Context of Slovakia

Cộng hòa Slovakia (tiếng Việt: Xlô-va-ki-a; tiếng Anh: Slovakia /sloʊˈvɑːkiə/ ; tiếng Slovak: Slovensko , đầy đủ Slovenská republika ) là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Đông Âu với dân số trên 5 triệu người và diện tích khoảng 49,000 km2. Slovakia giáp biên giới với Cộng hoà Séc và Áo ở phía tây, Ba Lan ở phía bắc, Ukraina ở phía đông và Hungary ở phía nam. Lãnh thổ chủ yếu là miền núi của Slovakia trải dài khoảng 49.000 kilômét vuông (19.000 dặm vuông Anh), với dân số hơn 5,4 triệu người. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Slovakia là Bratislava, và thành phố lớn thứ hai là Košice.

Người Slav đến lãnh thổ của Slovakia ngày nay vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6. Vào thế kỷ thứ 7, họ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra Đế chế của Samo. Vào thế kỷ thứ 9, họ thành lập Công quốc Nitra, sau...Xem thêm

Cộng hòa Slovakia (tiếng Việt: Xlô-va-ki-a; tiếng Anh: Slovakia /sloʊˈvɑːkiə/ ; tiếng Slovak: Slovensko , đầy đủ Slovenská republika ) là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Đông Âu với dân số trên 5 triệu người và diện tích khoảng 49,000 km2. Slovakia giáp biên giới với Cộng hoà Séc và Áo ở phía tây, Ba Lan ở phía bắc, Ukraina ở phía đông và Hungary ở phía nam. Lãnh thổ chủ yếu là miền núi của Slovakia trải dài khoảng 49.000 kilômét vuông (19.000 dặm vuông Anh), với dân số hơn 5,4 triệu người. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Slovakia là Bratislava, và thành phố lớn thứ hai là Košice.

Người Slav đến lãnh thổ của Slovakia ngày nay vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6. Vào thế kỷ thứ 7, họ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra Đế chế của Samo. Vào thế kỷ thứ 9, họ thành lập Công quốc Nitra, sau đó bị Công quốc Moravia chinh phục để thành lập Great Moravia. Vào thế kỷ thứ 10, sau khi Đại Moravia tan rã, lãnh thổ này được hợp nhất vào Công quốc Hungary, sau đó trở thành Vương quốc Hungary vào năm 1000. Vào năm 1241 và 1242, sau cuộc xâm lược của người Mông Cổ vào châu Âu, phần lớn lãnh thổ đã bị phá hủy. Khu vực này được phục hồi phần lớn nhờ Béla IV của Hungary, người cũng đã định cư người Đức, khiến họ trở thành một nhóm dân tộc quan trọng trong khu vực, đặc biệt là ở khu vực ngày nay thuộc miền trung và miền đông Slovakia.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự tan rã của Đế quốc Áo-Hung, nhà nước Tiệp Khắc được thành lập. Cộng hòa Slovak đầu tiên tồn tại trong Chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách là một quốc gia phụ thuộc được Đức Quốc xã công nhận một phần. Vào cuối Thế chiến thứ hai, Tiệp Khắc được tái lập thành một quốc gia độc lập. Sau cuộc đảo chính năm 1948, Tiệp Khắc nằm dưới sự quản lý của cộng sản, và trở thành một phần của Khối phía Đông do Liên Xô lãnh đạo. Các nỗ lực nhằm tự do hóa chủ nghĩa cộng sản ở Tiệp Khắc lên đến đỉnh điểm là Mùa xuân Praha, nhưng đã bị cuộc xâm lược của Khối Warszawa vào Tiệp Khắc đè bẹp vào tháng 8 năm 1968. Năm 1989, Cách mạng Nhung đã chấm dứt một cách hòa bình sự cai trị của chủ nghĩa cộng sản ở Tiệp Khắc. Slovakia trở thành một quốc gia độc lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1993 sau khi Tiệp Khắc được giải thể một cách hòa bình, đôi khi được gọi là Cuộc ly hôn nhung.

