Pakistan

Abrar Alam Khan - CC BY-SA 3.0 Alimrankdev - CC BY-SA 4.0 Muhammad Ashar - CC BY-SA 3.0 Yasir Dora - CC BY-SA 4.0 Shaharyar wiki - CC BY-SA 3.0 Saqib Qayyum - CC BY-SA 3.0 Yasir Dora - CC BY-SA 4.0 Shaharyar wiki - CC BY-SA 3.0 Yasir Dora - CC BY-SA 4.0 Muhammad Usman - CC BY-SA 4.0 Banksboomer - CC BY-SA 4.0 Ahadagha - CC BY-SA 3.0 Meemjee - CC BY-SA 3.0 Teseum - CC BY-SA 4.0 Shaharyar wiki - CC BY-SA 3.0 Ahadagha - CC BY-SA 3.0 Cmglee - CC BY-SA 4.0 Usamashahid433 - CC BY-SA 4.0 Yasir Dora - CC BY-SA 4.0 Amanasad83 - CC BY-SA 4.0 Shaista bukhari - CC BY-SA 3.0 Shaharyar wiki - CC BY-SA 3.0 Yasir Dora - CC BY-SA 4.0 Guilhem Vellut from Paris - CC BY-SA 2.0 Abrar Alam Khan - CC BY-SA 3.0 Holosoft - CC BY-SA 4.0 Hasanijaz - CC BY-SA 4.0 Moiz Ismaili - CC BY-SA 4.0 Muhammad Ashar - CC BY-SA 4.0 Ashish_Premier - CC BY-SA 3.0 Alimrankdev - CC BY-SA 4.0 Guilhem Vellut - CC BY-SA 2.0 Shaharyar wiki - CC BY-SA 3.0 Furqanlw - CC BY-SA 4.0 Sadianq - CC BY-SA 4.0 Shaharyar wiki - CC BY-SA 3.0 Ammarkh - CC BY-SA 4.0 Tahsin Anwar Ali - CC BY-SA 3.0 Sasha Isachenko - CC BY-SA 3.0 Fassifarooq - CC BY-SA 4.0 Junaidahmadj - CC BY-SA 3.0 Moiz Ismaili - CC BY-SA 4.0 Romero Maia - CC BY-SA 4.0 Fassifarooq - CC BY-SA 4.0 Junaidahmadj - CC BY-SA 3.0 NoahOmarY - CC BY-SA 4.0 AdnanKakazai - CC BY-SA 4.0 Shaharyar wiki - CC BY-SA 3.0 Shaharyar wiki - CC BY-SA 3.0 Guilhem Vellut from Paris - CC BY-SA 2.0 Shaharyar wiki - CC BY-SA 3.0 Mhtoori - CC BY-SA 4.0 Yasir Dora - CC BY-SA 4.0 AdnanKakazai - CC BY-SA 4.0 Shahbazaslam1 - CC BY-SA 4.0 Muhammad Ashar - CC BY-SA 3.0 Shaharyar wiki - CC BY-SA 3.0 Alimrankdev - CC BY-SA 4.0 Faisal Rafiq - CC BY-SA 4.0 James Mollison - CC BY-SA 2.5 Bensouthall - CC BY-SA 4.0 Rohaan Bhatti - CC BY-SA 3.0 Alimrankdev - CC BY-SA 4.0 Kogo - CC BY-SA 2.0 No images

Context of Pakistan

Pakistan (tiếng Urdu: پاکِستان‎, phiên âm: "Pa-ki-xtan"), tên chính thức là Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Pakistan có bờ biển dài 1,046 km (650 mi) dọc theo Biển Ả Rập và Vịnh Oman ở phía nam; phía tây giáp Afghanistan và Iran; phía đông giáp Ấn Độ; cực đông bắc giáp Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tajikistan cũng nằm rất gần với Pakistan nhưng bị ngăn cách bởi Hành lang Wakhan hẹp. Vì thế, nước này nằm trên ngã tư đường giữa Nam Á, Trung Á và Trung Đông.

