Context of Pháp

Pháp (tiếng Pháp: La France; phát âm địa phương: [fʁɑ̃s]), tên chính thức là Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: République française; [ʁepyblik fʁɑ̃sɛz]) (tiếng Anh: French Republic), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại. Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu trải dài từ Địa Trung Hải đến eo biển Manche và biển Bắc, và từ sông Rhin đến Đại Tây Dương. Pháp còn có Guyane thuộc Pháp trên đại lục Nam Mỹ cùng một số đảo tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 18 vùng của Pháp (gồm chính quốc Pháp, Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, Reunion và Mayotte và vùng của Pháp gốc) có tổng diện tích 643.801 km², dân số tính đến năm 2022 là gần 65,5 triệu người. Còn nếu tính luôn các lãnh thổ khác ngoài châu ...Xem thêm

Pháp (tiếng Pháp: La France; phát âm địa phương: [fʁɑ̃s]), tên chính thức là Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: République française; [ʁepyblik fʁɑ̃sɛz]) (tiếng Anh: French Republic), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại. Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu trải dài từ Địa Trung Hải đến eo biển Manche và biển Bắc, và từ sông Rhin đến Đại Tây Dương. Pháp còn có Guyane thuộc Pháp trên đại lục Nam Mỹ cùng một số đảo tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 18 vùng của Pháp (gồm chính quốc Pháp, Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, Reunion và Mayotte và vùng của Pháp gốc) có tổng diện tích 643.801 km², dân số tính đến năm 2022 là gần 65,5 triệu người. Còn nếu tính luôn các lãnh thổ khác ngoài châu Nam cực thì khoảng 674.000 km². Pháp là nước cộng hòa bán tổng thống nhất thể, thủ đô Paris cũng là thành phố lớn nhất, trung tâm văn hóa và thương mại chính của quốc gia. Các trung tâm đô thị lớn khác là Marseille, Lyon, Lille, Nice, Toulouse và Bordeaux.

Trong thời đại đồ sắt, Chính quốc Pháp là nơi cư trú của người Gaul thuộc nhóm Celt. La Mã (Roma) sáp nhập khu vực vào năm 51 TCN, tình trạng này kéo dài cho đến năm 486, khi người Frank thuộc nhóm Germain chinh phục khu vực rồi thành lập Vương quốc Pháp. Pháp nổi lên thành một đại cường tại châu Âu vào hậu kỳ Trung Cổ, giành thắng lợi trong Chiến tranh Trăm Năm (1337-1453) giúp củng cố quốc gia và tập trung hoá chính trị. Trong phong trào Phục Hưng, văn hoá Pháp phát triển, và lập nên một đế quốc thực dân toàn cầu, trở thành đế quốc lớn thứ hai thế giới vào thế kỷ XX. Trong thế kỷ XVI, Pháp bị chi phối bởi các cuộc nội chiến tôn giáo giữa thế lực Công giáo La Mã và Tin Lành. Pháp trở thành thế lực chi phối văn hoá, chính trị và quân sự tại châu Âu dưới thời Louis XIV. Đến cuối thế kỷ XVIII, Cách mạng Pháp lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên một trong các nền cộng hoà sớm nhất trong lịch sử hiện đại, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là nền tảng của cuộc cách mạng và biểu thị ý thức hệ của Pháp cho đến ngày nay. Trong thế kỷ XIX, Napoléon nắm quyền và lập ra Đệ Nhất Đế chế Pháp, các cuộc chiến tranh của Napoléon định hình tiến trình của châu Âu lục địa. Sau khi đế quốc sụp đổ, Pháp trải qua náo động với các chính phủ kế tiếp nhau, đỉnh điểm là thành lập Đệ Tam Cộng hòa Pháp vào năm 1870. Pháp là một bên tham chiến chính trong chiến tranh thế giới thứ nhất, và giành được đại thắng. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp nằm trong khối Đồng Minh song bị phe Trục chiếm đóng vào năm 1940 bởi Đức Quốc xã. Sau khi được giải phóng vào năm 1944, Đệ Tứ Cộng hòa Pháp được thành lập song sau đó bị giải thể trong tiến trình chiến tranh Algérie. Nền Đệ Ngũ cộng hoà dưới quyền Charles de Gaulle được thành lập vào năm 1958 và tồn tại cho đến nay. Algérie và gần như toàn bộ các thuộc địa khác độc lập trong thập niên 1960 (năm châu Phi), song thường duy trì các liên kết kinh tế và quân sự mật thiết với Pháp.

Pháp từ lâu đã có vị thế là một trung tâm của thế giới về nghệ thuật, khoa học và triết học. Pháp có số di sản thế giới UNESCO nhiều thứ ba tại châu Âu, và tiếp đón khoảng 83 triệu du khách nước ngoài vào năm 2012, đứng đầu thế giới. Pháp là một quốc gia phát triển, có nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ chín theo GDP PPP. Về tổng tài sản gia đình, Pháp xếp hạng tư trên thế giới. Pháp có thành tích cao trong các xếp hạng quốc tế về giáo dục, y tế, tuổi thọ dự tính, và phát triển con người. Pháp duy trì vị thế Đại cường quốc trên thế giới, là một trong năm thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và có quyền phủ quyết, đồng thời là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chính thức. Đây là một quốc gia thành viên chủ đạo trong Liên minh châu Âu và Khu vực đồng euro. Quốc gia này cũng là thành viên của G7, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ.

More about Pháp

Basic information
  • Currency Euro
  • Tên bản địa France
  • Calling code +33
  • Internet domain .fr
  • Speed limit 130
  • Mains voltage 400V/50Hz
  • Democracy index 7.99
Population, Area & Driving side
  • Population 67749632
  • Diện tích 643801
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Tiền sử (trước thế kỷ thứ VI TCN)  Một bức hoạ trong di chỉ Lascaux tại tỉnh Dordogne, khoảng 18.000 TCN

    Dấu vết cổ nhất về sinh hoạt của con người tại Pháp có niên đại từ khoảng 1,8 triệu năm trước.[1] Loài người sau đó phải đương đầu với khí hậu khắc nghiệt và hay biến đổi, với dấu ấn là một số kỷ băng hà.

    Người nguyên thủy ban đầu trải qua đời sống săn bắt hái lượm và du cư.[1] Pháp có một lượng lớn các hang được trang trí có niên đại từ thời đại đồ đá cũ muộn, trong đó Lascaux là một trong các di tích nổi tiếng và được bảo quản tốt nhất[1] (khoảng 18.000 TCN). Đến khi kết thúc kỷ băng hà cuối (10.000 TCN), khí hậu trở nên ôn hoà hơn;[1] từ khoảng 7.000 TCN, khu vực bước vào thời đại đồ đá mới và cư dân tại đây bắt đầu định cư.

    ...Xem thêm
    Lịch sử Tiền sử (trước thế kỷ thứ VI TCN)  Một bức hoạ trong di chỉ Lascaux tại tỉnh Dordogne, khoảng 18.000 TCN

    Dấu vết cổ nhất về sinh hoạt của con người tại Pháp có niên đại từ khoảng 1,8 triệu năm trước.[1] Loài người sau đó phải đương đầu với khí hậu khắc nghiệt và hay biến đổi, với dấu ấn là một số kỷ băng hà.

