Nepal

Jean-Marie Hullot - CC BY-SA 2.0 Iciclesadventuretreks - CC BY-SA 4.0 Q-lieb-in - CC BY-SA 3.0 Abhishek Dutta (http://abhishekdutta.org), fix chromatic aberration by uploader - CC BY 3.0 Gus, Original uploader was Gus at pl.wikipedia - CC BY-SA 3.0 Rdhungana - CC BY-SA 4.0 Q-lieb-in - CC BY-SA 4.0 nischaltiwari (https://www.flickr.com/photos/nischaltiwari/) - CC BY 2.5 Thapaliyashreeram - CC BY-SA 4.0 Jyot1.5hompad0k - CC BY-SA 4.0 Yash Bhattarai - CC BY-SA 3.0 Gerd Eichmann - CC BY-SA 4.0 Ummidnp - CC BY-SA 4.0 Chandrackd - CC BY-SA 4.0 Bikrampratapsingh - CC BY-SA 4.0 Prakaz wiki - Public domain Carsten.nebel - CC BY-SA 4.0 Nirmal Raj Joshi - CC BY-SA 3.0 Q-lieb-in - CC BY-SA 3.0 Abhishek Dutta (http://abhishekdutta.org), fix chromatic aberration by uploader - CC BY 3.0 Iciclesadventuretreks - CC BY-SA 4.0 default Gerd Eichmann - CC BY-SA 4.0 Gus, Original uploader was Gus at pl.wikipedia - CC BY-SA 3.0 Iciclesadventuretreks - CC BY-SA 4.0 Nahyd Akhtar - CC BY-SA 4.0 Chandrackd - CC BY-SA 4.0 Thapaliyashreeram - CC BY-SA 4.0 Anish Regmi - CC BY-SA 4.0 Gerd Eichmann - CC BY-SA 4.0 Mubarakansari - CC BY-SA 3.0 Steve Hicks - CC BY 2.0 Jmhullot - CC BY 3.0 Lerian - Public domain Jmhullot - CC BY 3.0 NeupaneArpan - CC BY-SA 4.0 http://www.vascoplanet.com/world/ VascoPlanet Photography, Nepal - CC BY 3.0 Gerd Eichmann - CC BY-SA 4.0 Ascii002 - CC BY-SA 3.0 Gerd Eichmann - CC BY-SA 4.0 Gerd Eichmann - CC BY-SA 4.0 Ummidnp - CC BY-SA 4.0 Gurkhanabin - CC BY 4.0 Abhishek Dutta (http://abhishekdutta.org), fix chromatic aberration by uploader - CC BY 3.0 Rajesh Dhungana - CC BY-SA 4.0 KC Sanjay - CC BY-SA 4.0 Jean-Pierre Dalbéra from Paris, France - CC BY 2.0 Abhishek Dutta (http://abhishekdutta.org), fix chromatic aberration by uploader - CC BY 3.0 Nirmal Raj Joshi - CC BY-SA 3.0 Q-lieb-in - CC BY-SA 4.0 Jmhullot - CC BY 3.0 Lerian - Public domain Steve Hicks - CC BY 2.0 Rdhungana - CC BY-SA 4.0 Rabin Karki - CC BY 3.0 Q-lieb-in - CC BY-SA 4.0 Gurkhanabin - CC BY 4.0 Gus, Original uploader was Gus at pl.wikipedia - CC BY-SA 3.0 Iciclesadventuretreks - CC BY-SA 4.0 Rajivkilanashrestha - CC BY-SA 4.0 Jmhullot - CC BY 3.0 Rdhungana - CC BY-SA 4.0 No images

Context of Nepal

Nepal (phiên âm tiếng Việt: Nê-pan; tiếng Nepal: नेपाल Nepāl [neˈpal]), tên chính thức là nước Cộng hoà Dân chủ Liên bang Nepal (tiếng Nepal: सङ्घीय लोकतान्त्रिक गणतन्त्र नेपाल Sanghiya Loktāntrik Ganatantra Nepāl), là một quốc gia nội lục tại Nam Á. Dân số quốc gia Himalaya này đạt 26,4 triệu vào năm 2011, sống trên lãnh thổ lớn thứ 93 thế giới. Nepal giáp với Trung Quốc về phía bắc, giáp với Ấn Độ về phía nam, đông và tây. Nepal cách Bangladesh 27 km tính từ mũi đông nam. Nepal đa dạng về địa lý, có các đồng bằng phì nhiêu, các đồi rừng cận núi cao, và có 8 trong số 10 núi cao nhất thế giới, trong đó có núi ...Xem thêm