Slovakia là một quốc gia phát triển với nền kinh tế tiên tiến có thu nhập cao, xếp hạng rất cao trong Chỉ số Phát triển Con người. Quốc gia này cũng có các chỉ số cao về quyền tự do dân sự, tự do báo chí, tự do internet, quản trị dân chủ và hòa bình. Quốc gia này duy trì sự kết hợp giữa nền kinh tế thị trường với hệ thống an sinh xã hội toàn diện, cung cấp cho công dân dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân, giáo dục miễn phí và là một trong những quốc gia trong OECD có thời gian nghỉ việc hưởng lương lâu nhất của cha mẹ. Slovakia là thành viên của NATO, CERN, Liên minh Châu Âu, Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Khu vực Schengen, Liên Hợp Quốc, OECD, WTO, Hội đồng Châu Âu, Nhóm Visegrád và OSCE. Quốc gia này là nước sản xuất ô tô bình quân đầu người lớn nhất thế giới, với lượng ô tô sản xuất tổng cộng 1,1 triệu chiếc vào năm 2019, chiếm 43% tổng sản lượng công nghiệp toàn quốc gia.

More about Slovakia

Basic information
  • Currency Koruna Slovakia
  • Tên bản địa Slovensko
  • Calling code +421
  • Internet domain .sk
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 6.97
Population, Area & Driving side
  • Population 5449270
  • Diện tích 49035
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Trước thế kỷ thứ V  Một bản văn khắc bằng tiếng La Mã tại lâu đài đồi Trenčín (178–179 AD).

    Xác định niên đại các bon cho thấy những đồ tạo tác khảo cổ lâu đời nhất còn tại Slovakia – được tìm thấy gần Nové Mesto nad Váhom năm 270.000 trước Công Nguyên, thời kỳ Đầu Đồ đá cũ. Những công cụ cổ đó, được làm theo kỹ thuật Clactonian, là bằng chứng về dân cư cổ tại Slovakia.

    Các dụng cụ đá khác từ thời kỳ Giữa Đồ đá cũ (200.000 – 80.000 trước Công Nguyên) có tại hang Prévôt gần Bojnice và những địa điểm lân cận. Khám phá quan trọng nhất từ thời kỳ này là một sọ người Neanderthal (khoảng năm 200.000 trước Công Nguyên), được phát hiện gần Gánovce, một làng ở phía bắc Slovakia.

    ...Xem thêm
    Lịch sử Trước thế kỷ thứ V  Một bản văn khắc bằng tiếng La Mã tại lâu đài đồi Trenčín (178–179 AD).

    Xác định niên đại các bon cho thấy những đồ tạo tác khảo cổ lâu đời nhất còn tại Slovakia – được tìm thấy gần Nové Mesto nad Váhom năm 270.000 trước Công Nguyên, thời kỳ Đầu Đồ đá cũ. Những công cụ cổ đó, được làm theo kỹ thuật Clactonian, là bằng chứng về dân cư cổ tại Slovakia.

    Các dụng cụ đá khác từ thời kỳ Giữa Đồ đá cũ (200.000 – 80.000 trước Công Nguyên) có tại hang Prévôt gần Bojnice và những địa điểm lân cận. Khám phá quan trọng nhất từ thời kỳ này là một sọ người Neanderthal (khoảng năm 200.000 trước Công Nguyên), được phát hiện gần Gánovce, một làng ở phía bắc Slovakia.

    Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bộ xương người thông minh tiền sử trong vùng, cũng như một số đồ vật và dấu tích của văn hoá Gravettian, chủ yếu tại các châu thổ sông Nitra, Hron, Ipeľ, Váh và cả ở tận thành phố Žilina, và gần chân Núi Vihorlat, Inovec, và Tribeč, cũng như tại núi Myjava. Những khám phá nổi tiếng nhất gồm tượng phụ nữ cổ nhất làm bằng xương voi mammoth (22 800 trước Công Nguyên), tượng Venus của Moravany. Bức tượng được tìm thấy trong thập niên 1940 tại Moravany nad Váhom gần Piešťany. Nhiều vòng tay làm bằng vỏ ốc từ Cypraca thermophile gastropods thuộc giai đoạn Tertiary có tại các địa điểm Zákovská, Podkovice, Hubina, và Radošinare. Những khám phá đó cung cấp bằng chứng sớm nhất về sự trao đổi thương mại được tiến hành giữa Địa Trung Hải và Trung Âu.