    Người nguyên thủy ban đầu trải qua đời sống săn bắt hái lượm và du cư.[1] Pháp có một lượng lớn các hang được trang trí có niên đại từ thời đại đồ đá cũ muộn, trong đó Lascaux là một trong các di tích nổi tiếng và được bảo quản tốt nhất[1] (khoảng 18.000 TCN). Đến khi kết thúc kỷ băng hà cuối (10.000 TCN), khí hậu trở nên ôn hoà hơn;[1] từ khoảng 7.000 TCN, khu vực bước vào thời đại đồ đá mới và cư dân tại đây bắt đầu định cư.

    Sau những phát triển mạnh mẽ về nhân khẩu và nông nghiệp từ thiên niên kỷ 4 đến thiên niên kỷ 3 TCN, nghề luyện kim xuất hiện vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN, ban đầu là gia công vàng, đồng và đồng điếu, sau đó là sắt.[2] Pháp có nhiều di chỉ cự thạch từ thời đại đồ đá mới, trong đó có di chỉ các khối đá Carnac dày đặc dị thường (khoảng 3.300 TCN).

    Cổ xưa (Thế kỷ thứ VI TCN-Thế kỷ thứ V CN)

    Năm 600 TCN, người Hy Lạp Ionie xuất thân từ Phocée thành lập thuộc địa Massalia (nay là Marseille) bên bờ Địa Trung Hải, là thành phổ cổ nhất tại Pháp.[3][4] Cùng thời gian này, một số bộ lạc Gaulois thuộc nhóm Celt thâm nhập nhiều nơi của khu vực nay là Pháp, và bành trướng chiếm đóng ra phần còn lại của Pháp từ thế kỷ V đến thế kỷ III TCN.[5]

     Vercingetorix đầu hàng Caesar trong Trận Alesia. Thất bại của Gaulois trong chiến tranh xứ Gallia đã bảo đảm cuộc chinh phục La Mã của đất nước.

    Khái niệm Gaule xuất hiện trong thời kỳ này; nó tương ứng với các lãnh thổ người Celt định cư trải giữa sông Rhin, Đại Tây Dương, dãy Pyrénées và Địa Trung Hải. Biên giới của Pháp ngày này gần đúng với Gaule cổ, là nơi cư trú của người Gaulois thuộc nhóm Celt. Gaule sau đó là một quốc gia thịnh vượng, phần cực nam chịu ảnh hưởng mạnh của văn hoá và kinh tế Hy Lạp-La Mã.

     Maison Carrée là một đền thờ tại thành phố Gaulois-La Mã Nemausus (nay là Nîmes) và là một trong các di tích được bảo quản tốt nhất của Đế quốc La Mã.

    Khoảng năm 390 TCN, tù trưởng Gaulois Brennos dẫn quân vượt dãy Alpes hướng đến bán đảo Ý, đánh bại người La Mã trong trận Allia, bao vây và đòi tiền chuộc thành La Mã (Roma). Cuộc xâm lăng của người Gaulois khiến La Mã suy yếu, và người Gaulois tiếp tục quấy rối khu vực cho đến khi đạt được một hoà ước chính thức với La Mã vào năm 345 TCN. Tuy nhiên, người La Mã và người Gaulois vẫn là đối thủ trong vài thế kỷ sau đó, và người Gaulois tiếp tục là một mối đe doạ tại bán đảo Ý.

    Khoảng năm 125 TCN, phần miền nam của Gaule bị người La Mã chinh phục, họ gọi khu vực này là Provincia Nostra ("Tỉnh của Chúng ta"), và theo thời gian tiến hoá thành tên gọi Provence trong tiếng Pháp.[6] Julius Caesar chinh phục phần còn lại của Gaule và đánh bại cuộc khởi nghĩa của tù trưởng Gaulois Vercingétorix vào năm 52 TCN.[7] Theo Plutarchus và các tác phẩm của học giả Brendan Woods, Chiến tranh xứ Gallia đã dẫn đến 800 thành phố được chinh phục, 300 bộ lạc bị khuất phục, một triệu người bị bán làm nô lệ và ba triệu người khác chết trong trận chiến.[cần dẫn nguồn]

    Gaule bị Augustus phân chia thành các tỉnh của La Mã.[8] Nhiều thành thị được thành lập trong giai đoạn Gaulois-La Mã, như Lugdunum (nay là Lyon) được nhìn nhận là thủ phủ của người Gaulois.[8] Các thành thị này được xây dựng theo phong cách La Mã truyền thống, với một quảng trường, một nhà hát, một đấu trường, một đài vòng và các phòng tắm nóng. Người Gaulois lai với những người định cư La Mã và cuối cùng tiếp nhận văn hoá và ngôn ngữ của người La Mã (tiếng La Tinh, tiếng mà tiếng Pháp tiến hoá từ đó). Thuyết đa thần La Mã hợp nhất với thuyết dị giáo Gaulois thành thuyết hổ lốn tương tự.

    Từ thập niên 250 đến thập niên 280, Gaule thuộc La Mã trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do người Man di tiến hành một số cuộc tấn công vào biên giới.[9] Tuy thế, tình hình được cải thiện vào nửa đầu của thế kỷ IV, đây là giai đoạn phục hồi và thịnh vượng của Gaule thuộc La Mã.[10] Năm 312, Hoàng đế Constantinus I cải đạo sang Cơ Đốc giáo, các tín đồ Cơ Đốc giáo vốn trước đây bị ngược đãi thì từ lúc này gia tăng nhanh chóng về số lượng trên khắp đế quốc.[11] Tuy nhiên, từ khi bắt đầu thế kỷ V, người man di lại tiếp tục xâm lăng,[12] và các bộ lạc Germain như Vandal, Suebi và Alan vượt sông Rhin đến định cư tại Gaule, Tây Ban Nha và những nơi khác thuộc Đế quốc La Mã vốn đang suy sụp.[13] Các bộ lạc Teutonic xâm chiếm khu vực Đức ngày nay, người Visigoth định cư ở phía tây nam, người Burgundi dọc theo thung lũng sông Rhine và người Francia (từ đó người Pháp lấy tên của họ) ở phía bắc.[14]

    Sơ kỳ Trung Cổ (Thế kỷ thứ V-Thế kỷ thứ X)  Đế quốc Frank bành trướng từ 481 đến 804 và bị chia cắt năm 843 đến 870

    Đến cuối giai đoạn cổ đại, Gaule cổ được phân thành một số vương quốc của người Germain và một lãnh thổ Gaulois-La Mã còn lại mang tên Vương quốc Soissons. Đồng thời, người Briton thuộc nhóm Celt đến định cư tại phần phía tây của Armorique khi họ chạy trốn khỏi những người Anglo-Saxon (thuộc nhóm Germain) đến định cư tại đảo Anh. Do đó, bán đảo Armorique được đổi tên thành Bretagne, văn hoá Celt được phục hưng và các tiểu vương quốc độc lập xuất hiện tại khu vực này.

     Do Clovis cải sang Công giáo vào năm 498, quân chủ Frank vốn được tuyển cử và có tính thế tục thì nay biến thành thế tập và có quyền thần thánh.

    Người Frank dị giáo thuộc nhóm Germain ban đầu định cư tại phần phía bắc của Gaule, song dưới thời Clovis I họ chinh phục hầu hết các vương quốc khác tại miền bắc và miền trung Gaule. Năm 498, Clovis I là nhà chinh phục Germain đầu tiên cải sang Công giáo La Mã sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, thay vì là giáo phái Aria; do đó Pháp được giáo hoàng trao cho danh hiệu "người con gái cả của Giáo hội" (tiếng Pháp: La fille aînée de l'Église)[15] và các vị vua Pháp sẽ được gọi là "Các vị vua Cơ đốc nhất của Pháp" (Rex Christianissimus).

