Context of Séc

Séc (tiếng Séc: Česko), tên chính thức là Cộng hòa Séc (tiếng Séc: Česká republika phát âm ), là quốc gia nội lục thuộc khu vực Trung Âu và giáp Ba Lan, Đức, Áo và Slovakia. Thủ đô và thành phố lớn nhất của quốc gia là Praha với hơn 1,3 triệu dân cư ngụ tại đây. Cộng hòa Séc là quốc gia đa đảng theo chế độ cộng hòa đại nghị. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, còn thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quốc hội có hai viện gồm thượng viện và hạ viện. Cộng hòa Séc gia nhập NATO vào năm 1999 và trở thành thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 2004. Ngày 21 tháng 12 năm 2007, Cộng hòa Séc đã thông qua Hiệp ước Schengen, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại và du lịch vào nước này. Ngoài ra, Cộng hòa Séc là thành viên của các tổ chức OECD, OSCE, Ủy hội châu Âu và Nhóm Visegrád.

Lãnh thổ Cộng hòa Séc bao gồm các vùng đất đã từng tồn tại trong lịch sử l...Xem thêm

Séc (tiếng Séc: Česko), tên chính thức là Cộng hòa Séc (tiếng Séc: Česká republika phát âm ), là quốc gia nội lục thuộc khu vực Trung Âu và giáp Ba Lan, Đức, Áo và Slovakia. Thủ đô và thành phố lớn nhất của quốc gia là Praha với hơn 1,3 triệu dân cư ngụ tại đây. Cộng hòa Séc là quốc gia đa đảng theo chế độ cộng hòa đại nghị. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, còn thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quốc hội có hai viện gồm thượng viện và hạ viện. Cộng hòa Séc gia nhập NATO vào năm 1999 và trở thành thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 2004. Ngày 21 tháng 12 năm 2007, Cộng hòa Séc đã thông qua Hiệp ước Schengen, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại và du lịch vào nước này. Ngoài ra, Cộng hòa Séc là thành viên của các tổ chức OECD, OSCE, Ủy hội châu Âu và Nhóm Visegrád.

Lãnh thổ Cộng hòa Séc bao gồm các vùng đất đã từng tồn tại trong lịch sử là Bohemia, Morava và 1 phần Silesia. Séc trở thành bộ phận của Đế quốc Áo và Đế quốc Áo-Hung trong hàng thế kỉ cho đến năm 1918 khi Séc cùng với Slovakia tuyên bố thành lập nước Tiệp Khắc. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Tiệp Khắc bị phát xít Đức chiếm đóng. Sau đó, nước này trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa cho đến năm 1989 khi cuộc Cách mạng Nhung diễn ra đưa đất nước trở về tiến trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, một cuộc ly khai đã diễn ra, Tiệp Khắc lại tách thành 2 quốc gia độc lập là Séc và Slovakia.

More about Séc

Basic information
  • Currency Koruna Séc
  • Tên bản địa Česko
  • Calling code +420
  • Internet domain .cz
  • Mains voltage 230V/50Hz
  • Democracy index 7.67
Population, Area & Driving side
  • Population 2000000
  • Diện tích 78866
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Tiền sử

    Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng của người tiền sử sinh sống tại vùng đất ngày nay là Cộng hòa Séc. Từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, các bộ tộc Celt, Boii đã đến Séc định cư. Đến thế kỷ I, các bộ tộc Marcomanni và Quani tại vùng đất thuộc Đức ngày nay cũng đến sinh sống tại vùng đất này. Trong suốt Giai đoạn Di cư tại châu Âu vào thế kỷ 5, các bộ lạc thuộc Đức đã rời khỏi vùng đất Séc và di tản ra các vùng đất ở phía Đông và phía Tây.

    Người Slav từ vùng Biển Đen-Karpat định cư tại đây (do các cuộc tấn công từ vùng Siberia và các bộ lạc Đông Âu: Hung, Avar, Bulgar và Magyar). Vào thế kỷ 6 họ di cư tới các vùng đất tại phía Nam như Bohemia, Moravia và 1 số vùng đất mà ngày nay thuộc về lãnh thổ Áo. Trong suốt thế kỷ VII, thương gia Samo đến từ vùng Francia đã lãnh đạo và ủng hộ cuộc khởi nghĩa của người Slav để chống lại tộc người Avar năm 623, trở thành người thống trị của Vương quốc Slav đầu tiên. Đây là tổ chức chính quyền đầu tiên của người Slav nhưng thực tế đây là 1 liên minh của 1 số bộ lạc chứ không thực sự là 1 quốc gia quân chủ chuyên chế.

    ...Xem thêm
    Lịch sử Tiền sử

    Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng của người tiền sử sinh sống tại vùng đất ngày nay là Cộng hòa Séc. Từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, các bộ tộc Celt, Boii đã đến Séc định cư. Đến thế kỷ I, các bộ tộc Marcomanni và Quani tại vùng đất thuộc Đức ngày nay cũng đến sinh sống tại vùng đất này. Trong suốt Giai đoạn Di cư tại châu Âu vào thế kỷ 5, các bộ lạc thuộc Đức đã rời khỏi vùng đất Séc và di tản ra các vùng đất ở phía Đông và phía Tây.

