Context of Mông Cổ


Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: (Monggol) trong chữ Mông Cổ truyền thống; Монгол (Mongol) (tiếng Mông Cổ Truyền Thống: ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ) trong chữ Kirin, cách gọi chính thức để phân biệt với Nội Mông Cổ thuộc Trung Quốc), tên đầy đủ là Mông Cổ Quốc, hay theo tên chính trị chính thức là Nhà nước Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Монгол Улс, chuyển tự Mongol Uls) là một quốc gia nội lục có chủ quyền nằm tại nút giao giữa 3 khu vực Trung, Bắc và Đông của châu Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với vùng Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại. Mông Cổ có đường biên giới với Trung Quốc về phía nam và với Liên bang Nga về phía bắc.

Mông Cổ có diện tích 1.564.116 kilômét vuông (603.90...Xem thêm


Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: (Monggol) trong chữ Mông Cổ truyền thống; Монгол (Mongol) (tiếng Mông Cổ Truyền Thống: ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ) trong chữ Kirin, cách gọi chính thức để phân biệt với Nội Mông Cổ thuộc Trung Quốc), tên đầy đủ là Mông Cổ Quốc, hay theo tên chính trị chính thức là Nhà nước Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Монгол Улс, chuyển tự Mongol Uls) là một quốc gia nội lục có chủ quyền nằm tại nút giao giữa 3 khu vực Trung, Bắc và Đông của châu Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với vùng Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại. Mông Cổ có đường biên giới với Trung Quốc về phía nam và với Liên bang Nga về phía bắc.

Mông Cổ có diện tích 1.564.116 kilômét vuông (603.909 dặm vuông Anh), là quốc gia có chủ quyền đầy đủ lớn thứ 18 và thưa dân nhất trên thế giới, dân số khoảng gần 3,3 triệu người (2020). Đây cũng là quốc gia nội lục lớn thứ nhì thế giới, sau Kazakhstan. Mông Cổ có rất ít diện tích đất có thể canh tác nông nghiệp vì hầu hết lãnh thổ là thảo nguyên bao phủ, các dãy núi cao tập trung về phía bắc và phía tây cùng sa mạc Gobi bao trọn phần phía nam. Ulaanbaatar là thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông Cổ - nơi cư trú của khoảng 45% dân số đất nước.

Khoảng 30% dân số Mông Cổ ngày nay là dân du mục hoặc bán du mục, văn hóa, lối sống du mục cùng loài ngựa vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Đa số cư dân là tín đồ Phật giáo, tiếp đến là nhóm người không theo bất kỳ tôn giáo nào (vô thần), còn Hồi giáo chiếm ưu thế trong cộng đồng người Kazakh thiểu số. Đa số công dân là người Mông Cổ, phần còn lại là nhóm nhỏ những người gốc Hoa, các dân tộc thiểu số như người Kazakh, người Tuva chủ yếu sống tại miền tây đất nước.

Khu vực Mông Cổ trong suốt chiều dài lịch sử từng nằm dưới quyền cai trị của nhiều Đế quốc du mục, như Hung Nô, Tiên Ti, Nhu Nhiên,... Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn lập ra Đế quốc Mông Cổ, sau đó dần phát triển thành một trong những Đế quốc lục địa liền kề rộng lớn nhất trong lịch sử nhân loại, kéo dài từ châu Á sang châu Âu. Cháu nội của ông là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên và tiếp tục chinh phục xuống miền Nam Trung Quốc. Sau khi nhà Nguyên sụp đổ, người Mông Cổ triệt thoái về Mông Cổ và lại tiếp tục xung đột phe phái như trước, ngoại trừ trong thời kỳ của Đạt Diên Hãn và Trát Tát Khắc Đồ Hãn.

Đến đầu thế kỷ XVI, Phật giáo Tây Tạng bắt đầu được truyền bá đến Mông Cổ. Nhà Thanh do người Mãn lập ra sáp nhập Mông Cổ trong thế kỷ XVII. Đến đầu thập niên 1900, khoảng một phần ba nam giới trưởng thành tại Mông Cổ là tăng nhân. Sau khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912, khu vực Ngoại Mông Cổ tuyên bố độc lập từ Đại Thanh và đến năm 1921 thì thiết lập nền độc lập thực tế từ Trung Hoa Dân Quốc. Ngay sau đó, quốc gia này nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô (thế lực đã giúp đỡ họ giành độc lập khỏi tay Trung Quốc). Năm 1924, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được tuyên bố thành lập, trở thành một quốc gia vệ tinh của Liên bang Xô viết. Đầu năm 1991, trước những biến động tại Liên Xô và Đông Âu, Mông Cổ tiến hành cách mạng dân chủ hòa bình vào đầu năm 1990, kết quả là một hệ thống chính trị dân cử đa đảng cùng bản Hiến pháp mới được ban hành năm 1992, theo đó, nước này chính thức chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường. Mông Cổ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1997 cùng nhiều tổ chức quốc tế, kinh tế và thương mại khác trong khu vực và trên thế giới những năm sau đó.