Nepal (phiên âm tiếng Việt: Nê-pan; tiếng Nepal: नेपाल Nepāl [neˈpal]), tên chính thức là nước Cộng hoà Dân chủ Liên bang Nepal (tiếng Nepal: सङ्घीय लोकतान्त्रिक गणतन्त्र नेपाल Sanghiya Loktāntrik Ganatantra Nepāl), là một quốc gia nội lục tại Nam Á. Dân số quốc gia Himalaya này đạt 26,4 triệu vào năm 2011, sống trên lãnh thổ lớn thứ 93 thế giới. Nepal giáp với Trung Quốc về phía bắc, giáp với Ấn Độ về phía nam, đông và tây. Nepal cách Bangladesh 27 km tính từ mũi đông nam. Nepal đa dạng về địa lý, có các đồng bằng phì nhiêu, các đồi rừng cận núi cao, và có 8 trong số 10 núi cao nhất thế giới, trong đó có núi Everest. Kathmandu là thủ đô và thành phố lớn nhất của Nepal. Nepal là một quốc gia đa dân tộc, tiếng Nepal là ngôn ngữ chính thức.

Lãnh thổ Nepal có lịch sử được ghi nhận từ thời đồ đá mới. Tên gọi "Nepal" xuất hiện lần đầu trong các văn bản từ thời kỳ Vệ Đà, là thời kỳ hình thành Ấn Độ giáo. Vào giữa thiên niên kỷ 1 TCN, người sáng lập Phật giáo là Gautama Buddha sinh tại miền nam Nepal. Nhiều nơi thuộc miền bắc Nepal đan xen với văn hoá Tây Tạng. Thung lũng Kathmandu tại miền trung Nepal có nền văn minh đô thị phức tạp, là trụ sở của liên minh Newar thịnh vượng mang tên Nepal Mandala. Nhánh Himalaya của con đường tơ lụa cổ đại do các thương nhân của thung lũng này chi phối. Đến thế kỷ XVIII, Vương quốc Gorkha thống nhất được Nepal. Triều đại Shah thành lập Vương quốc Nepal và sau đó lập liên minh với Đế quốc Anh, với thực quyền thuộc gia tộc Rana truyền thế nắm chức thủ tướng. Nepal chưa từng bị thuộc địa hóa, song đóng vai trò là vùng đệm giữa Đại Thanh và Ấn Độ thuộc Anh. Trong thế kỷ XX, Nepal kết thúc thế cô lập và tạo dựng quan hệ vững chắc với các cường quốc khu vực. Chế độ nghị viện được thi hành vào năm 1951, song bị quốc vương đình chỉ hai lần vào năm 1960 và 2005. Nội chiến Nepal dẫn đến kết quả là tuyên bố thành lập nước cộng hoà vào năm 2008.

Nepal hiện nay là một nước cộng hoà nghị viện thế tục liên bang, gồm có bảy bang. Nepal là một quốc gia đang phát triển, có chỉ số phát triển con người HDI xếp thứ 144 thế giới vào năm 2016. Quốc gia này có mức độ nghèo đói cao, song tình hình dần cải thiện và chính phủ tuyên bố cam kết đưa quốc gia thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2022. Nepal cũng có tiềm năng khổng lồ về thủy điện để xuất khẩu. Nepal gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1955, ký kết các hiệp định hữu nghị với Ấn Độ vào năm 1950 và với Trung Quốc vào năm 1960. Nepal là thành viên của Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC), Phong trào không liên kết và Sáng kiến Vịnh Bengal. Nepal nổi tiếng với lịch sử các binh sĩ Gurkha, đặc biệt là trong hai thế chiến, và có đóng góp quan trọng trong các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.

More about Nepal

Basic information
  • Currency Rupee Nepal
  • Calling code +977
  • Internet domain .np
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 5.22
Population, Area & Driving side
  • Population 29164578
  • Diện tích 147181
  • Driving side left
Lịch sử
  • Lịch sử Cổ trung đại  Lumbini được cho là nơi sinh của Phật Thích Ca

    Phát hiện được các công cụ đồ đá mới tại thung lũng Kathmandu, chỉ ra rằng loài người sống tại Himalaya ít nhất là 11.000 năm.[1] Lớp cư dân cổ nhất được cho là tổ tiên của người Kusunda hiện nay.[2] Theo Hogdson vào năm 1847, những cư dân ban đầu này có lẽ là gốc Australoid nguyên thủy.[3]

