Italia

Ý
Paoladc91 - CC0 Nicolas Esposito from France - CC BY 2.0 Lluis tgn - CC BY-SA 4.0 Livioandronico2013 - CC BY-SA 4.0 Manuel Reinhard sprain - CC0 PsyCat - CC BY-SA 3.0 Olivier Bruchez - CC BY-SA 2.0 User Giampaolo.Trapasso on it.wikipedia; Improved Version: User ThomasKloiber - CC BY-SA 3.0 This Photo was taken by Wolfgang Moroder. Feel free to use my photos, but please mention me as - CC BY-SA 4.0 Anthony M. from Rome, Italy - CC BY 2.0 Antonella Balboni - CC BY-SA 4.0 Il sottoscritto - Public domain NikonZ7II - CC BY-SA 4.0 Self-photographed, photo by Szilas - CC0 MaR Positano - CC BY-SA 4.0 Carlo cattaneo fotografie - CC BY-SA 4.0 qwesy qwesy - CC BY 3.0 Peter K Burian - CC BY-SA 4.0 Starlight - Public domain Maurizio Moro5153 - CC BY-SA 4.0 Livioandronico2013 - CC BY-SA 4.0 Jean-Pierre Dalbéra from Paris, France - CC BY 2.0 Giovanni Cerretani - CC BY-SA 3.0 Sidvics - CC BY-SA 3.0 Starlight - Public domain Ingo Mehling - CC BY-SA 4.0 Aconcagua - CC BY-SA 3.0 de:Benutzer:Maschär - CC BY-SA 3.0 cattan2011 - CC BY 2.0 trolvag - CC BY-SA 3.0 Giulia Lavagnoli - CC BY-SA 4.0 Enzo Rippa - CC BY-SA 4.0 Peter K Burian - CC BY-SA 4.0 Gabriele Altimari - CC BY 3.0 D.benedetti - Public domain Didier Descouens - CC BY-SA 4.0 Maurizio Moro5153 - CC BY-SA 4.0 Ricardalovesmonuments - CC BY-SA 4.0 Sidvics - CC BY-SA 3.0 Livioandronico2013 - CC BY-SA 4.0 D.benedetti - Public domain Markus Bernet - CC BY-SA 2.5 Starlight - Public domain Bradley Weber - CC BY 2.0 trolvag - CC BY-SA 3.0 Solomonn Levi - CC BY-SA 4.0 No images

Context of Ý

Ý hay Italia (tiếng Ý: Italia [iˈtaːlja] ()), tên chính thức là Cộng hòa Ý (tiếng Ý: Repubblica Italiana) là một quốc gia cộng hòa nghị viện đơn nhất tại châu Âu. Lãnh thổ Ý vươn ra phần trung tâm của Địa Trung Hải, hai đảo lớn nhất là Sicilia và Sardegna. Dãy Anpơ giới hạn phần lãnh thổ phía Bắc của Ý, tạo thành biên giới trên bộ với Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Slovenia, trong khi San Marino và Thành Vatican nằm lọt trong nước cộng hòa. Ý có diện tích là 301.339 km², và phần lớn có khí hậu ôn đới theo mùa và Địa Trung Hải. Do hình dạng lãnh thổ, Ý thường được ví như lo Stivale (chiếc ủng). Dân số Ý đạt 60.184.639 người (2021), là quốc gia đông dân thứ ba trong Liên minh châu Âu, đông dân thứ 5 châu Âu, thứ 25 thế giới. Thủ đô của Ý là Roma, các vùng đô thị lớn khác là Milano, Napoli, Torino.

Đến thế kỷ I T...Xem thêm

Ý hay Italia (tiếng Ý: Italia [iˈtaːlja] ()), tên chính thức là Cộng hòa Ý (tiếng Ý: Repubblica Italiana) là một quốc gia cộng hòa nghị viện đơn nhất tại châu Âu. Lãnh thổ Ý vươn ra phần trung tâm của Địa Trung Hải, hai đảo lớn nhất là Sicilia và Sardegna. Dãy Anpơ giới hạn phần lãnh thổ phía Bắc của Ý, tạo thành biên giới trên bộ với Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Slovenia, trong khi San Marino và Thành Vatican nằm lọt trong nước cộng hòa. Ý có diện tích là 301.339 km², và phần lớn có khí hậu ôn đới theo mùa và Địa Trung Hải. Do hình dạng lãnh thổ, Ý thường được ví như lo Stivale (chiếc ủng). Dân số Ý đạt 60.184.639 người (2021), là quốc gia đông dân thứ ba trong Liên minh châu Âu, đông dân thứ 5 châu Âu, thứ 25 thế giới. Thủ đô của Ý là Roma, các vùng đô thị lớn khác là Milano, Napoli, Torino.

Đến thế kỷ I TCN, Đế quốc La Mã nổi lên thành thế lực chi phối tại bồn địa Địa Trung Hải, trở thành trung tâm lãnh đạo về văn hoá, chính trị và tôn giáo của văn minh phương Tây trong thời kỳ cổ đại. Di sản của đế quốc này được phổ biến và có thể nhận thấy trong luật dân sự, chính phủ cộng hoà, Cơ Đốc giáo và chữ cái Latinh trên toàn cầu. Đến sơ kỳ Trung cổ, xã hội - chính trị Ý sụp đổ trong quá trình người man di xâm lăng, song đến thế kỷ XI, nhiều thành bang và nước cộng hoà hàng hải, chủ yếu tại miền bắc và miền trung Ý, trở nên rất thịnh vượng nhờ chuyên chở đường biển, thương mại và ngân hàng, đặt nền tảng cho tư bản chủ nghĩa hiện đại. Tuy nhiên, một phần lớn miền Trung Ý duy trì dưới quyền kiểm soát của Lãnh thổ Giáo hoàng, còn miền Nam Ý liên tục bị các thế lực bên ngoài chinh phục. Phục hưng bắt đầu tại Ý và được truyền bá đến phần còn lại của châu Âu. Văn hoá Ý hưng thịnh trong thời kỳ này, sản sinh các học giả, nghệ sĩ và nhà bác học nổi tiếng. Các nhà thám hiểm người Ý như Marco Polo và Cristoforo Colombo khám phá các tuyến đường mới đến Viễn Đông và Tân Thế giới. Tuy vậy, sức mạnh thương mại và chính trị của Ý suy yếu đáng kể khi các tuyến hàng hải xuyên Đại Tây Dương và sang Ấn Độ Dương không đi qua Địa Trung Hải.

