Context of Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hoặc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (tiếng Anh: United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland), cũng thường được gọi là Anh Quốc, Vương quốc Anh hoặc Anh (tiếng Anh: United Kingdom, Great Britain hoặc Britain), là một quốc đảo có chủ quyền tại châu Âu. Quốc gia này nằm tại ngoài khơi châu Âu lục địa, bao gồm đảo Anh và một phần phía đông bắc của đảo Ireland cùng nhiều đảo nhỏ khác. Bắc Ireland là bộ phận duy nhất của Vương quốc Liên hiệp Anh thuộc đảo Ireland và có đường biên giới trên bộ với quốc gia độc lập phía nam là Cộng hòa Ireland. Ngoài biên giới trên bộ này, bao quanh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là biển Đại Tây Dương, trong đó, biển Bắc bao quanh phần phía đông và eo biển Manche bao quanh phần phía nam. Biển Ireland nằm giữa đảo Anh và đảo Ireland. Vương quốc Liên hiệp...Xem thêm

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hoặc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (tiếng Anh: United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland), cũng thường được gọi là Anh Quốc, Vương quốc Anh hoặc Anh (tiếng Anh: United Kingdom, Great Britain hoặc Britain), là một quốc đảo có chủ quyền tại châu Âu. Quốc gia này nằm tại ngoài khơi châu Âu lục địa, bao gồm đảo Anh và một phần phía đông bắc của đảo Ireland cùng nhiều đảo nhỏ khác. Bắc Ireland là bộ phận duy nhất của Vương quốc Liên hiệp Anh thuộc đảo Ireland và có đường biên giới trên bộ với quốc gia độc lập phía nam là Cộng hòa Ireland. Ngoài biên giới trên bộ này, bao quanh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là biển Đại Tây Dương, trong đó, biển Bắc bao quanh phần phía đông và eo biển Manche bao quanh phần phía nam. Biển Ireland nằm giữa đảo Anh và đảo Ireland. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có diện tích 243.610 km², là quốc gia có chủ quyền rộng thứ 78 trên thế giới và rộng thứ 11 tại khu vực châu Âu.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là quốc gia đông dân thứ 22 trên thế giới, với dân số ước tính đạt vào khoảng hơn 68 triệu người (2022). Anh là một quốc gia quân chủ lập hiến theo thể chế dân chủ đại nghị kết hợp với dân chủ trực tiếp. Thủ đô Luân Đôn là một trong những thành phố tiến hành cách mạng công nghiệp hóa sớm nhất trên thế giới và ngày nay là một thành phố toàn cầu hạng Alpha++, trung tâm tài chính toàn cầu và cũng là khu vực đô thị lớn thứ 4 tại châu Âu. Các vùng đô thị lớn khác tập trung xung quanh Luân Đôn là: Manchester (thành phố công nghiệp đầu tiên trong lịch sử thế giới), Birmingham, Leeds và Glasgow. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland bao gồm có 4 quốc gia: Anh (England), Scotland, Wales, và Bắc Ireland. ba quốc gia sau trong đó có chính phủ được phân quyền. Guernsey, Jersey và Đảo Man là lãnh thổ hoàng gia, không phải bộ phận của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Chính phủ Anh Quốc chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng cũng như đại diện quốc tế. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng có 14 lãnh thổ hải ngoại khác, các vùng lãnh thổ đang xảy ra tranh chấp là quần đảo Falkland (với Argentina), Gibraltar (với Tây Ban Nha) và Lãnh thổ Ấn Độ Dương.