    Nepal được đề cập lần đầu trong Atharvaveda Pariśiṣṭa vào cuối thời Vệ Đà khi là một nơi xuất khẩu chăn, và trong Atharvashirsha Upanishad hậu Vệ Đà.[4] Trên cột trụ Allahabad của Samudragupta, Nepal được mô tả là một quốc gia ngoại biên. Skanda Purana có một chương riêng gọi là "Nepal Mahatmya" trong đó giảng giải chi tiết hơn về vẻ đẹp và sức mạnh của Nepal.[5] Nepal cũng được đề cập trong các văn bản Ấn Độ giáo như Narayana Puja.[4] Người nói tiếng thuộc hệ Tạng-Miến có lẽ sống tại Nepal từ 2500 năm trước.[6] Các cư dân ban đầu của Nepal có gốc Dravidia, họ có lịch sử từ đầu thời kỳ đồ đồng tại Nam Á, trước khi các dân tộc Tạng-Miến và Ấn-Arya đến.[1]

    ...Xem thêm
    Lịch sử Cổ trung đại  Lumbini được cho là nơi sinh của Phật Thích Ca

    Phát hiện được các công cụ đồ đá mới tại thung lũng Kathmandu, chỉ ra rằng loài người sống tại Himalaya ít nhất là 11.000 năm.[1] Lớp cư dân cổ nhất được cho là tổ tiên của người Kusunda hiện nay.[2] Theo Hogdson vào năm 1847, những cư dân ban đầu này có lẽ là gốc Australoid nguyên thủy.[3]

    Nepal được đề cập lần đầu trong Atharvaveda Pariśiṣṭa vào cuối thời Vệ Đà khi là một nơi xuất khẩu chăn, và trong Atharvashirsha Upanishad hậu Vệ Đà.[4] Trên cột trụ Allahabad của Samudragupta, Nepal được mô tả là một quốc gia ngoại biên. Skanda Purana có một chương riêng gọi là "Nepal Mahatmya" trong đó giảng giải chi tiết hơn về vẻ đẹp và sức mạnh của Nepal.[5] Nepal cũng được đề cập trong các văn bản Ấn Độ giáo như Narayana Puja.[4] Người nói tiếng thuộc hệ Tạng-Miến có lẽ sống tại Nepal từ 2500 năm trước.[6] Các cư dân ban đầu của Nepal có gốc Dravidia, họ có lịch sử từ đầu thời kỳ đồ đồng tại Nam Á, trước khi các dân tộc Tạng-Miến và Ấn-Arya đến.[1]

    Khoảng năm 500 TCN, các vương quốc nhỏ và liên minh các thị tộc xuất hiện tại các vùng phía nam của Nepal. Từ một thực thể trong số đó là Shakya, nổi lên một vị hoàng tử từ bỏ địa vị của mình và trải qua cuộc sống khổ hạn, hình thành Phật giáo, được gọi là Phật Thích Ca (niên đại truyền thống là 563–483 TCN).

    Đến năm 250 TCN, các khu vực phía nam nằm dưới ảnh hưởng của Đế quốc Maurya tại Bắc Ấn Độ và nhiều nơi của Nepal sau đó trở thành một nhà nước chư hầu dưới trướng Đế quốc Gupta vào thế kỷ IV. Bắt đầu vào thế kỷ III, Vương quốc Licchavi quản lý thung lũng Kathmandu và khu vực xung quanh miền trung Nepal. Vương triều Licchavi suy thoái vào cuối thế kỷ VIII, có lẽ là do áp lực từ Thổ Phồn, và kế tiếp là một thời kỳ Newar hoặc Thakuri từ năm 879, song không rõ về phạm vi kiểm soát của họ.[7] Trong thế kỷ XI, nó dường như bao gồm cả khu vực Pokhara. Đến cuối thế kỷ XI, miền nam Nepal chịu ảnh hưởng của Vương triều Chalukya tại Nam Ấn Độ. Dưới thời Chalukya, cơ sở tôn giáo của Nepal biến đổi do các quốc vương bảo trợ Ấn Độ giáo thay vì Phật giáo vốn đang thịnh hành.

     Tổ hợp cung điện Basantpur

    Vào đầu thế kỷ XII, các thủ lĩnh nổi lên tại cực tây Nepal có tên kết thúc bằng hậu tố tiếng Phạn malla ("đô vật"). Các quốc vương này củng cố quyền lực trong hai trăm năm sau đó, cho đến khi vương quốc bị tan rã thành nhiều tiểu quốc. Một triều đại Malla khác bắt đầu với Quốc vương Jayasthiti xuất hiện tại thung lũng Kathmandu vào cuối thế kỷ XIV, và phần lớn miền trung Nepal lại nằm dưới quyền cai trị thống nhất. Năm 1482, vương quốc này bị phân thành ba vương quốc: Kathmandu, Patan, và Bhaktapur.

