Context of Serbia

Serbia (phiên âm là Xéc-bi hay Xéc-bi-a, tiếng Serbia: Србија, chuyển tự Srbija, phiên âm là Xrơ-bi-a), tên chính thức là Cộng hòa Serbia (tiếng Serbia: Република Србија, chuyển tự Republika Srbija) là một quốc gia nội lục thuộc khu vực đông nam châu Âu. Serbia nằm trên phần phía nam của đồng bằng Pannonia và phần trung tâm của bán đảo Balkan. Địa hình phía bắc nước này chủ yếu là đồng bằng còn phía nam lại nhiều đồi núi. Serbia giáp với Hungary về phía bắc; România và Bulgaria về phía đông; Albania và Bắc Macedonia về phía nam; giáp với Montenegro, Croatia và Bosna và Hercegovina về phía tây. Tính đến tháng 7 năm 2007, dân số của nước này là 10.150.265 người.

Serbia từng là một quốc gia có nền văn hóa phát triển cao vào thời kỳ trung cổ trước khi trở thành thuộ...Xem thêm

Serbia (phiên âm là Xéc-bi hay Xéc-bi-a, tiếng Serbia: Србија, chuyển tự Srbija, phiên âm là Xrơ-bi-a), tên chính thức là Cộng hòa Serbia (tiếng Serbia: Република Србија, chuyển tự Republika Srbija) là một quốc gia nội lục thuộc khu vực đông nam châu Âu. Serbia nằm trên phần phía nam của đồng bằng Pannonia và phần trung tâm của bán đảo Balkan. Địa hình phía bắc nước này chủ yếu là đồng bằng còn phía nam lại nhiều đồi núi. Serbia giáp với Hungary về phía bắc; România và Bulgaria về phía đông; Albania và Bắc Macedonia về phía nam; giáp với Montenegro, Croatia và Bosna và Hercegovina về phía tây. Tính đến tháng 7 năm 2007, dân số của nước này là 10.150.265 người.

Serbia từng là một quốc gia có nền văn hóa phát triển cao vào thời kỳ trung cổ trước khi trở thành thuộc địa của Đế chế Ottoman. Năm 1878, Serbia chính thức giành lại được nền độc lập cho dân tộc. Đường biên giới hiện nay của Serbia được hình thành sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và nước này trở thành một bộ phận của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, một quốc gia xã hội chủ nghĩa nhưng không phải là đồng minh của Liên Xô. Khi Liên bang Nam Tư giải thể vào thập niên 1990, chỉ còn lại Montenegro ở lại với Serbia trong liên bang Serbia và Montenegro. Năm 2006, Montenegro tách khỏi liên bang và Serbia trở thành một quốc gia độc lập. Hiện nay vấn đề vùng lành thổ Kosovo tách khỏi Serbia để thành lập một quốc gia độc lập vẫn gây nhiều tranh cãi trên thế giới.

Ngày nay Serbia là một nước cộng hòa đa đảng theo thể chế dân chủ đại nghị. Thủ tướng là người đứng đầu nhà nước và nắm thực quyền chính ở Serbia. Nền kinh tế Serbia hiện nay đang tăng trưởng khá nhanh và thu nhập bình quân của nước này được xếp vào nhóm trung bình trên của thế giới. Serbia cũng là nước có Chỉ số Phát triển Con người (HDI) cao.

More about Serbia

Basic information
  • Tên bản địa Србија
  • Calling code +381
  • Internet domain .rs
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 6.22
Population, Area & Driving side
  • Population 6647003
  • Diện tích 88361
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Tiền sử & Buổi đầu lịch sử  Felix Romuliana, địa điểm La Mã

    Người Illyrian, Thracian và Dacians cổ đã sinh sống ở Serbia trước người La Mã....Xem thêm

    Lịch sử Tiền sử & Buổi đầu lịch sử  Felix Romuliana, địa điểm La Mã

    Người Illyrian, Thracian và Dacians cổ đã sinh sống ở Serbia trước người La Mã. Macedon đã mở rộng về phía nam Serbia ngày nay vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, điểm cực bắc của đế chế của Alexander Đại Đế là thị trấn Kale. Thành phố phía bắc Serbia Sirmium là một trong những thủ đô La Mã thời Tam đầu chế.[1]

    Vương quốc Serbia trung cổ (thế kỷ VII đến thế kỷ XIV)  Bản đồ những vùng đất của người Serb vào thế kỷ IX