More about Mông Cổ

Basic information
  • Currency Tögrög
  • Calling code +976
  • Internet domain .mn
  • Mains voltage 220V/50Hz
  • Democracy index 6.48
Population, Area & Driving side
  • Population 3409939
  • Diện tích 1566000
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Tiền sử và cổ đại

    Người đứng thẳng cư trú tại Mông Cổ từ 850.000 năm trước.[1] Người hiện đại tiến đến Mông Cổ khoảng 40.000 năm trước trong thời đại đồ đá cũ. Hang Khoit Tsenkher[2] tại tỉnh Khovd có các hình vẽ đất son màu hồng, nâu và đỏ sống động (niên đại từ 20.000 năm trước) về voi ma mút, linh miêu, lạc đà hai bướu, và đà điểu.

     Đồng cỏ tại tỉnh Arkhangai. Mông Cổ là khu trung tâm của nhiều đế quốc du mục.

    Các khu định cư nông nghiệp thời đại đồ đá mới (khoảng 5500–3500 TCN) tại các địa phương như Norovlin, Tamsagbulag, Bayanzag, và Rashaan Khad. Sinh hoạt du mục cưỡi ngựa xuất hiện là một sự kiện then chốt trong lịch sử Mông Cổ và trở thành văn hóa chi phối. Sinh hoạt du mục cưỡi ngựa được chứng minh qua các bằng chứng khảo cổ học tại Mông Cổ trong văn hóa Afanasevo (3500–2500 TCN) thời đại đồ đồng đá và thời đại đồ đồng. Phát hiện xe có bánh tại các mộ táng thuộc văn hóa Afanasevo có niên đại trước năm 2200 TCN.[3] Sinh hoạt du mục và gia công kim thuộc trở nên phát triển hơn vào sau đó trong văn hóa Okunev (thiên niên kỷ 2 TCN), văn hóa Andronovo (2300–1000 TCN) và văn hóa Karasuk (1500–300 TCN), lên đến cực điểm vào Đế quốc Hung Nô thuộc thời đại đồ sắt. Các di tích thời đại đồ đồng tiền Hung Nô gồm đá hươu, kurgan, mộ tấm vuông, và bức họa trên đá.

    ...Xem thêm
    Lịch sử Tiền sử và cổ đại

    Người đứng thẳng cư trú tại Mông Cổ từ 850.000 năm trước.[1] Người hiện đại tiến đến Mông Cổ khoảng 40.000 năm trước trong thời đại đồ đá cũ. Hang Khoit Tsenkher[2] tại tỉnh Khovd có các hình vẽ đất son màu hồng, nâu và đỏ sống động (niên đại từ 20.000 năm trước) về voi ma mút, linh miêu, lạc đà hai bướu, và đà điểu.

     Đồng cỏ tại tỉnh Arkhangai. Mông Cổ là khu trung tâm của nhiều đế quốc du mục.

    Các khu định cư nông nghiệp thời đại đồ đá mới (khoảng 5500–3500 TCN) tại các địa phương như Norovlin, Tamsagbulag, Bayanzag, và Rashaan Khad. Sinh hoạt du mục cưỡi ngựa xuất hiện là một sự kiện then chốt trong lịch sử Mông Cổ và trở thành văn hóa chi phối. Sinh hoạt du mục cưỡi ngựa được chứng minh qua các bằng chứng khảo cổ học tại Mông Cổ trong văn hóa Afanasevo (3500–2500 TCN) thời đại đồ đồng đá và thời đại đồ đồng. Phát hiện xe có bánh tại các mộ táng thuộc văn hóa Afanasevo có niên đại trước năm 2200 TCN.[3] Sinh hoạt du mục và gia công kim thuộc trở nên phát triển hơn vào sau đó trong văn hóa Okunev (thiên niên kỷ 2 TCN), văn hóa Andronovo (2300–1000 TCN) và văn hóa Karasuk (1500–300 TCN), lên đến cực điểm vào Đế quốc Hung Nô thuộc thời đại đồ sắt. Các di tích thời đại đồ đồng tiền Hung Nô gồm đá hươu, kurgan, mộ tấm vuông, và bức họa trên đá.