Các cuộc chiến tranh Ý trong thế kỷ XV và thế kỷ XVI khiến các thành bang Ý kiệt sức. Các quốc gia Ý đã suy yếu này nhanh chóng bị các cường quốc châu Âu chinh phục và thuộc địa hoá, như Pháp, Tây Ban Nha và Áo. Đến giữa thế kỷ XIX, nổi lên phong trào ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ý và độc lập khỏi quyền cai trị ngoại bang. Ý cuối cùng thống nhất vào năm 1861, trở thành một đại cường quốc sau nhiều thế kỷ. Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Vương quốc Ý nhanh chóng tiến hành công nghiệp hoá và trở thành một đế quốc thực dân, song chủ yếu là tại miền Bắc, trong khi miền Nam phần lớn bị loại trừ khỏi quá trình này. Ý là nước chiến thắng chính trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, song vương quốc lâm vào một giai đoạn khủng hoảng kinh tế và rối loạn xã hội, mở đường cho chủ nghĩa độc tài phát xít nổi lên vào năm 1922. Ý tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai bên phe Trục và kết quả là thất bại về quân sự, kinh tế bị tàn phá và nội chiến. Sau chiến tranh, Ý bãi bỏ chế độ quân chủ, khôi phục nền dân chủ, đạt được tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng suốt một thời gian dài, và trở thành một nền kinh tế tiên tiến với quy mô lớn dù có các giai đoạn náo động về xã hội-chính trị.

Ngày nay, Ý là một cường quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến, có GDP danh nghĩa thực tế lớn thứ 3 trong khu vực đồng Euro và đứng hạng 8 trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 25 thế giới. Quốc gia này luôn được xếp ở mức rất cao về chỉ số phát triển con người (HDI) và cũng xếp hạng rất cao về bình quân tuổi thọ. Ý giữ vai trò nổi bật trong các vấn đề kinh tế, quân sự, văn hoá, chính trị và ngoại giao trong khu vực EU và trên toàn cầu. Quốc gia này là một cường quốc khu vực cũng như Đại cường quốc trên thế giới. Ý là một thành viên tham gia sáng lập và chủ đạo của Liên minh châu Âu, người Ý là dân tộc có nhiều phát minh, đóng góp lớn trải dài trên mọi lĩnh vực trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Ý là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn, nổi bật như Liên Hợp Quốc, NATO, OECD, Ủy hội châu Âu, Hội đồng châu Âu, Khu vực Schengen, Câu lạc bộ Paris, OSCE, WTO, G7, G8, G20, Liên minh Địa Trung Hải,... Ý sở hữu 55 di sản thế giới UNESCO, đứng đầu thế giới, và là nước đứng thứ 5 toàn cầu về số lượng du khách nước ngoài ghé thăm mỗi năm.

More about Ý

Basic information
  • Currency Euro
  • Tên bản địa Italia
  • Calling code +39
  • Internet domain .it
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 7.74
Population, Area & Driving side
  • Population 58850717
  • Diện tích 302068
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Tiền sử và cổ đại  Đền thờ Hera tại Paestum, nằm trong số các đền thờ Doric lớn nhất và được bảo quản tốt nhất trên thế giới

    Các cuộc khai quật trên khắp nước Ý đã khám phá sự hiện diện của người Neanderthal có niên đại từ thời đồ đá cũ, khoảng 200.000 năm trước,[1] Người hiện đại xuất hiện vào khoảng 40.000 năm trước. Các di chỉ khảo cổ từ giai đoạn này gồm có hang động Addaura, người Altamura, Ceprano, đồi Poggiolo và thị trấn Gravina ở Puglia.[2]

    Các dân tộc cổ đại của Ý thời tiền La Mã, như Umbria, Latinh (khởi nguồn của người La Mã), Volsci, Osci, Sanniti, Sabini, Celti, Liguri – thuộc nhóm Ấn-Âu; các dân tộc lớn trong lịch sử có khả năng không mang di sản Ấn-Âu là người Etrusca, người Elimi và Sicani tại Sicilia, và người Sardegna tiền sử sở hữu văn minh Nuraghe. Các dân tộc Ý cổ đại khác thuộc các ngữ hệ chưa xác định song có khả năng là có nguồn gốc phi Ấn-Âu, như người Reti và Cammuni, được biết đến với các hình khắc trên đá.

    ...Xem thêm
    Lịch sử Tiền sử và cổ đại  Đền thờ Hera tại Paestum, nằm trong số các đền thờ Doric lớn nhất và được bảo quản tốt nhất trên thế giới

    Các cuộc khai quật trên khắp nước Ý đã khám phá sự hiện diện của người Neanderthal có niên đại từ thời đồ đá cũ, khoảng 200.000 năm trước,[1] Người hiện đại xuất hiện vào khoảng 40.000 năm trước. Các di chỉ khảo cổ từ giai đoạn này gồm có hang động Addaura, người Altamura, Ceprano, đồi Poggiolo và thị trấn Gravina ở Puglia.[2]

    Các dân tộc cổ đại của Ý thời tiền La Mã, như Umbria, Latinh (khởi nguồn của người La Mã), Volsci, Osci, Sanniti, Sabini, Celti, Liguri – thuộc nhóm Ấn-Âu; các dân tộc lớn trong lịch sử có khả năng không mang di sản Ấn-Âu là người Etrusca, người Elimi và Sicani tại Sicilia, và người Sardegna tiền sử sở hữu văn minh Nuraghe. Các dân tộc Ý cổ đại khác thuộc các ngữ hệ chưa xác định song có khả năng là có nguồn gốc phi Ấn-Âu, như người Reti và Cammuni, được biết đến với các hình khắc trên đá.