Vùng tạo thành nước Pakistan hiện đại từng là trung tâm của nền Văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại và sau này là nơi lĩnh hội các nền văn hoá Vệ Đà, Ba Tư, Ấn-Hy Lạp, Turk-Mông Cổ và Hồi giáo. Vùng này đã chứng kiến những cuộc xâm lược và/hay định cư của người Ấn-Aryan, Ba Tư, Hy Lạp, Ả Rập, Thổ, Mông Cổ, Sikh và Anh.

Ngoài Phong trào độc lập Ấn Độ yêu cầu một nước Ấn Độ độc lập, Phong tr...Xem thêm

Pakistan (tiếng Urdu: پاکِستان‎, phiên âm: "Pa-ki-xtan"), tên chính thức là Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Pakistan có bờ biển dài 1,046 km (650 mi) dọc theo Biển Ả Rập và Vịnh Oman ở phía nam; phía tây giáp Afghanistan và Iran; phía đông giáp Ấn Độ; cực đông bắc giáp Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tajikistan cũng nằm rất gần với Pakistan nhưng bị ngăn cách bởi Hành lang Wakhan hẹp. Vì thế, nước này nằm trên ngã tư đường giữa Nam Á, Trung Á và Trung Đông.

Vùng tạo thành nước Pakistan hiện đại từng là trung tâm của nền Văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại và sau này là nơi lĩnh hội các nền văn hoá Vệ Đà, Ba Tư, Ấn-Hy Lạp, Turk-Mông Cổ và Hồi giáo. Vùng này đã chứng kiến những cuộc xâm lược và/hay định cư của người Ấn-Aryan, Ba Tư, Hy Lạp, Ả Rập, Thổ, Mông Cổ, Sikh và Anh.

Ngoài Phong trào độc lập Ấn Độ yêu cầu một nước Ấn Độ độc lập, Phong trào Pakistan (dưới sự lãnh đạo của Muhammad Ali Jinnah thuộc Liên đoàn Hồi giáo), cũng tìm kiếm một nền độc lập cho Ấn Độ, tìm kiếm một nhà nước độc lập cho đa số dân cư Hồi giáo ở các vùng phía đông và phía tây của Ấn Độ thuộc Anh. Người Anh đã trao độc lập và cũng thành lập một nhà nước đa số Hồi giáo Pakistan gồm các tỉnh Sindh, Tỉnh biên giới Tây Bắc, Tây Punjab, Balochistan và Đông Bengal. Với việc thông qua hiến pháp năm 1956, Pakistan trở thành một nước Cộng hoà Hồi giáo. Năm 1971, một cuộc nội chiến bùng phát ở Đông Pakistan dẫn tới việc thành lập Bangladesh.

Lịch sử Pakistan có đặc điểm bởi những giai đoạn cai trị quân sự và bất ổn chính trị. Pakistan là một quốc gia đang phát triển phải đối mặt với các vấn đề tỷ lệ đói nghèo và mù chữ cao. Nước này là nước đông dân thứ sáu trên thế giới và có cộng đồng dân số Hồi giáo đứng hàng thứ hai thế giới sau Indonesia. Pakistan có số dân theo dòng Hồi giáo Shia đứng thứ hai thế giới.. Đây là quốc gia hạt nhân có đa số dân là tín đồ Hồi giáo duy nhất trên thế giới. Pakistan là một thành viên của Khối thịnh vượng chung, các nền kinh tế Next Eleven và D8.