    Người Slav từ vùng Biển Đen-Karpat định cư tại đây (do các cuộc tấn công từ vùng Siberia và các bộ lạc Đông Âu: Hung, Avar, Bulgar và Magyar). Vào thế kỷ 6 họ di cư tới các vùng đất tại phía Nam như Bohemia, Moravia và 1 số vùng đất mà ngày nay thuộc về lãnh thổ Áo. Trong suốt thế kỷ VII, thương gia Samo đến từ vùng Francia đã lãnh đạo và ủng hộ cuộc khởi nghĩa của người Slav để chống lại tộc người Avar năm 623, trở thành người thống trị của Vương quốc Slav đầu tiên. Đây là tổ chức chính quyền đầu tiên của người Slav nhưng thực tế đây là 1 liên minh của 1 số bộ lạc chứ không thực sự là 1 quốc gia quân chủ chuyên chế.

    Đại Moravia  Moravia mở rộng nhất dưới thời vua Svatopluk I

    Sau khi Đế chế của vua Samo tan rã, người Moravia và Nitra đã thành lập các công quốc mới. Năm 833, Mojmir I của Moravia đã tấn công và sáp nhập công quốc Nitra, lập ra 1 công quốc duy nhất là Đại Moravia (Velká Morava).

    Năm 846, Mojmir I nhường ngôi cho người cháu của mình là Rastislav (846-870). Dưới thời Rastislav, 1 cuộc cải cách văn hóa đã diễn ra khi 2 nhà truyền giáo Kyrillô và Mêthôđiô bị người này mời đến Đại Moravia để truyền bá đạo Thiên chúa vào đất nước này. Họ cũng góp công trong việc xây dựng bảng chữ cái của người Slav tức bảng ký tự Cyril.

    Dưới thời vua Svatopluk I, Đại Moravia đạt tới sự mở rộng lớn nhất về diện tích. Lãnh thổ của nó trải dài trên các vùng đất ngày nay là Hungary, Ba Lan, Áo, Đức, Serbia, Slovenia, Croatia và Ukraina. Về sau, những cuộc chiến tranh với Đế chế Frank đã làm cho Đại Moravia suy yếu và những người Hungary xâm lược đã khiến đất nước tan rã vào đầu thế kỷ 10.

    Thời kỳ Trung cổ  Quanh cảnh cầu Karl ở thủ đô Praha

    Năm 995, công quốc Bohemia thành lập dưới sự lãnh đạo của vương triều Premyslid, thành viên của 1 bộ tộc tên là Séc. Vương triều Premyslid đã thống nhất các vương triều Séc khác và thành lập 1 chính quyền trung ương.

    Đầu thế kỷ XI, công quốc Bohemia đã chinh phục nước Đại Moravia. Tuy Moravia vẫn là 1 lãnh địa tách biệt của Bohemia song nước này lại bị cai trị bởi 1 trong những người con trai của vua Bohemia.

    Vào năm 1306, dòng họ Premyslid không có người kế vị. Sau những cuộc chiến giành quyền lực, dòng họ Luxemburg đã đoạt được ngôi vua Bohemia. Vị vua thứ 2 của triều đại Luxemburg là Karel IV (1342-1378, Charles trong tiếng Anh và tiếng Pháp, Karl trong tiếng Đức) đã thay đổi đất nước Bohemia. Năm 1344, người này nâng chức Giám mục của thành phố Praha lên thành tổng Giám mục đồng thời kiềm chế quyền lực của các quý tộc Séc và đưa Bohemia, Moravia trở thành các quận hành chính và đưa Brandenburg (tới năm 1415), Lusatia (tới năm 1635), Silesia (tới năm 1742) vào quyền kiểm soát của Séc. Karel IV cũng tạo ra các công trình xây dựng như lâu đài Praha và cầu Karl. Karel IV cũng thành lập Đại học Karl ở Praha (Univerzita Karlova) năm 1348 với mong muốn biến Praha thành 1 trung tâm học vấn của châu Âu.

    Vào thế kỷ XV, 1 cuộc chiến tranh tôn giáo đã diễn ra tại Séc, lịch sử gọi là cuộc Chiến tranh Hussite. Séc suy yếu và đến năm 1526 đã bị sáp nhập vào đế chế Habsburg.

    Thời kỳ thuộc triều đại Habsburg

    Sau khi bị sáp nhập vào Đế chế Habsburg, người Séc bắt đầu bị đồng hóa. Tiếng Séc bị cấm sử dụng và tiếng Đức trở thành ngôn ngữ chính thức ở Séc.

    Năm 1618, người Bohemia đã nổi dậy chống lại triều đình Habsburg. Họ đã chọn 1 người theo đường lối của Jean Calvin là Frederick của Palatinate (Fridrich Falcký) lên ngôi. Nhưng đến ngày 6 tháng 11 năm 1620, quân đội Séc bị đánh bại tại Trận Núi Trắng (Bitva na Bílé hoře). Chiến tranh Ba mươi năm (1618-1648) đã phá hủy phần lớn những làng mạc, thành phố của Bohemia.