Mối quan hệ giữa các quốc gia trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thay đổi theo thời gian. Wales được hợp nhất vào Vương quốc Anh (England) theo Đạo luật Liên Minh vào các năm 1535 và 1542. Một hiệp định tiếp theo được ký kết giữa Anh và Vương quốc Scotland có kết quả là một Vương quốc Anh thống nhất (Great Britain) vào năm 1707 và đến năm 1801 thì vương quốc này tiếp tục hợp nhất với Vương quốc Ireland để hình thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland. Năm 1922, 5 / 6 {\displaystyle 5/6} lãnh thổ Ireland tuyên bố ly khai khỏi Vương quốc Liên hiệp, để lại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland như hiện nay. Các lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nguyên là những thuộc địa, tàn dư của Đế quốc thực dân Anh từng bao phủ gần 1 / 4 {\displaystyle 1/4} diện tích đất liền trên bề mặt trái đất vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX - Đế quốc Anh là đế quốc rộng lớn nhất và cũng là một trong những Đế quốc đã để lại nhiều di sản khổng lồ cùng tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử nhân loại với biệt danh "Đế quốc nơi mặt trời không bao giờ lặn". Ảnh hưởng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nói chung cũng như người Anh nói riêng có thể nhận thấy trong chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, hệ tư tưởng, hệ thống tư pháp, kinh tế của nhiều cựu thuộc địa.

Ngày nay, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một quốc gia công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến, Anh chỉ có khoảng 68 triệu cư dân nhưng có quy mô nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa, đứng thứ 9 toàn cầu xét theo sức mua tương đương (thống kê năm 2020) và giữ hạng 5 toàn cầu về tổng giá trị thương hiệu quốc gia. Người dân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có thu nhập bình quân đầu người ở mức rất cao với cả danh nghĩa và sức mua, đồng thời được xếp loại rất cao về chỉ số phát triển con người (HDI). Đây là quốc gia tiến hành cuộc Cách mạng công nghiệp hóa lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, là siêu cường đứng đầu thế giới trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hiện nay duy trì sức ảnh hưởng đáng kể về kinh tế, văn hoá, quân sự, khoa học, kỹ thuật và chính trị, và tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu. Quân đội Hoàng gia Anh sở hữu vũ khí hạt nhân và có sức mạnh quân sự tổng hợp được ước tính xếp hạng 8 toàn cầu trong năm 2021, Anh cũng xếp hạng 5 trên thế giới về tổng mức ngân sách chi tiêu cho quốc phòng năm 2021. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là quốc gia tham gia sáng lập Liên Hợp Quốc, một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Quốc gia này cũng là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn, trong đó nổi bật như: Thịnh vượng chung các Quốc gia, các nhóm G7, G8, G-20, NATO, Liên minh Tình báo Toàn cầu (nhóm Ngũ Nhãn), IAEA, OECD, Câu lạc bộ Paris và WTO.

More about Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Basic information
  • Currency Bảng Anh
  • Calling code +44
  • Internet domain .uk
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 8.54
Population, Area & Driving side
  • Population 27368800
  • Diện tích 242495
  • Driving side left
Lịch sử
  • Lịch sử Trước 1771  Stonehenge tại Wiltshire được dựng lên vào khoảng năm 2500 TCN.

    Người hiện đại sơ khởi tại châu Âu đến định cư tại khu vực nay là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong các làn sóng bắt đầu từ khoảng 30.000 năm trước.[1] Đến khi kết thúc thời kỳ tiền sử trong khu vực, cư dân được nhận định chủ yếu thuộc về một nền văn hóa được đặt tên là Celt Đảo, gồm người Briton tại đảo Anh và người Gael tại Ireland.[2] Người La Mã (Roma) bắt đầu chinh phục đảo Anh vào năm 43 CN, và cai trị miền nam đảo Anh trong 400 năm, tiếp theo là một cuộc xâm chiếm của những người định cư Anglo-Saxon thuộc chủng Germain, thu nhỏ khu vực của người Briton còn chủ yếu là Wales ngày nay và Vương quốc Strathclyde.[3] Hầu hết khu vực mà người Anglo-Saxon định cư thống nhất thành Vương quốc Anh (England) trong thế kỷ X.[4] Trong khi đó, những người nói tiếng Gael tại tây bắc đảo Anh (có liên hệ với đông bắc của Ireland và theo truyền thuyết được cho là di cư từ đó vào thế kỷ V)[5][6] hợp nhất với người Pict để hình thành Vương quốc Scotland trong thế kỷ IX.[7]

    ...Xem thêm
    Lịch sử Trước 1771  Stonehenge tại Wiltshire được dựng lên vào khoảng năm 2500 TCN.

