Context of Firenze

"Florence" được chuyển hướng đến đây. Với những mục đích tìm kiếm khác, vui lòng xem Florence (định hướng).

Firenze (/fiˈrɛntse/ () hay còn phổ biến với tên gọi Florence trong tiếng Anh và tiếng Pháp) là thủ phủ của vùng Toscana, miền Trung nước Ý. Đây là thành phố đông dân thứ tám của quốc gia và lớn nhất của Toscana, với dân số khoảng 360.930 người, đồng thời là cốt lõi trung tâm của Thành phố đô thị Firenze cũng như là trái tim của vùng đô thị mở rộng với hơn 1,5 triệu dân.

Được thành lập vào năm 59 TCN làm khu định cư cho các cựu chiến binh La Mã dưới thời Julius Caesar, trải qua nhiều thế kỷ Firenze trở thành trung tâm của tuyến giao thương và tài chính quan trọng bậc nhất của châu Âu thời Trung Cổ và là một trong những thành bang giàu có nhất và tiến bộ nhất thời kỳ bấy giờ. Nơi đây được các học ...Xem thêm

"Florence" được chuyển hướng đến đây. Với những mục đích tìm kiếm khác, vui lòng xem Florence (định hướng).

Firenze (/fiˈrɛntse/ () hay còn phổ biến với tên gọi Florence trong tiếng Anh và tiếng Pháp) là thủ phủ của vùng Toscana, miền Trung nước Ý. Đây là thành phố đông dân thứ tám của quốc gia và lớn nhất của Toscana, với dân số khoảng 360.930 người, đồng thời là cốt lõi trung tâm của Thành phố đô thị Firenze cũng như là trái tim của vùng đô thị mở rộng với hơn 1,5 triệu dân.

Được thành lập vào năm 59 TCN làm khu định cư cho các cựu chiến binh La Mã dưới thời Julius Caesar, trải qua nhiều thế kỷ Firenze trở thành trung tâm của tuyến giao thương và tài chính quan trọng bậc nhất của châu Âu thời Trung Cổ và là một trong những thành bang giàu có nhất và tiến bộ nhất thời kỳ bấy giờ. Nơi đây được các học giả nhận định là cái nôi khai sinh của phong trào văn hóa Phục Hưng và được gọi với biệt danh "Thành Athens thời Trung Cổ". Lịch sử chính trị đầy thăng trầm và biến động của nó bao gồm các thời kỳ cai trị của gia tộc Medici quyền lực cũng như nhiều cuộc cách mạng tôn giáo và cộng hòa, cùng sức mạnh tài chính và giao thương đi kèm những ảnh hưởng trong mọi lĩnh vực văn hóa, chính trị, nghệ thuật đã khiến thành phố trở thành bước ngoặc lớn trong lịch sử Ý và châu Âu, tạo ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lịch sử nhân loại. Từ năm 1865 đến 1871, thành phố đóng vai trò là kinh đô lâm thời của Vương quốc Ý còn non trẻ. Phương ngữ Firenze tạo thành nền tảng tiêu chuẩn của tiếng Ý và trở thành ngôn ngữ phổ thông chính thức trên khắp chiều dài lãnh thổ nước Ý thống nhất nhờ vào uy tín từ những tác phẩm xuất chúng của Dante Alighieri, Petrarca, Giovanni Boccaccio, Niccolò Machiavelli và Francesco Guicciardini.

Thành phố được công nhận toàn cầu là một trong những cái nôi của nghệ thuật và kiến trúc, do bề dày văn hóa và di sản Phục Hưng, tiêu biểu nhất trong số đó bao gồm Vương cung thánh đường Đức Bà Ngàn Hoa, Thánh đường Thánh Giá, Phòng tranh Uffizi, cầu Ponte Vecchio, Quảng trường Signoria, Palazzo Vecchio và Palazzo Pitti. Những cống hiến nghệ thuật và khoa học của những bậc thầy thiên tài và các vĩ nhân Phục Hưng như Brunelleschi, Michelangelo, Giotto, Botticelli, Leonardo da Vinci, Donatello, Lorenzo de' Medici, Galileo Galilei là vô giá, kiến tạo nên Trung tâm lịch sử Firenze là một trong số ít khu vực có mật độ tập trung dày đặc nhiều kiệt tác nhất trên thế giới, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm và được trao tặng danh hiệu Di sản UNESCO của nhân loại vào năm 1982 cũng như được lựa chọn là một trong những Thủ đô Văn hóa của châu Âu tiên phong đầu tiên. Sự phong phú và đồ sộ của các di sản lịch sử-nghệ thuật, khoa học, thiên nhiên và cảnh quan làm cho trung tâm của thành phố và các ngọn đồi xung quanh trở thành một "bảo tàng sống" thực thụ vĩ đại, mà từ đó Forbes đã xếp hạng Firenze là một trong những thành phố đẹp nhất trên thế giới. Firenze còn đóng vai trò quan trọng trong thời trang Ý, và được xếp hạng thứ 13 trong top những kinh đô thời trang hàng đầu thế giới; ngoài ra, Firenze còn là trung tâm công nghiệp - kinh tế trọng điểm quốc gia, cũng như là địa điểm du lịch nổi tiếng. Đội thể thao nổi tiếng nhất của thành phố là câu lạc bộ ACF Fiorentina, từng hai lần vô địch Giải bóng đá vô địch quốc gia Ý Serie A.