    Từ khoảng năm 500 trước Công Nguyên, lãnh thổ Slovakia ngày nay là nơi định cư của người Celt, họ đã xây dựng nên oppida trên các địa điểm tại Bratislava và Havránok hiện nay. Các Biatec, đồng xu bạc với tên của các vị Vua người Celt, là bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng chữ viết tại Slovakia. Từ năm thứ hai của Công Nguyên, Đế chế La Mã đang mở rộng đã thiết lập và duy trì một loạt các tiền đồn xung quanh và ngay ở phía bắc Danube, tiền đồn lớn nhất là Carnuntum (những tàn tích lớn nhất của chúng nằm trên con đường chính giữa Vienna và Bratislava) và Brigetio (Szöny hiện nay tại biên giới Slovakia-Hungary). Gần đường cực bắc của các vùng nội địa La Mã, Limes Romanus, là nơi có trại mùa đông của Laugaricio (Trenčín hiện nay) nơi Đơn vị phụ trợ của Lữ đoàn II đã chiến đấu và giành chiến thắng trong một trận chiến quyết định trước bộ tộc Quadi Germanic năm 179 AD trong thời Những cuộc chiến tranh Marcomannic. Vương quốc Vannius, một vương quốc dã man được các bộ tộc Germanic Suebi Quadi và Marcomanni thành lập, cũng như nhiều bộ tộc Celtic và Germanic, gồm Osi và Cotini, tồn tại ở phía Tây và Trung Slovakia từ năm 8–6 trước Công Nguyên tới năm 179 của Công Nguyên.

     Left: Đồng xu celt BiatecRight: đồng 5 slovak crown với Biatec ở mặt trước

    Thời kỳ đồ đồng tại Slovakia kéo dài suốt ba thời kỳ phát triển, từ năm 2000 đến 800 trước Công Nguyên. Phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá lớn có thể gắn liền với sự tăng trưởng vượt bậc trong sản xuất đồng, đặc biệt tại trung Slovakia (ví dụ tại Špania Dolina) và tây bắc Slovakia. Đồng trở thành một nguồn cung cấp tài sản ổn định cho dân cư địa phương. Sau sự biến mất của các nền văn hoá Čakany và Velatice, người Lusatian mở rộng và xây dựng các pháo đài mạnh và phức tạp, với những toà nhà và trung tâm hành chính lớn. việc khai quật các pháo đài Lusatian cung cấp bằng chứng về sự phát triển thương mại và nông nghiệp ổn định ở thời kỳ đó. Sự phong phú và đa dạng các đồ vật trong các ngôi mộ tăng đều. Những người dân trong khu vực này sản xuất vũ khí, khiên, đồ trang sức, đĩa và các bức tượng. Sự xuất hiện của các bộ tộc từ Thrace khiến nền văn hoá của người Calenderberg ngắt quãng. Người Calenderberg sống tại đồng bằng (Sereď), và cả tại các pháo đài đồi trên các đỉnh núi (Smolenice, Molpí). Quyền lực địa phương của các "Hoàng tử" của văn hoá Hallstatt biến mất tại Slovakia trong giai đoạn cuối cùng của Thời đồ sắt sau sự xung đột giữa người Scytho-Thracian và các bộ tộcCeltic tribes, tiến từ phía nam tới phía bắc, theo các con sông của Slovakia.

    Những cuộc xâm lược lớn thế kỷ IV–VII

    Ở thế kỷ thứ hai và ba của Công Nguyên người Huns bắt đầu rời các thảo nguyên Trung Á. Họ vượt sông Danube năm 377 và chiếm Pannonia, và sử dụng nó trong 75 năm làm căn cứ tung ra các cuộc tấn công cướp bóc vào Tây Âu. Tuy nhiên, cái chết của Attila năm 453 đã dẫn tới sự biến mất của bộ tộc Hun. Năm 568 một bộ tộc tiền Mông Cổ, người Avar, tiến hành cuộc xâm lược của họ vào vùng Trung Danube. Người Avar chiếm các vùng đất thấp thuộc Đồng bằng Pannonian, lập ra một đế chế thống trị Châu thổ Karpat. Năm 623, dân cư Slavơ sống tại các vùng phía tây Pannonia rút khỏi đế chế của họ sau một cuộc cách mạng do Samo, một thương gia người Frankish lãnh đạo.[1] Sau năm 626 quyền lực của người Avar dần suy tàn.[2]