    Vào thế kỷ VII, người Serb đã di cư đến vùng bán đảo Balkan ngày nay và chia thành 6 bộ tộc lớn là Raska, Bosna, Duklja (hay Zeta), Zahumlje, Travunia và Pagania. Khi đó hầu hết người Serb đã cải theo Cơ đốc giáo, bao gồm cả đạo Công giáo và đạo Chính thống. Năm 1077 tại Zeta (nay là Montenegro), vua Mihailo đã được Giáo hoàng phong lên ngôi vua. Con trai ông là Konstantin Bodin tiếp tục nối ngôi và cai trị vùng đất này từ năm 1080 đến khi mất vào năm 1101. Thời gian này, những vương quốc của người Serb vẫn bị đe dọa bởi các nước lớn là Đế chế Byzantine và Bulgaria.

    người Serb không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau trong cùng một vương quốc mà nhiều lúc, họ tách ra thành nhiều vương quốc nhỏ độc lập. Trong tất cả các công quốc của người Serb thì Raska là nước có tiềm lực và lãnh thổ lớn nhất. Họ bắt đầu thống nhất đất đai với nhiều vùng đất xung quanh rồi đổi tên nước thành Serbia. Vương triều Serbia thống nhất đầu tiên là triều đại Caslav Klonimirovic, thành lập tại Rascia vào giữa thế kỷ X. Trong giai đoạn từ nửa đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XII, vương quyền lại thuộc về triều đại Vojislavljevic của Zeta.

    Vương quốc Serbia thời trung cổ đạt sự cực thịnh của nó dưới triều đại của vua Stefan Dushan. Ông đã mở mang các tuyến đường thương mại của người Serb khiến nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ, sức mạnh của vương triều được củng cố và Serbia trở thành một trong những trung tâm văn hóa hàng đầu châu Âu lúc bấy giờ. Nhân lúc Đế chế Byzantine suy yếu, Stefan Dushan đã xâm chiếm các vùng đất ở phía nam và phía đông, chiếm gần hết phần đất liền của nước Hy Lạp và mở rộng gấp đôi diện tích của Serbia. Năm 1346, ông đăng quang danh hiệu "Hoàng đế của người Serb và người Hy Lạp", thành lập Đế quốc Serbia, nhưng sự huy hoàng đó đã kéo dài không lâu. Năm 1355, vua Stefan Dushan bị đầu độc chết ở tuổi 47. Đất nước Serbia rơi vào khủng hoảng và hỗn loạn bởi những triều đại yếu kém tiếp theo trong khi người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman đang thôn tính Đế chế Byzantine tại phía đông.

    Sự xâm lược của Đế chế Ottoman

    Cuối thế kỷ XIV, những cuộc chiến tranh đầu tiên giữa người Serb và người Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nổ ra. Năm 1371, anh em Nam tước Mrnjavcevic đã đẩy lùi quân Thổ Nhĩ Kỳ về lãnh thổ của họ nhưng sau đó lại bị phản công ngay tại trận Maritsa. Năm 1386, tướng Milos Obilic của người Serb đã đánh thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ một trận lớn tại trận Plocnik. Tuy nhiên đến năm 1389, trận Kosovo với thất bại thuộc về Serbia đã định rõ số phận của nước này khi không còn một lực lượng nào có đủ khả năng đẩy lùi những cuộc tiến công tiếp theo của người Thổ Nhĩ Kỳ. Đến năm tiếp sau, Kosovo đã bị mất vào tay Đế chế Ottoman, Vương quốc Serbia buộc phải chuyển dần lãnh thổ của mình lên phía bắc. Đến năm 1459, người Thổ Nhĩ Kỳ cũng chiếm xong toàn bộ miền bắc Serbia. Chỉ còn lại một số vùng đất còn duy trì được tự do là Bosnia và Zeta nhưng cuối cùng cũng bị sáp nhập vào năm 1496. Từ đấy trở đi bắt đầu 4 thế kỉ Serbia bị nằm dưới ách đô hộ của Đế chế Ottoman.

    Từ thế kỷ XIV, một bộ phận lớn người dân Serbia đã nhập cư vào Vojvodina, lúc đó nằm dưới quyền cai quản của Hungary. Đến khi những cuộc chiến tranh giữa Đế chế Áo và Đế chế Ottoman bùng nổ trong những thế kỉ tiếp theo đó, người Serb đã đứng về phe người Áo nhằm cố gắng giành lại những vùng đất đai đã mất song họ vẫn chưa thành công.