More about Pakistan

Basic information
  • Currency Rupee Pakistan
  • Calling code +92
  • Internet domain .pk
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 4.31
Population, Area & Driving side
  • Population 223773700
  • Diện tích 881913
  • Driving side left
Lịch sử
  • Lịch sử  "Nhà vua thầy tế" mặc Sindhi Ajruk, khoảng 2500 trước Công Nguyên. Bảo tàng Quốc gia, Karachi, Pakistan

    Lưu vực sông Ấn, bao gồm một phần lớn lãnh thổ Pakistan, từng là địa điểm của nhiều nền văn hoá cổ gồm cả văn hoá Mehrgarh thời kỳ đồ đá mới và Văn minh Châu thổ sông Ấn thời kỳ đồ đồng (2500 trước Công Nguyên – 1500 trước Công Nguyên) tại (Harappa thuộc quận Sahiwal) và Mohenjo-Daro.[1]

    Các làn sóng người chinh phục và di cư từ phía tây - gồm cả người Harappan, Ấn-Aryan, Ba Tư, Hy Lạp, Saka, Parthia, Kushan, Hephthalite, Afghan, Ả Rập, Turk và Mughal - đã tới định cư trong vùng trong nhiều thế kỷ, ảnh hưởng tới người dân địa phương và bị hấp thụ vào bên trong họ.[2] Các đế chế cổ ở phía đông – như Đế chế Nanda, Maurya, Sunga, Gupta, và Pala – đã cai trị những lãnh thổ này ở những khoàng thời gian khác nhau từ Patliputra.

    Tuy nhiên, ở giai đoạn trung cổ, khi các tỉnh phía đông của Punjab và Sindh dần liên kết với nền văn minh Ấn Độ-Hồi giáo, các khu vực phía tây về văn hoá trở thành đồng minh của nền văn minh Iran của Afghanistan và Iran.[3] Vùng này là ngã tư của các con đường thương mại lịch sử, gồm cả Con đường tơ lụa, và như một cảng vào cho con đường thương mại ven biển giữa Lưỡng Hà và kéo dài tới La Mã ở phía tây và Malabar và tới tận Trung Quốc ở phía đông.

    Pakistan ngày nay từng là trung tâm của nền Văn minh Châu thổ sông Ấn; đã sụp đổ hồi giữa thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên và tiếp đó là Văn minh Vệ Đà, cũng mở rộng hầu hết các đồng bằng Ấn-Hằng. Các đế chế và vương quốc cổ đại nối tiếp nhau cai trị vùng này: đế chế Ba Tư Achaemenid[4] khoảng năm 543 trước Công nguyên, đế chế Hy Lạp do Alexander Đại đế thành lập[5] năm 326 trước Công nguyên và đế chế Maurya sau đó.

    ...Xem thêm
    Lịch sử  "Nhà vua thầy tế" mặc Sindhi Ajruk, khoảng 2500 trước Công Nguyên. Bảo tàng Quốc gia, Karachi, Pakistan

    Lưu vực sông Ấn, bao gồm một phần lớn lãnh thổ Pakistan, từng là địa điểm của nhiều nền văn hoá cổ gồm cả văn hoá Mehrgarh thời kỳ đồ đá mới và Văn minh Châu thổ sông Ấn thời kỳ đồ đồng (2500 trước Công Nguyên – 1500 trước Công Nguyên) tại (Harappa thuộc quận Sahiwal) và Mohenjo-Daro.[1]

    Các làn sóng người chinh phục và di cư từ phía tây - gồm cả người Harappan, Ấn-Aryan, Ba Tư, Hy Lạp, Saka, Parthia, Kushan, Hephthalite, Afghan, Ả Rập, Turk và Mughal - đã tới định cư trong vùng trong nhiều thế kỷ, ảnh hưởng tới người dân địa phương và bị hấp thụ vào bên trong họ.[2] Các đế chế cổ ở phía đông – như Đế chế Nanda, Maurya, Sunga, Gupta, và Pala – đã cai trị những lãnh thổ này ở những khoàng thời gian khác nhau từ Patliputra.

    Tuy nhiên, ở giai đoạn trung cổ, khi các tỉnh phía đông của Punjab và Sindh dần liên kết với nền văn minh Ấn Độ-Hồi giáo, các khu vực phía tây về văn hoá trở thành đồng minh của nền văn minh Iran của Afghanistan và Iran.[3] Vùng này là ngã tư của các con đường thương mại lịch sử, gồm cả Con đường tơ lụa, và như một cảng vào cho con đường thương mại ven biển giữa Lưỡng Hà và kéo dài tới La Mã ở phía tây và Malabar và tới tận Trung Quốc ở phía đông.