More about Firenze

Population, Area & Driving side
  • Population 253565
  • Diện tích 102
Lịch sử
  • Lịch sử

    Firenze khởi nguồn là một khu trại thành của người La Mã, và sau một thời gian dài nó trở thành một thành trì hưng thịnh phát đạt về ngành thương mại và ngân hàng, từ đó là nền tảng để khai sinh ra nền Phục hưng Ý. Đây là một trong những thành phố quan trọng nhất về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa ở châu Âu và thế giới từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16.[1]

    Thứ tiếng sử dụng trong thành phố từ thế kỷ 14 được tiếp nhận trở thành hình mẫu cho ngôn ngữ phổ thông toàn quốc sau này. Đặc biệt nhờ vào các tác phẩm phương ngữ Toscana của Dante, Petrarca, Boccaccio mà tiếng Firenze đã trở nên nổi bật hơn cả các phương ngữ ở những vùng miền khác, và được sử dụng làm nền tảng cho ngôn ngữ văn học thống nhất toàn nước Ý.[2]

    Bắt đầu từ cuối thời Trung Cổ, tiền tệ Firenze - dưới dạng đồng tiền vàng florin - đã hỗ trợ tài chính cho sự phát triển công nghiệp trên khắp châu Âu, từ Anh đến Brugge, từ Lyon đến Hungary. Các chủ ngân hàng Firenze đã tài trợ cho các vị vua Anh trong Chiến tranh Trăm Năm. Tương tự như vậy, họ đã tài trợ cho triều đại Giáo hoàng, bao gồm cả việc xây dựng thủ đô tạm thời Avignon của và sau khi chế độ Giáo hoàng trở về Roma, là việc tái thiết và tôn tạo cố đô La Mã thời Phục Hưng.[3][4]

    Firenze là trụ xứ của đại gia tộc Medici, một trong những gia đình quý tộc có tầm ảnh quan trọng nhất trong lịch sử châu Âu. Lorenzo de' Medici được coi là bậc thầy chính trị và văn hóa của Ý vào cuối thế kỷ 15. Bốn thành viên của gia tộc này trở thành Giáo hoàng vào thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17: Lêô X, Clêmentê VII, Piô IV và Lêô XI. Caterina de' Medici kết hôn với quốc vương Henri II của Pháp và sau khi ông qua đời năm 1559, bà lên làm nhiếp chính ở Pháp và là mẹ của 3 đời vua Pháp kế tiếp nhau: François II, Charles IX và Henri III. Marie de' Medici kết hôn với Henri IV của Pháp và sinh ra vị vua tương lai là Louis XIII. Nhà Medici tại Firenze trị vì với tư cách là Đại công tước xứ Toscana, bắt đầu với Cosimo I de' Medici năm 1569 và kết thúc với cái chết của Gian Gastone de' Medici năm 1737.[5]

    ...Xem thêm
    Lịch sử

    Firenze khởi nguồn là một khu trại thành của người La Mã, và sau một thời gian dài nó trở thành một thành trì hưng thịnh phát đạt về ngành thương mại và ngân hàng, từ đó là nền tảng để khai sinh ra nền Phục hưng Ý. Đây là một trong những thành phố quan trọng nhất về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa ở châu Âu và thế giới từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16.[1]

    Thứ tiếng sử dụng trong thành phố từ thế kỷ 14 được tiếp nhận trở thành hình mẫu cho ngôn ngữ phổ thông toàn quốc sau này. Đặc biệt nhờ vào các tác phẩm phương ngữ Toscana của Dante, Petrarca, Boccaccio mà tiếng Firenze đã trở nên nổi bật hơn cả các phương ngữ ở những vùng miền khác, và được sử dụng làm nền tảng cho ngôn ngữ văn học thống nhất toàn nước Ý.[2]

    Bắt đầu từ cuối thời Trung Cổ, tiền tệ Firenze - dưới dạng đồng tiền vàng florin - đã hỗ trợ tài chính cho sự phát triển công nghiệp trên khắp châu Âu, từ Anh đến Brugge, từ Lyon đến Hungary. Các chủ ngân hàng Firenze đã tài trợ cho các vị vua Anh trong Chiến tranh Trăm Năm. Tương tự như vậy, họ đã tài trợ cho triều đại Giáo hoàng, bao gồm cả việc xây dựng thủ đô tạm thời Avignon của và sau khi chế độ Giáo hoàng trở về Roma, là việc tái thiết và tôn tạo cố đô La Mã thời Phục Hưng.[3][4]