    Mặc dù trồng trọt tiếp tục kể từ thời đại đồ đá mới, song nông nghiệp luôn duy trì quy mô nhỏ so với du mục chăn thả. Nông nghiệp có thể được đưa đến từ phía tây hoặc phát sinh độc lập trong khu vực. Cư dân trong thời đại đồ đồng đá được mô tả là thuộc chủng Mongoloid tại miền đông của Mông Cổ ngày nay, và thuộc chủng Europoid tại miền tây.[2] Người Tochari (Nguyệt Chi) và người Scythia cư trú tại miền tây Mông Cổ trong thời đại đồ đồng. Xác một chiến binh Scythia phát hiện tại dãy núi Altai của Mông Cổ được cho là có niên đại khoảng 2.500 năm, là một nam giới từ 30-40 tuổi có tóc vàng hoe.[4] Khi sinh hoạt du mục cưỡi ngựa được đưa đến Mông Cổ, trung tâm chính trị của Thảo nguyên Âu-Á cũng chuyển đến Mông Cổ. Các cuộc xâm phạm của các dân tộc chăn nuôi gia súc ở phương bắc vào Trung Quốc trong thời nhà Thương và nhà Chu báo trước thời đại các đế quốc du mục.

    Khái niệm về Mông Cổ là một thế lực độc lập ở phía bắc của Trung Quốc thể hiện trong một lá thư do Hán Văn Đế gửi Lão Thượng thiền vu vào năm 162 TCN (ghi trong Hán thư).[5]

    Kể từ thời tiền sử, Mông Cổ là nơi cư trú của các dân tộc du mục, theo thời gian họ hình thành các bang liên lớn giúp gia tăng sức mạnh và ưu thế. Các thể chế thường thấy là chức vụ hãn, Kurultai (hội đồng tối cao), tả dực và hữu dực, quân đội đế quốc (Keshig) và hệ thống quân sự theo hệ thập phân. Đế quốc đầu tiên là Hung Nô, do Mặc Đốn tập hợp để hình thành một bang liên vào năm 209 TCN. Họ nhanh chóng nổi lên thành mối đe dọa lớn nhất cho nhà Tần, buộc Trung Hoa phải xây Trường thành. Tướng quân Mông Điềm của Tần phải đem 30 vạn quân canh giữ biên giới phía bắc, nhằm phòng thủ trước các cuộc tấn công hủy diệt của Hung Nô. Đế quốc Hung Nô rộng lớn tồn tại cho đến năm 93, bị thay thế bằng Đế quốc Tiên Ti (93–234), toàn bộ Mông Cổ ngày nay nằm trong lãnh thổ quốc gia này.

    Hãn quốc Nhu Nhiên (330–555) gốc người Tiên Ti là thể chế đầu tiên sử dụng "khả hãn" làm đế hiệu. Nhu Nhiên cai trị một lãnh thổ lớn trước khi bị Đột Quyết (555–745) đánh bại, lãnh thổ của Đột Quyết còn lớn hơn quốc gia trước. Người Đột Quyết từng bao vây Panticapaeum nay thuộc Krym tại châu Âu vào năm 576. Kế tiếp họ là Hãn quốc Hồi Cốt (745–840) của người Uyghur, quốc gia này bị người Kyrgyz đánh bại. Người Khiết Đan là hậu duệ của người Tiên Ti, họ cai trị Mông Cổ thời nhà Liêu (907–1125), sau đó bang liên Mông Ngột Quốc (1125–1206) nổi lên.

    Trung Cổ đến đầu thế kỷ XX  Bản đồ thể hiện biên giới của Đế quốc Mông Cổ trong thế kỷ XIII so với các khu vực người Mông Cổ hiện nay (đỏ).