    Giữa thế kỷ XVII và thế kỷ XI TCN, người Hy Lạp Mycenaea thiết lập liên hệ với Ý[3][4][5][6] và trong thế kỷ VIII và VII TCN, các thuộc địa của Hy Lạp được thành lập suốt dọc bờ biển Sicilia và phần miền nam của bán đảo Ý, chúng được gọi là Magna Graecia (Đại Hy Lạp). Người Phoenicia cũng lập thuộc địa trên bờ biển của hai đảo Sardegna và Sicilia.

    La Mã cổ đại  Đấu trường La Mã (Colosseum) tại Roma, được xây vào khoảng năm 70-80 CN, được nhận định là một trong những công trình vĩ đại nhất về kiến trúc và kỹ thuật của lịch sử cổ đại

    Roma (La Mã) là khu dân cư nằm gần một khúc cạn của sông Tevere, theo quy ước thì nó có mốc thành lập là năm 753 TCN. La Mã nằm dưới quyền cai trị của một chế độ quân chủ trong vòng 244 năm. Ban đầu các quân chủ có nguồn gốc Latinh và Sabini, về sau các quốc vương là người Etrusca. Theo truyền thuyết thì có bảy vị quốc vương kế tiếp nhau từ Romulus đến Tarquinius Superbus. Năm 509 TCN, người La Mã trục xuất vị quốc vương cuối cùng khỏi thành phố của họ, và lập ra một chế độ cộng hoà theo chính thể đầu sỏ.

    Sau khi Julius Caesar nổi lên rồi bị giết trong thế kỷ I TCN, La Mã trở thành một đế quốc khổng lồ qua một tiến trình phát triển dài nhiều thế kỷ, có lãnh thổ trải dài từ Anh đến biên giới với Ba Tư, nắm giữ toàn bộ bồn địa Địa Trung Hải, trong đó Hy Lạp cùng La Mã và nhiều nền văn hoá khác hợp nhất thành một nền văn minh độc đáo. Vị hoàng đế đầu tiên là Augustus, thời gian cai trị của ông kéo dài và có nhiều thắng lợi, khởi đầu một thời kỳ hoàng kim với hoà bình và thịnh vượng.

    Đế quốc La Mã nằm trong số các thế lực kinh tế, văn hoá, chính trị và quân sự hùng mạnh nhất thế giới khi đó. Đây cũng là một trong các đế quốc rộng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Vào đỉnh cao dưới thời Traianus, đế quốc chiếm giữ 5 triệu km².[7][8] Di sản La Mã có ảnh hưởng sâu sắc đến văn minh phương Tây, định hình hầu hết thế giới hiện đại; trong số nhiều di sản của quyền thống trị La Mã, có việc sử dụng rộng rãi các ngôn ngữ Roman có nguồn gốc từ tiếng Latinh, chữ số La Mã, chữ cái và lịch phương Tây hiện đại, cũng như việc Cơ Đốc giáo nổi lên thành một tôn giáo tầm cỡ thế giới với số lượng tín đồ lớn.[9]

    Quá trình suy yếu chậm của đế quốc bắt đầu vào thế kỷ III, đế quốc bị phân thành hai nửa vào năm 395. Đế quốc phía Tây chịu áp lực từ các cuộc xâm lăng của người man di, và cuối cùng tan rã vào năm 476, khi hoàng đế cuối cùng bị một tù trưởng German là Odoacer phế truất, còn Đế quốc phía Đông tồn tại trong gần một nghìn năm nữa.

    Trung cổ

    Sau khi Đế quốc Tây La Mã sụp đổ, người Ostrogoth thuộc nhóm German chiếm giữ Ý.[10] Đến thế kỷ VI, Hoàng đế Đông La Mã Justinianus I chinh phục Ý và kiểm soát trong một thời gian ngắn ngủi. Một bộ lạc German khác là người Lombard sau đó xâm chiếm Ý, thu hẹp sự hiện diện của Đông La Mã thành một nhóm các lãnh địa tách biệt nhau (Esarcato di Ravenna), và khởi đầu quá trình không thống nhất về chính trị trên bán đảo kéo dài trong suốt 1.300 năm sau. Đến cuối thế kỷ VIII, Quốc vương của người Frank (cũng thuộc nhóm German) là Charlemagne sáp nhập vương quốc của người Lombard vào Đế quốc Frank. Người Frank cũng giúp thành lập Lãnh thổ Giáo hoàng tại miền trung Ý. Cho đến thế kỷ XIII, chính trị Ý bị chi phối bởi quan hệ giữa các Hoàng đế La Mã Thần thánh và Giáo hoàng, hầu hết các thành bang Ý sát cánh với Hoàng đế (Ghibellini) hoặc Giáo hoàng (Guelfi) theo mối lợi nhất thời.[11]

     
    Nhẫn sắt Lombardia, là biểu trưng của Quốc vương Ý trong nhiều thế kỷ
     
    Castel del Monte được Hoàng đế La Mã Thần thánh Friedrich II (trị vì 1220-1250) cho xây dựng, nay là một di sản thế giới UNESCO