    Người Frank tuân theo văn hoá Gaulois-La Mã Cơ Đốc giáo và Gaule cổ đại cuối cùng được đổi tên thành Francia ("vùng đất của người Frank"). Người Frank thuộc nhóm Germain tiếp nhận các ngôn ngữ Roma, ngoại trừ tại miền bắc Gaule do các khu định cư La Mã thưa thớt và tại đó các ngôn ngữ Germain nổi bật lên. Clovis định đô tại Paris và lập ra Vương triều Méroving, song vương quốc này không tồn tại được sau khi ông mất. Người Frank nhìn nhận đất đai đơn thuần là tài sản tư hữu và phân chia nó cho những người thừa kế, do đó có bốn vương quốc xuất hiện sau khi Clovis mất: Paris, Orléans, Soissons, và Rheims. Các quốc vương Méroling cuối cùng để mất quyền lực về tay các quản thừa trong cung của họ. Một vị quản thừa tên là Charles Martel đánh bại một cuộc xâm lược của người Hồi giáo vào Gaule trong trận Tours (732), ông giành được danh tiếng và quyền lực trong các vương quốc Frank. Con trai của ông là Pépin Lùn, đoạt vương vị của Francia từ các vương triều Méroving đã suy yếu và lập nên vương triều Caroling. Con trai của Pépin là Charlemagne thống nhất các vương quốc Frank và gây dựng một đế quốc rộng lớn trải khắp Tây và Trung Âu.

    Charlemagne được Giáo hoàng Léon III công bố là Hoàng đế La Mã Thần thánh, qua đó đảm bảo liên kết lịch sử trường kỳ giữa chính phủ Pháp với Giáo hội Công giáo,[16] Charlemagne nỗ lực khôi phục Đế quốc Tây La Mã và uy quyền văn hoá của nó. Con trai của Charlemagne là Louis I (trị vì 814–840) duy trì đế quốc được thống nhất; tuy nhiên Đế quốc Caroling này không tồn tại sau thời của ông. Năm 843, theo Hiệp ước Verdun, đế quốc bị phân chia giữa ba người con trai của Louis I: Đông Francia thuộc về Louis người Đức, Trung Francia thuộc về Lothaire I, và Tây Francia thuộc về Charles Béo. Tây Francia gần đúng với lãnh thổ Pháp và là tiền thân của nước Pháp hiện đại.[17]

    Trong các thế kỷ IX và X, Pháp liên tục bị đe doạ trước các cuộc xâm lăng của người Viking, và trở thành một quốc gia rất phân quyền: các tước hiệu và lãnh địa của giới quý tộc được thừa kế, còn quyền lực của quốc vương mang tính tôn giáo hơn là thế tục, do đó kém hiệu quả và luôn gặp thách thức trước giới quý tộc quyền lực. Do đó, chế độ phong kiến phân quyền được hình thành tại Pháp. Theo thời gian, một số chư hầu phát triển mạnh đến nỗi họ thường gây ra mối đe doạ cho quốc vương. Chẳng hạn, sau trận Hastings vào năm 1066, William Nhà chinh phạt thêm "quốc vương Anh" vào tước hiệu của mình, đồng thời là chư hầu (với danh nghĩa Công tước xứ Normandie) và đồng đẳng (với danh nghĩa quốc vương của Anh) với quốc vương của Pháp, gây căng thẳng định kỳ.

    Hậu kỳ Trung cổ (Thế kỷ thứ X-Thế kỷ thứ XV)  Jeanne d'Arc lãnh đạo quân Pháp giành một số chiến thắng quan trọng trong Chiến tranh Trăm Năm (1337–1453), mở đường cho thắng lợi cuối cùng.

    Vương triều Caroling cai trị Pháp cho đến năm 987, khi Công tước Hugues Capet đăng cơ làm quốc vương của người Frank.[18] Các dòng hậu duệ của ông—nhà Capet, nhà Valois và nhà Bourbon—từng bước thống nhất quốc gia thông qua chiến tranh và thừa kế triều đại, hình thành Vương quốc Pháp được tuyên bố đầy đủ vào năm 1190 bởi Philippe II Auguste. Giới quý tộc Pháp giữ một vai trò nổi bật trong hầu hết các cuộc Thập tự chinh nhằm khôi phục quyền tiếp cận của tín đồ Cơ Đốc giáo đối với Đất Thánh. Các hiệp sĩ Pháp chiếm phần đa trong dòng tiếp viện liên tục trong suốt hai trăm năm Thập tự chinh, đến mức người Ả Rập đều gọi thập tự quân là Franj bất kể họ có đến từ Pháp hay không.[19] Thập tự quân Pháp cũng đưa tiếng Pháp đến vùng Levant, biến tiếng Pháp thành cơ sở cho ngôn ngữ chung của các nhà nước Thập tự quân.[19] Thập tự quân Pháp cũng đã đưa ngôn ngữ Pháp đến Levant, biến tiếng Pháp thành nguồn gốc của lingua franca (litt. "tiếng Frank") của các khu vực Thập tự chinh.[20] Các hiệp sĩ Pháp cũng chiếm đa số trong cả Hiệp sĩ Cứu tế và Hiệp sĩ dòng Đền. Hiệp sĩ dòng Đền nắm nhiều tài sản trên khắp nước Pháp và đến thế kỷ XIII là các chủ ngân hàng chính đối với quân chủ Pháp, kéo dài cho đến khi Philippe IV tiêu diệt dòng này vào năm 1307. Thập tự chinh Albi được phát động vào năm 1209 nhằm diệt trừ phái Cathar dị đoan tại khu vực tây nam của Pháp ngày nay. Kết quả là phái Cathar bị tiêu diệt và hạt tự trị Toulouse được sáp nhập vào Vương quốc Pháp.[21]

     Tiến hoá lãnh thổ Pháp từ 985 đến 1947

    Các vị quốc vương sau này bành trướng lãnh địa của họ ra hơn một nửa phần lục địa của Pháp ngày nay, bao gồm hầu hết miền bắc, trung và tây của Pháp. Trong khi đó, quyền lực của quân chủ ngày càng được khẳng định, tập trung vào một xã hội có nhận thức phân tầng, phân chia giới quý tộc, tăng lữ và thường dân.

    Từ thế kỷ 11, nhà Plantagenet, những người cai trị hạt Anjou, đã thành công trong việc thiết lập sự thống trị của mình đối với các tỉnh xung quanh Maine và Touraine, sau đó dần dần xây dựng một "đế chế" kéo dài từ Anh đến Pyrenees và bao trùm một nửa Pháp hiện đại. Căng thẳng giữa vương quốc Pháp và đế quốc Plantagenet kéo dài cả trăm năm, cho đến khi Philip Augustus của Pháp chinh phục từ năm 1202 đến 1214 phần lớn tài sản của đế quốc, để lại Anh và Aquitaine cho Plantagenets. Sau trận Bouvines, triều đình Angevin rút lui về Anh, nhưng sự ganh đua giữa Capet và Plantagenet sẽ mở đường cho một cuộc xung đột khác.