    Pakistan ngày nay từng là trung tâm của nền Văn minh Châu thổ sông Ấn; đã sụp đổ hồi giữa thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên và tiếp đó là Văn minh Vệ Đà, cũng mở rộng hầu hết các đồng bằng Ấn-Hằng. Các đế chế và vương quốc cổ đại nối tiếp nhau cai trị vùng này: đế chế Ba Tư Achaemenid[4] khoảng năm 543 trước Công nguyên, đế chế Hy Lạp do Alexander Đại đế thành lập[5] năm 326 trước Công nguyên và đế chế Maurya sau đó.

     Menander I là một trong những vị vua cai trị của Vương quốc Indo-Hy Lạp từng tồn tại ở Pakistan ngày nay.

    Vương quốc Ấn-Hy Lạp do Demetrius của Bactria thành lập gồm cả Gandhara và Punjab từ năm 184 trước Công nguyên, và đạt tới tầm vóc lớn nhất dưới thời Menander, thành lập nên giai đoạn Hy Lạp-Phật giáo với những tiến bộ trong thương mại và văn hoá. Thành phố Taxila (Takshashila) trở thành một trung tâm học thuật chính ở những thời cổ đại – tàn tích của thành phố, nằm ở phía tây Islamabad, là một trong những địa điểm khảo cổ chính của đất nước. Triều đại Rai (khoảng 489–632) của Sindh, ở thời cực thịnh, đã cai trị vùng này và các lãnh thổ xung quanh.

    Năm 712 sau Công Nguyên, vị tướng Ả Rập Muhammad bin Qasim[6] đã chinh phục Sindh và Multan ở Punjab phía nam. Biên niên sử chính thức của chính phủ Pakistan nói rằng "sự thành lập của nó đã được sắp đặt" như một kết quả của cuộc chinh phục này.[7] Thắng lợi này của người Ả Rập và Hồi giáo sẽ lập ra một giai đoạn của nhiều đế chế Hồi giáo nối tiếp nhau ở Nam Á, gồm cả Đế chế Ghaznavid, Vương quốc Ghorid, Vương quốc Hồi giáo Delhi và Đế chế Mughal. Trong giai đoạn này, các nhà truyền giáo Sufi đóng một vai trò then chốt trong việc cải đạo đa số tín đồ Phật giáo và dân cư Hindo trong vùng sang Hồi giáo.

     Badshahi Masjid được xây dựng ở thế kỷ XVII trong thời Mughal

    Sự suy tàn lần lần của Đế chế Mughal đầu thế kỷ XVIII mang lại cơ hội cho những người Afghan, Baloch và Sikh nắm quyền ảnh hưởng trên những khu vực rộng lớn cho tới khi Công ty Đông Ấn Anh[8] giành được uy thế ở Nam Á. Cuộc Nổi dậy Ấn Độ năm 1857, cũng được gọi là Binh biến Ấn Độ, là cuộc đấu tranh vũ trang lớn cuối cùng chống lại Raj Anh, và nó lập ra những nền tảng cho cuộc đấu tranh phi vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại Ấn Độ trong thế kỷ XIX. Trong thập niên 1920 và 1930, một phong trào dưới sự lãnh đạo của Mahatma Gandhi, thể hiện cam kết ahimsa, hay bất bạo động, hàng triệu người phản kháng đã tham gia vào các chiến dịch bất tuân dân sự rộng lớn.[9]