    Các nhà nước Slavơ

    Các bộ tộc Slavơ đã định cư ở lãnh thổ Slovakia hiện nay từ thế kỷ thứ V. Vùng tây Slovakia từng là trung tâm của đế chế Samo ở thế kỷ VII. Một nhà nước Slavơ được gọi là Công quốc Nitra nổi lên ở thế kỷ VIII và người cầm quyền ở đó Pribina đã cho xây dựng nhà thờ Công giáo đầu tiên của Slovakia năm 828. Cùng với nước Moravia láng giềng, công quốc đã thành lập nên cốt lõi của Đế chế Đại Moravia từ năm 833. Đỉnh cao của đế chế Slavơ này diễn ra trùng với sự xuất hiện của Saints Cyril và Methodius năm 863, trong thời cai trị của Hoàng tử Rastislav, và lãnh thổ mở rộng dưới thời Vua Svätopluk I.

    Thời kỳ Đại Moravia (830–896)  Trung Âu thế kỷ IX. Đông Francia màu xanh dương, Bulgaria màu vàng, Đại Moravia thời Rastislav (870) xanh lá cây. Đường màu xanh là các biên giới của Đại Moravia thời Svatopluk I (894). Xin lưu ý rằng một số biên giới của Đại Moravia vẫn đang bị tranh cãi

    Đại Moravia nổi lên khoảng năm 830 khi Moimír I thống nhất các bộ tộc Slavơ định cư ở phía bắc sông Danube và mở rộng sự cai trị của Moravia tới đó.[3] Khi Mojmír I cố thoát khỏi sự cai quản của vua Đông Francia năm 846, Vua Louis the German đã hạ bệ ông và ủng hộ cháu của Moimír, Rastislav (846–870) lên ngôi.[4] Triều đình mới theo đuổi một chính sách độc lập: sau khi ngăn chặn cuộc tấn công của người Frankish năm 855, ông cũng tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của các thầy tu Frankist đang truyền giáo trong lãnh thổ của mình. Rastislav đã yêu cầu Hoàng đế Byzantine Michael III gửi các giáo viên có khả năng dịch thánh kinh sang ngôn ngữ Slavơ. Theo yêu cầu của Rastislav, hai người anh em, các quan chức Byzantine và là các nhà truyền giáo Cyril và Methodius tới đây năm 863. Cyril (Kyrillô) đã phát triển bảng chữ cái Slavơ đầu tiên và dịch Phúc âm sang ngôn ngữ Slavơ Giáo hội cổ. Rastislav cũng quan tâm tới việc đảm bảo an ninh và quản lý hành chính cho nhà nước của mình. Nhiều lâu đài có hệ thống phòng thủ mạnh được xây dựng khắp nước có niên đại từ thời cầm quyền của ông và một số chúng (ví dụ., Dowina, thỉnh thoảng được gọ là Devín Castle)[5][6] cũng được cho là có liên quan tới Rastislav theo những cuốn biên niên sử Frankish.[7][8]

    Trong thời cầm quyền của Rastislav, Công quốc Nitra được trao cho cháu của ông Svatopluk như một thái ấp.[6] Vị hoàng tử nối loạn liên kết với người Frank và lật đổ người chú của mình năm 870. Tương tự với người tiền nhiệm của ông, Svatopluk I (871–894) đã lên giữ ngôi Vua (rex). Trong thời cai trị của ông, Đế chế Đại Moravia phát triển tới cực điểm về lãnh thổ, khi không chỉ Moravia và Slovakia hiện nay mà cả bắc và trung Hungary, Hạ Áo, Bohemia, Silesia, Lusatia, nam Ba Lan và bắc Serbia hiện nay đều thuộc đế chế, nhưng các biên giới chính xác của đế quốc của ông vẫn bị các học giả hiện đại tranh cãi. [9] Svatopluk cũng chống lại các cuộc tấn công của các bộ tộc du mục Magyar và Đế chế Bulgaria, dù thỉnh thoảng chính ông thuê người Magyar khi tổ chức các cuộc chiến tranh chống lại Đông Francia.[10]

    Năm 880, Giáo hoàng John VIII lập ra một tỉnh đại hội độc lập tại Đại Moravia với Tổng Giám mục Methodius là người đứng đầu. Ông cũng chỉ định tu sĩ người German Wiching làm Giám mục Nitra.