    Charles IV mất mà không có người kế vị vào năm 1328.[22] Vương vị được truyền cho người em con chú của Charles là Philippe xứ Valois, thay vì cho con trai của em gái Charles là Edward (ngay sau đó trở thành Edward III của Anh). Trong thời gian cai trị của Philippe xứ Valois, chế độ quân chủ Pháp đạt đến đỉnh cao quyền lực thời Trung Cổ.[22] Vương vị của Philippe bị Edward III của Anh tranh giành, và đến năm 1337 ngay trước khi có dịch Cái chết Đen,[23] Pháp và Anh lâm vào chiến tranh và người ta gọi đó là Chiến tranh Trăm năm.[24] Biên giới chính xác thay đổi lớn theo thời gian, song phần đất mà các quốc vương Anh chiếm hữu tại Pháp vẫn rộng lớn trong nhiều thập niên. Dưới quyền các thủ lĩnh như Jeanne d'Arc và La Hire, người Pháp phản công mạnh mẽ và đẩy lui thành công quân Anh ra khỏi lục địa châu Âu. Giống như phần còn lại của châu Âu, Pháp trải qua dịch Cái chết Đen; một nửa trong số 17 triệu dân của Pháp bị thiệt mạng.[25][26]

    Thời kỳ cận đại (Thế kỷ XV-1789) Bài chi tiết: Phục hưng Pháp (khoảng 1400-khoảng 1650), Pháp đầu thời hiện đại (1500-1789), Chiến tranh tôn giáo Pháp (1562-1598) và Chế độ cũ (khoảng 1400-1792) Công trình xây dựng Lâu đài Montsoreau đang dự đoán kỳ Phục Hưng tại Pháp. Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy (1572) là đỉnh cao của các cuộc chiến tôn giáo tại Pháp.

    Trong thời kỳ Phục Hưng tại Pháp, diễn ra bước phát triển ngoạn mục về văn hoá, và tiếng Pháp được tiêu chuẩn hoá lần đầu tiên, rồi trở thành ngôn ngữ chính thức của Pháp và ngôn ngữ của giới quý tộc châu Âu. Pháp còn tham gia các cuộc chiến tranh Ý kéo dài với Đế quốc La Mã Thần thánh hùng mạnh. Các nhà thám hiểm người Pháp như Jacques Cartier hay Samuel de Champlain yêu sách nhiều vùng đất tại châu Mỹ cho Pháp, mở đường cho cuộc bành trướng hình thành Đế quốc thực dân Pháp lần thứ nhất. Tin Lành nổi lên tại châu Âu khiến Pháp lâm vào một cuộc nội chiến mang tên chiến tranh tôn giáo Pháp, sự kiện tệ hại nhất là hàng nghìn người Huguenot (Tin Lành) bị sát hại trong Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy vào năm 1572.[27] Chiến tranh tôn giáo kết thúc theo sắc lệnh Nantes của Henri IV, theo đó trao một số quyền tự do tôn giáo cho người Huguenot. Đoàn quân Tây Ban NhaHabsburg thuộc Tây Ban Nha, nỗi kinh hoàng của Tây Âu,[28] hỗ trợ phe Công giáo trong các cuộc chiến tranh tôn giáo năm 1589-1594 và xâm chiếm miền bắc nước Pháp năm 1597; sau một số cuộc giao tranh vào những năm 1620 và 1630, Tây Ban Nha và Pháp trở lại cuộc chiến toàn diện giữa năm 1635 và 1659. Chiến tranh gây thiệt hại cho Pháp 300.000 quân.[29]

    Dưới thời Louis XIII, Hồng y Richelieu xúc tiến tập trung hoá nhà nước và củng cố quyền lực của quân chủ bằng cách giải giáp những người nắm giữ quyền lực trong nước vào thập niên 1620. Ông phá huỷ có hệ thống thành quách của các lãnh chúa ngoan cố và bị tố cáo sử dụng bạo lực cá nhân (đấu tay đôi, mang vũ khí, và duy trì quân đội riêng). Đến cuối thập niên 1620, Richelieu lập ra thuyết độc quyền của quân chủ về vũ lực.[30] Khi Louis XIV còn nhỏ và quyền nhiếp chính thuộc về Vương hậu Anne và Hồng y Mazarin, Pháp trải qua một giai đoạn khó khăn mang tên Fronde, trong khi đó lại có chiến tranh với Tây Ban Nha. Cuộc khởi nghĩa Fronde được thúc đẩy bởi các đại lãnh chúa phong kiến và các toà án tối cao, nhằm phản ứng trước việc gia tăng quyền lực chuyên chế của quân chủ.

     Louis XIV là người biến Pháp trở thành cường quốc hàng đầu châu Âu.

    Chế độ quân chủ đạt đến đỉnh cao trong thế kỷ XVII và thời cai trị của Louis XIV. Quyền lực của các lãnh chúa phong kiến bị chuyển cho các triều thần tại Cung điện Versailles, do đó quyền lực cá nhân của Louis XIV trở nên không bị thách thức. Ông tiến hành nhiều cuộc chiến, biến Pháp trở thành cường quốc hàng đầu châu Âu. Pháp trở thành quốc gia đông dân nhất tại châu Âu và có ảnh hưởng to lớn đến chính trị, kinh tế và văn hoá của châu lục này. Tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong ngoại giao, khoa học, văn học và các vấn đề quốc tế, tình trạng này được duy trì cho đến thế kỷ XX.[31] Pháp giành được nhiều thuộc địa hải ngoại tại châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Louis XIV cũng huỷ bỏ sắc lệnh Nantes, buộc hàng nghìn người Huguenot phải lưu vong.

    Dưới thời Louis XV, Pháp để mất Tân Pháp và hầu hết thuộc địa tại Ấn Độ sau khi họ thất bại trong Chiến tranh Bảy năm (1756–63) vốn kết thúc vào năm 1763. Tuy vậy, lãnh thổ châu Âu của Pháp được mở rộng thêm, những vụ sáp nhập đáng chú ý nhất là Lorraine (1766) và Corse (1770). Do không được lòng dân, quyền lực của Louis XV suy yếu, các quyết định vụng về của ông về tài chính, chính trị và quân sự, cũng như sự truỵ lạc trong triều đình khiến cho chế độ quân chủ bị mất tín nhiệm, được cho là mở đường cho Cách mạng Pháp diễn ra 15 năm sau khi ông mất.[32][33]

    Louis XVI tích cực giúp đỡ người Mỹ khi họ tìm cách độc lập khỏi Anh (đạt được trong Hiệp định Paris (1783)). Khủng hoảng tài chính sau khi Pháp can dự vào Cách mạng Mỹ là một trong các yếu tố góp phần dẫn đến Cách mạng Pháp. Phần lớn phong trào Khai sáng diễn ra trong giới trí thức Pháp, các nhà khoa học Pháp đạt được nhiều đột phá cùng phát minh lớn về khoa học như phát hiện oxy (1778) và khí cầu nóng chở khách đầu tiên (1783). Các nhà thám hiểm Pháp như Bougainville và Lapérouse tham gia các hành trình khám phá khoa học thông qua thám hiểm hàng hải khắp thế giới. Triết học Khai sáng làm xói mòn quyền lực và sự ủng hộ dành cho chế độ quân chủ, giúp mở đường cho Cách mạng Pháp.

    Cách mạng Pháp (1789–1799)  Chiếm ngục Bastille vào ngày 14 tháng 7 năm 1789 là sự kiện mang tính biểu trưng nhất của Cách mạng Pháp.