    Liên đoàn Hồi giáo Toàn Ấn giành được sự ủng hộ của dân chúng cuối thập niên 1930 giữa những lo ngại về sự lơ đãng và không chú tâm của tín đồ Hồi giáo với chính trị. Ngày 29 tháng 12 năm 1930, bài diễn văn của Allama Iqbal đã kêu gọi cho một "nhà nước tự trị ở tây bắc Ấn Độ cho các tín đồ Hồi giáo Ấn Độ, bên trong cơ cấu chính trị của Ấn Độ."[10] Muhammad Ali Jinnah tán thành Lý thuyết Hai Nhà nước và lãnh đạo Liên đoàn Hồi giáo thông qua Nghị quyết Lahore năm 1940, thường được gọi là Nghị quyết Pakistan. Đầu năm 1947, Anh thông báo quyết định chấm dứt cai trị Ấn Độ. Tháng 6 năm 1947, các lãnh đạo quốc gia của Ấn Độ thuộc Anh - gồm cả Nehru và Abul Kalam Azad thay mặt cho Đảng Quốc đại, Jinnah đại diện cho Liên đoàn Hồi giáo và Master Tara Singh đại diện cho người Sikhs - đồng ý các điều khoản được đề xuất của việc chuyển giao quyền lực và độc lập.

    Nhà nước Pakistan hiện đại được thành lập ngày 14 tháng 8 năm 1947 (27 Ramadan 1366 theo Lịch Hồi giáo), cắt ra hai khu vực đa số Hồi giáo ở phía đông và phía tây bắc của Ấn Độ thuộc Anh và gồm các tỉnh Balochistan, Đông Bengal, Tỉnh biên giới Tây Bắc, Tây Punjab và Sindh. Sự tranh cãi, sai thời điểm, phân chia các tỉnh Punjab và Bengal đã gây ra các vụ bạo động cộng đồng trên khắp Ấn Độ và Pakistan – hàng triệu người Hồi giáo đã dời sang Pakistan và hàng triệu người Hindus và người Sikhs đã phải sang Ấn Độ. Những cuộc tranh cãi gia tăng về nhiều vương quốc hoàng thân gồm cả Jammu và Kashmir đa số Hồi giáo, nơi nhà cai trị người Hindu đã nhượng nó cho Ấn Độ sau một cuộc xâm lược của các chiến binh bộ tộc Pashtun, dẫn tới cuộc Chiến tranh Kashmir lần thứ nhất năm 1948.

     Toàn quyền Muhammad Ali Jinnah trao bản đề xuất công khai ngày 11 tháng 8 năm 1947 cho nhà nước Pakistan mới.

    Từ năm 1947 đến năm 1956, Pakistan là một lãnh thổ tự trị bên trong Khối thịnh vượng chung. Nó trở thành một nhà nước Cộng hoà năm 1956, nhưng quyền cai trị dân sự đã bị ngừng lại sau một cuộc đảo chính của Tướng Ayub Khan, người nắm chức tổng thống trong giai đoạn 1958–69, một giai đoạn bất ổn bên trong và một cuộc chiến tranh thứ hai với Ấn Độ năm 1965. Người kế nhiệm ông, Yahya Khan (1969–71) phải giải đương đầu với một trận bão có sức tàn phá mạnh — làm 500.000 người chết ở Đông Pakistan— và cũng phải đối mặt với một cuộc nội chiến năm 1971. Những sự bất bình về kinh tế và bất đồng về chính trị ở Đông Pakistan dẫn tới một tình trạng căng thẳng chính trị và bạo lực và sự đàn áp quân sự leo thang trở thành một cuộc nội chiến.[11] Sau chín tháng chiến tranh du kích giữa Quân đội Pakistan và quân du kích Belgan Mukti Bahini được Ấn Độ ủng hộ, sau này sự can thiệp của Ấn Độ leo thang thành cuộc Chiến tranh Ấn Độ-Pakistani năm 1971, và cuối cùng là sự ly khai của Đông Pakistan trở thành nhà nước Bangladesh độc lập.[12]

    Quyền cai trị dân sự ở Pakistan được tái lập từ năm 1972 tới năm 1977 dưới thời Zulfikar Ali Bhutto, cho tới khi ông bị hạ bệ và bị kết án tử hình năm 1979 bởi Tướng Zia-ul-Haq, người trở thành tổng thống quân sự thứ ba của đất nước. Zia đưa ra bộ luật hình sự Hồi giáo Sharia, tăng cường ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống dân sự và quân sự. Khi Tổng thống Zia chết trong một tai nạn máy bay năm 1988, Benazir Bhutto, con gái của Zulfikar Ali Bhutto, được bầu làm nữ Thủ tướng đầu tiên của Pakistan. Trong thập kỷ tiếp theo bà phải đấu tranh cho quyền lực với Nawaz Sharif khi tình hình chính trị và kinh tế trong nước ngày càng xấu đi. Pakistan tham gia vào cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 và gửi 5,000 quân như một phần của liên quân dưới sự lãnh đạo của Mỹ, để bảo vệ Ả Rập Xê Út.[13]