    Người hiện đại sơ khởi tại châu Âu đến định cư tại khu vực nay là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong các làn sóng bắt đầu từ khoảng 30.000 năm trước.[1] Đến khi kết thúc thời kỳ tiền sử trong khu vực, cư dân được nhận định chủ yếu thuộc về một nền văn hóa được đặt tên là Celt Đảo, gồm người Briton tại đảo Anh và người Gael tại Ireland.[2] Người La Mã (Roma) bắt đầu chinh phục đảo Anh vào năm 43 CN, và cai trị miền nam đảo Anh trong 400 năm, tiếp theo là một cuộc xâm chiếm của những người định cư Anglo-Saxon thuộc chủng Germain, thu nhỏ khu vực của người Briton còn chủ yếu là Wales ngày nay và Vương quốc Strathclyde.[3] Hầu hết khu vực mà người Anglo-Saxon định cư thống nhất thành Vương quốc Anh (England) trong thế kỷ X.[4] Trong khi đó, những người nói tiếng Gael tại tây bắc đảo Anh (có liên hệ với đông bắc của Ireland và theo truyền thuyết được cho là di cư từ đó vào thế kỷ V)[5][6] hợp nhất với người Pict để hình thành Vương quốc Scotland trong thế kỷ IX.[7]

    Năm 1066, người Norman từ Pháp xâm chiếm Anh và sau cuộc chinh phục này, người Norman cũng chiếm phần lớn Wales, chinh phục hầu hết Ireland và được mời đến định cư tại Scotland, đem đến mỗi quốc gia chế độ phong kiến theo mô hình miền bắc Pháp và văn hóa Norman-Pháp.[8] Tầng lớp quý tộc Norman có ảnh hưởng rất lớn, song cuối cùng bị đồng hóa vào mỗi văn hóa địa phương.[9] Sau đó, các quốc vương Anh thời Trung Cổ hoàn thành chinh phục Wales và tiến hành một nỗ lực bất thành nhằm thôn tính Scotland. Sau đó, Scotland duy trì vị thế độc lập của bản thân, song xảy ra xung đột gần như liên tục với Anh. Các quân chủ Anh thừa kế các lãnh thổ tại Pháp và yêu sách vương vị Pháp, tham dự cao độ trong các xung đột tại Pháp, đáng chú ý nhất là Chiến tranh Trăm Năm, trong khi các quốc vương của người Scot nằm trong một liên minh với Pháp trong thời kỳ này.[10]

     Thảm Bayeux miêu tả trận Hastings và các sự kiện dẫn đến trận đánh.

    Trong thời kỳ cận đại, diễn ra xung đột tôn giáo do kết quả từ Cải Cách và đưa Tin Lành làm quốc giáo tại mỗi quốc gia.[11] Wales hoàn toàn được hợp nhất vào Vương quốc Anh,[12] và Ireland trở thành một vương quốc có liên minh cá nhân với quân chủ Anh.[13] Tại khu vực mà nay là Bắc Ireland, đất của những quý tộc Gael theo Công giáo độc lập bị tịch thu và trao cho những người định cư theo Tin Lành từ Anh và Scotland.[14]

    Năm 1603, các vương quốc Anh, Scotland và Ireland được thống nhất trong một liên minh cá nhân khi Quốc vương của người Scot là James VI kế vị vương vị của Anh và Ireland và chuyển triều đình của mình từ Edinburgh đến Luân Đôn; tuy vậy mỗi quốc gia duy trì vị thế một thực thể chính trị riêng biệt và duy trì các cơ cấu chính trị, lập pháp, và tôn giáo riêng biệt.[15][16]

    Đến giữa thế kỷ XVII, toàn bộ ba vương quốc đều tham dự trong một loạt chiến tranh liên tiếp (trong đó có Nội chiến Anh) dẫn đến lật đổ tạm thời chế độ quân chủ và thiết lập một chế độ cộng hoà đơn nhất đoản mệnh là Thịnh vượng chung Anh, Scotland và Ireland.[17][18]

    Mặc dù chế độ quân chủ sau đó được khôi phục, song được đảm bảo (với Cách mạng Vinh Quang năm 1688) rằng, không giống với phần còn lại của châu Âu, chính thể chuyên chế vương thất sẽ không được thi hành, và một người Công giáo công khai có thể không bao giờ được ngồi lên vương vị. Hiến pháp Anh Quốc sẽ phát triển trên cơ sở chế độ quân chủ lập hiến và thể chế đại nghị.[19] Trong thời kỳ này, đặc biệt là tại Anh, sự phát triển năng lực hải quân dẫn đến việc thâu tóm và định cư tại các thuộc địa hải ngoại, đặc biệt là tại Bắc Mỹ.[20][21]

    Sau năm 1707  Hiệp định Liên minh dẫn đến một vương quốc liên hiệp duy nhất bao gồm toàn đảo Anh.