    Trong cảnh hỗn loạn vào cuối thế kỷ XII, một tù trưởng tên là Thiết Mộc Chân cuối cùng thống nhất thành công các bộ lạc Mông Cổ nằm giữa Mãn Châu và dãy núi Altai. Năm 1206, ông lấy hiệu là Thành Cát Tư Hãn, và tiến hành một loạt chiến dịch quân sự vốn nổi tiếng tàn bạo tại một phần lớn của châu Á, lập nên Đế quốc Mông Cổ, là đế quốc lục địa liền kề lớn nhất trong lịch sử thế giới. Dưới sự cai trị của những người thừa kế của ông, đế quốc kéo dài từ Ukraina hiện nay đến bán đảo Triều Tiên, và từ Siberia đến vịnh Oman, chiếm diện tích khoảng 33.000.000 kilômét vuông (13.000.000 dặm vuông Anh),[6] (22% tổng diện tích đất liền của Trái đất), dân số đạt trên 100 triệu người (khoảng một phần tư tổng dân số thế giới vào đương thời). Sự xuất hiện của Thái bình Mông Cổ cũng tạo thuận lợi đáng kể cho mậu dịch và thương nghiệp trên khắp châu Á vào thời đỉnh cao của nó.[7][8]

    Sau khi Thành Cát Tư Hãn từ trần, đế quốc bị phân hành bốn hãn quốc. Chúng cuối cùng trở nên bán độc lập sau nội chiến của dòng Đà Lôi (1260–1264), vốn bùng phát do tranh chấp quyền lực sau khi Mông Kha từ trần vào năm 1259. Một trong các hãn quốc này gọi là "Đại hãn quốc", bao gồm đất tổ của người Mông Cổ và Trung Quốc, đến thời Hốt Tất Liệt thì được gọi là nhà Nguyên. Hốt Tất Liệt định đô tại Bắc Kinh ngày nay. Sau hơn một thế kỷ cầm quyền, nhà Nguyên bị nhà Minh thay thế vào năm 1368, triều đình của người Mông Cổ đào thoát về phía bắc. Khi quân Minh truy kích người Mông Cổ về đất tổ, họ cướp phá và hủy diệt kinh thành Hòa Lâm của người Mông Cổ. Một số cuộc tấn công trong số đó bị quân Mông Cổ dưới quyền Nguyên Chiêu Tông và bộ tướng là Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi đẩy lui.

    Sau khi các quân chủ nhà Nguyên bị trục xuất khỏi Trung Quốc, người Mông Cổ tiếp tục cai trị quê hương Mông Cổ, gọi là Bắc Nguyên. Trong các thế kỷ sau, diễn ra tranh chấp quyền lực bạo lực giữa các phái khác nhau, đáng chú ý là giữa dòng hậu duệ Thành Cát Tư Hãn và người Ngõa Lạt không phải hậu duệ của ông (người Mông Cổ Tây), ngoài ra còn có một số cuộc xâm chiếm của Trung Quốc như Minh Thành Tổ từng tiến hành năm cuộc chinh phạt người Mông Cổ. Đến đầu thế kỷ XV, người Ngõa Lạt dưới quyền Dã Tiên thái sư giành được ưu thế, và tấn công Trung Quốc vào năm 1449. Quân của Dã Tiên từng bắt được Minh Anh Tông trong sự biến Thổ Mộc bảo. Đến khi Dã Tiên bị ám sát vào năm 1454, dòng hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn giành lại quyền lực.

     A Nhĩ Thản Hãn (1507–1582) lập ra thành phố Hohhot, giúp đưa Phật giáo đến Mông Cổ.

    Đầu thế kỷ XVI, Đạt Diên Hãn và phu nhân là Mãn Đô Hải tái thống nhất toàn thể dân tộc Mông Cổ dưới quyền dòng hậu duệ Thành Cát Tư Hãn. Đến giữa thế kỷ XVI, A Nhĩ Thản Hãn của bộ lạc Thổ Mặc Đặc, một cháu nội của Đạt Diên Hãn – song không phải người thừa kế hoặc là hãn hợp pháp – lên nắm quyền. Ông thành lập thành phố Hohhot nay thuộc Nội Mông vào năm 1557. sau khi A Nhĩ Thản Hãn gặp Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1578, ông ra lệnh truyền Phật giáo Tây Tạng đến Mông Cổ. A Ba Đại Hãn của nhóm Khách Nhĩ Khách cải sang Phật giáo và lập Tu viện Erdene Zuu vào năm 1585. Cháu nội của ông là Zanabazar trở thành Jebtsundamba Khutughtu đầu tiên vào năm 1640. Sau các lãnh đạo, đến lượt toàn bộ cư dân Mông Cổ đi theo Phật giáo. Mỗi gia đình để kinh và tượng Phật trên một bàn thờ tại phía bắc lều của họ. Các quý tộc Mông Cổ hiến đất, tiền và mục dân cho các tu viện. Ngoài quyền lực tôn giáo, các thể chế tôn giáo đứng đầu và các tu viện nắm giữ quyền lực thế tục đáng kể.