    Trong giai đoạn hỗn độn này, trong các đô thị Ý nổi lên một thể chế khác thường là công xã Trung cổ. Trước việc xuất hiện khoảng trống quyền lực do phân mảnh lãnh thổ cực độ và đấu tranh giữa Đế quốc và Toà Thánh, các cộng đồng địa phương tìm cách tự trị để duy trì pháp luật và trật tự.[12] Năm 1176, một liên minh các thành bang mang tên Liên minh Lombard đánh bại Hoàng đế La Mã Thần thánh/Đức Friedrich I trong trận Legnano, do đó đảm bảo độc lập hiệu quả cho hầu hết các thành phố miền bắc và miền trung Ý. Tại các khu vực ven biển và miền nam, các cộng hoà hàng hải như Venezia, Genova, Pisa và Amalfi tham gia sâu vào Thập tự chinh, và dần chiếm thế chi phối tại Địa Trung Hải và độc quyền các tuyến mậu dịch đến phương Đông.[13]

    Tại miền nam, đảo Sicilia trở thành một vương quốc Hồi giáo trong thế kỷ IX, phát triển thịnh vượng cho đến khi người Norman gốc Bắc Âu chinh phục đảo vào cuối thế kỷ XI cùng với hầu hết các thân vương quốc của người Lombard và Đông La Mã tại miền nam Ý.[14] Thông qua một loạt sự kiện phức tạp, miền nam Ý phát triển thành một vương quốc thống nhất dưới quyền Nhà Staufer (Hohenstaufen) gốc Đức, sau đó là dưới quyền Nhà Capet xứ Anjou gốc Pháp, và từ thế kỷ XV thuộc về Vương quốc Liên hiệp Aragon khởi nguồn từ Tây Ban Nha. Tại đảo Sardegna, các tỉnh cũ của Đông La Mã trở thành các nhà nước độc lập (Giudicati) từ thế kỷ IX, song một số phần của đảo nằm dưới quyền cai trị của Genova hoặc Pisa cho đến khi đảo bị Aragon chinh phục vào thế kỷ XV. Dịch bệnh Cái chết Đen năm 1348 hoành hành tại Ý, có thể đã làm chết một phần ba dân số Ý khi đó.[15][16] Tuy vậy, phục hồi sau dịch bệnh dẫn đến hồi sinh các thành phố, mậu dịch và kinh tế, tạo điều kiện bùng nổ chủ nghĩa nhân văn và Phục hưng, để rồi sau đó được truyền bá tại châu Âu.

    Cận đại  Các quốc gia Ý trước khi bắt đầu Các cuộc chiến tranh Ý vào năm 1494.

    Trong thế kỷ XIV và XV, miền bắc và miền trung Ý bị phân chia thành một số thành bang xung khắc lẫn nhau, phần còn lại của bán đảo thuộc về Lãnh thổ Giáo hoàng và Vương quốc Napoli (hậu thân của Vương quốc Sicilia, thuộc Nhà Capet rồi Aragon). Nhiều thành bang về mặt chính thức thường quy phục các quân chủ ngoại bang, như Công quốc Milano về danh nghĩa là một quốc gia cấu thành của Đế quốc La Mã Thần thánh có dân cư chủ yếu là người Đức. Tuy nhiên, các thành bang này thường tìm được cách duy trì độc lập thực tế. Các thành bang mạnh nhất thường sáp nhập các lãnh thổ xung quanh để trở thành bá chủ, các nhà nước khu vực thường nằm dưới quyền của các gia tộc thương gia, họ lập ra các triều đại địa phương. Chiến tranh giữa các thành bang mang tính đặc hữu, và chủ yếu là giao tranh giữa các quân đội đánh thuê gọi là condottieri, các toán lính này được lấy từ khắp châu Âu, đặc biệt là Đức và Thuỵ Sĩ, song phần lớn lãnh đạo là người Ý.[17] Nhiều thập niên giao tranh dẫn đến kết quả chung cuộc là Firenze, Milano và Venezia nổi lên thành các thế lực chi phối, họ đạt được Hoà ước Lodi vào năm 1454, mang lại yên tĩnh tương đối lần đầu tiên cho khu vực suốt nhiều thế kỷ. Tình trạng hoà bình này kéo dài trong bốn muơi năm sau.

     Leonardo da Vinci là một nhà bác học thời kỳ Phục hưng, ảnh tự hoạ của ông vào khoảng năm 1512.

    Phục hưng là một giai đoạn khôi phục mạnh mẽ về nghệ thuật và văn hoá, nó bắt nguồn tại Ý do một số yếu tố, như các thành thị buôn bán tích luỹ được lượng của cải lớn, các gia đình có thế lực bảo trợ,[18] và các học giả cùng văn bản Hy Lạp đến Ý sau khi người Thổ Ottoman chinh phục Constantinopolis- thủ đô của Đông La Mã (Byzantine).[19][20][21] Thời kỳ Phục hưng Ý đạt đỉnh cao vào giữa thế kỷ XVI, cũng vào lúc này các quốc gia bên ngoài đẩy khu vực vào cảnh hỗn loạn trong Các cuộc chiến tranh Ý.

    Medici trở thành một gia đình có thế lực của Firenze, họ bồi dưỡng và truyền cảm hứng khai sinh Phục hưng Ý,[18][22] cùng với các gia đình khác tại Ý như Visconti và Sforza tại Milano, Este tại Ferrara và Gonzaga tại Mantova. Các nghệ sĩ vĩ đại nhất như Leonardo da Vinci, Brunelleschi, Botticelli, Michelangelo, Giotto, Donatello, Tiziano Vecelli và Raffaello tạo ra các tác phẩm truyền cảm hứng. Sử gia nhân văn Leonardo Bruni cũng phân tách lịch sử cổ đại, trung đại và hiện đại.[23]

    Các ý tưởng và lý tưởng Phục hưng nhanh chóng được truyền bá đến Bắc Âu, Pháp, Anh và phần lớn châu Âu. Trong khi đó, việc khám phá châu Mỹ và các tuyến đường mới đến châu Á, cũng như việc Đế quốc Ottoman nổi lên đều làm xói mòn vị thế chi phối truyền thống của Ý trong mậu dịch với phương Đông, gây suy thoái kinh tế kéo dài trên bán đảo.