    Ngày 1 tháng 5 năm 1707, Vương quốc Anh (Great Britain) được hình thành, là kết quả của các Đạo luật Liên minh do quốc hội của Anh và Scotland thông qua nhằm phê chuẩn Hiệp định Liên minh, và do đó hợp nhất hai vương quốc.[22][23][24] Một loại cuộc nổi dậy Jacobite phát sinh nhằm loại bỏ gia tộc Hannover theo Tin Lành khỏi vương vị Anh Quốc và khôi phục gia tộc Stuart theo Công giáo. Phe Jacobite cuối cùng thất bại trong trận Culloden vào năm 1746, sau đó những người Scot vùng cao bị đàn áp tàn nhẫn. Các thuộc địa của Anh Quốc tại Bắc Mỹ ly khai trong Cách mạng Mỹ để trở thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ vào năm 1782. Tham vọng đế quốc của Anh chuyển sang những nơi khác, đặc biệt là Ấn Độ.[25] Thuật ngữ 'Vương quốc Liên hiệp' được chính thức hóa vào năm 1801 khi các quốc hội của Anh Quốc và Ireland thông qua các Đạo luật Liên Minh, thống nhất hai vương quốc và thiết lập Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland.[26]

    Đến đầu thế kỷ XIX, Cách mạng công nghiệp do Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland dẫn đầu và quá trình này bắt đầu biến đổi quốc gia. Cách mạng dần khiến quyền lực chính trị rời xa các tầng lớp địa chủ Tory và Whig cũ để hướng về những nhà tư bản công nghiệp mới. Một liên minh của giới công thương với phe Whig dẫn đến hình thành phe Tự do, với tư tưởng mậu dịch tự do và vô can thiệp. Năm 1832, Quốc hội thông qua Đạo luật Đại cải cách, bắt đầu chuyển giao quyền lực chính trị từ tầng lớp quý tộc cho giai cấp trung lưu. Tại nông thôn, phong trào rào đất đẩy những nông dân nhỏ rời đi. Dân số thành thị bắt đầu tăng lên với một tầng lớp lao động đô thị mới. Rất ít công nhân bình thường có quyền bỏ phiếu và họ thiết lập các tổ chức của bản thân theo hình thức công đoàn.

     Trận Waterloo đánh dấu kết thúc các cuộc chiến tranh của Napoléon và khởi đầu Pax Britannica.

    Sau khi đánh bại Pháp trong Cách mạng Pháp và Các cuộc chiến tranh của Napoléon (1792–1815), Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland nổi lên thành cường quốc hải quân và đế quốc chủ yếu trong thế kỷ XIX (với Luân Đôn là đô thị lớn nhất thế giới từ khoảng 1830).[27] Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland không bị thách thức trên biển, ưu thế của họ về sau được mô tả là Pax Britannica (Hòa bình Anh).[28][29] Thời điểm diễn ra Đại Triển lãm năm 1851, Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland được mô tả là "công xưởng của thế giới".[30] Đế quốc Anh được khoách trương, gồm có Ấn Độ, nhiều bộ phận tại châu Phi và các lãnh thổ khác trên toàn thế giới. Bên cạnh kiểm soát chính thức các thuộc địa, Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland còn kiểm soát có hiệu quả kinh tế của nhiều quốc gia như Đại Thanh, Argentina và Xiêm La.[31][32] Tại nội địa, quan điểm chính trị là ủng hộ các chính sách mậu dịch tự do và vô can thiệp cùng với dần mở rộng quyền bầu cử. Trong thế kỷ này, dân số gia tăng với tốc độ mạnh mẽ, kèm theo đó là đô thị hóa nhanh chóng, gây nên các áp lực nghiêm trọng về xã hội và kinh tế.[33] Sau năm 1875, thế độc quyền công nghiệp của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland bị Đức và Hoa Kỳ thách thức. Nhằm tìm kiếm các thị trường và nguồn cung nguyên liệu thô mới, Đảng Bảo thủ dưới quyền Benjamin Disraeli khởi đầu một thời kỳ khoách trương đế quốc tại Ai Cập, Nam Phi và những nơi khác. Canada, Úc và New Zealand trở thành các quốc gia tự quản.[34]

    Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland cùng với Pháp, Nga và (sau 1917) Hoa Kỳ chiến đấu với Đức và đồng minh của nước này trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–18).[35] Các lực lượng vũ trang Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland chiến đấu trên hầu hết Đế quốc Anh và một số khu vực của châu Âu, đặc biệt là Mặt trận phía Tây.[36] Sau Chiến tranh, Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland tiếp nhận ủy thác của Hội Quốc Liên đối với một số cựu thuộc địa của Đức và Ottoman. Đế quốc Anh đạt đến quy mô cực đại, bao trùm một phần năm bề mặt lãnh thổ và một phần tư dân số thế giới.[37] Tuy nhiên, Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland chịu tổn thất 2,5 triệu thương vong và kết thúc chiến tranh với nợ quốc gia khổng lồ.[36] Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Ireland và các tranh chấp nội bộ của Ireland về các điều khoản tự trị địa phương cuối cùng dẫn đến phân chia đảo vào năm 1921,[38] và Quốc gia Tự trị Ireland được độc lập với địa vị quốc gia tự trị vào năm 1922. Tuy nhiên, Bắc Ireland duy trì là bộ phận của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[39] Một làn sóng đình công xảy ra vào giữa thập niên 1920, có đỉnh điểm là tổng đình công Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland năm 1926. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vẫn chưa khôi phục sau các tác động của chiến tranh khi Đại khủng hoảng (1929–32) diễn ra, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và khó khăn tại các khu vực công nghiệp cũ, cũng như các bất ổn chính trị và xã hội trong thập niên 1930. Một chính phủ liên minh được hình thành vào năm 1931.[40]

    Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai khi tuyên chiến với Đức vào năm 1939. Đến năm 1940, Winston Churchill trở thành thủ tướng và đứng đầu một chính phủ liên minh. Bất chấp thất bại của các đồng minh tại châu Âu trong năm đầu chiến tranh, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tiếp tục đơn độc chiến đấu chống Đức. Sau khi Đức chiến bại, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trở thành một trong ba cường quốc tụ họp nhằm dự tính về thế giới hậu chiến; trở thành một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Thế Chiến khiến Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland suy yếu nghiêm trọng và phụ thuộc về tài chính vào viện trợ Marshall và các khoản vay từ Hoa Kỳ.[41]

    Từ 1945  Các lãnh thổ từng thuộc Đế quốc Anh.

    Ngay sau Thế Chiến, chính phủ của Công đảng khởi xướng một chương trình cải cách triệt để, có tác động đáng kể đến xã hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong các thập niên sau.[42] Các ngành công nghiệp chủ yếu và tiện ích công cộng được quốc hữu hóa, hình thành một nhà nước phúc lợi, và một hệ thống y tế toàn diện nhận tài trợ công được thiết lập có tên là Dịch vụ y tế quốc dân.[43] Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc tại các thuộc địa diễn ra đồng thời với vị thế kinh tế của Anh bị suy yếu đi nhiều, do đó một chính sách phi thuộc địa hóa là không thể tránh khỏi. Độc lập được trao cho Ấn Độ và Pakistan vào năm 1947.[44] Trong ba thập niên sau đó, hầu hết thuộc địa trong Đế quốc Anh giành được độc lập, nhiều cựu thuộc địa trở thành thành viên của Thịnh vượng chung các Quốc gia.[45]