    Vương quốc Nepal

    Đến giữa thế kỷ XVIII, một quốc vương người Gurkha là Prithvi Narayan Shah tập hợp thành Nepal ngày nay. Sau một số xung đột đổ máu, ông chinh phục được thung lũng Kathmandu vào năm 1769. Quyền thế của người Gurkha đạt đỉnh khi lãnh thổ của các vương quốc Kumaon và Garhwal tại phía tây đến Sikkim tại phía đông nằm dưới quyền cai trị của Nepal. Ở quy mô tối đa, Đại Nepal mở rộng đến sông Teesta tại phía đông, đến Kangra, qua sông Sutlej tại phía tây cũng như xa về phía nam đến đồng bằng Terai. Tranh chấp lãnh thổ giữa Nepal với Tây Tạng khiến Đại Thanh khởi động Chiến tranh Trung Quốc – Nepal (1788–1789), kết quả quân Nepal bị đẩy lui và phải trả bồi thường cao cho Bắc Kinh.

    Kình địch giữa Vương quốc Nepal và Công ty Đông Ấn Anh về việc thôn tính các tiểu quốc giáp biên với Nepal cuối cùng dẫn đến Chiến tranh Anh – Nepal (1815–16). Ban đầu, người Anh đánh giá thấp người Nepal và thất bại cho đến khi có tăng viện. Họ rất ấn tượng trước lòng dũng cảm và năng lực của người Nepal, khởi đầu cho danh tiếng của các binh sĩ Gurkha. Chiến tranh kết thúc với kết quả là Nepal phải nhượng lại các phần đất mới chiếm của Sikkim và đất đai tại Terai, cũng như quyền tuyển binh.[8]

    Chủ nghĩa bè phái trong hoàng tộc dẫn đến một giai đoạn bất ổn. Năm 1846, một âm mưu bị phát giác tiết lộ rằng nữ vương có kế hoạch lật đổ một thủ lĩnh quân sự là Jung Bahadur Kunwar, dẫn đến thảm sát trong triều đình. Jung Bahadur Kunwar thắng lợi và lập ra triều đại Rana. Dưới triều đại này, quốc vương là một nhân vật danh nghĩa, trong khi chức vụ thủ tướng đầy quyền lực và được kế tập. Gia tộc Rana ủng hộ Anh và hỗ trợ người Anh trong Khởi nghĩa Ấn Độ 1857, cũng như trong hai thế chiến. Người Anh trao cho Nepal một số nơi tại khu vực Terai dù cư dân tại đó không phải người Nepal, đây là một cử chỉ hữu nghị do Nepal giúp Anh trấn áp khởi nghĩa tại Ấn Độ. Năm 1923, Anh và Nepal chính thức ký kết một hiệp ước hữu nghị.[8] Chế độ nô lệ bị bãi bỏ tại Nepal vào năm 1924.[9]

    Đến cuối thập niên 1940, các phong trào ủng hộ dân chủ và chính đảng mới xuất hiện tại Nepal chỉ trích chế độ chuyên quyền Rana. Trong khi đó, quân đội Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng trong thập niên 1950, Ấn Độ tìm cách đối trọng bằng cách thực hiện các bước đi nhằm khẳng định ảnh hưởng hơn nữa tại Nepal. Ấn Độ bảo trợ cho cựu vương Tribhuvan tái đăng cơ vào năm 1951, và cũng bảo trợ một chính phủ mới gồm hầu hết là thành viên Đảng Đại hội Nepal, do đó kết thúc quyền bá chủ của gia tộc Rana tại Nepal.[8]

    Sau nhiều năm tranh chấp quyền lực giữa quốc vương và chính phủ, Quốc vương Mahendra (trị vì 1955–72) bãi bỏ thử nghiệm dân chủ vào năm 1959, và một hệ thống Panchayat không đảng phái được lập ra để quản lý Nepal cho đến năm 1989, khi "Jan Andolan" (Phong trào Nhân dân) buộc Quốc vương Birendra (trị vì 1972–2001) chấp thuận các cải cách hiến pháp và lập một quốc hội đa đảng trong năm 1991.[10] Năm 1991–92, Bhutan trục xuất khoảng 100.000 người gốc Nepal, hầu hết họ đến sống trong các trại tị nạn tại miền đông Nepal.[11]