    Firenze là trụ xứ của đại gia tộc Medici, một trong những gia đình quý tộc có tầm ảnh quan trọng nhất trong lịch sử châu Âu. Lorenzo de' Medici được coi là bậc thầy chính trị và văn hóa của Ý vào cuối thế kỷ 15. Bốn thành viên của gia tộc này trở thành Giáo hoàng vào thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17: Lêô X, Clêmentê VII, Piô IV và Lêô XI. Caterina de' Medici kết hôn với quốc vương Henri II của Pháp và sau khi ông qua đời năm 1559, bà lên làm nhiếp chính ở Pháp và là mẹ của 3 đời vua Pháp kế tiếp nhau: François II, Charles IX và Henri III. Marie de' Medici kết hôn với Henri IV của Pháp và sinh ra vị vua tương lai là Louis XIII. Nhà Medici tại Firenze trị vì với tư cách là Đại công tước xứ Toscana, bắt đầu với Cosimo I de' Medici năm 1569 và kết thúc với cái chết của Gian Gastone de' Medici năm 1737.[5]

    Vương quốc Ý, được tuyên bố thành lập vào năm 1861, đã chuyển kinh đô từ Torino đến Firenze vào năm 1865 và sau đó chính thức chuyển về thành Roma vào năm 1871.[6]

    Khởi nguồn  Sự khải hoàn của Flora - nữ thần của thiên nhiên, hoa cỏ, thực vật và sự sinh sôi nảy nở. Mô hình phục dựng nhà hát La Mã và đấu trường vòng cung La Mã cổ đại tại Firenze.

    Khu vực đồng bằng thung lũng Firenze bao bọc bởi các ngọn đồi xung quanh phát hiện các dấu tích khảo cổ có con người sinh sống từ thời kỳ đồng đá. Khu dân cư ổn định đầu tiên là một ngôi làng các nhà chòi, được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9 TCN bởi người Etrusca vào thời kỳ văn hóa Villanova gần một khúc cạn trên sông Arno, ngay giữa trung tâm của một đồng bằng đầm lầy màu mỡ. Khoảng năm 150 TCN, người Etruscan ở Fiesole nằm ở vị trí cao trên đồi gần đó thành lập nên một "thành phố vệ tinh" dọc sông Arno, để khai thác sự hiện diện của đường thủy nơi đây và xây dựng một cây cầu gỗ đầu tiên qua sông.[7]

    Lịch sử thành văn chính thức của Firenze theo truyền thống bắt đầu vào năm 59 TCN, khi người La Mã thành lập khu định cư theo kiểu doanh trại quân đội (tiếng Latinh: castrum, tức trại thành) dành cho các cựu quân nhân và cung hiến nó cho Mars - vị thần chiến tranh trong thần thoại La Mã.[8] Tương truyền, trại thành Firenze được lập nên trong khoảng thời gian lễ hội mùa xuân Floralia vinh danh một trong những vị thần cổ xưa nhất của tôn giáo La Mã là Flora, bắt đầu vào khoảng 28 tháng 4 theo lịch Julius.[9][10]

    Firenze cũng được thành lập vì những lý do chính trị và chiến lược trọng yếu, khi vào năm 62 TCN, Fiesole là một khu đồn trú của quân Lucius Sergius Catilina, và Caesar muốn có một tiền đồn gần đó để giám sát các con đường và thông tin liên lạc.[11] Người La Mã sau đó đã xây dựng các cảng trên sông Arno và Mugnone để tạo ra các vị trí giao thông thuận lợi. Firenze nằm ở đoạn giữa tuyến đường La Mã Via Cassia nối thành Roma với phương Bắc, tạo thành một cái nêm kiểm soát phần thung lũng Arno từ dãy núi Appennini mở ra vùng đồng bằng dẫn ra biển theo hướng Pisa. Các tòa nhà bắt đầu mọc xung quanh doanh trại quân đội La Mã, bao gồm cầu dẫn nước, một công trường, spa và nhà tắm, rạp hát La Mã và đấu trường vòng cung của Firenze, từ đó dần mở rộng đô thị hóa tỏa ra theo hướng ly tâm. Một cảng sông gần đó cho phép giao thương đến tận Pisa xuôi theo dòng Arno. Biên giới của thành Florentia xưa của người La Mã vẫn có thể nhận ra trong bản đồ quy hoạch của thành phố, đặc biệt là các bức tường thành Firenze.[12]

    Vào năm 285, Hoàng đế Diocletianus thiết lập một đầu não chỉ huy tại Firenze, chịu trách nhiệm cho toàn bộ vùng Tuscia (Toscana ngày nay).[13] Bởi vì Firenze phát triển nhanh chóng trong vài thế kỷ tiếp theo thời Trung Cổ, nên ngày nay, rất ít di tích La Mã cổ đại còn hiện diện tại Firenze. Một số di tích còn lại bao gồm khu phức hợp nhiệt được phát hiện ở Quảng trường Signoria, và đấu trường vòng cung Firenze (ít nhất được thể hiện thông qua cấu trúc đường phố trên bản đồ).[12]

    Sơ kỳ Trung Cổ  Bản đồ 1835, phần lớn địa giới thành phố vẫn bảo tồn dấu ấn đậm nét thành Firenze thời Trung Cổ. Bích họa trong Nhà thờ chính tòa Firenze mô tả Thần khúc của Dante.