    Các cuộc chiến tranh Ý (1494–1559) bắt nguồn từ kình địch giữa Pháp và Tây Ban Nha, các thành bang Ý dần mất độc lập và nằm dưới quyền chi phối của ngoại bang, ban đầu là Tây Ban Nha (1559 đến 1713) và sau là Áo (1713 đến 1796). Năm 1629–1631, một đợt bùng phát dịch bệnh nữa khiến cho khoảng 14% dân số Ý mất mạng.[24] Ngoài ra, khi Đế quốc Tây Ban Nha bắt đầu suy yếu vào thế kỷ XVII, các thuộc địa của họ tại Napoli, Sicilia, Sardegna và Milano cũng tương tự. Đặc biệt, miền nam Ý trở nên bần cùng và tách khỏi dòng chính của các sự kiện tại châu Âu.[25]

    Trong thế kỷ XVIII, do hậu quả của Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Áo thay thế Tây Ban Nha trong vai trò thế lực ngoại bang chi phối Ý. Trong khi đó, Nhà Savoy nổi lên thành một thế lực khu vực, bành trướng đến Piemonte và Sardegna. Cũng trong thế kỷ XVIII, suy thoái kéo dài hai thế kỷ được tạm ngừng nhờ các cải cách kinh tế và chính quyền do tầng lớp tinh hoa cầm quyền tiến hành tại một số quốc gia.[26] Trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon, miền bắc và miền trung Ý bị xâm chiếm và được tái tổ chức thành Vương quốc Ý, một nhà nước phụ thuộc của Đế quốc Pháp,[27] còn nửa phía nam của bán đảo thuộc quyền cai quản của em rể Napoléon là Joachim Murat, người này lên ngôi Quốc vương Napoli. Đại hội Viên 1814 khôi phục tình thế vào cuối thế kỷ XVIII, song lý tưởng của Cách mạng Pháp không thể bị diệt trừ, và nó nhanh chóng nổi lên trong các biến động chính trị mang tính đặc trưng cho phần đầu thế kỷ XIX.

    Thống nhất  Bản đồ ảnh động về quá trình thống nhất nước Ý, từ 1829 đến 1871

    Vương quốc Ý hình thành là kết quả từ các nỗ lực của những người dân tộc chủ nghĩa và bảo hoàng trung thành với Nhà Savoy, nhằm lập một vương quốc thống nhất bao gồm toàn bộ bán đảo Ý. Trong bối cảnh các cuộc cách mạng tự do năm 1848 tràn khắp châu Âu, đã nổ ra một cuộc chiến độc lập với Áo song thất bại. Vương quốc Sardegna (gồm cả Piemonte) của Nhà Savoy lại tấn công Áo trong chiến tranh độc lập lần thứ nhì vào năm 1859, nhận được giúp đỡ của Pháp, kết quả là giải phóng Lombardia.

     Giuseppe Garibaldi được cho là một trong các tướng lĩnh vĩ đại nhất vào thời hiện đại, và là một trong "các ông tổ của tổ quốc" của Ý,[28] được mệnh danh là Anh hùng của hai thế giới[29]

    Năm 1860–1861, Tướng quân Giuseppe Garibaldi lãnh đạo tiến trình thống nhất tại Napoli và Sicilia,[30] cho phép chính phủ Sardegna dưới quyền lãnh đạo của Bá tước xứ Cavour công bố một vương quốc Ý thống nhất vào ngày 17 tháng 3 năm 1861. Năm 1866, Quốc vương Vittorio Emanuele II liên minh với Phổ trong Chiến tranh Áo-Phổ, tiến hành chiến tranh độc lập lần thứ ba với kết quả là Ý sáp nhập Veneto. Cuối cùng, do Pháp từ bỏ đóng quân tại Roma trong Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870, người Ý cấp tốc lấp khoảng trống quyền lực bằng việc tiếp quản Lãnh thổ Giáo hoàng.

    Luật Hiến pháp của Vương quốc Sardegna là Quy chế Albertino năm 1848 được mở rộng cho toàn bộ Vương quốc Ý vào năm 1861, và quy định các quyền tự do cơ bản của nhà nước mới, song luật bầu cử loại trừ quyền bỏ phiếu của các tầng lớp không có tài sản và không được giáo dục. Chính phủ vương quốc mới vận hành trong một khuôn khổ quân chủ lập hiến nghị viện, do các thế lực tự do chi phối. Năm 1913, quyền phổ thông đầu phiếu cho nam giới được thực hiện. Trong khi miền bắc Ý diễn ra công nghiệp hoá nhanh chóng, thì miền nam và các khu vực nông thôn của miền bắc vẫn kém phát triển và quá tải dân số, buộc hàng triệu người di cư ra nước ngoài, trong khi đó Đảng Xã hội Ý liên tục gia tăng sức mạnh, thách thức nền tảng tự do và bảo thủ truyền thống. Bắt đầu từ hai thập niên cuối của thế kỷ XIX, Ý phát triển thành một thế lực thực dân khi ép buộc Somalia, Eritrea, Libya và Dodecanneso (Dodekanisa) nằm dưới quyền cai trị của mình.[31]

    Ý liên minh trên danh nghĩa với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo-Hung trong Liên minh Ba bên năm 1882. Tuy nhiên, vào năm 1915 Ý gia nhập Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất với cam kết sẽ nhận được đáng kể lãnh thổ. Chiến tranh ban đầu không có kết quả, do quân Ý bị tấn công trong một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài trên dãy Alpes, đạt được ít tiến triển và chịu tổn thất rất nặng. Cuối cùng, đến tháng 10 năm 1918, người Ý phát động một cuộc tấn công ồ ạt, đỉnh điểm là chiến thắng gần Vittorio Veneto. Thắng lợi của người Ý[32][33][34] đánh dấu kết thúc chiến tranh trên Mặt trận Ý, đảm bảo giải thể Đế quốc Áo-Hung và là công cụ chủ yếu để kết thúc Thế chiến chưa đến hai tuần sau đó.