    Năm 1996, Đảng Cộng sản Nepal (Maoist) bắt đầu một nỗ lực nhằm thay thế hệ thống nghị viện hoàng gia bằng một nước cộng hoà nhân dân bằng phương thức bạo lực, dẫn đến nội chiến Nepal làm hơn 12.000 người thiệt mạng. Ngày 1 tháng 6 năm 2001, xảy ra thảm sát trong hoàng cung Nepal, Quốc vương Birendra cùng vương hậu và nhiều thành viên vương thất khác bị giết, Thái tử Dipendra được cho là thủ phạm và tự tử ngay lúc đó. Sau sự việc, em trai của Quốc vương Birendra là Gyanendra kế thừa vương vị. Ngày 1 tháng 2 năm 2005, Quốc vương Gyanendra giải tán toàn bộ chính phủ và đảm nhiệm đầy đủ quyền lực hành pháp nhằm dập tắt phong trào Maoist (tư tưởng Mao Trạch Đông).[10].

    Cộng hoà  Ram Baran Yadav là tổng thống đầu tiên của Nepal

    Đối diện với phong trào dân chủ vào năm 2006, Quốc vương Gyanendra chấp thuận trao lại quyền chủ quyền cho nhân dân. Hạ nghị viện sau đó bỏ phiếu cắt bớt quyền lực của quốc vương và tuyên bố Nepal là một nhà nước thế tục, kết thúc vị thế vương quốc Ấn Độ giáo. Ngày 28 tháng 12 năm 2007, một dự luật được quốc hội thông qua với nội dung tuyên bố Nepal là một nước cộng hoà liên bang, đồng nghĩa với việc bãi bỏ chế độ quân chủ.[12] Dự luật có hiệu lực vào ngày 28 tháng 5 năm 2008.[13] Đảng Cộng sản Thống nhất Nepal (Maoist) giành nhiều ghế nhất trong bầu cử Hội đồng Lập pháp vào ngày 10 tháng 4 năm 2008, lập ra một chính phủ liên minh.[14] Tháng 10 năm 2015, Bidhya Devi Bhandari trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Nepal.[15] Ngày 20 tháng 9 năm 2015, hiến pháp mới được Tổng thống Ram Baran Yadav công bố, hội đồng lập pháp chuyển đổi thành một nghị viện. Theo hiến pháp, Nepal chuyển thành một nước cộng hoà dân chủ liên bang gồm bảy bang.

    Ngày 25 tháng 4 năm 2015, một trận động đất mạnh tấn công Nepal.[16] Đến ngày 12 tháng 5, một trận động đất mạnh khác lại tấn công Nepal, chúng khiến hơn 8.500 người thiệt mạng và khoảng 21.000 người bị thương.[17]

    ^ a b Krishna P. Bhattarai. Nepal. Infobase publishing. ^ Witzel 1999a Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine, 1999b Lưu trữ 2016-10-08 tại Wayback Machine ^ Populations of the SAARC Countries: Bio-cultural Perspectives edited by Jayanta Sarkar, G. C. Ghosh [1] ^ a b P. 17 Looking to the Future: Indo-Nepal Relations in Perspective By Lok Raj Baral ^ “India-Nepal relations”. gktoday.in. ngày 18 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2014. ^ “A Country Study: Nepal”. Federal Research Division, Library of Congress. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2005. ^ “Nepal Monarchy: Thakuri Dynasty”. ^ a b c lawrence, harris, george; division, library of congress. federal research; matles, savada, andrea. “Nepal and Bhutan: country studies”. ^ Tucci, Giuseppe. (1952). Journey to Mustang, 1952. Trans. by Diana Fussell. 1st Italian edition, 1953; 1st English edition, 1977. 2nd edition revised, 2003, p. 22. Bibliotheca Himalayica. ISBN 99933-0-378-X (South Asia); ISBN 974-524-024-9 (Outside of South Asia). ^ a b “Timeline: Nepal”. BBC News. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2005. ^ Bhaumik, Subir (ngày 7 tháng 11 năm 2007). “Bhutan refugees are 'intimidated'”. BBC News. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2008. ^ “Nepal votes to end monarchy”. CNN Asia report. ^ “Nepal votes to abolish monarchy”. BBC News. ngày 28 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2011. ^ The Carter Center. “Activities by Country: Nepal”. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2008. ^ “Nepal just elected its first female president”. Quartz. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2015. ^ Corinne Cathcard; Emily Shapiro (ngày 25 tháng 4 năm 2015). “Nepal Earthquake: Death Toll Jumps Over 1,800”. ABC News. Associated Press. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015. ^ “Nepal earthquake death toll reaches 8,635, over 300 missing”. The Indian Express. ngày 23 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2016.
    Read less

Where can you sleep near Nepal ?

Booking.com
489.314 visits in total, 9.196 Points of interest, 404 Đích, 141 visits today.