settlements... In 1920, Hashomer was disbanded and Haganah ("The Defense") was established." ^ “League of Nations: The Mandate for Palestine, ngày 24 tháng 7 năm 1922”. Modern History Sourcebook. Fordham University. ngày 24 tháng 7 năm 1922. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2007. ^ Shaw, J. V. W. (tháng 1 năm 1991) [1946]. “Chapter VI: Population ://www.palestine-studies.org/books.aspx?id=543&href=details”. A Survey of Palestine. I: Prepared in December 1945 and January 1946 for the information of the Anglo-American Committee of Inquiry . Washington, D.C.: Institute for Palestine Studies. tr. 148. ISBN 978-0-88728-213-3. OCLC 22345421. Liên kết ngoài trong |chapter= (trợ giúp) ^ “Report to the League of Nations on Palestine and Transjordan, 1937”. British Government. 1937. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013. ^ Walter Laqueur (ngày 1 tháng 7 năm 2009). A History of Zionism: From the French Revolution to the Establishment of the State of Israel. Knopf Doubleday Publishing Group. ISBN 9780307530851. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2015. ^ Hughes, M (2009). “The banality of brutality: British armed forces and the repression of the Arab Revolt in Palestine, 1936–39”. English Historical Review. CXXIV (507): 314–354. doi:10.1093/ehr/cep002. ^ Khalidi, Walid (1987). From Haven to Conquest: Readings in Zionism and the Palestine Problem Until 1948. Institute for Palestine Studies. ISBN 978-0-88728-155-6 ^ “The Population of Palestine Prior to 1948”. MidEastWeb. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2012. ^ Fraser 2004, tr. 27 ^ The Terrorism Ahead: Confronting Transnational Violence in the Twenty-First | By Paul J. Smith | M.E. Sharpe, 10 Sep 2007 | pg 27 ^ Encyclopedia of Terrorism, Harvey W. Kushner, Sage, 2003 p.181 ^ Encyclopædia Britannica article on the Irgun Zvai Leumi ^ The British Empire in the Middle East, 1945-1951: Arab Nationalism, the United States, and Postwar Imperialism. William Roger Louis, Oxford University Press, 1986, p. 430 ^ a b Clarke, Thurston. By Blood and Fire, G. P. Puttnam's Sons, New York, 1981 ^ Bethell, Nicholas (1979). The Palestine Triangle. Andre Deutsch. ^ “A/RES/106 (S-1)”. General Assembly resolution. United Nations. ngày 15 tháng 5 năm 1947. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2012. ^ “A/364”. Special Committee on Palestine. United Nations. ngày 3 tháng 9 năm 1947. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2012. ^ “Background Paper No. 47 (ST/DPI/SER.A/47)”. United Nations. ngày 20 tháng 4 năm 1949. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2007. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ “A/RES/181(II) of ngày 29 tháng 11 năm 1947”. United Nations. 1947. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2012. ^ Benny Morris (2008). 1948: a history of the first Arab-Israeli war. Yale University Press. tr. 66, 67, 72. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013. p.66, at 1946 "The League demanded independence for Palestine as a "unitary" state, with an Arab majority and minority rights for the Jews."; p.67, at 1947 "The League's Political Committee met in Sofar, Lebanon, on 16–19 September, and urged the Palestine Arabs to fight partition, which it called "aggression," "without mercy." The League promised them, in line with Bludan, assistance "in manpower, money and equipment" should the United Nations endorse partition."; p. 72, at Dec 1947 "The League vowed, in very general language, "to try to stymie the partition plan and prevent the establishment of a Jewish state in Palestine ^ Bregman 2002, tr. 40–41 ^ Gelber, Yoav (2006). Palestine 1948. Brighton: Sussex Academic Press. tr. 17. ISBN 978-1-902210-67-4. ^ Morris, 2008, p. 77-78 ^ Tal, David (2003). War in Palestine, 1948: Israeli and Arab Strategy and Diplomacy. Routledge. tr. 471. ISBN 978-0-7146-5275-7. ^ Morris, Benny (2008). 1948: A History of the First Arab-Israeli War. New Haven, Conn.: Yale University Press. ISBN 0-300-15112-8. ^ “Declaration of Establishment of State of Israel”. Israel Ministry of Foreign Affairs. ngày 14 tháng 5 năm 1948. ^ Clifford, Clark, "Counsel to the President: A Memoir", 1991, p. 20. ^ Jacobs, Frank (ngày 7 tháng 8 năm 2012). “The Elephant in the Map Room”. Borderlines. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2012. ^ Karsh, Efraim (2002). The Arab–Israeli conflict: The Palestine War 1948. Osprey Publishing. tr. 50. ISBN 978-1-84176-372-9. ^ Ben-Sasson 1985, tr. 1058 ^ Morris, 2008, p. 205Bản mẫu:Title? ^ Rabinovich, Itamar; Reinharz, Jehuda (2007). Israel in the Middle East: Documents and Readings on Society, Politics, and Foreign Relations, Pre-1948 to the Present. Brandeis. tr. 74. ISBN 978-0-87451-962-4. ^ Benny Morris (ngày 1 tháng 4 năm 2009). 1948: A History of the First Arab-Israeli War. Yale University Press. tr. 187. ISBN 978-0-300-15112-1. A week before the armies marched, Azzam told Kirkbride: "It does not matter how many [ Jews] there are. We will sweep them into the sea."... Ahmed Shukeiry, one of Haj Amin al-Husseini's aides (and, later, the founding chairman of the Palestine Liberation Organization), simply described the aim as "the elimination of the Jewish state."...al-Quwwatli told his people: "Our army has entered... we shall win and we shall eradicate Zionism) ^ Benny Morris (ngày 1 tháng 4 năm 2009). 1948: A History of the First Arab-Israeli War. Yale University Press. tr. 198. ISBN 978-0-300-15112-1. the Jews felt that the Arabs aimed to reenact the Holocaust and that they faced certain personal and collective slaughter should they lose ^ David Tal (ngày 24 tháng 6 năm 2004). War in Palestine, 1948: Israeli and Arab Strategy and Diplomacy. Routledge. tr. 469. ISBN 978-1-135-77513-1. some of the Arab armies invaded Palestine in order to prevent the establishment of a Jewish state, Transjordan... ^ “PDF copy of Cablegram from the Secretary-General of the League of Arab States to the Secretary-General of the United Nations: S/745: ngày 15 tháng 5 năm 1948”. Un.org. ngày 9 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2013. ^ Karsh, Efraim (2002). The Arab–Israeli conflict: The Palestine War 1948. Osprey Publishing. ISBN 978-1-84176-372-9. ^ Morris, Benny. The Birth of the Palestinian Refugee Problem Revisited. Cambridge University Press. tr. 602. ISBN 978-0-521-00967-6. ^ “Two Hundred and Seventh Plenary Meeting”. The United Nations. ngày 11 tháng 5 năm 1949. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2007. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ William Roger Louis (1984). The British Empire in the Middle East, 1945–1951: Arab Nationalism, the United States, and Postwar Imperialism. Clarendon Press. tr. 579. ISBN 978-0-19-822960-5. The transcript makes it clear that British policy acted as a brake on Jordan." "King Abdullah was personally anxious to come to agreement with Israel", Kirkbride stated, and in fact it was our restraining influence which had so far prevented him from doing so." Knox Helm confirmed that the Israelis hoped to have a settlement with Jordan, and that they now genuinely wished to live peacefully within their frontiers, if only for economic reasons ^ Lustick 1988, tr. 37–39 ^ “Israel (Labor Zionism)”. Country Studies. Library of Congress. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2010. ^ “The Kibbutz & Moshav: History & Overview”. Jewish Virtual Library. Jewish Virtual Library. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2014. ^ Anita Shapira (1992). Land and Power. Stanford University Press. tr. 416, 419. ^ a b “Population, by Religion and Population Group” (PDF). Israel Central Bureau of Statistics. 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2007. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ Bard, Mitchell (2003). The Founding of the State of Israel. Greenhaven Press. tr. 15. ^ Laskier, Michael "Egyptian Jewry under the Nasser Regime, 1956–70" pages 573–619 from Middle Eastern Studies, Volume 31, Issue # 3, July 1995 page 579. ^ Hakohen, Devorah (2003). Immigrants in Turmoil: Mass Immigration to Israel and Its Repercussions in the 1950s and After. Syracuse University Press. ISBN 978-0-8156-2969-6.; for ma'abarot population, see p. 269. ^ Shindler 2002, tr. 49–50 ^ Clive Jones, Emma Murphy, Israel: Challenges to Identity, Democracy, and the State, Routledge 2002 p. 37: "Housing units earmarked for the Oriental Jews were often reallocated to European Jewish immigrants; Consigning Oriental Jews to the privations of ma'aborot (transit camps) for longer periods." ^ Segev 2007, tr. 155–157 ^ Kameel B. Nasr (ngày 1 tháng 12 năm 1996). Arab and Israeli Terrorism: The Causes and Effects of Political Violence, 1936–1993. McFarland. tr. 40–. ISBN 978-0-7864-3105-2. Fedayeen to attack...almost always against civilians ^ Gilbert 2005, tr. 58 ^ Isaac Alteras (1993). Eisenhower and Israel: U.S.