    Trong chiến tranh, có trên 650.000 binh sĩ Ý và nhiều thường dân thiệt mạng[35] và vương quốc đi đến bờ vực phá sản. Theo các hiệp định hoà bình Saint-Germain, Rapallo và Roma, Ý giành được hầu hết các lãnh thổ được hứa hẹn, song không có Dalmatia (trừ Zara), khiến các phần tử dân tộc chủ nghĩa cho rằng chiến thắng như là "bị què quặt".

    Phát xít

    Kích động xã hội diễn ra sau những tàn phá của chiến tranh, lấy cảm hứng từ Cách mạng Nga, dẫn đến các hành động phản cách mạng và đàn áp trên khắp nước Ý. Tổ chức tự do lo ngại một cuộc cách mạng kiểu Xô viết, họ bắt đầu tán thành Đảng Phát xít Ý có quy mô nhỏ của Benito Mussolini. Trong tháng 10 năm 1922, quân Áo đen của Đảng Phát xít quốc gia cố gắng tiến hành đảo chính ("Hành quân đến Roma"), hành động này thất bại song vào phút chót Quốc vương Vittorio Emanuele III của Ý từ chối tuyên bố tình trạng bao vây và bổ nhiệm Mussolini làm thủ tướng. Trong vài năm sau đó, Mussolini cấm chỉ toàn bộ các chính đảng và tước đoạt các quyền tự do cá nhân, do đó hình thành một chế độ độc tài. Các hành động này thu hút sự chú ý của quốc tế và cuối cùng truyền cảm hứng cho các chế độ độc tài tương tự như Đức Quốc xã hay Tây Ban Nha dưới quyền Franco.

    Năm 1935, Mussolini xâm chiếm Ethiopia, khiến quốc tế xa lánh Ý và nước này rút khỏi Hội Quốc Liên; Ý liên minh với Đức Quốc xã và Đế quốc Nhật Bản, cũng như ủng hộ mạnh mẽ Francisco Franco trong nội chiến Tây Ban Nha. Năm 1939, Ý sáp nhập Albania, sau khi nắm quyền bảo hộ thực tế nước này trong nhiều thập niên. Ý tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai bên Phe Trục vào ngày 10 tháng 6 năm 1940. Dù có tiến bộ bước đầu tại Somaliland thuộc Anh và Ai Cập, song về sau người Ý chiến bại tại Đông Phi, Hy Lạp, Nga và Bắc Phi. Sau khi Đức cùng Ý tấn công vào Nam Tư, việc đàn áp kháng cự của du kích Nam Tư và các nỗ lực nhằm Ý hoá đã dẫn đến các tội ác chiến tranh của Ý[36]

     Phạm vi tối đa của Đế quốc Ý (1940-43)

    Đồng Minh bắt đầu xâm chiếm Sicilia vào tháng 7 năm 1943, dẫn đến chế độ phát xít sụp đổ và Mussolini bị hạ bệ vào ngày 25 tháng 7, Ý đầu hàng Đồng Minh. Người Đức nhanh chóng đoạt quyền kiểm soát miền bắc và miền trung Ý. Quốc gia này duy trì là một chiến trường trong giai đoạn còn lại của chiến tranh, do Đồng Minh tiến chậm từ phía nam. Tại phía bắc, người Đức lập ra nhà nước bù nhìn Cộng hòa Xã hội Ý (RSI) và lập Mussolini làm lãnh đạo. Thời kỳ sau đình chiến chứng kiến việc nổi lên một phong trào kháng chiến chống phát xít có quy mô lớn, mang tên Resistenza. Đến cuối tháng 4 năm 1945, khi thất bại hoàn toàn đang dần hiện rõ, Mussolini cố đào thoát về phía bắc,[37] song bị du kích Ý bắt giữ và hành quyết.[38] Tình trạng thù địch kết thúc vào ngày 29 tháng 4 năm 1945, khi lực lượng Đức tại Ý đầu hàng. Gần nửa triệu người Ý thiệt mạng trong xung đột,[39] và kinh tế Ý gần như bị phá huỷ; thu nhập bình quân vào năm 1944 ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thế kỷ XX.[40]

    Cộng hoà Ý  Alcide De Gasperi là thủ tướng Ý đầu tiên dưới chế độ cộng hoà, và là một trong những người sáng lập Liên minh châu Âu

    Ý trở thành nước cộng hoà sau một cuộc trưng cầu dân ý[41] được tổ chức vào ngày 2 tháng 6 năm 1946, từ đó ngày này được kỷ niệm với tên gọi là ngày Cộng hoà. Đây cũng là lần đầu tiên phụ nữ Ý được trao quyền bỏ phiếu.[42] Con trai của Vittorio Emanuele III là Umberto II buộc phải thoái vị và lưu vong. Hiến pháp Cộng hoà được phê chuẩn vào ngày 1 tháng 1 năm 1948. Theo hiệp định hoà bình với Ý năm 1947, hầu hết Venezia Giulia bị mất cho Nam Tư, và sau đó Lãnh thổ tự do Trieste bị phân chia giữa Ý và Nam Tư. Ý cũng mất toàn bộ tài sản thuộc địa, chính thức kết thúc Đế quốc Ý.