    Serbia cận đại  Karadorde Petrovic, lãnh đạo cuộc nổi dậy của người Serb năm 1804

    Dưới ách cai trị tàn bạo của Đế chế Ottoman, người Serb đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh. Sau hai cuộc nổi dậy lớn của người Serb vào năm 1804 (lãnh đạo bởi Karadorde Petrovic) và năm 1815 (lãnh đạo bởi Milos Obrenovic), Đế chế Ottoman đã phải trao quyền tự trị cho người Serb. Vào thời kỳ cận đại, Đế chế Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu suy yếu do những mâu thuẫn sắc tộc sâu sắc bên trong đế chế và sự uy hiếp của các nước tư bản phương Tây. Đây là điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở những quốc gia Cơ đốc giáo sống trong sự kìm kẹp của đế chế. Trong hoàn cảnh đó, người Serb không chỉ đẩy mạnh đấu tranh vũ trang mà còn tiến hành những cải cách xã hội với sự xuất hiện của những giá trị tư bản phương Tây. Những cuộc chiến tranh chống Ottoman bùng nổ mạnh mẽ đã dẫn tới việc thành lập Công quốc Serbia độc lập và nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế vào năm 1878. Bên cạnh đó, cộng đồng người Serb tại Vojvodina nằm trong Đế chế Áo-Hung cũng đòi quyền tự trị cho khu vực này.

    Từ năm 1882, Công quốc Serbia đổi thành Vương quốc Serbia. Thời kỳ tiếp theo đó là sự luân phiên cai trị đất nước của hậu duệ của Karadorde Petrovic, người lãnh đạo cuộc nổi dậy lần thứ nhất của người Serb năm 1805 và hậu duệ của Milos Obrenovic, người lãnh đạo cuộc nổi dậy lần thứ hai năm 1815. Sau khi giành được độc lập từ tay Đế chế Ottoman, Serbia đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa. Điều này có được do chính phủ Serbia lúc đó đã cử nhiều thanh niên Serbia sang các nước châu Âu lớn học tập và khi trở về, họ đã mang theo nhiều kiến thức quan trọng cũng như cả một hệ thống tư tưởng mới để xây dựng đất nước. Năm 1903, một cuộc đảo chính diễn ra đã đưa một người cháu trai của Karadorde là vua Petar I của Serbia lên ngai vàng, mở đường cho những cải cách dân chủ tại Serbia. Petar I là người theo tư tưởng tự do và từng được học tập tại phương Tây. Ông đã thành lập một chính phủ dân chủ nghị viện và ban hành bản hiến pháp dân chủ đầu tiên của Serbia. Năm 1912-1913, Serbia liên minh với Bulgaria, Hy Lạp và Montenegro đánh bại quân của Đế chế Ottoman, chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của người Thổ Nhĩ Kỳ đối với khu vực Balkan.

    Thế Chiến I  Binh lính Serbia vượt qua sông Kolubara trong Trận Kolubara Thế Chiến I.

    Ngày 28 tháng 6 năm 1914 vụ ám sát Hoàng tử nước Áo Franz Ferdinand tại Sarajevo thuộc Bosnia-Herzegovina bởi Gavrilo Princip (một thành viên công đoàn Nam Tư thuộc Thanh niên Bosnia) và là một công dân Áo, đã dẫn tới việc Áo-Hung tuyên chiến với Vương quốc Serbia.[2] Để bảo vệ đồng minh Serbia của mình, Nga bắt đầu huy động binh sĩ, dẫn tới việc đồng minh của Áo-Hung là Đức tuyên chiến với Nga. Sự trả đũa của Áo-Hung với Serbia đã dẫn tới một loạt các liên minh quân sự tạo nên một phản ứng dây chuyền các hành động tuyên chiến trên khắp lục địa, dẫn tới sự bùng phát của Thế Chiến I trong vòng một tháng.

    Quân đội Serbia đã giành được nhiều chiến thắng quan trọng trước Áo-Hung khi bắt đầu Thế Chiến I, như Trận Cer và Trận Kolubara – là những thắng lợi đầu tiên của Đồng Minh trước Liên minh trung tâm trong Thế Chiến I.[3] Dù có những thắng lợi ban đầu cuối cùng họ cũng bị đánh bại bởi các lực lượng liên hợp của Đế chế Đức, Áo-Hung và Bulgaria năm 1915. Đa phần quân đội Serbia và một số người phải sống lưu vong tại Hy Lạp và Corfu nơi họ phục hồi, tái tổ chức và quay lại Mặt trận Macedonia (Thế Chiến I) để đứng đầu một cuộc đột phá cuối cùng qua các giới tuyến quân địch ngày 15 tháng 9 năm 1918, giải phóng Serbia và đánh bại Đế chế Áo-Hung cùng Bulgaria.[4] Serbia (với chiến dịch lớn của mình) là một Cường quốc Đồng minh vùng Balkan quan trọng[5] đóng góp đáng kể vào thắng lợi của Đồng Minh tại Balkan tháng 11 năm 1918, đặc biệt buộc Bulgaria phải đầu hàng với sự hỗ trợ của Pháp.[6] Về quân sự nước này được coi là một tiểu cường quốc Đồng minh.[7] Serbia cũng là một trong những nước góp công vào việc buộc Áo-Hung đầu hàng ở Trung Âu.