    Sau cái chết của Vua Svatopluk năm 894, các con trai của ông Mojmír II (894–906?) và Svatopluk II nối ngôi làm Vua Đại Moravia và Hoàng tử Nitra.[6] Tuy nhiên, họ bắt đầu tranh cãi về việc cai trị toàn bộ đế chế. Bị suy yếu bởi cuộc xung đột bên trong cũng như những cuộc chiến tranh thường xuyên với Đông Francia, Đại Moravia mất các lãnh thổ ngoại vi của mình.

    Cùng lúc ấy, các bộ tộc Magyar, có thể vì sự thất bại trước một bộ tộc du mục khác là Pechenegs, rời lãnh thổ của họ ở phía đông dãy núi Karpat, xâm lược Châu thổ Karpat và bắt đầu chiếm dần lãnh thổ khoảng năm 896.[11] Quân đội của họ có thể đã được khuyến khích bởi những cuộc chiến tranh liên tục giữa các quốc gia trong vùng và thỉnh thoảng các vị vua cai trị những quốc gia đó vẫn thuê họ can thiệp vào các cuộc chiến tranh của mình.[12]

    Có lẽ cả Mojmír II và Svatopluk II đều chết trong các trận chiến với người Magyar trong khoảng từ năm 904 đến năm 907 bởi tên của họ không được đề cập tới trong các văn bản sau năm 906. Trong ba trận chiến (4–5 tháng 7 và 9 tháng 8 năm 907) gần Bratislava, người Magyar đánh bại quân đội Bavaria. Các nhà lịch sử thường coi đây là năm tan rã của Đế chế Đại Moravia.

    Đại Moravia để lại phía sau một di sản vĩnh cửu tại Trung và Đông Âu. Ký tự Glagolitic và hậu duệ của nó ký tự Cyrillic đã đồng hoá vào trong các quốc gia Slavơ khác, lập ra một con đường mới trong sự phát triển văn hoá của họ. Hệ thống hành chính của Đại Moravia có thể có ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống hành chính của Vương quốc Hungary.

    Vương quốc Hungary (1000–1919)  Ľudovít Štúr

    Sau sự tan rã của Đế chế Đại Moravia đầu thế kỷ thứ X, người Hungary dần sáp nhập lãnh thổ bao gồm Slovakia ngày nay. Cuối thế kỷ thứ X, các vùng phía tây nam của Slovakia hiện nay trở thành một phần của công quốc Hungary đang nổi lên, trở thành Vương quốc Hungary sau năm 1000. Sau đó vùng này trở thành một phần không thể tách rời của nhà nước Hungary cho tới sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung năm 1918. Thành phần sắc tộc trở nên đa dạng hơn với sự xuất hiện của người German Carpathian ở thế kỷ XIII, và người Do thái ở thế kỷ XIV.

    Một sự sụt giảm dân số mạnh là kết quả của cuộc xâm lược của người Mông Cổ năm 1241 và nạn đói sau đó. Tuy nhiên, trong thời trung cổ vùng Slovakia hiện nay có đặc điểm bởi các thị trấn đang phát triển, việc xây dựng nhiều lâu đài đá, và sự phát triển nghệ thuật.[13] Năm 1465, Vua Matthias Corvinus đã lập ra trường đại học thứ ba của Vương quốc Hungary, tại Bratislava (khi ấy là Pressburg hay Pozsony), nhưng nó bị đóng cửa năm 1490 sau khi ông qua đời.[14]

    Sau khi Đế chế Ottoman mở rộng tới Hungary và sự chiếm đóng Buda đầu thế kỷ XVI, trung tâm của Vương quốc Hungary (dưới cái tên Hoàng gia Hungary) chuyển tới Pozsony (trong tiếng Slovakia: Prespork ở thời điểm đó, hiện là Bratislava) trở thành thành phố thủ đô của Hoàng gia Hungary năm 1536. Nhưng các cuộc chiến tranh Ottoman và những cuộc nổi dậy sau đó chống lại Triều đình Habsburg cũng gây nên sự phá hoại rất lớn, đặc biệt tại các vùng nông thôn. Khi người Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi Hungary hồi cuối thế kỷ XVII, tầm quan trọng của vùng đất gồm Slovakia hiện đại ngày nay giảm bớt, dù Bratislava vẫn giữ được vị thế thủ đô Hungary cho tới năm 1848, khi nó được chuyển cho Buda.