    Đối diện với các khó khăn tài chính, Louis XVI triệu tập Hội nghị Ba đẳng cấp (États généraux) vào tháng 5 năm 1789 nhằm đề xuất các giải pháp cho chính phủ. Do hội nghị trở nên bế tắc, các đại biểu cho đẳng cấp thứ ba (thường dân) hình thành một Quốc hội, báo hiệu Cách mạng Pháp bùng nổ. Lo ngại quốc vương đàn áp Quốc hội mới thành lập, những người khởi nghĩa chiếm ngục Bastille vào ngày 14 tháng 7 năm 1789, ngày này về sau trở thành quốc khánh của Pháp.

    Đầu tháng 8 năm 1789, Quốc hội lập hiến bãi bỏ các đặc quyền của giới quý tộc chẳng hạn như quyền chế độ nông nô và quyền săn bắn độc quyền. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (27 tháng 8 năm 1789), Pháp thiết lập các quyền cơ bản cho nam giới. Tuyên bố khẳng định "các quyền tự nhiên và không thể quy định của con người" đối với "quyền tự do, tài sản, an ninh và chống lại áp bức". Tự do ngôn luận và báo chí đã được tuyên bố và các vụ bắt giữ tùy tiện ngoài vòng pháp luật. Nó kêu gọi phá hủy các đặc quyền quý tộc và tuyên bố tự do và quyền bình đẳng cho tất cả mọi người.

    Trong tháng 11 năm 1789, Quốc hội quyết định quốc hữu hoá và bán toàn bộ tài sản của Giáo hội Công giáo La Mã. Trong tháng 7 năm 1790, Hiến pháp dân sự về tăng lữ tái tổ chức Giáo hội Công giáo Pháp, huỷ bỏ quyền thu thuế và các quyền khác của Giáo hội. Điều này gây nhiều bất mãn tại nhiều nơi của Pháp, góp phần bùng phát nội chiến vài năm sau đó. Mặc dù Louis XVI vẫn được dân chúng tín nhiệm, song việc ông đào thoát đến Varennes (tháng 6 năm 1791) dường như chứng minh những tin đồn rằng ông gắn kết hy vọng bảo hộ chính trị với triển vọng nước ngoài xâm lăng. Sự tín nhiệm của ông đã bị hủy hoại sâu sắc đến mức việc bãi bỏ chế độ quân chủ và thiết lập một nền cộng hòa trở thành một khả năng ngày càng tăng.

    Trong tháng 8 năm 1791, Hoàng đế Áo và Quốc vương Phổ trong Tuyên ngôn Pillnitz đe doạ nước Pháp cách mạng về việc can thiệp vũ lực nhằm khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế. Trong tháng 9 năm 1791, Quốc hội lập hiến buộc Quốc vương Louis XVI chấp thuận Hiến pháp Pháp 1791, theo đó biến Pháp từ quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế thành chế độ quân chủ lập hiến. Trong Hội nghị Lập pháp mới thành lập (tháng 10 năm 1791), tình trạng thù định phát triển và sâu sắc giữa nhóm 'Gironde' ủng hộ chiến tranh với Áo và Phổ, và nhóm 'Montagne' hoặc 'Jacobin' phản chiến. Tuy nhiên, đa số trong Hội đồng năm 1792 đã xem một cuộc chiến với Áo và Phổ là cơ hội để thúc đẩy sự phổ biến của chính quyền cách mạng và nghĩ rằng Pháp sẽ giành chiến thắng chống lại các chế độ quân chủ. Ngày 20 tháng 4 năm 1792, Hội nghị Lập pháp tuyên chiến với Áo.

     Le Serment du Jeu de paume bởi Jacques-Louis David, 1791

    Ngày 10 tháng 8 năm 1792, một đám đông giận dữ đe doạ cung điện của Quốc vương Louis XVI, buộc ông lánh nạn trong Hội nghị Lập pháp.[34][35] Một đội quân Phổ xâm chiếm Pháp trong cùng tháng đó. Đầu tháng 9, người dân Paris tức giận vì quân đội Phổ bắt giữ Verdun và các cuộc nổi dậy phản cách mạng ở phía tây nước Pháp, đã sát hại từ 1.000 đến 1.500 tù nhân bằng cách đánh phá các nhà tù ở Paris. Hội đồng Lập pháp Quốc gia và hội đồng thành phố Paris dường như không thể ngăn được sự đổ máu đó.[36][37] Công hội Quốc dân hình thành sau cuộc bầu cử đầu tiên với thể thức phổ thông đầu phiếu nam giới,[34] vào ngày 20 tháng 9 năm 1792 để kế tục Hội nghị Lập pháp, và đến ngày 21 tháng 9 họ bãi bỏ chế độ quân chủ khi tuyên bố thành lập Đệ Nhất Cộng hòa Pháp. Cựu vương Louis XVI bị buộc tội phản quốc và bị hành quyết vào tháng 1 năm 1793. Pháp tuyên chiến với Anh và Cộng hoà Hà Lan vào tháng 11 năm 1792, với Tây Ban Nha vào tháng 3 năm 1793; đến mùa xuân năm 1793, Áo, Anh và Cộng hoà Hà Lan xâm lược Pháp.

    Cũng trong tháng 3 năm 1793, nội chiến Vendée chống Paris bắt đầu; khởi nghĩa cũng được nung nấu tại những nơi khác của Pháp. Mối thù phe phái trong Công hội Quốc dân đạt đến đỉnh điểm khi nhóm 'Gironde' vào ngày 2 tháng 6 năm 1793 bị buộc phải từ chức và rời khỏi Công hội. Khởi nghĩa phản cách mạng đến tháng 7 mở rộng đến Bretagne, Normandie, Bordeaux, Marseilles, Toulon, Lyon. Chính phủ tại Paris từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1793 phải sử dụng các biện pháp tàn bạo để khuất phục hầu hết các cuộc khởi nghĩa nội bộ, tổn thất hàng chục nghìn sinh mạng. Một số sử gia nhận định nội chiến kéo dài đến năm 1796 với tổng tổn thất nhân mạng có lẽ là 450.000.[38][39] Đến cuối năm 1793, các đồng minh đã bị đuổi khỏi Pháp. Đến tháng 2 năm 1794, Pháp bãi bỏ chế độ nô lệ trong các thuộc địa của họ tại châu Mỹ, song sau đó áp dụng lại.

    Bất đồng và thù địch chính trị trong Công hội Quốc dân từ tháng 10 năm 1793 đến tháng 7 năm 1794 lên đến mức độ chưa từng thấy, khiến hàng chục thành viên bị kết án tử hình. Trong khi đó, chiến tranh với ngoại bang vào năm 1794 trở nên thuận lợi, chẳng hạn như tại Bỉ. Năm 1795, chính phủ dường như trở lại với sự thờ ơ trước mong muốn và nhu cầu của tầng lớp thấp liên quan đến tự do tôn giáo (Công giáo) và phân phối thực phẩm công bằng. Cho đến năm 1799, các chính trị gia ngoài việc phát minh một hệ thống nghị viện mới ('Hội đồng Đốc chính'), còn bận rộn với việc ngăn cản nhân dân khỏi Công giáo và chủ nghĩa bảo hoàng.