    Vương quốc Nam Tư Vùng Syrmia là nơi đầu tiên thuộc các vùng đất Habsburg tuyên bố liên minh với Vương quốc Serbia ngày 24 tháng 11 năm 1918. Banat, Bačka và Baranja - (Vojvodina) – gia nhập Vương quốc vào ngày hôm sau. Ngày 26 tháng 11 năm 1918, Hội đồng Podgorica phế truất Nghị viện Petrovic-Njegos của Vương quốc Montenegro, lựa chọn triều đình Karadjordjevic (triều đình nắm quyền Vương quốc Serbia), trên thực tế thống nhất hai nhà nước. Bosna và Hercegovina tuyên bố thống nhất với Belgrade Ngày 1 tháng 12 năm 1918, Nhà nước của người Slovenia, Croatia và Serbia và Vương quốc Serbia gia nhập Vương quốc của người Serb, Croatia và Slovenia (sau này là Vương quốc Nam Tư). Vua Petar I của Serbia trở thành Vua Petar I của Nam Tư.Thế Chiến II và nội chiến tại Serbia Xâm lược Nam Tư

    Vương quốc Nam Tư có quan điểm không nhất quán trong Thế Chiến II. Lo ngại một cuộc xâm lược của Đức, Nhiếp chính Nam Tư, Hoàng tử Paul, đã ký Hiệp ước Ba Bên với Liên minh Trung tâm ngày 25 tháng 3 năm 1941, dẫn tới những cuộc biểu tình tại Belgrade. Ngày 27 tháng 3 Hoàng tử Paul bị một cuộc đảo chính quân sự lật đổ và được thay thế bởi Vua Petar II. Tướng Dušan Simović trở thành Thủ tướng và Vương quốc Nam Tư rút lui sự ủng hộ với Liên minh Trung tâm.

    Để trả đũa Adolf Hitler tung ra cuộc xâm lược Nam Tư ngày 6 tháng 4. Tới ngày 17 tháng 4, thoả thuận đầu hàng không điều kiện được ký kết tại Belgrade. Sau cuộc xâm lược, Vương quốc Nam Tư bị giải tán và, với sự phân chia Nam Tư, Serbia trở thành một phần của Hành chính Quân sự Serbia, dưới một chính phủ liên minh Đức-Serbia lãnh đạo bởi Milan Nedić. Bên cạnh việc bị Wehrmacht chiếm đóng từ năm 1941 tới năm 1945, Serbia cũng là nơi diễn ra một cuộc nội chiến giữa Những người Chetnik bảo hoàng của Draža Mihailović và những người du kích Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Josip Broz Tito tiến hành. Chống lại các lực lượng đó là các đơn vị của Nedić thuộc Quân đoàn Tình nguyện Serbia và Vệ binh Nhà nước Serbia. Tới đầu năm 1944, quân du kích trở thành lực lượng chính ở Bosnia, Montenegro, Slovenia và Herzegovina. Tuy nhiên, tại Serbia, đặc biệt là các vùng nông thôn, dân chúng vẫn trung thành với Draza Mihajlovic.[8]

    Sự đồng chiếm đóng của Xô viết và Bulgaria năm 1944 dẫn tới thời cơ cho quân du kích, khi ấy họ trở thành lực lượng lãnh đạo chính, với việc triều đình Karadjordjevic bị cấm quay trở lại Serbia.[9] Mặt trận Syrmia là địa điểm cuối cùng của cuộc nội chiến Serbia.

    Diệt chủng người bởi chế độ Ustaše trong Thế Chiến II Croatia

    Ustaše theo chủ nghĩa phát xít và dân tộc cực đoan tìm cách thanh trừng người Serb, người Do thái và Roma tại Nhà nước Croatia Độc lập, họ bị đàn áp và diệt chủng trên quy mô lớn,[10] khét tiếng nhất là tại trại tập trung Jasenovac.[11] Thư viện Ảo Do thái ước tính từ 45.000 tới 52.000 người Serb tại Croatia đã bị giết hại tại trại tập trung Jasenovac và khoảng 330.000 tới 390.000 người là nạn nhân của chiến dịch diệt chủng.[12] Con số ước tính trẻ em Serbia chết trong khoảng 35,000 tới 50,000. Trung tâm Yad Vashem báo cáo rằng hơn 600.000 người Serb bị giết hại trong NDH,[13] với khoảng 500.000 người thuộc nhiều quốc tịch và dân tộc bị giết hại riêng tại trại Jasenovac.[14] Sau chiến tranh các nguồn chính thức của Nam Tư ước tính khoảng 700.000 nạn nhân, chủ yếu là người Serb. Misha Glenny cho rằng số lượng người Serb bị giết hại trong cuộc diệt chủng là hơn 400,000 người.[15]