    Mặc dù Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là quốc gia thứ ba phát triển vũ khí hạt nhân, song các hạn chế mới trong vị thế quốc tế của quốc gia này thời hậu chiến được thấy rõ trong khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956. Sự truyền bá ở quy mô quốc tế của tiếng Anh giúp văn học và văn hóa Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đảm bảo tiếp tục có ảnh hưởng quốc tế. Từ thập niên 1960 trở đi, văn hóa đại chúng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng có ảnh hưởng tại ngoại quốc. Do tình trạng thiếu công nhân trong thập niên 1950, chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland khuyến khích nhập cư từ các quốc gia trong Thịnh vượng chung. Trong các thập niên sau đó, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trở thành một xã hội đa dân tộc.[46] Mặc dù tiêu chuẩn sinh hoạt được nâng cao vào cuối thập niên 1950 và trong thập niên 1960, song thành tích kinh tế của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland không được thành công như nhiều đối thủ của họ, chẳng hạn như Tây Đức và Nhật Bản. Năm 1973, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), và khi EEC trở thành Liên minh châu Âu (EU) vào năm 1992, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một trong 12 thành viên sáng lập.

     Sau hai lần bị Pháp phủ quyết vào năm 1961 và 1967, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tham gia Liên minh châu Âu vào năm 1973.

    Từ cuối thập niên 1960, Bắc Ireland trải qua náo loạn công cộng và bán vũ trang (đôi khi tác động đến các bộ phận khác của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), tình trạng này thường được gọi trong tiếng Anh là the Troubles. Nó thường được nhận định là kết thúc bằng Hiệp định "Thứ sáu tốt lành" Belfast năm 1998.[47][48][49]

    Sau một thời kỳ suy thoái kinh tế và xung đột công nghiệp lan rộng trong thập niên 1970, chính phủ Bảo thủ trong thập niên 1980 khởi xướng một chính sách cấp tiến về chủ nghĩa tiền tệ, bãi bỏ các quy định đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và thị trường lao động, bán các công ty quốc hữu (tư hữu hóa), và rút trợ cấp cho các lĩnh vực khác.[50] Điều này dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và bất ổn xã hội, song cuối cùng cũng giúp kinh tế tăng trưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Từ năm 1984, kinh tế được tiếp thêm sinh lực từ nguồn thu thập đáng kể đến từ dầu biển Bắc.[51]

    Khoảng cuối thế kỷ XX, có các biến hóa lớn trong việc cai trị Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland khi thiết lập chính phủ phân quyền cho Scotland, Wales và Bắc Ireland.[52][53] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland duy trì là một quốc gia quan trọng trên quy mô toàn cầu trong ngoại giao và quân sự, có vai trò lãnh đạo hàng đầu trong Liên minh châu Âu, Liên Hợp Quốc và NATO. Tuy nhiên, tồn tại tranh luận quanh các vụ triển khai quân sự ra hải ngoại của Anh, đặc biệt là tại Afghanistan và Iraq.[54] Khủng hoàng tài chính toàn cầu 2008 có tác động nghiêm trọng đến kinh tế Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Năm 2010, chính phủ liên minh tiến hành các biện pháp khắc khổ nhằm mục đích giảm thâm hụt ngân sách và thu được kết quả.[55] Tháng 9 năm 2014, đa số cử tri Scotland bác bỏ đề xuất độc lập cho Scotland trong một cuộc trưng cầu dân ý.[56]. Năm 2016, đa số cử tri Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland bỏ phiếu ủng hộ rời Liên minh châu Âu.[57] Quá trình pháp lý nhằm rời EU bắt đầu vào ngày 29 tháng 3 năm 2017, theo quy định các cuộc đàm phán về việc này sẽ diễn ra trong hai năm và trong thời gian đó đảo quốc vẫn là một thành viên đầy đủ của EU.[58][59] Anh chính thức rời khỏi EU vào ngày 31 tháng 3 năm 2020.