    Cử tri Ý lo ngại về khả năng thế lực cộng sản tiếp quản, điều này tỏ ra là mang tính quyết định trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu lần đầu vào ngày 18 tháng 4 năm 1948, khi Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo dưới quyền Alcide De Gasperi giành được chiến thắng lớn. Đến năm 1949, Ý trở thành một thành viên của NATO. Kế hoạch Marshall giúp phục hồi kinh tế Ý, Ý có một giai đoạn tăng trưởng kinh tế duy trì liên tục và thường được gọi là "kỳ tích kinh tế" đến cuối thập niên 1960. Năm 1957, Ý là một thành viên sáng lập của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), tiền thân của Liên minh châu Âu (EU).

    Từ cuối thập niên 1960 cho đến đầu thập niên 1980, Ý trải qua giai đoạn náo động, có đặc trưng là khủng hoảng kinh tế (đặc biệt là sau khủng hoảng dầu mỏ 1973), xung đột xã hội lan rộng và các vụ tàn sát khủng bố do các nhóm cực đoan đối lập tiến hành, với cáo buộc có sự tham gia của tình báo Hoa Kỳ và Liên Xô.[43][44][45]

     Silvio Berlusconi là một tài phiệt truyền thông và từng giữ chức thủ tướng Ý trong bốn chính phủ.

    Trong thập niên 1980, lần đầu tiên kể từ năm 1945 có hai chính phủ nằm dưới quyền lãnh đạo của các thủ tướng không thuộc Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo: Một của những người cộng hoà (Giovanni Spadolini) và một của những người xã hội (Bettino Craxi); tuy nhiên Dân chủ Cơ Đốc giáo vẫn là đảng thống trị chính. Dưới thời chính phủ của Bettino Craxi, kinh tế hồi phục và Ý trở thành quốc gia công nghiệp hoá lớn thứ năm thế giới, được quyền gia nhập nhóm G7. Tuy nhiên, hậu quả từ chính sách chi tiêu của ông là nợ quốc gia tăng vọt.

    Vào đầu thập niên 1990, Ý đối diện với các thách thức trọng đại, khi cử tri yêu cầu cải cách cấp tiến do thất vọng với tình trạng tê liệt chính trị, nợ công khổng lồ và tham nhũng lan tràn (gọi là Tangentopoli) được vạch trần trong điều tra 'Mani pulite' (bàn tay sạch). Các vụ bê bối liên quan đến toàn bộ các đảng lớn, song đặc biệt là trong liên minh chính phủ: Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo từng cầm quyền gần 50 năm song đến lúc này trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và cuối cùng phải giải tán vào năm 1994, phân ly thành một vài phe phái.[46] Những người cộng sản tái tổ chức thành một lực lượng dân chủ xã hội. Trong thập niên 1990 và 2000, các liên minh trung-hữu (do ông trùm truyền thông Silvio Berlusconi chi phối) và trung-tả (do giáo sư Romano Prodi lãnh đạo) thay nhau quản lý đất nước.

    Đến cuối thập niên 2000, Ý chịu tác động nghiêm trọng do Đại khủng hoảng, trải qua 42 tháng suy giảm GDP từ năm 2008 đến năm 2013. Khủng hoảng kinh tế là một trong các vấn đề chính buộc Berlusconi phải từ chức vào năm 2011. Chính phủ bảo thủ được thay thế bằng nội các kỹ trị của Mario Monti. Sau tổng tuyển cử năm 2013, Phó bí thư của Đảng Dân chủ là Enrico Letta lập chính phủ mới, đứng đầu một đại liên minh hữu-tả. Năm 2014, gặp thách thức từ tân Bí thư Đảng Dân chủ Matteo Renzi, Letta từ chức và người thay thế là Renzi. Tân chính phủ khởi đầu các cải cách hiến pháp quan trọng như giải tán nghị viện và một luật bầu cử mới. Đến ngày 4 tháng 12 năm 2016, các cải cách hiến pháp bị bác bỏ trong trưng cầu dân ý và Renzi từ chức sau đó vài ngày; Bộ trưởng Ngoại giao Paolo Gentiloni được bổ nhiệm làm thủ tướng mới.