    Trong cuộc cách mạng năm 1848–49 người Slovak ủng hộ Hoàng đế Áo, với hy vọng có được độc lập từ Hungary, một phần của Triều đình Kép, nhưng họ đã không đạt mục tiêu.[cần dẫn nguồn] Sau đó quan hệ giữa các quốc gia xấu đi (xem Hungary hoá), lên tới đỉnh điểm là sự ly khai của Slovakia khỏi Hungary sau Thế chiến I.[15]

    Tiệp Khắc giữa hai cuộc chiến  Milan Rastislav Štefánik

    Năm 1918, Slovakia và các vùng Bohemia và Moravia thành lập một nhà nước chung, Tiệp Khắc, với các biên giới được xác nhận theo Hiệp ước Saint Germain và Hiệp ước Trianon. Năm 1919, trong thời gian hỗn loạn sau sự tan rã của Áo-Hung, Tiệp Khắc được thành lập với nhiều người Đức và người Hungary bên trong lãnh thổ mới được lập ra của họ. Một người Slovak yêu nước Milan Rastislav Štefánik (1880–1919), đã giúp tổ chức các trung đoàn Tiệp Khắc chống Áo-Hung trong Thế chiến I, thiệt mạng trong một vụ đâm máy bay trong cuộc chiến này. Trong thời kỳ hoà bình sau cuộc Thế chiến, Tiệp Khắc xuất hiện như một nhà nước châu Âu có chủ quyền.[cần dẫn nguồn]

    Trong giai đoạn giữa hai cuộc Thế chiến, Tiệp Khắc dân chủ là đồng minh với Pháp, và với România và Nam Tư (Little Entente); tuy nhiên, Các hiệp ước Locarno năm 1925 khiến anh ninh Đông Âu còn để ngỏ. Cả người Séc và người Slovak đều có một giai đoạn khá thịnh vượng. Không chỉ ở quá trình phát triển nền kinh tế đất nước, mà cả ở văn hoá và các cơ hội giáo dục. Cộng đồng Đức thiểu số chấp nhận vai trò của họ trong quốc gia mới và các quan hệ với Áo khá tốt. Tuy thế cuộc Đại giảm phát đã gây ra sự suy giảm kinh tế, tiếp theo là sự tan rã chính trị và mất an ninh ở châu Âu.[16]

    Sau đó Tiệp Khắc ở dưới áp lực liên tục từ các chính phủ xét lại của Đức và Hungary. Cuối cùng việc này đã dẫn đến Thoả thuận Munich vào tháng 9 năm 1938, cho phép Đức Phát xít chia cắt một phần lãnh thổ đất nước bằng cách chiếm đóng cái gọi là Sudetenland, một vùng có đa số người nói tiếng Đức giáp với biên giới Đức và Áo. Phần còn lại của Tiệp Khắc được đổi tên thành Czecho-Slovakia và người Slovak có mức độ tự chủ chính trị lớn hơn. Tuy nhiên, vùng phía nam và phía đông Slovakia, bị Hungary tuyên bố chủ quyền tại Hội đồng trọng tài Vienna lần thứ nhất tháng 11 năm 1938.[cần dẫn nguồn]