    ^ "Ancient skeleton was 'even older'". BBC News. ngày 30 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2011. ^ Koch, John T. (2006). Celtic culture: A historical encyclopedia. Santa Barbara, CA: ABC-CLIO. tr. 973. ISBN 978-1-85109-440-0. ^ Davies, John; Jenkins, Nigel; Baines, Menna; Lynch, Peredur I. biên tập (2008). The Welsh Academy Encyclopaedia of Wales. Cardiff: University of Wales Press. tr. 915. ISBN 978-0-7083-1953-6. ^ “Short Athelstan biography”. BBC History. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013. ^ Mackie, J.D. (1991). A History of Scotland. Luân Đôn: Penguin. tr. 18–19. ISBN 978-0-14-013649-4. ^ Campbell, Ewan (1999). Saints and Sea-kings: The First Kingdom of the Scots. Edinburgh: Canongate. tr. 8–15. ISBN 0-86241-874-7. ^ Haigh, Christopher (1990). The Cambridge Historical Encyclopedia of Great Britain and Ireland. Cambridge University Press. tr. 30. ISBN 978-0-521-39552-6. ^ Ganshof, F.L. (1996). Feudalism. University of Toronto. tr. 165. ISBN 978-0-8020-7158-3. ^ Chibnall, Marjorie (1999). The debate on the Norman Conquest. Manchester University Press. tr. 115–122. ISBN 978-0-7190-4913-2. ^ Keen, Maurice. "The Hundred Years War". BBC History. ^ The Reformation in England and Scotland và Ireland: The Reformation Period & Ireland under Elizabth I, Encyclopædia Britannica Online. ^ “British History in Depth – Wales under the Tudors”. BBC History. ngày 5 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010. ^ Nicholls, Mark (1999). A history of the modern British Isles, 1529–1603: The two kingdoms. Oxford: Blackwell. tr. 171–172. ISBN 978-0-631-19334-0. ^ Canny, Nicholas P. (2003). Making Ireland British, 1580–1650. Oxford University Press. tr. 189–200. ISBN 978-0-19-925905-2. ^ Ross, D. (2002). Chronology of Scottish History. Glasgow: Geddes & Grosset. p. 56. ISBN 1-85534-380-0 ^ Hearn, J. (2002). Claiming Scotland: National Identity and Liberal Culture. Edinburgh University Press. p. 104. ISBN 1-902930-16-9 ^ “English Civil Wars”. Encyclopaedia Britannica. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013. ^ “Scotland and the Commonwealth: 1651–1660”. Archontology.org. ngày 14 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2010. ^ Lodge, Richard (2007) [1910]. The History of England – From the Restoration to the Death of William III (1660–1702). Read Books. tr. 8. ISBN 978-1-4067-0897-4. ^ “Tudor Period and the Birth of a Regular Navy”. Royal Navy History. Institute of Naval History. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2010. ^ Canny, Nicholas (1998). The Origins of Empire, The Oxford History of the British Empire Volume I. Oxford University Press. ISBN 0-19-924676-9. ^ “Articles of Union with Scotland 1707”. UK Parliament. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2008. ^ “Acts of Union 1707”. UK Parliament. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2011. ^ “Treaty (act) of Union 1706”. Scottish History online. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2011. ^ Library of Congress, The Impact of the American Revolution Abroad, p. 73. ^ “The Act of Union”. Act of Union Virtual Library. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2006. ^ Tellier, L.-N. (2009). Urban World History: an Economic and Geographical Perspective. Quebec: PUQ. p. 463. ISBN 2-7605-1588-5. ^ Sondhaus, L. (2004). Navies in Modern World History. Luân Đôn: Reaktion Books. p. 9. ISBN 1-86189-202-0. ^ Porter, Andrew (1998). The Nineteenth Century, The Oxford History of the British Empire Volume III. Oxford University Press. tr. 332. ISBN 0-19-924678-5. ^ “The Workshop of the World”. BBC History. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013. ^ Porter, Andrew (1998). The Nineteenth Century, The Oxford History of the British Empire Volume III. Oxford University Press. tr. 8. ISBN 0-19-924678-5. ^ Marshall, P.J. (1996). The Cambridge Illustrated History of the British Empire. Cambridge University Press. tr. 156–57. ISBN 0-521-00254-0. ^ Tompson, Richard S. (2003). Great Britain: a reference guide from the Renaissance to the present. New York: Facts on File. tr. 63. ISBN 978-0-8160-4474-0. ^ Hosch, William L. (2009). World War I: People, Politics, and Power. America at War. New York: Britannica Educational Publishing. tr. 21. ISBN 978-1-61530-048-8. ^ Turner, John (1988). Britain and the First World War. Luân Đôn: Unwin Hyman. pp. 22–35. ISBN 978-0-04-445109-9. ^ a b Westwell, I.; Cove, D. (eds) (2002). History of World War I, Volume 3. Luân Đôn: Marshall Cavendish. pp. 698 and 705. ISBN 0-7614-7231-2. ^ Turner, J. (1988). Britain and the First World War. Abingdon: Routledge. p. 41. ISBN 0-04-445109-1. ^ SR&O 1921, No. 533 of ngày 3 tháng 5 năm 1921. ^ “The Anglo-Irish Treaty, ngày 6 tháng 12 năm 1921”. CAIN. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2006. ^ Rubinstein, W. D. (2004). Capitalism, Culture, and Decline in Britain, 1750–1990. Abingdon: Routledge. p. 11. ISBN 0-415-03719-0. ^ “Britain to make its final payment on World War II loan from U.S.”. The New York Times. ngày 28 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2011. ^ Francis, Martin (1997). Ideas and policies under Labour, 1945–1951: Building a new Britain. Manchester University Press. tr. 225–233. ISBN 978-0-7190-4833-3. ^ Lee, Stephen J. (1996). Aspects of British political history, 1914–1995. Luân Đôn; New York: Routledge. tr. 173–199. ISBN 978-0-415-13103-2. ^ Larres, Klaus (2009). A companion to Europe since 1945. Chichester: Wiley-Blackwell. tr. 118. ISBN 978-1-4051-0612-2. ^ “Country List”. Commonwealth Secretariat. ngày 19 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012. ^ Julios, Christina (2008). Contemporary British identity: English language, migrants, and public discourse. Studies in migration and diaspora. Aldershot: Ashgate. tr. 84. ISBN 978-0-7546-7158-9. ^ Aughey, Arthur (2005). The Politics of Northern Ireland: Beyond the Belfast Agreement. Luân Đôn: Routledge. tr. 7. ISBN 978-0-415-32788-6. ^ "The troubles were over, but the killing continued. Some of the heirs to Ireland's violent traditions refused to give up their inheritance." Holland, Jack (1999). Hope against History: The Course of Conflict in Northern Ireland. New York: Henry Holt. tr. 221. ISBN 978-0-8050-6087-4. ^ Elliot, Marianne (2007). The Long Road to Peace in Northern Ireland: Peace Lectures from the Institute of Irish Studies at Liverpool University. University of Liverpool Institute of Irish Studies, Liverpool University Press. p. 2. ISBN 1-84631-065-2. ^ Dorey, Peter (1995). British politics since 1945. Making contemporary Britain. Oxford: Blackwell. tr. 164–223. ISBN 978-0-631-19075-2. ^ Griffiths, Alan; Wall, Stuart (2007). Applied Economics (PDF) (ấn bản 11). Harlow: Financial Times Press. tr. 6. ISBN 978-0-273-70822-3. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2010.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên devoladmins ^ Keating, Michael (ngày 1 tháng 1 năm 1998). “Reforging the Union: Devolution and Constitutional Change in the United Kingdom”. Publius: the Journal of Federalism. 28 (1): 217. doi:10.1093/oxfordjournals.pubjof.a029948. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2009. ^ Jackson, Mike (ngày 3 tháng 4 năm 2011). “Military action alone will not save Libya”. Financial Times. Luân Đôn. ^ “United Kingdom country profile”. BBC. ngày 24 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013. ^ “Scottish referendum: Scotland votes no to independence”. BBC News. ngày 19 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2014. ^ “In stunning decision, Britain votes to leave the E.U.”. Washington Post. ngày 24 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2016. ^ Bloom, Dan (ngày 29 tháng 3 năm 2017). “Brexit Day recap: Article 50 officially triggered on historic day as Theresa May warns: 'No turning back'”. Daily Mirror. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2017. ^ Adler, Katya (ngày 29 tháng 3 năm 2017). “Theresa May officially starts Brexit process; Article 50 letter handed over”. BBC News. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2017.
    Read less

Where can you sleep near Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland ?

Booking.com
489.445 visits in total, 9.196 Points of interest, 404 Đích, 83 visits today.