    Hãn độc lập cuối cùng của người Mông Cổ là Lâm Đan Hãn vào đầu thế kỷ XVII. Ông tham gia các cuộc xung đột với người Mãn nhằm tranh nhau cướp bóc các thành thị của Trung Quốc. Đến năm 1636, hầu hết các bộ lạc Nội Mông đã quy phục người Mãn, là dân tộc lập ra nhà Thanh. Người Khách Nhĩ Khách cuối cùng quy phục nhà Thanh vào năm 1691, đến lúc này toàn bộ Mông Cổ ngày nay thuộc quyền cai trị của nhà Thanh. Sau một số cuộc chiến tranh, người Chuẩn Cát Nhĩ (người Mông Cổ Tây hay Oirat) cuối cùng hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn khi quân Thanh chinh phạt Dzungaria nay thuộc Tân Cương vào năm 1757–58.[9] Một số học giả ước tính khoảng 80% hoặc 60 vạn hoặc hơn người Chuẩn Cát Nhĩ bị thiệt mạng do dịch bệnh và chiến tranh.[10]

    Ngoại Mông Cổ được tự trị tương đối, gồm bốn bộ nằm dưới quyền quản trị của các hãn thế tập là Thổ Tạ Đồ Hãn (Tusheet Khan), Xa Thần Hãn (Setsen Khan), Trát Tát Khắc Đồ Hãn (Zasagt Khan) và Tái Âm Nặc Nhan Hãn (Sain Noyon Khan). Jebtsundamba Khutuktu của Mông Cổ là người có quyền thế lớn trên thực tế. Nhà Thanh cấm chỉ người Hán nhập cư hàng loạt đến khu vực, để cho người Mông Cổ duy trì văn hóa của mình.

    Tuyến đường mậu dịch chủ yếu trong thời kỳ này là Con đường Trà qua Siberia; con đường có các trạm cố định nằm cách nhau 25 đến 30 kilômét (16 đến 19 mi), mỗi trạm có 5-30 gia đình làm nhiệm vụ. Urga (nay là Ulaanbaatar) hưởng lợi lớn từ tuyến mậu dịch đường bộ này, do nó là điểm dân cư chính duy nhất tại Ngoại Mông được các thương nhân, quan chức và lữ khách dùng làm điểm dừng chân trên con đường Trà.

    Cho đến năm 1911, nhà Thanh duy trì quyền cai trị Ngoại Mông thông qua một loạt liên minh và thông hôn, cũng như các phương thức quân sự và kinh tế. Các trú tráp đại thần (amban) được đặt tại Khố Luân, Ô Lý Nhã Tô Đài, và Khoa Bố Đa, và Ngoại Mông được chia thành các bộ theo thể thức phong kiến và tăng lữ. Trong suốt thế kỷ XIX, giới vương công tăng cường quyền đại diện song lại ít chịu trách nhiệm hơn đối với thần dân của mình. Thái độ của giới quý tộc Mông Cổ, cùng với hành động cho vay nặng lãi của các thương nhân Trung Quốc, cùng thu thuế bằng vàng thay vì động vật, khiến cho tình trạng dân du mục nghèo khổ lan rộng. Đến năm 1911, có trên 700 tu viện lớn nhỏ tại Ngoại Mông; 115.000 tăng nhân tại đó chiếm đến 21% dân số. Ngoài Jebtsundamba Khutuktu, còn có 13 lạt ma cao quý hiện thân khác tại Ngoại Mông.

    Lịch sử hiện đại  Jebtsundamba Khutuktu đời thứ tám

    Nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912, Mông Cổ dưới quyền Bogd Khaan tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, Trung Hoa Dân Quốc mới thành lập xem Mông Cổ là bộ phận lãnh thổ của mình. Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Viên Thế Khải cho rằng nước cộng hòa mới là thể chế kế thừa nhà Thanh. Bogd Khaan thì nói rằng cả Mông Cổ và Trung Quốc đều do người Mãn cai quản vào thời Thanh, và sau khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911, giao ước Mông Cổ quy phục người Mãn trở nên vô hiệu.[11]

    Khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của Bogd Khaan gần tương ứng với Ngoại Mông thời Thanh. Năm 1919, sau Cách mạng Tháng Mười Nga, quân Trung Quốc dưới quyền Từ Thụ Tranh chiếm đóng Mông Cổ. Chiến tranh bùng phát tại miền giới phía bắc. Do hậu quả của Nội chiến Nga, tướng lĩnh Bạch vệ Nga Baron Ungern dẫn binh sĩ vào Mông Cổ trong tháng 10 năm 1920, đánh bại quân Trung Quốc đồn trú tại Khố Luân (Ulaanbaatar) vào đầu tháng 2 năm 1921 với giúp đỡ từ người Mông Cổ.