    Tháng 4 năm 2003 tổng thống Croatia Stjepan Mesić đã thay mặt Croatia xin lỗi các nạn nhân của Jasenovac.[16] Năm 2006, trong tình huống tương tự, ông đã thêm rằng cần giải thích rõ với mọi khách tới thăm Jasenovac rằng "Diệt chủng người Do thái, diệt chủng và các tội ác chiến tranh" đã diễn ra tại đây.[17]

    Serbia bên trong Nam Tư xã hội chủ nghĩa  Serbia bên trong Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Được thể hiện phân chia thành Trung Serbia, Vojvodina, và Kosovo.

    Sau khi chiến tranh chấm dứt, luật bầu cử được thông qua, dự định tiến hành vào tháng 11 năm 1945. Theo luật này, quyền bầu cử được trao cho mọi công dân Nam Tư trên 18 tuổi, cũng như mọi thành viên của Mặt trận Nhân dân và các đơn vị du kích không quan tâm tới độ tuổi của họ.[18] Quyền bầu cử không được trao cho các lực lượng trung thành cũ, các đảng ủng hộ độc lập tại Serbia và Croatia, (cho rằng là) những kẻ cộng tác và người Đức và người Ý.[18] Các đảng đối lập được khuyến khích giải tán và gia nhập danh sách của Mặt trận Nhân dân. Sự kiểm duyệt chặt chẽ được tăng cường, và mọi thành viên của Ủy ban Bầu cử đều thuộc Mặt trận Nhân dân.[19] Mọi đảng đối lập đã thông báo sự lạm dụng của Ozna, lực lượng cảnh sát mật. Đa số các đảng giải tán và bị sáp nhập vào trong một danh sách mặt trận Nhân dân duy nhất, bởi họ bị cấm tự tham gia vào cuộc bầu cử, các thành phần đối lập còn lại tẩy chay cuộc bầu cử. Danh sách duy nhất, như một ứng cử viên duy nhất tham gia vào cuộc bầu cử, giành thắng lợi lớn. Tới năm 1947, Mặt trận Nhân dân "đã sạch bóng" các cá nhân lãnh đạo cũ, và mọi đảng đối lập bên ngoài danh sách đã bị xoá bỏ.[18] Cùng lúc đó, lãnh đạo tối cao chính thức chấp nhận chương trình của Đảng Cộng sản như của riêng nó.

    Trên cơ sở của cuộc bầu cử, Quốc hội lập hiến được thành lập bởi Đảng Cộng sản Nam Tư tuyên bố xoá bỏ chế độ quân chủ do người Serb lãnh đạo tại Nam Tư[20] – và gia đình hoàng gia bị cấm quay trở lại đất nước.[21][22] Một chế độ cộng sản được thiết lập dưới sự lãnh đạo độc tài của lãnh đạo Đảng Cộng sản Nam Tư Josip Broz Tito. Tito, là người Croat- Slovene[23] đã đích thân tìm kiếm sự thống nhất giữa các sắc tộc sau cuộc chia rẽ đất nước trong bạo lực ở Thế Chiến II qua một chính sách được gọi là Anh em và Thống nhất khuyến khích việc hợp tác giữa các sắc tộc và ủng hộ một tính chất Nam Tư thống nhất thay cho các tính chất sắc tộc và tôn giáo trước đang có, ngăn chặn những kẻ quốc gia của bất kỳ nước cộng hoà nào, và buộc những sắc tộc khác nhau phải cùng làm việc để giải quyết những sự khác biệt. Điều này đã gây nhiều tranh cãi tại Seriba trong những năm cuối thời kỳ cầm quyền của Tito. Serbia là một trong sáu đơn vị nhà nước của liên bang, Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Nam Tư (Socijalistička Federativna Republika Jugoslavija, hay SFRJ). Với thời gian tầm ảnh hưởng của Serbia giảm đi khi những cuộc cải cách do các nước cộng hoà khác yêu cầu nhằm giảm tập trung quyền lực trao cho họ tiếng nói tương đương trong hệ thống tập trung hoá. Điều này bắt đầu với việc thành lập các tỉnh tự trị Kosovo và Vojvodina vốn ban đầu chỉ có ít quyền lực. Tuy nhiên, các cuộc cải cách năm 1974 đã dẫn đến những thay đổi lớn, khiến các tỉnh tự trị có quyền gần tương đương với các nước cộng hoà, theo đó nghị viện Serbia không giữ quyền kiểm soát với các công việc chính trị của hai tỉnh, và về kỹ thuật chỉ giữ quyền lực với Trung Serbia. Nhiều người Serb, gồm cả những người trong Đảng Cộng sản Nam Tư, bực tức với những quyền lực được trao cho các tỉnh tự trị. Cùng lúc đó, một số người Albani tại Kosovo trong thập niên 1980 bắt đầu yêu cầu trao cho Kosovo quyền trở thành một nhà nước cộng hoà bên trong Nam Tư, vì thế trao cho họ quyền ly khai, một quyền mà các tỉnh tự trị không có. Những căng thẳng sắc tộc giữa người Serb và người Albani tại Kosovo cuối cùng có tầm ảnh hưởng lớn dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Nam Tư.