    Tòa giám mục thành Firenze bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ thứ 4, thành phố lúc bấy giờ được cai trị thay phiên nhau bởi các thế lực Ostrogoth và Byzantine khi hai cường quốc chiến đấu với nhau để giành quyền kiểm soát thành phố. Thành phố thường bị vây hãm rồi sẽ lại rơi vào tay một trong hai bên. Vào thế kỷ thứ 6 tức giai đoạn cuối của thời kỳ không ổn định này, dân số Firenze giảm xuống mức thấp nhất có thể là 1.000 người.[14]

    Hòa bình trở lại dưới sự cai trị của người Lombard vào thế kỷ thứ 6, sau đó bị chinh phục bởi Charlemagne vào năm 774, Firenze trở thành một phần của Phiên bá quốc Toscana, có thủ đô đặt tại Lucca. Dân số Firenze bắt đầu tăng trở lại và ngành giao thương buôn bán bắt đầu phát triển và trở nên thịnh vượng. Phiên địa bá tước Hugo xứ Toscana đã chọn Firenze làm nơi cư trú thay vì Lucca vào khoảng năm 1000.[15] Thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật Firenze bắt đầu vào khoảng thời gian này. Vào thế kỷ 12, người dân Firenze nổi dậy chống lại Phiên bá quốc sau cái chết của Matilda xứ Toscana để lập nên nền Cộng hòa, và Firenze trở thành một thành bang phát triển. Nhưng thời kỳ phát triển ấy đã bị gián đoạn do cuộc xung đột nội bộ vào thế kỷ 13 giữa người Ghibellini ủng hộ Hoàng đế Đức và Guelfi phe ủng hộ Giáo hoàng.[16] Phe Guelfi giành chiến thắng và lại nhanh chóng chia rẽ thành các phe "Trắng" và "Đen" đầy thù địch do Vieri de' Cerchi và Corso Donati lãnh đạo, ban đầu chia theo dòng tộc, nhưng dần trở thành sự khác biệt về tư tưởng nảy sinh dựa trên quan điểm đối lập về vai trò của Giáo hoàng trong các vấn đề của Firenze, với phe Đen ủng hộ Giáo hoàng và phe Trắng muốn nhận được sự tự chủ nhiều hơn khỏi Roma. Những cuộc đấu tranh này cuối cùng đã dẫn đến sự lưu đày của những người Guelfi trắng, một trong số đó chính là nhà thơ Dante Alighieri khiến ông phải lưu vong và tha hương đến cuối đời.[17]

    Nguồn tài nguyên chính của thành phố là sông Arno, cung cấp động lực và khả năng tiếp cận cho ngành công nghiệp (chủ yếu là ngành dệt may) và tiếp cận Địa Trung Hải cho thương mại quốc tế, giúp phát triển cộng đồng thương nhân cần cù bản xứ. Các kỹ năng ngân hàng của các thương nhân Firenze đã được công nhận khắp châu Âu sau khi họ mang lại sự đổi mới có tính quyết định trong ngành tài chính (ví dụ: hối phiếu, hệ thống ghi sổ kép) cho các hội chợ giao thương thời Trung Cổ.[18] Thời kỳ này cũng chứng kiến sự tàn lụi của Pisa, đối thủ hùng mạnh trước đây của Firenze. Quyền lực ngày càng tăng của tầng lớp thương gia lên đến đỉnh điểm trong cuộc nổi dậy chống lại giới quý tộc, do Giano della Bella lãnh đạo tạo ra Pháp lệnh Công Lý củng cố quyền lực của các bang hội ưu tú cho đến khi nền Cộng hòa Firenze kết thúc.[19]

    Nhà Medici và thời Phục Hưng  Lorenzo de' Medici Niccolò Machiavelli Bản đồ các thế lực chính trị tại Ý giữa thế kỷ 15.

    Ở đỉnh điểm của việc mở rộng dân số vào khoảng năm 1325, dân số Firenze có thể lên tới 120.000 người và dân số nông thôn xung quanh thành phố có thể lên tới gần 300.000 người.[20] Đại dịch Cái Chết Đen xảy ra đã lấy đi sinh mạng hơn một nửa dân chúng. Vào năm 1345, Firenze diễn ra nỗ lực đình công của những người thợ chải len (ciompi) và sau đó năm 1378 trở thành Cuộc nổi dậy Ciompi đấu tranh chống lại chế độ đầu sỏ. Sau khi họ bị đàn áp, Firenze nằm dưới sự thống trị của gia đình Albizzi có đối thủ gay gắt là Nhà Medici, đã nổi lên nắm quyền không lâu sau đó.[21][22]