    Napoléon và thế kỷ XIX (1799–1914) painting of Napoleon in 1806 standing with hand in vest attended by staff and Imperial guard regiment Napoleon, Hoàng đế của Pháp, và Grande Armée (Đại quân) của ông đã xây dựng một Đế chế rộng lớn trên khắp châu Âu. Các cuộc chinh phạt của ông đã truyền bá lý tưởng cách mạng của Pháp trên khắp châu Âu, như chủ quyền, bình đẳng pháp lý, chủ nghĩa cộng hòa và tổ chức lại hành chính trong khi cải cách pháp lý của ông có tác động lớn trên toàn thế giới. Chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt là ở Đức, nổi lên chống lại ông.[40]

    Napoléon Bonaparte giành quyền kiểm soát nước cộng hoà vào năm 1799, trở thành tổng tài đầu tiên rồi sau đó là hoàng đế của Đế quốc Pháp (1804–1814/1815). Tiếp nối chiến tranh chống Cộng hoà Pháp, các chế độ quân chủ châu Âu chuyển sang tuyên chiến bằng cuộc chiến tranh với đế quốc của Napoléon. Quân đội của Napoléon chinh phục hầu hết châu Âu lục địa với các chiến thắng nhanh chóng chẳng hạn như các trận chiến của Jena-Auerstadt hay Austerlitz. Các thành viên trong gia tộc Bonaparte được bổ nhiệm làm quân chủ tại một số vương quốc mới thành lập.[41] Các chiến thắng này khiến những tư tưởng và cải cách của Cách mạng Pháp truyền bá ra toàn cầu, như hệ thống mét, bộ luật Napoléon và tuyên ngôn Nhân quyền. Vào tháng 6 năm 1812, Napoléon đã tấn công Nga, đến Moscow. Sau đó, quân đội của ông đã tan rã thông qua các vấn đề về nguồn cung, bệnh tật, các cuộc tấn công của Nga và cuối cùng là mùa đông. Sau chiến dịch đánh Nga thê thảm, tiếp đó là các chế độ quân chủ châu Âu nổi dậy chống lại quyền cai trị của Pháp, Napoléon thất bại và chế độ quân chủ Bourbon được khôi phục. Khoảng một triệu người Pháp thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh Napoléon.[41] Sau khi trở về sau thời gian lưu vong, Napoleon cuối cùng đã bị đánh bại vào năm 1815 tại trận chiến Waterloo, chế độ quân chủ được tái lập (1815–1830), với những hạn chế về hiến pháp mới.

    Triều đại Bourbon mất tín nhiệm và bị lật đổ trong Cách mạng tháng Bảy năm 1830, lập ra nền quân chủ tháng Bảy tồn tại cho đến năm 1848, khi Đệ Nhị Cộng hòa Pháp được công bố, theo sau các cuộc khởi nghĩa tại châu Âu vào năm 1848. Bãi bỏ chế độ nô lệ và phổ thông đầu phiếu nam giới được tái ban hành vào năm 1848. Năm 1852, Tổng thống Cộng hoà Pháp Louis-Napoléon Bonaparte, vốn là con của em trai Napoléon Bonaparte, tuyên bố mình là hoàng đế của đế quốc thứ nhì, với hiệu là Napoléon III. Ông gia tăng can thiệp của Pháp ở bên ngoài, đặc biệt là tại Krym, tại México và Ý, cuộc can thiệp tại Ý khiến Pháp sáp nhập Công quốc Savoy và Bá quốc Nice từ Vương quốc Sardegna. Napoléon III bị phế truất sau thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870 và chế độ của ông bị thay thế bằng Đệ Tam Cộng hòa Pháp. Đến năm 1875, cuộc chinh phạt Algeria của Pháp đã hoàn tất và kết quả là khoảng 825.000 người Algeria đã bị giết.[42]

    animated gif of French colonial territory on world map Bản đồ hoạt họa về sự phát triển và suy tàn của đế quốc thực dân Pháp.

    Công xã Paris tồn tại ngắn ngủi vào năm 1871. Vụ Dreyfus là một cuộc xung đột chính trị-xã hội nghiêm trọng tại Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Pháp có các thuộc địa dưới các hình thức khác nhau kể từ đầu thế kỷ XVII, song đến thế kỷ XIX và XX, đế quốc thực dân của họ mở rộng rất lớn và trở thành đế quốc lớn thứ nhì thế giới sau Đế quốc Anh. Bao gồm cả chính quốc Pháp, tổng diện tích lãnh thổ thuộc chủ quyền của Pháp gần đạt đến 13 triệu km² trong thập niên 1920 và 1930, chiếm 8,6% diện tích thế giới. Được biết đến với tên gọi Belle Époque, giai đoạn chuyển giao sang thế kỷ XX là thời kỳ có đặc trưng là tính lạc quan, hoà bình khu vực, thịnh vượng kinh tế, và các phát kiến kỹ thuật, khoa học và văn hoá. Năm 1905, nhà nước thế tục được công bố chính thức.

    Thời kỳ đương đại (1914–nay)  Binh sĩ Pháp phải chịu thương vong lớn nhất trong phe Đồng Minh vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.

    Pháp là một thành viên của Hiệp ước ba bên khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng phát. Quân Đức chiếm một phần miền bắc Pháp và 2 lần uy hiếp Paris. Tuy nhiên, Pháp và các đồng minh của họ cuối cùng đã chiến thắng Liên minh Trung tâm song với tổn thất khủng khiếp về nhân mạng và vật chất. Chiến tranh thế giới thứ nhất khiến 1,4 triệu binh sĩ Pháp thiệt mạng, tức 4% dân số.[43] Từ 27 đến 30% binh sĩ tòng quân từ 1912–1915 thiệt mạng.[44] Những năm giữa hai thế chiến có dấu ấn là căng thẳng quốc tế dữ dội và một loạt cải cách xã hội do Mặt trận bình dân tiến hành, như nghỉ phép hàng năm, ngày làm việc tám giờ, nữ giới trong chính phủ.

     Charles de Gaulle là thủ lĩnh của Pháp quốc Tự do trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, ông tạo thuận lợi cho phi thực dân hoá, duy trì vị thế đại cường của Pháp.

    Năm 1940, Pháp bị Đức Quốc xã và Ý xâm lược và chiếm đóng. Chính quốc Pháp bị phân chia thành một vùng do Đức chiếm đóng tại phía bắc, một khu vực chiếm đóng của Ý ở phía đông nam và chế độ độc tài Pháp Vichy mới thành lập cộng tác với Đức kiểm soát miền đông nam, còn chính phủ lưu vong Pháp quốc Tự do do Charles de Gaulle đứng đầu được thành lập tại Luân Đôn.[45] Từ năm 1942 đến năm 1944, khoảng 160.000 công dân Pháp, trong đó có khoảng 75.000 người Do Thái,[46][47][48] bị trục xuất đến các trại hành quyết và trại tập trung tại Đức và Ba Lan.[49] Vào tháng 9 năm 1943, Corse là lãnh thổ lục địa đầu tiên của Pháp tự giải phóng khỏi phe Trục. Ngày 6 tháng 6 năm 1944, Đồng Minh tiến vào Normandie và đến tháng 8 họ tiến vào Provence. Trong năm sau, Đồng Minh và phong trào kháng chiến Pháp giành thắng lợi trước phe Trục, chủ quyền của Pháp được khôi phục khi thành lập Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp (GPRF) vào năm 1944. Chính phủ lâm thời này do Charles de Gaulle lập ra với mục tiêu tiếp tục tiến hành chiến tranh chống Đức và thanh trừng những phần tử cộng tác với Đức khỏi chức vụ. Chính phủ này cũng tiến hành một số cải cách quan trọng (mở rộng quyền bầu cử cho nữ giới, thiết lập hệ thống an sinh xã hội).