    Giải tán Nam Tư và các cuộc Chiến tranh Nam Tư

    Slobodan Milošević lên nắm quyền tại Serbia năm 1989 trong Liên đoàn Cộng sản Serbia thông qua một loạt hành động táo bạo chống lại các thành viên trong chính phủ cầm quyền. Milošević hứa giảm bớt quyền lực của những tỉnh tự trị Kosovo và Vojvodina. Điều này làm phát sinh căng thẳng với giới lãnh đạo cộng sản của các nước cộng hoà khác cuối cùng dẫn tới sự ly khai của Slovenia, Croatia, Bosna và Hercegovina và Cộng hoà Macedonia khỏi Nam Tư.[24]

    Chế độ dân chủ đa đảng xuất hiện tại Serbia năm 1990, chính thức loại bỏ chế độ cầm quyền đơn đảng cộng sản cũ. Những lời chỉ trích chính phủ Milošević cho rằng chính phủ Serbia tiếp tục độc đoán dù đã có những thay đổi hiến pháp và Milošević duy trì một ảnh hưởng cá nhân mạnh trong truyền thông nhà nước Serbia.[25][26] Milošević ra lệnh tạm thời cấm truyền thông với những đài phát độc lập đưa tin về những cuộc phản đối chống chính phủ của ông và hạn chế tự do ngôn luận thông qua việc cải cách Luật hình sự Serbia với đe doạ tuyên án tội hình sự với bất kỳ ai "chế giễu" chính phủ và các lãnh đạo của nó, khiến nhiều người chống đối Milošević và chính phủ của ông bị bắt giữ.[27]

    Giai đoạn hỗn loạn chính trị và xung đột đánh dấu sự gia tăng căng thẳng sắc tộc và giữa người Serb và các sắc tộc khác của Nam Tư cũ khi những yêu cầu lãnh thổ của các nhóm sắc tộc khác nhau thường xung đột lẫn nhau[28] Những người Serb vốn từng chỉ trích không khí quốc gia, chính phủ Serbia, hay các thực thể chính trị của người Serb ở Bosnia và Croatia được thông báo là đã bị quấy rầy, đe doạ, hay bị giết hại bởi những người Serb theo chủ nghĩa quốc gia.[29] Người Serb tại Serbia sợ rằng các chính phủ quốc gia và ly khai của Croatia lãnh đạo bởi những người có cảm tình với Ustase sẽ đàn áp người Serb đang sống tại Croatia. Quan điểm này về chính phủ Croatia được Milošević ủng hộ, ông cũng buộc tội các chính phủ ly khai của Bosna và Hercegovina đang dưới sự lãnh đạo của những người Hồi giáo chính thống. Chính phủ Croatia và Bosnia về phần mình buộc tội chính phủ Serbia đang tìm cách tạo ra một nhà nước Đại Serbia. Những quan điểm này dẫn tới tình trạng gia tăng tính bài ngoại giữa các dân tộc trong các cuộc chiến tranh.

    Năm 1992, các chính phủ Serbia và Montenegro đồng ý thành lập một liên bang Nam Tư mới gọi là Cộng hòa Liên bang Nam Tư xoá bỏ phương hướng cộng sản chính thức của nhà nước Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Nam Tư cũ, và thay vào đó bằng chế độ dân chủ.

    Trước những cáo buộc rằng chính phủ Nam Tư đang ủng hộ các lực lượng quân sự của người Serb tại Bosnia & Herzegovina về tài chính và quân sự, các biện pháp trừng phạt được Liên hiệp quốc áp dụng trong thập niên 1990, dẫn tới sự cô lập chính trị, suy giảm kinh tế, tình trạng khó khăn và siêu lạm phát của đồng tiền tệ Nam Tư.