    Thế chiến II

    Sau Thoả thuận Munich và Hội đồng trọng tài Vienna của họ, Phát xít Đức đe doạ sáp nhập một phần Slovakia và cho phép các vùng còn lại được phân chia bởi Hungary hay Ba Lan trừ khi họ tuyên bố độc lập. Vì thế, Slovakia ly khai khỏi Tiệp Khắc vào tháng 3 năm 1939 và liên kết, theo yêu cầu của Đức, với liên minh của Hitler.[17] Chính phủ Đệ Nhất Cộng hoà Slovak, dưới sự lãnh đạo của Jozef Tiso và Vojtech Tuka, bị ảnh hưởng mạnh từ Đức và dần trở thành một chế độ bù nhìn ở nhiều khía cạnh. Hầu hết người Do Thái bị trục xuất khỏi đất nước và bị đưa tới các trại lao động tại Đức, tuy nhiên hàng nghìn người Do Thái vẫn ở lại trong các trại lao động tại Slovak ở Sered, Vyhne, và Nováky.[18] Tiso, nhờ có thể trao quyền miễn trừ của tổng thống, được cho là đã cứu tới 40,000 người Do thái trong thời gian cuộc chiến, dù những ước tính khác cho rằng con số đó là khoảng 4,000 hay thậm chí chỉ 1,000.[19] Tuy nhiên, dưới chế độ chính phủ Tiso 83% người Do thái tại Slovakia, trong tổng cộng 75,000 người, đã bị giết hại.[20] Tiso trở thành lãnh đạo châu Âu duy nhất thực tế trả cho chính quyền Đức để trục xuất người Do Thái trong nước ông.[21][22] Sau khi rõ ràng rằng Hồng quân Nga đang đẩy lùi quân Phát xít khỏi đông và trung Âu, một phong trào kháng chiến xuất hiện với sự phản công vũ trang mạnh mẽ, được gọi là Khởi nghĩa Quốc gia Slovak, năm 1944. Một thời kỳ chiếm đóng đẫm máu của Đức và một cuộc chiến tranh du kích diễn ra sau đó.

    Cầm quyền của Đảng Cộng sản

    Sau Thế chiến II, Tiệp Khắc được tái lập và Jozef Tiso bị treo cổ năm 1947 vì tội hợp tác với Phát xít. Hơn 80,000 người Hungary[23] và 32,000 người Đức[24] bị buộc phải rời Slovakia, trong một loạt các cuộc di chuyển dân số theo sáng kiến của Đồng Minh tại Hội nghị Potsdam.[25] Sự trục xuất này vẫn là một nguồn gốc gây căng thẳng giữa Slovakia và Hungary.[26] Trong số khoảng 130,000 người Đức Carpathian tại Slovakia năm 1938, đến năm 1947 chỉ còn khoảng 20,000 người ở lại.[27]

    Tiệp Khắc rơi vào tầm ảnh hưởng của Liên Xô và Khối hiệp ước Warszawa của họ sau một cuộc đảo chính năm 1948. Nước này bị chiếm đóng bởi các lực lượng Khối Warszawa (ngoại trừ România) năm 1968, chấm dứt một giai đoạn tự do hoá dưới sự lãnh đạo của Alexander Dubček. Năm 1969, Tiệp Khắc trở thành một liên bang gồm Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Slovak.

    Thành lập Cộng hoà Slovak

    Chế độ cộng sản cầm quyền tại Tiệp Khắc chấm dứt năm 1989, sau cuộc Cách mạng Nhung hoà bình, một lần nữa quốc gia lại bị giải tán, lần này thành hai nhà nước kế tục. Tháng 7 năm 1992 Slovakia, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Vladimír Mečiar, tuyên bố mình là một nhà nước có chủ quyền, có nghĩa luật pháp của họ được ưu tiên hơn luật pháp của chính phủ liên bang. Trong mùa thu năm 1992, Mečiar và Thủ tướng Séc Václav Klaus đã đàm phán các chi tiết về việc giải tán liên bang. Tháng 11 nghị viện liên bang bỏ phiếu chính thức giải tán đất nước vào ngày 31 tháng 12 năm 1992. Slovakia và Cộng hoà Séc trở thành hai quốc gia độc lập kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1993, một sự kiện thỉnh thoảng được gọi là sự Ly hôn Nhung. Slovakia vẫn là một đối tác chặt chẽ với Cộng hoà Séc, cả hai nước hợp tác với Hungary và Ba Lan trong Nhóm Visegrád. Slovakia trở thành một thành viên của NATO ngày 29 tháng 3 năm 2004 và của Liên minh châu Âu ngày 1 tháng 5 năm 2004. Ngày 1 tháng 1 năm 2009, Slovakia chấp nhận đồng Euro trở thành đồng tiền tệ quốc gia.