    Nhằm loại bỏ mối đe dọa từ Ungern, nước Nga Bolshevik quyết định ủng hộ thành lập một chính phủ và quân đội Mông Cổ xã hội chủ nghĩa. Quân đội Mông Cổ này chiếm phần thuộc Mông Cổ giáp thị trấn Kyakhta của Nga từ tay quân Trung Quốc vào ngày 18 tháng 3 năm 1921, và đến ngày 6 tháng 7 quân Nga và Mông Cổ đến Khố Luân. Mông Cổ lại tuyên bố độc lập vào ngày 11 tháng 7 năm 1921.[12] Kết quả là Mông Cổ trở thành quốc gia liên kết mật thiết với Liên Xô trong bảy thập niên sau đó. Liên Xô là nước đảm bảo sự độc lập của Mông Cổ bất chấp việc Trung Hoa Dân Quốc phản đối sự ly khai của Mông Cổ và luôn muốn thu hồi lại vùng này.

    Năm 1924, sau khi Bogd Khaan từ trần vì ung thư thanh quản[13], hoặc theo một số nguồn là dưới tay các điệp viên Liên Xô, hệ thống chính trị của quốc gia thay đổi. Nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được thành lập. Năm 1928, Khorloogiin Choibalsan lên nắm quyền. Các nhà lãnh đạo ban đầu của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ (1921–1952) không phải là người cộng sản và nhiều trong số họ theo chủ nghĩa liên Mông Cổ. Trong thập niên 1960, Liên Xô công nhận Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ là những người cộng sản "đích thực", là thành phần nắm quyền sau khi nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa liên Mông Cổ là Choibalsan từ trần.

     Damdin Sükhbaatar là một trong những người sáng lập Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ

    Khorloogiin Choibalsan cho tiến hành tập thể hóa gia súc, hủy bỏ chế độ nông nô bằng cách phá hủy các tu viện Phật giáo, vốn là những địa chủ sở hữu phần lớn đất đai và nông nô, kết quả là việc bắt giam nhiều tăng nhân và các nhà lãnh đạo khác. Trong thập niên 1920, một phần ba nam giới tại Mông Cổ là tăng nhân, và đến đầu thế kỷ XX có khoảng 750 tu viện hoạt động tại đây.[14]

    Năm 1930, Nga ngăn chặn người Buryat (một phân nhóm Mông Cổ) di cư sang Mông Cổ nhằm đề phòng tái thống nhất liên Mông Cổ. Toàn bộ các nhà lãnh đạo của Mông Cổ không thực hiện yêu cầu của Nga về việc chống các nhóm sắc tộc Mông Cổ có ý nổi loạn đều bị người Nga loại bỏ, trong số họ có cựu chủ tịch và thủ tướng Peljidiin Genden và cựu thủ tướng Anandyn Amar. Thanh trừng kiểu Stalin tại Mông Cổ bắt đầu vào năm 1937, trên 30.000 người bị xử bắn hoặc bắt giam. Năm 1952, Choibalsan ốm chết tại Liên Xô. Nhà lãnh đạo Quốc tế cộng sản Bohumír Šmeral nói rằng "Nhân dân Mông Cổ không quan trọng, lãnh thổ mới quan trọng. Đất Mông Cổ lớn hơn Anh, Pháp và Đức".[15]

    Sau khi Nhật Bản xâm chiếm Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1931, Mông Cổ bị đe dọa tại phía đông. Trong Chiến tranh Biên giới Xô-Nhật năm 1939, Liên Xô phòng thủ thành công Mông Cổ trước chủ nghĩa bành trướng Nhật Bản. Mông Cổ chiến đấu chống Nhật Bản trong cuộc chiến này, cũng như trong Chiến tranh Xô-Nhật vào tháng 8 năm 1945 nhằm giải phóng Nội Mông khỏi Nhật Bản và Trung Quốc.