    Vào thế kỷ 15, Firenze là một trong những thành phố lớn nhất ở châu Âu, với dân số 60.000 người, được xem là giàu có và thành công về kinh tế.[23] Cosimo de' Medici là thành viên gia tộc Medici đầu tiên kiểm soát thành phố từ đằng sau hậu trường. Mặc dù trên lý thuyết Firenze là một nền dân chủ, quyền lực của Cosimo đến từ một mạng lưới bảo trợ rộng lớn cùng liên minh với những người nhập cư mới, gente nuova. Việc nhà Medici trở thành chủ ngân hàng của Giáo hoàng cũng góp phần vào uy thế của họ. Cosimo được kế vị bởi con trai của ông là Piero và tiếp đến là con trai của Piero, Lorenzo kế vị vào năm 1469. Lorenzo de' Medici là người bảo trợ lớn cho nghệ thuật, đã đặt hàng các tác phẩm của Michelangelo, Leonardo da Vinci và Botticelli. Ông cũng là một nhà thơ và nhạc sĩ tài năng và đã đưa các nhạc sĩ và ca sĩ đến Firenze, bao gồm Alexander Agricola, Johannes Ghiselin và Heinrich Isaac. Người dân Firenze lúc bấy giờ và kể từ đó gọi ông với cái tên "Lorenzo Đấng Vĩ Đại" (Lorenzo il Magnifico). Sau cái chết của Lorenzo de' Medici vào năm 1492, con trai ông là Piero II tiếp tục kế vị. Khi vua Charles VIII của Pháp xâm lược miền bắc nước Ý, Piero II đã chọn cách chống lại với quân đội của mình. Nhưng khi nhận ra quy mô của quân đội Pháp tại cổng thành Pisa, ông phải chấp nhận những điều kiện nhục nhã quy hàng trước vị vua Pháp. Điều đó khiến dân chúng Firenze nổi loạn và họ đã trục xuất Piero II. Với việc ông bị lưu đày vào năm 1494, thời kỳ cai trị đầu tiên của gia tộc Medici kết thúc với việc khôi phục chính phủ cộng hòa.

    Trong thời kỳ này, tu sĩ dòng Đa Minh Girolamo Savonarola đã trở thành người đứng đầu tu viện San Marco vào năm 1490. Ông nổi tiếng với những bài giảng sám hối, chỉ trích những gì ông coi là băng hoại đạo đức và lối sống của cải vật chất thực dụng. Ông ca ngợi việc lưu đày Medici là công việc của Chúa Trời đã trừng phạt họ vì sự suy đồi tham lam. Ông đã nắm bắt cơ hội thực hiện các cải cách chính trị dẫn đến một chế độ dân chủ hơn. Nhưng khi Savonarola công khai cáo buộc Giáo hoàng Alexanđê VI tham ô, ông đã bị cấm phát biểu trước đám đông và khi ông vi phạm lệnh cấm này, Savonarola đã bị vạ tuyệt thông. Dân chúng thành Firenze đã mệt mỏi chán ngán với những lời giáo huấn của Savonarola nên nổi dậy chống lại và bắt giữ ông ta. Ông bị kết tội dị giáo, bị treo cổ và thiêu sống trên cọc ở Quảng trường Signoria vào ngày 23 tháng 5 năm 1498.[24] Một người Firenze trứ danh khác trong thời kỳ này là Niccolò Machiavelli - nhà tư tưởng chính trị kiệt xuất, nổi tiếng với cuốn sổ tay chính trị Il Principe hay Quân vương, viết về thuật cai trị và thực thi quyền lực, kể cả các thủ đoạn chính trị. Machiavelli cũng được ủy quyền bởi Nhà Medici để viết nên quyển Istorie fiorentine, cuốn biên niên sử của thành phố.[25]

    Năm 1512, Nhà Medici giành lại quyền kiểm soát Firenze với sự giúp đỡ của quân đội Tây Ban Nha và Giáo hoàng. Họ được lãnh đạo bởi hai người anh em họ là Giovanni và Giulio de' Medici, cả hai sau này đều trở thành Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo (tức Lêô X và Clêmentê VII tương ứng). Cả hai đều là những người bảo trợ hào phóng cho nghệ thuật, ủy quyền cho Michelangelo xây dựng các công trình như Thư viện Laurenziana và Nhà nguyện Medici ở Firenze.[26] Giáo triều của hai vị Giáo hoàng trùng với khoảng thời gian biến động chính trị ở Ý, và do đó vào năm 1527, người dân Firenze đã tống cổ người nhà Medici lần thứ hai và tái lập một nước cộng hòa thần quyền vào ngày 16 tháng 5 năm 1527, với Chúa Giêsu Kitô được phong là Vua của Firenze. Nhà Medici trở lại nắm quyền Firenze vào năm 1530 bằng quân đội của Hoàng đế La Mã Thần thánh Karl V kèm sự ban phước của Giáo hoàng Clêmentê VII.[27]

    Firenze chính thức trở thành một nhà nước phong kiến vào năm 1531, khi Karl V và Giáo hoàng Clêmentê VII sắc phong Alessandro de' Medici làm Công tước của Cộng hòa Firenze. Chế độ phong kiến của gia tộc Medici sẽ kéo dài hơn hai thế kỷ. Người kế vị của Alessandro là Cosimo I de' Medici được phong làm Đại công tước xứ Toscana vào năm 1569; trong toàn bộ vùng Toscana, chỉ có Cộng hòa Lucca (sau này là Công quốc) và Công quốc Piombino là độc lập với Firenze.[28]

    Cận đại  Gia đình Hoàng đế Leopold II của Thánh chế La Mã, Đại công tước xứ Toscana từ năm 1765 đến 1790.