    ^ Kluwer Academic/Plenum Publishers 2001, ch. 2. ISBN 0-306-46463-2. ^ “Istituto Italiano di Preistoria e Protostoria”. IIPP. ngày 29 tháng 1 năm 2010. ^ The Mycenaeans Lưu trữ 2013-09-27 tại Wayback Machine and Italy: the archaeological and archaeometric ceramic evidence, University of Glasgow, Department of Archaeology ^ Emilio Peruzzi, Mycenaeans in early Latium, (Incunabula Graeca 75), Edizioni dell'Ateneo & Bizzarri, Roma, 1980 ^ Gert Jan van Wijngaarden, Use and Appreciation of Mycenaean Pottery in the Levant, Cyprus and Italy (1600–1200 B.C.): The Significance of Context, Amsterdam Archaeological Studies, Amsterdam University Press, 2001 ^ Bryan Feuer, Mycenaean civilization: an annotated bibliography through 2002, McFarland & Company; Rev Sub edition (ngày 2 tháng 3 năm 2004) ^ Taagepera, Rein (1979). “Size and Duration of Empires: Growth-Decline Curves, 600 B.C. to 600 A.D”. Social Science History. Duke University Press. 3 (3/4): 125. doi:10.2307/1170959. JSTOR 1170959. ^ Turchin, Peter; Adams, Jonathan M.; Hall, Thomas D (2006). “East-West Orientation of Historical Empires” (PDF). Journal of world-systems research. 12 (2): 222. ISSN 1076-156X. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2016. ^ Richard, Carl J. (2010). Why we're all Romans: the Roman contribution to the western world (ấn bản 1). Lanham, Md.: Rowman & Littlefield. tr. xi–xv. ISBN 0-7425-6779-6. ^ Sarris, Peter (2011). Empires of faith: the fall of Rome to the rise of Islam, 500 – 700 (ấn bản 1). Oxford: Oxford UP. tr. 118. ISBN 0-19-926126-1. ^ Nolan, Cathal J. (2006). The age of wars of religion, 1000–1650: an encyclopedia of global warfare and civilization . Westport (Connecticut): Greenwood Press. tr. 360. ISBN 0-313-33045-X. ^ Jones, Philip (1997). The Italian city-state: from Commune to Signoria. Oxford: Clarendon Press. tr. 55–77. ISBN 978-0-19-822585-0. ^ Lane, Frederic C. (1991). Venice, a maritime republic . Baltimore: Johns Hopkins University Press. tr. 73. ISBN 0-8018-1460-X. ^ Ali, Ahmed Essa with Othman (2010). Studies in Islamic civilization: the Muslim contribution to the Renaissance. Herndon, VA: International Institute of Islamic Thought. tr. 38–40. ISBN 1-56564-350-X. ^ Stéphane Barry and Norbert Gualde, "The Biggest Epidemics of History" (La plus grande épidémie de l'histoire), in L'Histoire n° 310, June 2006, pp. 45–46 ^ "Plague". Brown University. Lưu trữ 2009-08-31 tại Wayback Machine ^ Jensen 1992, p. 64. ^ a b Strathern, Paul The Medici: Godfathers of the Renaissance (2003) ^ Encyclopædia Britannica, Renaissance, 2008, O.Ed. ^ Har, Michael H. History of Libraries in the Western World, Scarecrow Press Incorporate, 1999, ISBN 0-8108-3724-2 ^ Norwich, John Julius, A Short History of Byzantium, 1997, Knopf, ISBN 0-679-45088-2 ^ Peter Barenboim, Sergey Shiyan, Michelangelo: Mysteries of Medici Chapel, SLOVO, Moscow, 2006. ISBN 5-85050-825-2 ^ Leonardo Bruni; James Hankins (ngày 9 tháng 10 năm 2010). History of the Florentine People. 1. Boston: Harvard University Press. ^ Karl Julius Beloch, Bevölkerungsgeschichte Italiens, volume 3, pp. 359–360. ^ Thomas James Dandelet, John A. Marino (2007). Spain in Italy: Politics, Society, and Religion 1500–1700. Leiden: Koninklijke Brill. ISBN 978-90-04-15429-2. ^ Galasso, Giuseppe (1972). Storia d'Italia 1: I caratteri originali. Turin: Einaudi. tr. 509–10. ^ Napoleon Bonaparte, "The Economy of the Empire in Italy: Instructions from Napoleon to Eugène, Viceroy of Italy," Exploring the European Past: Texts & Images, Second Edition, ed. Timothy E. Gregory (Mason: Thomson, 2007), 65–66. ^ Scholar and Patriot - Google Libri ^ “Giuseppe Garibaldi (Italian revolutionary)”. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2014. ^ Mack Smith, Denis (1997). Modern Italy; A Political History. Ann Arbor: The University of Michigan Press. ISBN 0-472-10895-6 ^ (Bosworth (2005), pp. 49.) ^ Burgwyn, H. James: Italian foreign policy in the interwar period, 1918–1940. Greenwood Publishing Group, 1997. Page 4. ISBN 0-275-94877-3 ^ Schindler, John R.: Isonzo: The Forgotten Sacrifice of the Great War. Greenwood Publishing Group, 2001. Page 303. ISBN 0-275-97204-6 ^ Mack Smith, Denis: Mussolini. Knopf, 1982. Page 31. ISBN 0-394-50694-4 ^ Mortara, G (1925). La Salute pubblica in Italia durante e dopo la Guerra. New Haven: Yale University Press. ^ James H. Burgwyn (2004). General Roatta's war against the partisans in Yugoslavia: 1942, Journal of Modern Italian Studies, Volume 9, Number 3, pp. 314–329(16) ^ Viganò, Marino (2001), “Un'analisi accurata della presunta fuga in Svizzera”, Nuova Storia Contemporanea (bằng tiếng Ý), 3 ^ “1945: Italian partisans kill Mussolini”. BBC News. ngày 28 tháng 4 năm 1945. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2011. ^ Italy tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) ^ Adrian Lyttelton (editor), "Liberal and fascist Italy, 1900–1945", Oxford University Press, 2002. pp. 13 ^ Damage Foreshadows A-Bomb Test, 1946/06/06 (1946). Universal Newsreel. 1946. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012. ^ “Italia 1946: le donne al voto, dossier a cura di Mariachiara Fugazza e Silvia Cassamagnaghi” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2011. ^ “Commissione parlamentare d'inchiesta sul terrorismo in Italia e sulle cause della mancata individuazione dei responsabili delle stragi (Parliamentary investigative commission on terrorism in Italy and the failure to identify the perpetrators)” (PDF) (bằng tiếng Ý). 1995. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2006. ^ (tiếng Anh) / (tiếng Ý) / (tiếng Pháp) /(tiếng Đức) “Secret Warfare: Operation Gladio and NATO's Stay-Behind Armies”. Swiss Federal Institute of Technology / International Relation and Security Network. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2006. ^ “Clarion: Philip Willan, Guardian, ngày 24 tháng 6 năm 2000, page 19”. Cambridgeclarion.org. ngày 24 tháng 6 năm 2000. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2010. ^ The so-called Second Republic was born by forceps: not with a revolt of Algiers, but formally under the same Constitution, with the mere replacement of one ruling class to another: Buonomo, Giampiero (2015). “Tovaglie pulite”. Mondoperaio edizione online.  – via Questia (cần đăng ký mua)
    Read less

Phrasebook

Hai
Due
Số ba
Tre
Bốn
quattro
Năm
Cinque
Sáu
Sei
Bảy
Sette
Tám
Otto
Chín
Nove
Mười
Dieci
Nước uống
Acqua
Cứu giúp!
Aiuto!
Mở
Aprire

Where can you sleep near Ý ?

Booking.com
487.369 visits in total, 9.187 Points of interest, 404 Đích, 2 visits today.