    GPRF đặt nền móng cho một trật tự hiến pháp mới với kết quả là Đệ Tứ Cộng hòa Pháp, thời gian này trải qua tăng trưởng kinh tế ngoạn mục. Pháp là một trong các quốc gia thành lập NATO (1949). Pháp nỗ lực tái lập quyền kiểm soát Đông Dương song thất bại trước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong trận Điện Biên Phủ năm 1954. Vài tháng sau đó, Pháp phải đối diện với một xung đột chống thực dân khác tại Algérie. Hai bên đều tiến hành tra khảo và hành hình phi pháp, và tranh luận về sự cần thiết giữ quyền kiểm soát Algérie vốn là nơi cư trú của trên một triệu người định cư châu Âu,[50] khiến nước Pháp bị suy sụp và suýt dẫn đến đảo chính và nội chiến.[51]

    Năm 1958, Đệ Tứ Cộng hòa Pháp suy yếu và bất ổn nhường chỗ cho Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp, bao gồm củng cố quyền lực của tổng thống.[52] Với vai trò là tổng thống, Charles de Gaulle nỗ lực giữ quốc gia thống nhất trong khi tiến hành các bước đi nhằm kết thúc chiến tranh. Chiến tranh Algérie kết thúc vào năm 1962, kết quả là Algérie độc lập. Nó đã dẫn đến khoảng 500.000 đến 1 triệu người chết và hơn 2 triệu người Algeria phải di cư.[53][54][55] Dấu tích của đế quốc thực dân ngày nay là các lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp.

     USAF C-119 đánh dấu bằng máy bay của phi công CIA bay qua Điện Biên Phủ năm 1954

    Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, Charles de Gaulle thúc đẩy chính sách "độc lập quốc gia" đối với khối phía Tây và phía Đông. Cuối cùng, ông rút Pháp khỏi bộ tư lệnh hợp nhất quân sự của NATO, ông phát động một chương trình phát triển hạt nhân và khiến Pháp trở thành cường quốc hạt nhân thứ tư. Ông khôi phục quan hệ thân mật Pháp-Đức nhằm tạo ra một đối trọng châu Âu giữa phạm vi ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Liên Xô. Tuy nhiên, ông phản đối bất kỳ phát triển nào về một châu Âu siêu quốc gia, mà tán thành một châu Âu của các quốc gia có chủ quyền. Theo sau một loạt các cuộc kháng nghị toàn cầu vào năm 1968, khởi nghĩa tháng 5 năm 1968 có tác động xã hội to lớn. Tại Pháp, nó được nhìn nhận là thời khắc bắt đầu khi một tư tưởng đạo đức bảo thủ (tôn giáo, ái quốc, tôn trọng quyền uy) chuyển hướng sang một tư tưởng đạo đức tự do hơn (chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa cá nhân, cách mạng tình dục). Mặc dù khởi nghĩa là một thất bại chính trị (vì đảng Gaullist đã trở nên mạnh hơn trước) song nó cho thấy một sự phân cách giữa nhân dân Pháp với Charles de Gaulle, vị tổng thống này từ chức ngay sau đó.

    Trong giai đoạn hậu de Gaulle, Pháp duy trì vị thế là một trong các nền kinh tế phát triển nhất thế giới, song phải đối diện với một vài khủng hoảng kinh tế dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và gia tăng nợ công. Đến cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Pháp ở vị trí tiên phong trong phát triển Liên minh châu Âu siêu quốc gia, đáng chú ý là ký kết Hiệp ước Maastricht (thành lập Liên minh châu Âu) vào năm 1992, thiết lập Khu vực đồng euro vào năm 1999, và ký kết Hiệp ước Lisbon vào năm 2007.[56] Pháp cũng dần tái hợp nhất hoàn toàn vào NATO và kể từ đó tham gia vào hầu hết các cuộc chiến do NATO bảo trợ.[57]

    Place de la République statue column with large French flag Các cuộc tuần hành của đảng Cộng hòa được tổ chức sau cuộc tấn công Île-de-France tháng 1 năm 2015 được thực hiện bởi những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan; nó là những cuộc biểu tình công cộng lớn nhất trong lịch sử Pháp.

    Kể từ thế kỷ XIX, Pháp đã tiếp nhận nhiều người nhập cư, họ hầu hết là nam công nhân ngoại quốc từ các quốc gia Công giáo tại châu Âu và thường trở về quê hương khi không làm việc.[58] Trong thập niên 1970, Pháp phải đối diện với khủng hoảng kinh tế và cho phép người nhập cư mới (hầu hết là từ Maghreb[58]) đến định cư lâu dài tại Pháp cùng với gia đình họ và có được quyền công dân Pháp. Điều này dẫn đến hàng trăm nghìn người Hồi giáo (đặc biệt là tại các thành phố lớn) sống trong các nhà ở trợ cấp công cộng và chịu tỷ lệ thất nghiệp rất cao.[59] Đồng thời, Pháp bác bỏ đồng hoá người nhập cư, họ được mong chờ tôn trọng các giá trị truyền thống và chuẩn mực văn hoá của Pháp. Họ được khuyến khích duy trì văn hoá và truyền thống đặc trưng của mình và chỉ cần hoà nhập.[60]

    Kể từ vụ đánh bom ga tàu điện ngầm tại Paris năm 1995, Pháp đã trở thành mục tiêu khủng bố của các tổ chức Hồi giáo cực đoan, đáng chú ý là vụ tấn công khủng bố vào trụ sở tạp chí Charlie Hebdo vào tháng 1 năm 2015 đã dẫn đến cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Pháp, thu hút 4,4 triệu người.[61][62] Các vụ tấn công Paris tháng 11 năm 2015 đã làm 130 người thiệt mạng, đây là cuộc tấn công chết chóc nhất trên đất Pháp kể từ Thế chiến II,[63][64] nguy hiểm nhất ở Liên minh châu Âu kể từ vụ đánh bom tàu ​​Madrid năm 2004[65] và cuộc tấn công tại Nice năm 2016 đã khiến 87 người chết ngay trong lễ kỷ niệm Ngày phá ngục Bastille. Opération Chammal, những nỗ lực quân sự của Pháp nhằm ngăn chặn ISIS, đã giết chết hơn 1.000 quân IS trong giai đoạn 2014-2015.[66]