    Tập tin:Purge victims statue.jpgTượng đài tưởng niệm các nạn nhân trong các đợt thanh trừng chính trị

    Tháng 2 năm 1945, Hội nghị Yalta quy định về Liên Xô tham gia Chiến tranh Thái Bình Dương. Một trong số các điều kiện của Liên Xô tại hội nghị Yalta là sau chiến tranh Ngoại Mông duy trì độc lập. Một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 20 tháng 10 năm 1945, theo số liệu chính thức 100% cử tri bỏ phiếu cho độc lập.[16] Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, họ và Mông Cổ xác nhận công nhận lẫn nhau vào ngày 6 tháng 10 năm 1949. Đến khi Chia rẽ Trung-Xô phát triển trong thập niên 1960, Mông Cổ liên kết vững chắc với Liên Xô. Năm 1960, Mông Cổ giành được ghế thành viên tại Liên Hợp Quốc sau khi nhiều nỗ lực trước đó thất bại do Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan phủ quyết.

    Những năm hậu chiến cũng diễn ra các bước tiến tăng tốc nhằm hướng đến hình thành một xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong thập niên 1950, gia súc lại bị tập thể hóa. Cùng thời kỳ, các nông trại quốc doanh được thành lập, và với viện trợ từ Liên Xô và Trung Quốc, các dự án hạ tầng như đường sắt Xuyên Mông Cổ được hoàn thành. Trong thập niên 1960, thành phố Darkhan được xây dựng với viện trợ từ Liên Xô và các quốc gia khác trong COMECON, và đến thập niên 1970 tổ hợp Erdenet hình thành.

    Ngày 26 tháng 1 năm 1952, Yumjaagiin Tsedenbal lên nắm quyền tại Mông Cổ. Chính sách ngoại giao của ông ghi dấu ấn với các nỗ lực nhằm đưa Mông Cổ hợp tác mật thiết hơn nữa với Liên Xô. Được Liên Xô hỗ trợ hoàn toàn, Tsedenbal thanh trừng thành công các địch thủ chính trị của mình. Người ta nói rằng trong thời gian làm nguyên thủ quốc gia, Tsedenbal đệ trình yêu cầu hợp nhất Mông Cổ vào Liên Xô từ năm đến tám lần, song các đề xuất này luôn bị các nhà lãnh đạo Liên Xô bác bỏ. Trong khi Tsedenbal đang đi thăm Moskva vào tháng 8 năm 1984, tình trạng sức khỏe rất xấu của ông khiến quốc hội tuyên bố ông nghỉ hưu và thay thế ông bằng Jambyn Batmönkh.

    Sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1989 tác động mạnh đến chính trường và thanh niên Mông Cổ. Giới thanh niên thành thị Mông Cổ tiến hành cách mạng hòa bình vào năm 1990, dẫn đến hệ thống đa đảng và kinh tế thị trường. Một bản hiến pháp mới được ban hành vào năm 1992, cụm từ "Cộng hòa Nhân dân" bị loại bỏ khỏi quốc hiệu. Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường thường không vững chắc; vào đầu thập niên 1990 quốc gia phải đương đầu với lạm phát cao và thiếu hụt thực phẩm. Thắng lợi bầu cử đầu tiên của các đảng phi cộng sản đến vào trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1993. Trung Quốc ủng hộ đơn đệ trình của Mông Cổ xin làm thành viên của Diễn đàn Hợp tác châu Á (ACD), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và trao cho Mông Cổ vị thế quan sát viên tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.[17]

    Trong bầu cử quốc hội năm 1996, Liên minh Dân chủ giành thắng lợi, dưới quyền đồng lãnh đạo của Tsakhiagiin Elbegdorj. Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ lần đầu để mất thế đa số.[18] Ứng cử viên của Đảng Nhân dân Cách mạng là Natsagiin Bagabandi đắc cử làm tổng thống năm 1997, và tái đắc cử vào năm 2001. Trong các cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2000, 2004, và 2008 Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ giành thắng lợi và lại trở thành đảng cầm quyền. Kết quả bầu cử năm 2004 buộc đảng này phải gia nhập một chính phủ liên minh, song họ rời bỏ liên minh vào tháng 1 năm 2006 và tự lập chính phủ. Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ thành lập một chính phủ liên minh với Đảng Dân chủ vào năm 2008, song chiến thắng đa số của Đảng Nhân dân Cách mạng phải đối diện với các cáo buộc gian lận phiếu và các cuộc náo loạn sau đó.