    ^ Benda, Kálmán (editor) (1981). Magyarország történeti kronológiája ("The Historical Chronology of Hungary"). Budapest: Akadémiai Kiadó. tr. 44. ISBN 963 05 2661 1.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết) ^ . tr. 30–31. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ . tr. 360. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Kristó, Gyula (editor) (1994). Korai Magyar Történeti Lexikon (9-14. század) (Encyclopedia of the Early Hungarian History - 9-14th centuries). Budapest: Akadémiai Kiadó. tr. 467. ISBN 963 05 6722 9.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết) ^ Poulik, Josef (1978). “The Origins of Christianity in Slavonic Countries North of the Middle Danube Basin”. World Archaeology. 10 (2): 158–171. ^ a b c Dušan Čaplovič & Viliam Čičaj, Dušan Kováč, Ľubomír Lipták, Ján Lukačka (2000). Dejiny Slovenska. Bratislava: AEP.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ . tr. 167, 566. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Annales Fuldenses, sive, Annales regni Francorum orientalis ab Einhardo, Ruodolfo, Meginhardo Fuldensibus, Seligenstadi, Fuldae, Mogontiaci conscripti cum continuationibus Ratisbonensi et Altahensibus / post editionem G.H. Pertzii recognovit Friderious Kurze; Accedunt Annales Fuldenses antiquissimi. Hannover: Imprensis Bibliopolii Hahniani. 1978. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2009.." ^ Tóth, Sándor László (1998). Levediától a Kárpát-medencéig ("From Levedia to the Carpathian Basin"). Szeged: Szegedi Középkorász Műhely. tr. 199. ISBN 963 482 175 8. ^ . tr. 51. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ . tr. 189–211. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ Kristó, Gyula (1996). Magyar honfoglalás - honfoglaló magyarok ("The Hungarians' Occupation of their Country - The Hungarians occupying their Country"). Kossuth Könyvkiadó. tr. 84–85. ISBN 963 09 3836 7. ^ Tibenský, Ján (1971). Slovensko: Dejiny. Bratislava: Obzor. ^ “Academia Istropolitana”. City of Bratislava. ngày 14 tháng 2 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2008. ^ Divided Memories: The Image of the First World War in the Historical Memory of Slovaks, Slovak Sociological Review, Issue 3 /2003 [1] ^ J. V. Polisencky, History of Czechoslovakia in Outline (Prague: Bohemia International 1947) at 113–114. ^ Gerhard L. Weinberg, The Foreign Policy of Hitler's Germany: Starting World War II, 1937-1939 (Chicago, 1980), pp. 470–481. ^ Leni Yahil, The Holocaust: The Fate of European Jewry, 1932-1945 (Oxford, 1990), pp. 402–403. ^ For the higher figure, see Milan S. Durica, The Slovak Involvement in the Tragedy of the European Jews (Abano Terme: Piovan Editore, 1989), p. 12; for the lower figure, see Gila Fatran, "The Struggle for Jewish Survival During the Holocaust" in The Tragedy of the Jews of Slovakia (Banská Bystrica, 2002), p. 148. ^ Dawidowicz, Lucy. The War Against the Jews, Bantam, 1986. p. 403 ^ “Slovak bishop praises Nazi regime – BBC News”. ^ “Antisemitism and Xenophobia Today - Slovakia”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2009. ^ “Management of the Hungarian Issue in Slovak Politics” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2009. ^ “German minority in Slovakia after 1918 (Nemecká menšina na Slovensku po roku 1918) (in Slovak)”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008. ^ David Rock & Stefan Wolff (2002). Coming home to Germany?: the integration of ethnic Germans from central and eastern Europe in the Federal Republic. New York; Oxford: Berghahn.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ “benes-decrees-implications-eu-enlargement”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2009. ^ “Dr. Thomas Reimer, Carpathian Germans history”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2002. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2002.
    Read less

Phrasebook

Xin chào
Ahoj
Thế giới
Svet
Chào thế giới
Ahoj svet
Cảm ơn bạn
Ďakujem
Tạm biệt
Zbohom
Đúng
Áno
Không
Nie
Bạn khỏe không?
Ako sa máš?
Tốt, cảm ơn bạn
Dobre, ďakujem
cái này giá bao nhiêu?
Koľko to stojí?
Số không
nula
Một
Jeden

Where can you sleep near Slovakia ?

Booking.com
487.371 visits in total, 9.187 Points of interest, 404 Đích, 4 visits today.