-Israeli Relations, 1953–1960. University Press of Florida. tr. 192–. ISBN 978-0-8130-1205-6. ^ Dominic Joseph Caraccilo (tháng 1 năm 2011). Beyond Guns and Steel: A War Termination Strategy. ABC-CLIO. tr. 113–. ISBN 978-0-313-39149-1. ^ Alan Dowty (ngày 20 tháng 6 năm 2005). Israel/Palestine. Polity. tr. 102–. ISBN 978-0-7456-3202-5. ^ “The Jewish Virtual Library, The Sinai-Suez Campaign: Background & Overview”. ^ Schoenherr, Steven (ngày 15 tháng 12 năm 2005). “The Suez Crisis”. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2013. ^ Gorst, Anthony; Johnman, Lewis (1997). The Suez Crisis. Routledge. ISBN 978-0-415-11449-3. ^ Benny Morris (ngày 25 tháng 5 năm 2011). Righteous Victims: A History of the Zionist-Arab Conflict, 1881–1998. Knopf Doubleday Publishing Group. tr. 300, 301. ISBN 978-0-307-78805-4. ^ “Adolf Eichmann”. Jewish Virtual Library. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2007. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ Cole 2003, tr. 27. "... the Eichmann trial, which did so much to raise public awareness of the Holocaust ..." ^ Shlomo Shpiro (2006). “No place to hide: Intelligence and civil liberties in Israel”. Cambridge Review of International Affairs. 19 (44): 629–648. doi:10.1080/09557570601003361. ^ "The Politics of Miscalculation in the Middle East", by Richard B. Parker (1993 Indiana University Press) pp. 38 ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên RoutledgeAtlas ^ Maoz, Moshe (1995). Syria and Israel: From War to Peacemaking. USA: Oxford University Press. tr. 70. ISBN 978-0-19-828018-7. ^ “On This Day 5 Jun”. BBC. ngày 5 tháng 6 năm 1967. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011. ^ Segev 2007, tr. 178 ^ Segev 2007, tr. 289 ^ Smith 2006, tr. 126. "Nasser, the Egyptian president, decided to mass troops in the Sinai... casus belli by Israel." ^ Bennet, James (ngày 13 tháng 3 năm 2005). “The Interregnum”. The New York Times Magazine. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2010. ^ “Israel Ministry of Foreign Affairs – The Palestinian National Covenant- July 1968”. Mfa.gov.il. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2009. ^ Silke, Andrew (2004). Research on Terrorism: Trends, Achievements and Failures. Routledge. tr. 149 (256 pages). ISBN 978-0-7146-8273-0. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2010. ^ Gilbert, Martin (2002). The Routledge Atlas of the Arab–Israeli Conflict: The Complete History of the Struggle and the Efforts to Resolve It. Routledge. tr. 82. ISBN 978-0-415-28116-4. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2010. ^ Andrews, Edmund; Kifner, John (ngày 27 tháng 1 năm 2008). “George Habash, Palestinian Terrorism Tactician, Dies at 82”. The New York Times. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2012. ^ “1973: Arab states attack Israeli forces”. On This Day. The BBC. ngày 6 tháng 10 năm 1973. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2007. ^ “Agranat Commission”. Knesset. 2008. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2010. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ Bregman 2002, tr. 169–170 "In hindsight we can say that 1977 was a turning point ..." ^ Bregman 2002, tr. 171–174 ^ Bregman 2002, tr. 186–187 ^ Bregman 2002, tr. 186 ^ Cleveland, William L. (1999). A history of the modern Middle East. Westview Press. tr. 356. ISBN 978-0-8133-3489-9. ^ Lustick, Ian (1997). “Has Israel Annexed East Jerusalem?”. Middle East Policy. Washington, D.C.: Wiley-Blackwell. V (1): 34–45. doi:10.1111/j.1475-4967.1997.tb00247.x. ISSN 1061-1924. OCLC 4651987544. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2013. ^ See for example UN General Assembly resolution 63/30, passed 163 for, 6 against “Resolution adopted by the General Assembly”. ngày 23 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2016. ^ BBC News. Regions and territories: The Golan Heights. ^ Bregman 2002, tr. 199 ^ Friedberg, Rachel M. (tháng 11 năm 2001). “The Impact of Mass Migration on the Israeli Labor Market” (PDF). The Quarterly Journal of Economics. 116 (4): 1373–1408. doi:10.1162/003355301753265606. ^ Tessler, Mark A. (1994). A History of the Israeli–Palestinian conflict. Indiana University Press. tr. 677. ISBN 978-0-253-20873-6. ^ Stone & Zenner 1994, tr. 246. "Toward the end of 1991... were the result of internal Palestinian terror." ^ Haberman, Clyde (ngày 9 tháng 12 năm 1991). “After 4 Years, Intifada Still Smolders”. The New York Times. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2008. ^ Mowlana, Gerbner & Schiller 1992, tr. 111 ^ Bregman 2002, tr. 236 ^ “From the End of the Cold War to 2001”. Boston College. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2012. ^ “The Oslo Accords, 1993”. U.S. Department of State. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2010. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ “Israel-PLO Recognition – Exchange of Letters between PM Rabin and Chairman Arafat – Sept 9- 1993”. Israeli Ministry of Foreign Affairs. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2010. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ Harkavy & Neuman 2001, tr. 270. "Even though Jordan in 1994 became the second country, after Egypt to sign a peace treaty with Israel ..." ^ “Israel marks Rabin assassination”. BBC News. ngày 12 tháng 11 năm 2005. ^ Bregman 2002, tr. 257 ^ “The Wye River Memorandum”. U.S. Department of State. ngày 23 tháng 10 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 1999. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2010. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ Gelvin 2005, tr. 240 ^ Gross, Tom (ngày 16 tháng 1 năm 2014). “The big myth: that he caused the Second Intifada”. The Jewish Chronicle. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016. ^ Hong, Nicole (ngày 23 tháng 2 năm 2015). “Jury Finds Palestinian Authority, PLO Liable for Terrorist Attacks in Israel a Decade Ago”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016. ^ Ain, Stewart (ngày 20 tháng 12 năm 2000). “PA: Intifada Was Planned”. The Jewish Week. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2007. ^ Samuels, David (ngày 1 tháng 9 năm 2005). “In a Ruined Country”. The Atlantic. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2013. ^ “West Bank barrier route disputed, Israeli missile kills 2”. USA Today. ngày 29 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012. ^ Harel, Amos; Issacharoff, Avi (ngày 1 tháng 10 năm 2010). “Years of rage”. Haaretz. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2012. ^ “Security Council Calls for End to Hostilities between Hizbollah, Israel, Unanimously Adopting Resolution 1701 (2006)”. United Nations Security Council Resolution 1701. ngày 11 tháng 8 năm 2006.
    Escalation of hostilities in Lebanon and in Israel since Hizbollah's attack on Israel on ngày 12 tháng 7 năm 2006
    ^ Harel, Amos (ngày 13 tháng 7 năm 2006). “Hezbollah kills 8 soldiers, kidnaps two in offensive on northern border”. Haaretz. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2012. ^ Koutsoukis, Jason (ngày 5 tháng 1 năm 2009). “Battleground Gaza: Israeli ground forces invade the strip”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2009. ^ Ravid, Barak (ngày 18 tháng 1 năm 2009). “IDF begins Gaza troop withdrawal, hours after ending 3-week offensive”. Haaretz. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2012. ^ Azoulay, Yuval (ngày 1 tháng 1 năm 2009). “Two IDF soldiers, civilian lightly hurt as Gaza mortars hit Negev”. Haaretz. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2012. ^ Lappin, Yaakov; Lazaroff, Tovah (ngày 12 tháng 11 năm 2012). “Gaza groups pound Israel with over 100 rockets”. The Jerusalem Post. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2013. ^ Stephanie Nebehay (ngày 20 tháng 11 năm 2012). “UN rights boss, Red Cross urge Israel, Hamas to spare civilians”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2012.; al-Mughrabi, Nidal (ngày 24 tháng 11 năm 2012). “Hamas leader defiant as Israel eases Gaza curbs”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2013.; “Israeli air strike kills top Hamas commander Jabari”. The Jerusalem Post. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2012. ^ “Israel and Hamas Trade Attacks as Tension Rises”. The New York Times. ngày 8 tháng 7 năm 2014.
    Read less

Phrasebook

Xin chào
שלום
Thế giới
עוֹלָם
Chào thế giới
שלום עולם
Cảm ơn bạn
תודה
Tạm biệt
הֱיה שלום
Đúng
כן
Không
לא
Bạn khỏe không?
מה שלומך?
Tốt, cảm ơn bạn
טוב תודה
cái này giá bao nhiêu?
כמה זה?
Số không
אֶפֶס
Một
אחד

Where can you sleep near Israel ?

Booking.com
488.943 visits in total, 9.195 Points of interest, 404 Đích, 81 visits today.