    Trong bầu cử tổng thống năm 2009, ứng cử viên của Đảng Dân chủ là Tsakhiagiin Elbegdorj chiến thắng trước tổng thống đương nhiệm Nambaryn Enkhbayar của Đảng Nhân dân Cách mạng.[19][20] Đảng Dân chủ giành chiến thắng trong bầu cử quốc hội vào năm 2012.[21] Năm 2012, Đảng Nhân dân Mông Cổ (bỏ từ "cách mạng" năm 2010) chịu thất bại lần đầu tiên lịch sử tại kỳ bầu cử địa phương.[22] Trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2013, ứng cử viên của Đảng Dân chủ là Tsakhiagiin Elbegdorj tái đắc cử.[23] Đảng Nhân dân Mông Cổ giành thắng lợi lớn trong bầu cử quốc hội năm 2016.[24]

    ^ “Хүрээлэнгийн эрдэм шинжилгээний ажлын ололт амжилт”. Institute of Mongolian Archaeology. ngày 24 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2013. ^ a b Eleanora Novgorodova, Archäologische Funde, Ausgrabungsstätten und Skulpturen, in Mongolen (catalogue), tr. 14–20 ^ David Christian (ngày 16 tháng 12 năm 1998). A History of Russia, Central Asia and Mongolia. Wiley. tr. 101. ISBN 978-0-631-20814-3. ^ “Archeological Sensation-Ancient Mummy Found in Mongolia”. Spiegel.de. ngày 25 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2010. ^ “Selections from the Han Narrative Histories”. Silk Road Texts, Washington University at Saint Louis. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2014. ^ Bruce R. Gordon (ngày 1 tháng 7 năm 2007). “To Rule the Earth”. Wayback.archive.org. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2013. ^ Guzman, Gregory G. (1988). “Were the barbarians a negative or positive factor in ancient and medieval history?”. The Historian (50): 568–70. ^ Thomas T. Allsen (ngày 25 tháng 3 năm 2004). Culture and Conquest in Mongol Eurasia. Cambridge University Press. tr. 211. ISBN 978-0-521-60270-9. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2013. ^ Edward Allworth. “Kazakhstan to c. 1700 ce”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2013. ^ “Michael Edmund Clarke, In the Eye of Power (doctoral thesis), Brisbane 2004, p37” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2008.Lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2011 tại WebCite ^ Bawden, Charles (1968): The Modern History of Mongolia. Weidenfeld & Nicolson: 194–195 ^ Thomas E. Ewing, "Russia, China, and the Origins of the Mongolian People's Republic, 1911–1921: A Reappraisal", in: The Slavonic and East European Review, Vol. 58, No. 3 (Jul. 1980), pp. 399, 414, 415, 417, 421 ^ Кузьмин С. Л., Оюунчимэг Ж. Буддизм и революция в Монголии Lưu trữ 2016-03-06 tại Wayback Machine (tiếng Nga) ^ “Mongolia: The Bhudda and the Khan”. Orient Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2013. ^ History of Mongolia, 2003, Volume 5. Mongolian Institute of History ^ Nohlen, D, Grotz, F & Hartmann, C (2001) Elections in Asia: A data handbook, Volume II, p491 ISBN 0-19-924959-8 ^ "Pan-Mongolism" and U.S.-China-Mongolia relations”. Jamestown Foundation. ngày 29 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013. ^ Lawrence, Susan V. (ngày 14 tháng 6 năm 2011). “Mongolia: Issues for Congress” (PDF). Congressional Research Service. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2013. ^ “Mongolia Profile”. BBC. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012. ^ Enkhbayar, Roland-Holst, Sugiyarto, Shagdar, David and Guntur (tháng 9 năm 2010). “Mongolia's investment priorities from a national development perspective” (PDF). berkeley.edu. tr. 9. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2013.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) ^ “Mongolia's State Great Hural (the Parliament)”. parliament.mn (tiếng Mông Cổ). Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013. ^ G., Dashrentsen (ngày 1 tháng 7 năm 2013). “A party that is defeated in five elections in row is dissolved”. baabar.mn (tiếng Mông Cổ). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013. ^ “Incumbent Mongolian president wins 2nd term on pro-Western, anti-graft platform”. The Washington Post. Washington. ngày 27 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2013. ^ Tian, Shaohui (ngày 14 tháng 7 năm 2016). “Mongolia's new government seeks stronger relations with China”. Xinhua. People's Republic of China. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2016.
    Read less

Where can you sleep near Mông Cổ ?

Booking.com
489.288 visits in total, 9.196 Points of interest, 404 Đích, 115 visits today.