    Milošević đại diện cho người Serb Bosnia tại thoả thuận hoà bình Dayton năm 1995, ký kết thoả thuận chấm dứt cuộc Chiến tranh Bosnia đã làm phân chia Bosnia & Herzegovina chủ yếu theo các vùng cư trú sắc tộc thành một nhà nước cộng hoà Serb và một Liên bang người Bosnia-Croat.

    Khi Đảng Xã hội chủ nghĩa Serbia cầm quyền từ chối chấp nhận các kết quả của cuộc bầu cử thành phố năm 1997 theo đó họ đã thua cuộc, những người Serb tham gia vào các cuộc tuần hành lớn phản đối chính phủ, các lực lượng chính phủ ngăn cản những người biểu tình. Trong năm 1998 và 1999, nền hoà bình chính thức của Serbia bị phá vỡ khi tình hình tại Kosovo xấu đi với những cuộc xung đột liên tiếp tại đây giữa một bên là các lực lượng an ninh Nam Tư và một bên là Quân đội Giải phóng Kosovo (KLA) của người Albani, cuộc chiến này hiện được gọi là Chiến tranh Kosovo.

    Chuyển tiếp chính trị

    Tháng 9 năm 2000, các đảng đối lập cáo buộc Milošević đã gian lận trong các thủ tục bầu cử liên bang. Những cuộc tuần hành đường phố và tụ tập trên khắp Serbia cuối cùng đã buộc Milošević nhượng bộ và trao lại quyền lực cho phe Đối lập Dân chủ Serbia (Demokratska opozicija Srbije, hay DOS) mới được thành lập. DOS là một liên minh rộng lớn của các đảng chống Milošević. Ngày 5 tháng 10, sự ra đi của Milošević đã dẫn tới việc quốc tế ngừng cô lập Serbia trong những năm cầm quyền của Milošević. Milošević bị đưa tới Toà án Hình sự Quốc tế vì những cáo buộc tài trợ cho các tội ác chiến tranh và các tội ác chống lại loài người trong các cuộc chiến tại Croatia, Bosnia, và Kosovo và ông bị giữ để xét xử cho tới khi chết năm 2006. Với sự ra đi của Milošević, các lãnh đạo mới của Serbia thông báo rằng nước này sẽ tìm cách gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Tháng 10 năm 2005, EU khai trương các cuộc đàm phán với Serbia về một Thoả thuận Liên minh và Ổn định (SAA), một bước đầu tiên hướng tới sự gia nhập Liên minh châu Âu.

    Không khí chính trị Serbia từ sự ra đi của Milošević vẫn còn căng thẳng. Năm 2003, Zoran Đinđić bị ám sát bởi một người Serb theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Các lực lượng quốc gia và ủng hộ khối Liên Âu tại Serbia vẫn bị chia rẽ mạnh về tiến trình chính trị của Serbia về các quan hệ của nó với Liên minh châu Âu và phương Tây.

    Từ năm 2003 tới năm 2006, Serbia đã trở thành một phần của "Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro." Liên minh này là thực thể kế tục Liên bang Cộng hoà Nam Tư (FRY/SRJ). Ngày 21 tháng 5 năm 2006, Montenegro tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tiếp tục hay ngừng liên minh với Serbia. Ngày hôm sau kết quả cho thấy 55.4% cử tri ủng hộ độc lập. Tỷ lệ này chỉ hơi vượt quá yêu cầu cần thiết 55%.[30]

    Cộng hoà Serbia

    Ngày 5 tháng 6 năm 2006, sau cuộc trưng cầu dân ý tại Montenegro, Quốc hội Serbia tuyên bố nhà nước "Cộng hoà Serbia" là thực thể kế tục pháp lý của "Nhà nước Liên minh Serbia và Montenegro."[31] Serbia và Montenegro trở thành các quốc gia riêng biệt. Tuy nhiên, khả năng về một quyền công dân kép cho Người Serb tại Montenegro là một vấn đề vẫn đang được đàm phán giữa hai chính phủ. Tháng 4 năm 2008 Serbia được mời gia nhập chương trình Đối thoại tăng cường với NATO dù sự bất hoà ngoại giao với Liên minh này về vấn đề Kosovo vẫn còn.[32]

    Serbia và việc gia nhập EU

    Ngày 21 tháng 1 năm 2014 các cuộc đàm phán gia nhập EU bắt đầu. Vào ngày 14 tháng 12 năm 2015, những chương thảo luận đầu tiên đã được bàn cãi trong đó có chương 35 về việc bình thường hóa quan hệ với Kosovo, ngoài ra chương 32 về việc kiểm soát tài chánh. Kế tiếp là chương 23 và 24 về nhà nước pháp quyền.