    Sự diệt vong của triều đại Medici và sự lên ngôi vào năm 1737 của Franz I của Thánh chế La Mã, Công tước xứ Lorraine - phu quân của Maria Theresa của Áo, dẫn đến việc xứ Toscana tạm thời được đưa vào lãnh thổ của Đại công quốc Áo.[29] Nó đã trở thành nhánh phụ của triều đại Habsburg-Lorraine, sau đó bị phế truất và quyền lực rơi vào tay Nhà Bourbon-Parma vào năm 1801. Từ năm 1801 đến 1807, Firenze là thủ đô của Vương quốc Etruria, quốc gia chư hầu của Napoléon.[30] Nhà Bourbon-Parma bị phế truất vào tháng 12 năm 1807 khi Toscana bị Pháp sáp nhập. Firenze trở thành lỵ sở của tỉnh Arno thuộc Pháp từ năm 1808 cho đến khi Napoléon thất thế vào năm 1814. Triều đại Habsburg-Lorraine được khôi phục ngôi vị Toscana tại Đại hội Viên nhưng cuối cùng bị phế truất vào năm 1859.[31] Toscana chính thức trở thành một vùng của Vương quốc Ý vào năm 1861.

    Firenze đã thay thế Torino trở thành thủ đô lâm thời của Ý vào năm 1865 và trong nỗ lực hiện đại hóa thành phố, khu chợ cũ ở quảng trường Piazza del Mercato Vecchio và nhiều ngôi nhà thời Trung Cổ đã bị dỡ bỏ và thay thế bằng quy hoạch đường phố khang trang hơn với những ngôi nhà mới hơn. Quảng trường Vittorio Emanuele II (hiện nay là Quảng trường Cộng Hòa) đã được mở rộng đáng kể và một khải hoàn môn lớn được xây dựng ở đầu phía tây.[6]

    6 năm sau, kinh đô của Ý chính thức được chuyển về Roma sau khi quân Pháp bảo hộ Giáo hoàng được huy động rút lui để tham gia Chiến tranh Pháp–Phổ 1870, tạo điều kiện cho quân Ý sáp nhập Roma thành công vào nước Ý mới sinh hoàn toàn thống nhất.[32]

    Hiện đại  Quân Đức cho nổ tung các công trình bên cạnh Ponte Vecchio trước khi rút lui ngày 14 tháng 8 năm 1944. Những tình nguyện viên "thiên thần bùn" giải cứu các kho tàng nghệ thuật bị hư hại sau trận lũ Firenze 1966. Nghĩa trang Porte Sante, nơi chôn cất những nhân vật nổi tiếng của lịch sử Firenze.

    Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Firenze trải qua sự chiếm đóng kéo dài một năm của Đức (1943–1944), thuộc chính thể Cộng hòa Xã hội Ý. Vào ngày 25 tháng 9 năm 1943, máy bay ném bom của quân Đồng Minh nhắm vào trung tâm Firenze, phá hủy nhiều tòa nhà và giết chết 215 dân thường.[33] Hitler tuyên bố đây là một thành phố mở vào ngày 3 tháng 7 năm 1944 khi binh lính Tập đoàn quân số 8 của Anh tiến vào.[34] Vào đầu tháng 8, quân Đức đang rút lui đã quyết định phá bỏ tất cả các cây cầu dọc theo sông Arno nối phường Oltrarno với phần còn lại của thành phố, gây khó khăn cho quân của quân Đồng Minh. Tuy nhiên, vào giây phút cuối cùng Charles Steinhauslin lúc đó là lãnh sự của 26 quốc gia ở Firenze, đã thuyết phục được tướng Đức ở Ý không phá hủy cây cầu Ponte Vecchio do giá trị lịch sử của nó. Tuy nhiên, một khu vực di sản không kém giá trị lịch sử là các đường phố ngay đầu phía nam của cây cầu, bao gồm cả một phần của chuỗi Hành lang Vasari, đã bị phá hủy bằng mìn.[35] Sau này những cây cầu đã được khôi phục về hình dạng ban đầu dựa trên những gì còn sót lại, nhưng các tòa nhà xung quanh Ponte Vecchio đã được xây dựng lại theo phong cách kết hợp giữa thiết kế cũ và hiện đại. Không lâu trước khi rời Firenze và biết rằng họ sẽ sớm phải rút lui, quân Đức đã hành quyết công khai nhiều người đấu tranh cho tự do và các đối thủ chính trị, trên các đường phố và quảng trường bao gồm cả Piazza Santo Spirito. Firenze được giải phóng bởi quân đội New Zealand, Nam Phi và Anh vào ngày 4 tháng 8 năm 1944 cùng với những người yêu nước từ Ủy ban Giải phóng Quốc gia Toscana. Những người lính Đồng minh đã chết khi đánh đuổi quân Đức khỏi Toscana được chôn cất tại các nghĩa trang bên ngoài thành phố.[36] Vào cuối Thế chiến thứ hai tháng 5 năm 1945, Chi bộ Thông tin và Giáo dục của Quân đội Hoa Kỳ được lệnh thành lập một khuôn viên đại học ở nước ngoài dành cho nam và nữ quân nhân Hoa Kỳ đã xuất ngũ ở Firenze. Đại học đầu tiên của Mỹ dành cho quân nhân được thành lập vào tháng 6 năm 1945 tại Trường Hàng không. Khoảng 7.500 sinh viên quân nhân đã tham gia học tập trong bốn kỳ học với mỗi kỳ học kéo dài một tháng.[37]