    ^ a b c d Jean Carpentier (dir.), François Lebrun (dir.), Alain Tranoy, Élisabeth Carpentier et Jean-Marie Mayeur (préface de Jacques Le Goff), Histoire de France, Points Seuil, coll. " Histoire ", Paris, 2000 (1re éd. 1987), p. 17 ISBN 2-02-010879-8 ^ Carpentier et al. 2000, pp. 20–24 ^ The Cambridge ancient history. Cambridge University Press. 2000. tr. 754. ISBN 978-0-521-08691-2. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011. ^ Claude Orrieux (1999). A history of ancient Greece. John Wiley & Sons. tr. 62. ISBN 978-0-631-20309-4. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011. ^ Carpentier et al. 2000, p. 29 ^ “Provence in Stone”. Life. ngày 13 tháng 7 năm 1953. tr. 77. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011. ^ Carpentier et al. 2000, pp. 44–45 ^ a b Carpentier et al. 2000, pp. 53–55 ^ Carpentier et al. 2000, pp. 76–77 ^ Carpentier et al. 2000, pp. 79–82 ^ Carpentier et al. 2000, p. 81 ^ Carpentier et al. 2000, p. 84 ^ Carpentier et al. 2000, pp. 84–88 ^ Carpentier et al. 2000, pp. 84–88. ^ “Faith of the Eldest Daughter – Can France retain her Catholic heritage?”. Wf-f.org. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011. ^ “France”. Berkley Center for Religion, Peace, and World Affairs. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011. See drop-down essay on "Religion and Politics until the French Revolution" ^ “Treaty of Verdun”. History.howstuffworks.com. ngày 27 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011. ^ “History of France – The Capetian kings of France: AD 987–1328”. Historyworld.net. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011. ^ a b Jean-Benoit Nadeau; Julie Barlow (ngày 8 tháng 1 năm 2008). The Story of French. St. Martin's Press. tr. 34–. ISBN 978-1-4299-3240-0. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên google.fr2 ^ “Massacre of the Pure”. Time. New York. ngày 28 tháng 4 năm 1961. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017. ^ a b Albert Guerard, France: A Modern History (University of Michigan Press: Ann Arbor, 1959) pp. 100, 101. ^ “France VII”. Microsoft Encarta Online Encyclopedia 2009. Webcitation.org. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2009. ^ Don O'Reilly. "Hundred Years' War: Joan of Arc and the Siege of Orléans". TheHistoryNet.com. ^ Emmanuel Le Roy Ladurie (1987). "The French peasantry, 1450–1660". University of California Press. p. 32. ISBN 0-520-05523-3 ^ Peter Turchin (2003). "Historical dynamics: why states rise and fall[liên kết hỏng]". Princeton University Press. p. 179. ISBN 0-691-11669-5 ^ “Massacre of Saint Bartholomew's Day”. Britannica.com. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011. ^ Tudors: The Illustrated History. ^ Clodfelter 2017: 40 ^ Tilly, Charles (1985). "War making and state making as organized crime," in Bringing the State Back In, eds P.B. Evans, D. Rueschemeyer, & T. Skocpol. Cambridge: Cambridge University Press, 1985. p. 174. ^ “Language and Diplomacy”. Nakedtranslations.com. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011. ^ “BBC History: Louis XV (1710–1774)”. BBC. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011. ^ “Scholarly bibliography by Colin Jones (2002)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011. ^ a b (tiếng Hà Lan) Noah Shusterman – De Franse Revolutie (The French Revolution). Veen Media, Amsterdam, 2015. (Translation of: The French Revolution. Faith, Desire, and Politics. Routledge, London/New York, 2014.) Chapter 5 (p. 187–221): The end of the monarchy and the September Murders (summer–fall 1792). ^ Censer, Jack R. and Hunt, Lynn. Liberty, Equality, Fraternity: Exploring the French Revolution. University Park, Pennsylvania: Pennsylvania State University Press, 2004. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Shus-52 ^ Doyle, William. The Oxford History of The French Revolution. Oxford: Oxford University Press, 1989. pp 191–192. ^ Dr Linton, Marisa. “The Terror in the French Revolution” (PDF). Kingston University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp) ^ Jacques Hussenet (dir.), " Détruisez la Vendée ! " Regards croisés sur les victimes et destructions de la guerre de Vendée, La Roche-sur-Yon, Centre vendéen de recherches historiques, 2007 ^ Frank W. Thackeray (1996). Events that Changed the World in the Nineteenth Century. tr. 6. ISBN 978-0-313-29076-3. ^ a b Blanning, Tim (tháng 4 năm 1998). “Napoleon and German identity”. History Today. 48. London. ^ Ben Kiernan (2007). Blood and Soil: A World History of Genocide and Extermination from Sparta to Darfur. Yale University Press. tr. 374. ISBN 0-300-10098-1. ^ “France's oldest WWI veteran dies”. London: BBC News. ngày 20 tháng 1 năm 2008. ^ Spencer C. Tucker, Priscilla Mary Roberts (2005). "Encyclopedia Of World War I: A Political, Social, And Military History". ABC-CLIO. ISBN 1-85109-420-2 ^ "Vichy France and the Jews". Michael Robert Marrus, Robert O. Paxton (1995). Stanford University Press. p. 368.ISBN 0-8047-2499-7 ^ “The Danish Center for Holocaust and Genocide Studies”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2014. ^ “BBC, The Vichy Policy on Jewish Deportation”. ^ France, United States Holocaust Memorial Museum, “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết) ^ Noir sur Blanc: Les premières photos du camp de concentration de Buchenwald après la libération, “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết) (French) ^ Kimmelman, Michael (ngày 4 tháng 3 năm 2009). “In France, a War of Memories Over Memories of War”. The New York Times. ^ Crozier, Brian; Mansell, Gerard (tháng 7 năm 1960). “France and Algeria”. International Affairs. Blackwell Publishing. 36 (3): 310. doi:10.2307/2610008. JSTOR 2610008. ^ From Fourth to Fifth Republic – University of Sunderland Lưu trữ 2008-05-23 tại Wayback Machine ^ A New Paradigm of the African State: Fundi wa Afrika. Springer. 2009. tr. 75. ^ David P Forsythe (ngày 27 tháng 8 năm 2009). Encyclopedia of Human Rights. OUP USA. tr. 37. ISBN 978-0-19-533402-9. ^ Elizabeth Schmidt (ngày 25 tháng 3 năm 2013). Foreign Intervention in Africa: From the Cold War to the War on Terror. Cambridge University Press. tr. 46. ISBN 978-1-107-31065-0. ^ “Declaration by the Franco-German Defense and Security Council”. Elysee.fr. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011. ^ “France and NATO”. La France à l'Otan. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017. ^ a b Marie-Christine Weidmann-Koop, Rosalie Vermette, "France at the dawn of the twenty-first century, trends and transformations", p. 160 ^ Yvonne Yazbeck Haddad and Michael J. Balz, "The October Riots in France: A Failed Immigration Policy or the Empire Strikes Back?" International Migration (2006) 44#2 pp. 23–34. ^ Sylvia Zappi, "French Government Revives Assimilation Policy", in Migration Policy Institute “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết) ^ Hinnant, Lori; Adamson, Thomas (ngày 11 tháng 1 năm 2015). “Officials: Paris Unity Rally Largest in French History”. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp) ^ “Paris attacks: Millions rally for unity in France”. BBC News. ngày 12 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2015. ^ “Parisians throw open doors in wake of attacks, but Muslims fear repercussions”. The Guardian. ngày 14 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015. ^ Syeed, Nafeesa (ngày 15 tháng 11 năm 2015). “Yes, Parisians are traumatised, but the spirit of resistance still lingers”. The Irish Independent. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015. ^ “Europe's open-border policy may become latest victim of terrorism”. The Irish Times. ngày 19 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015. ^ “French policies provoke terrorist attacks”. The Matador. ngày 14 tháng 12 năm 2015.
    Read less

Phrasebook

Xin chào
Bonjour
Thế giới
Monde
Chào thế giới
Bonjour le monde
Cảm ơn bạn
Merci
Tạm biệt
Au revoir
Đúng
Oui
Không
Non
Bạn khỏe không?
Comment vas-tu?
Tốt, cảm ơn bạn
Bien, merci
cái này giá bao nhiêu?
Combien ça coûte?
Số không
Zéro
Một
Une

Where can you sleep near Pháp ?

Booking.com
489.409 visits in total, 9.196 Points of interest, 404 Đích, 47 visits today.