    EU giúp đỡ tài chính để Serbia thực hiện những chương này. Từ 2007-2015 Serbia đã nhận được hơn 1,8 tỷ Euro. Riêng năm 2015 là 216,1 triệu Euro. Serbia sẽ nhận được tổng cộng từ 2014 tới 2020 khoảng 1,5 tỷ EUR.[33]

    ^ Hrčak - Scrinia Slavonica, Vol.2 No.1 Listopad 2002 ^ "Typhus fever on the Eastern front of World War I" Lưu trữ 2010-06-11 tại Wayback Machine. Montana State University. ^ “Daily Survey”. The Ministry of Foreign Affairs of the Republic of Serbia. ngày 23 tháng 8 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2017. ^ “Arhiv Srbije - osnovan 1900. godine” (bằng tiếng Serbia). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2017. ^ First World War.com - Primary Documents - Vasil Radoslavov on Bulgaria's Entry into the War, ngày 11 tháng 10 năm 1915 ^ Највећа српска победа: Фронт који за савезнике није био битан (tiếng Serbia) ^ The Minor Powers During World War One - Serbia ^ Richard J.Krampton, Balkans after WWII, pg 30 ^ Storia del movimento partigiano bulgaro (1941-1944) ^ Ustaša - Britannica Online Encyclopedia ^ Jasenovac USHMM Holocaust Encyclopedia. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2008. ^ Jasenovac Jewish Virtual Library. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2008. ^ http://www1.yadvashem.org/odot_pdf/Microsoft%20Word%20-%205930.pdf ^ http://www1.yadvashem.org/odot_pdf/Microsoft%20Word%20-%206358.pdf ^ Glenny, Misha. Balkans: Nationalism, War and the Great Powers, 1804-1999. New York, USA: Penguin Books, 2001. Pp. 431 USTASHE. "With the financial assistance of Italian government, Pavelic set about the construction of two main training camps, one in Hungary, one in Italy..." ^ Mass crimes against humanity and genocides: A list of atrocities from 1450 CE until the end of World War II ^ “Commemoration held for victims of Jasenovac death camp”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009. ^ a b c Richard J. Krampton, Balkans after WWII, pg 37/8 ^ same source ^ Danas[liên kết hỏng] ^ Grad Beograd - Važne godine u istoriji grada ^ Tema nedelje: Srbija u ustavima: Kardeljeve norme: POLITIKA ^ “CNN Cold War - Profile: Josip Broz Tito”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009. ^ Breakup of Yugoslavia Leaves Slovenia Secure, Croatia Shaky - New York Times ^ “Slobodan Milošević Trial Public Archive” (PDF). Human Rights Project. Truy cập 23 tháng 9 năm 2015. ^ Wide Angle, Milosevic and the Media. "Part 3: Dictatorship on the Airwaves." PBS. [1] Quotation from film: "...the things that happened at state TV, warmongering, things we can admit to now: false information, biased reporting. That went directly from Milošević to the head of TV". ^ "Forging War: The Media in Serbia, Croatia and Bosnia-Hercegovina". International Centre Against Censorship. Article 19, May 1994. Avon, United Kingdom: The Bath Press. Pp. 59 ^ Baumgartl, Bernd; Favell, Adam. 1995. New Xenophobia in Europe. Martinus Nijhoff Publishers. Pp. 52 ^ Gagnon, Valère Philip. 2004. The Myth of Ethnic War: Serbia and Croatia in the 1990s. Cornell University Press. Pp. 5 ^ “Montenegro chooses independence”. CNN International. ngày 22 tháng 5 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2007. ^ “Montenegro gets Serb recognition”. BBC News. ngày 15 tháng 6 năm 2006. ^ “B92 - News - Politics - NATO offers "intensified dialogue" to Serbia”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2009. ^ Serbien auf dem Weg nach Europa, auswaertiges-amt, tháng 4 năm 2016
    Read less

Phrasebook

Xin chào
Здраво
Thế giới
Свет
Chào thế giới
Здраво Свете
Cảm ơn bạn
Хвала вам
Tạm biệt
збогом
Đúng
да
Không
Не
Bạn khỏe không?
Како си?
Tốt, cảm ơn bạn
Добро хвала
cái này giá bao nhiêu?
Колико је то?
Số không
Нула
Một
Једно

Where can you sleep near Serbia ?

Booking.com
490.018 visits in total, 9.198 Points of interest, 404 Đích, 67 visits today.