    Vào tháng 11 năm 1966, nước sông Arno dâng cao làm ngập lụt các khu vực của trung tâm, đã gây ra các thiệt hại về người và của, tạo ra sự tàn phá to lớn, xâm chiếm các nhà thờ, cung điện và viện bảo tàng, đồng thời phá hủy các kho lưu trữ, tác phẩm nghệ thuật và nhiều tập sách quý giá không thể hồi lại được. Thảm kịch to lớn này tạo ra một phong trào đoàn kết quốc tế đáng kinh ngạc, với sự ra đời của những thiên thần bùn (angeli del fango) nổi tiếng, những người trẻ tuổi đến từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia tình nguyện giải cứu khôi phục các kho tàng nghệ thuật bị hư hại.[38] Sau trận lũ, các kỹ thuật bảo tồn và phục hồi di sản văn hóa đã được phát triển ở Firenze, từ đó biến nó thành một trung tâm xuất sắc trong lĩnh vực có tầm quan trọng toàn cầu này. Năm mươi năm sau, vẫn còn nhiều công trình và tác phần chờ được phục hồi.[39]

    Từ năm 1968 đến năm 1985, một chuỗi vụ giết người hàng do "Quái vật thành Firenze" (tiếng Ý: Mostro di Firenze, tiếng Anh: Monster of Florence) gây ra. Mười sáu người đã bị giết hại trong những kỳ trăng non bởi một kẻ giết người hàng loạt mà cho đến ngày nay vẫn chưa tìm ra hung thủ là ai.[40] Vào ngày 28 tháng 5 năm 1993, một quả bom xe cực mạnh đã phát nổ trên phố Geoorgofili, phía sau bảo tàng Uffizi, giết chết 5 người và làm bị thương nhiều người khác, làm hư hại nghiêm trọng tháp cổ Pulci và các gian bộ phận trong bộ sưu tập quan trọng của bảo táng. Vụ nổ bom được quy trách nhiệm cho mafia.[41]

    Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên của các Bộ trưởng Bộ Văn hóa các quốc gia G7 được tổ chức theo sáng kiến ​​của Ý, đã diễn ra tại Firenze vào ngày 30 và 31 tháng 3 năm 2017.[42]

    ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên britannica ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên trec ^ Jonathan Jones biên tập (22 tháng 9 năm 2011). “When Europe's single currency worked – the 1480s”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2023. ^ John F. Padgett; Paul D. McLean (tháng 3 năm 2011). “Economic Credit in Renaissance Florence - The Journal of Modern History” (bằng tiếng Anh). The University of Chicago Press: 1-47. JSTOR 10.1086/658247. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ History.com Editors biên tập (3 tháng 8 năm 2022). “The Medici Family: Cosimo, Lorenzo & Catherin”. HISTORY (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2023. ^ a b Monika Poettinger; Piero Roggi (28 tháng 12 năm 2017). Florence: Capital of the Kingdom of Italy, 1865-71. Bloomsbury Publishing. ISBN 9781350013995. ^ Giovanni Spini; Enio Pecchioni (tháng 6 năm 2014). Firenze etrusca. Ipotesi storiche e realtà archeologiche (bằng tiếng Ý). Press & Archeos. tr. 5-11. ISBN 8896876109. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên HisFlo ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên fitoday ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Floralia ^ Patricia J. Osmond (Summer 2000). “Catiline in Fiesole and Florence: The After-Life of a Roman Conspirator - International Journal of the Classical Tradition” (bằng tiếng Anh). 7. Springer: 3-38. JSTOR 30222651. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ a b Casa Editrice Bonechi biên tập (2001). Art and History of Florence - Museums, Galleries, Churches, Palaces, Monuments (bằng tiếng Anh). Bonechi. tr. 8. ISBN 9788847609662. ^ Luca Tognaccini (15 tháng 1 năm 2021). In memoria di Monsignor Paolo Ristori (STORIA DI FIRENZE) (bằng tiếng Ý). Youcanprint. tr. 43. ISBN 9791220316958. ^ Christopher Hibbert (1994). Florence: The Biography of a City (bằng tiếng Anh). Penguin Books. tr. 4. ISBN 0-14-016644-0. ^ Chris Wickham (1981). Early Medieval Italy: Central Power and Local Society, 400–1000 (bằng tiếng Anh). London: Macmillan. tr. 185. ISBN 0472080997. ^ Chisholm, Hugh, ed. (1911). "Guelphs and Ghibellines" . Encyclopædia Britannica Eleventh Edition. Vol. 12 (11th ed.). Cambridge University Press. pp. 668–669. ^ Anne Mueller von der Haegen; Ruth F. Strasser (2013). “Between Papacy and Empire – the Interminable Conflict between Guelphs and Ghibellines”. Art & Architecture: Tuscany (bằng tiếng Anh). Potsdam: H.F.Ullmann Publishing. tr. 66. ISBN 978-3-8480-0321-1. ^ “Renaissance Florence Cradle of capitalism”. The Economist (bằng tiếng Anh). 16 tháng 4 năm 2009. ISSN 0013-0613. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2016. ^ Edward Peters (1995). “The Shadowy, Violent Perimeter: Dante Enters Florentine Political Life”. Dante Studies, with the Annual Report of the Dante Society (bằng tiếng Anh) (113): 69–87. JSTOR 40166507. ^ W.R. Day (3 tháng 1 năm 2012). “The population of Florence before the Black Death: survey and synthesis”. Journal of Medieval History (bằng tiếng Anh). 28 (2): 93–129. doi:10.1016/S0304-4181(02)00002-7. S2CID 161168875. ^ “Boccaccio, The Plague”. Decameron Web. Italian Studies Department, Brown University. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023. ^ Sarel Eimerl (1967). The World of Giotto: c. 1267–1337 (bằng tiếng Anh). et al. Time-Life Books. tr. 184. ISBN 0-900658-15-0. ^ Giuseppe Pallanti (2006). Mona Lisa Revealed: The True Identity of Leonardo's Model (bằng tiếng Anh). Florence, Italy: Skira. tr. 17, 23, 24. ISBN 978-88-7624-659-3. ^ “SAVONAROLA, Girolamo in "Dizionario Biografico"”. Treccani - la cultura italiana | Treccani, il portale del sapere (bằng tiếng Ý). ^ Quentin Skinner (2000). Machiavelli: A Very Short Introduction (bằng tiếng Anh). OUP Oxford. tr. 36. ^ Isis Davis-Marks (2 tháng 6 năm 2021). “Italian Art Restorers Used Bacteria to Clean Michelangelo Masterpieces”. Smithsonian (magazine) (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021. ^ Vincenzo Chiaroni (1952). Il Savonarola e la Repubblica fiorentina eleggono Gesù Cristo re di Firenze (bằng tiếng Ý). Azienda grafica artistica Fiorentina (AGAF). ^ Sir Francis Adams Hyett (1903). Florence: her history and art to the fall of the republic (bằng tiếng Anh). Methuen. tr. 505–21. ^ Maria Theresia und ihre Zeit. Katalog zur Ausstellung vom 13. Mai bis 26. Oktober 1980, Wien. Zur 200. Wiederkehr des Todestages (bằng tiếng Đức). Schonbrunn, Wien. 1980. tr. 28. ISBN 3701702497. ^ Norman Davies (4 tháng 10 năm 2012). “Chapter 10: Etruria: French Snake in the Tuscan Grass (1801-1814)”. Vanished Kingdoms: The History of Half-Forgotten Europe (ấn bản 1). Penguin. ISBN 978-0141048864. ^ “Article 101”. Atto finale del Congresso di Vienna fra le cinque grandi potenze, Austria, Francia, Inghilterra, Prussia e Russia del 9 giugno 1815 (bằng tiếng Ý). Milan: Sanvito. 1859. tr. 61. ^ David I. Kertzer (2006). Prisoner of the Vatican: The Popes, the Kings, and Garibaldi's Rebels in the Struggle to Rule Modern Italy (bằng tiếng Anh). Houghton Mifflin Harcourt. ISBN 0618619194. ^ presidente consiglio comunale (25 tháng 9 năm 2019). “76° Commemorazione vittime del bombardamento del 25 settembre 1943 al Campo di Marte”. Città di Firenze (bằng tiếng Ý). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2023. ^ “July 3, 1944 newspaper archive - FLORENCE DECLARED AN OPEN CITY”. Trove - National Library of Australia (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2023. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên brucker ^ Toni De Santoli biên tập (16 tháng 8 năm 2014). “Quando tra i fiorentini giunse l'ora di regolare i conti” (bằng tiếng Ý). La voce di New York. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2023. ^ Tony James. “The Army University Center No.2 Biarritz, France, Precursor to the GI Bill” (PDF) (bằng tiếng Anh). Centre pour la Communication Scientifique Directe (CCSD). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023. ^ Mario Primicerio (1996). “We are really delighted to invite the Mud Angels to Florence: Interview with Mario Primicerio, the Mayor of Florence” (Phỏng vấn) (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2007. ^ Gaia Pianigiani (7 tháng 11 năm 2016). “50 Years After a Devastating Flood, Fears That Florence Remains Vulnerable”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2022. ^ Pezzan, Jacopo; Brunoro, Giacomo (2011). The True Stories Of The Monster Of Florence. LA CASE ISBN 978-88-905896-9-0 ^ Alan Cowell (28 tháng 5 năm 1993). “Bomb Outside Uffizi in Florence Kills 6 and Damages Many Works”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2014. ^ “ITALIAN G7 PRESIDENCY 2017 - Culture Ministerial Meeting” (bằng tiếng Anh). g7italy. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
    Read less

Where can you sleep near Firenze ?

Booking.com
489.313 visits in total, 9.196 Points of interest, 404 Đích, 140 visits today.