    Những căng thẳng quân sự trong cuộc xung đột Kargil[14] với Ấn Độ được tiếp nối bằng một cuộc đảo chính quân sự Pakistan năm 1999[15] trong đó tướng Pervez Musharraf đã nắm quyền hành pháp tuyệt đối. Năm 2001, Musharraf trở thành Tổng thống sau vụ từ chức gây tranh cãi của Rafiq Tarar. Sau cuộc bầu cử nghị viện năm 2002, Musharraf chuyển giao quyền hành pháp cho Thủ tướng mới được bầu là Zafarullah Khan Jamali, ông được Shaukat Aziz kế vị sau cuộc bầu cử thủ tướng năm 2004. Ngày 15 tháng 11 năm 2007 Quốc hội hoàn thành nhiệm kỳ và cuộc bầu cử mới được kêu gọi. Các lãnh đạo chính trị lưu vong Benazir Bhutto và Nawaz Sharif được cho phép quay trở lại Pakistan. Tuy nhiên, vụ ám sát Benazir Bhutto trong chiến dịch tranh cử tháng 12 đã dẫn tới sự trì hoãn bầu cử và những cuộc nổi loạn khắp đất nước. Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) của bà Butto giành nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử được tổ chức tháng 2 năm 2008 và một thành viên của đảng này Yousaf Raza Gillani đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng.[16] Ngày 18 tháng 8 năm 2008, Pervez Musharaff từ chức tổng thống khi phải đối mặt với cuộc luận tội.[17] Hiện tại, (ở thời điểm cuối năm 2009), hơn 3 triệu người Pakistan đã phải dời bỏ nhà cửa vì cuộc xung đột đang diễn ra ở Tây Bắc Pakistan giữa chính phủ và các chiến binh Taliban.[18]

    ^ Minnesota State University page on Mohenjo-Daro Lưu trữ 2010-06-01 tại Wayback Machine. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ciafactbook ^ Wright, John W. (1997). Universal Almanac. New York: Andrews & McMeel Publishing. ISBN 0836221877. ^ Jona Lendering. “Achaemenids”. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2009. ^ “Plutarch's Life of Alexander”. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2009. ^ “Infinity Foundation's translation of the Chach-Nama”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2009. ^ “History in Chronological Order”. Government of Pakistan. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2009. ^ “A Country Study: Pakistan”. Library of Congress. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2009. ^ Concise Encyclopedia. Dorling Kindersley Limited. 1997. tr. 455. ISBN 0-7513-5911-4. ^ “Sir Muhammad Iqbal's 1930 Presidential Address”. Speeches, Writings, and Statements of Iqbal. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2006. ^ “1971 war summary”. BBC. 2002. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009. ^ “US Country Studies article on the Bangladesh War”. U.S. Library of Congress. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009. ^ “The 1991 Gulf war”. San Francisco Chronicle. 24 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009. ^ “India launches Kashmir air attack”. BBC News. 26 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2008. ^ “Pakistan after the coup: Special report”. BBC. 12 tháng 10 năm 2000. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2009. ^ “New Pakistan PM Gillani sworn in”. BBC. 25 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2009. ^ Reza Sayah (18 tháng 8 năm 2008). “Musharraf's resignation accepted”. CNN. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2009. ^ 3.4 million displaced by Pakistan fighting. United Press International. ngày 30 tháng 5 năm 2009.
    Read less

Where can you sleep near Pakistan ?

Booking.com
487.376 visits in total, 9.187 Points of interest, 404 Đích, 2 visits today.