    Đến thời nữ hoàng Maria Theresa và con trai, vua Joseph II, những người chịu ảnh hưởng của Thời đại Khai sáng, tình hình Bohemia bắt đầu có những chuyển biến. Tuy chính sách đồng hóa vẫn không thay đổi nhưng tình hình xã hội, giáo dục đã cải thiện cho người Séc. Vào thế kỷ XIX, chủ nghĩa bành trướng của Pháp dưới thời vua Napoleon I đã kích thích tinh thần phục hưng dân tộc của người Séc. Tầng lớp trí thức mới hơn đã đóng vai trò nhất định trong việc phục hưng và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Tháng 2 năm 1848, cuộc Cách mạng tháng 2 ở Pháp đã làm bùng nổ cao trào cách mạng tư sản lan khắp châu Âu. Vào ngày 12 tháng 6 năm 1848, khởi nghĩa của những người dân chủ cấp tiến và sự hưởng ứng của nhân dân đã bùng nổ tại Praha và đến ngày 17 tháng 6, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

    Năm 1867, nhà nước quân chủ lưỡng hợp Áo-Hung ra đời trong đó Séc nằm trong tầm ảnh hưởng của Áo. Vào những năm ở nửa sau của đế chế Áo-Hung, tình hình giữa người Séc và người Đức ở Bohemia trở nên căng thẳng hơn. Mối quan hệ xấu đi giữa các dân tộc trong đế chế đã đẩy nhanh hơn sự sụp đổ của quốc gia này. Năm 1900, Tomáš Garrigue Masaryk người sau này trở thành tổng thống Tiệp Khắc đã thành lập Đảng Tiến bộ Séc. Ý tưởng về quốc gia kết hợp giữa hai dân tộc Séc và Slovakia bắt đầu hình thành.[1]

    Tiệp Khắc (1918-1993)  Bản đồ Tiệp Khắc năm 1928

    Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc cùng với sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung, ngày 28 tháng 10 năm 1918, Cộng hòa Tiệp Khắc (bao gồm Séc và Slovakia ngày nay) tuyên bố độc lập. Hiệp ước St. Germain bị ký kết vào tháng 9 năm 1919 đã chính thức công nhận nền cộng hòa mới của Tiệp Khắc. Sau đó, Ruthenia cũng sáp nhập vào Tiệp Khắc vào tháng 6 năm 1920. Quốc gia Tiệp Khắc mới thành lập có dân số khoảng 13,5 triệu người, thừa hưởng 70-80% các cơ sở công nghiệp của Áo-Hung. Lúc đó Tiệp Khắc nằm trong 10 nước công nghiệp hóa nhất thế giới.

    Trước chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền phát xít ở Đức bắt đầu đe dọa tiến hành xâm lược Trung Âu. Sau khi sáp nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức, Tiệp Khắc trở thành mục tiêu tiếp theo của phát xít Đức. Tháng 4 năm 1938, Đức nêu yêu sách đòi vùng đất Sudetenland của Tiệp Khắc. Ngày 29 tháng 9 năm 1938, Hiệp ước München bị ký kết. Anh, Pháp vì không muốn chiến tranh với Đức đã quyết định vứt bỏ liên minh quân sự với Tiệp Khắc. Và hậu quả là đến ngày 16 tháng 3 năm 1939, toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc đã bị Đức chiếm đóng. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng 390.000 người dân thành thị trong đó có 83.000 người Do Thái đã bị giết hại hoặc bị hành quyết. Hàng trăm ngàn người đã bị đưa vào các nhà tù và các trại tập trung để làm việc. Chiến tranh kết thúc vào ngày 9 tháng 5 năm 1945 với việc cuộc khởi nghĩa Praha lật đổ ách thống trị của phát xít Đức thành công và quân đội Liên Xô và Hoa Kỳ tiến vào Tiệp Khắc.

    Từ năm 1945-1946, đa phần người Đức thiểu số (khoảng 2,7 triệu người) đã bị trục xuất khỏi Tiệp Khắc sang Đức và Áo. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc phát triển nhanh hơn do sự thất vọng của người Tiệp Khắc đối với phương Tây vì đã vứt bỏ họ trong Hiệp ước München và do ảnh hưởng ngày càng mạnh của Liên Xô. Trong cuộc bầu cử năm 1946, Đảng Cộng sản đã giành tỉ lệ phiếu 38%, trở thành chính đảng lớn nhất và chính thức cầm quyền từ tháng 2 năm 1948. Sau đó, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã xây dựng 1 chính quyền toàn cộng sản.

     Biểu tình trong cuộc Cách mạng Nhung lụa 1989

    Sau khi nắm quyền, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã quốc hữu hóa các ngành kinh tế, xây dựng nền kinh tế kế hoạch. Kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong thập niên 1950 và thập niên 1960 sau đó bắt đầu giảm sút từ thập niên 1970 và rơi vào khủng hoảng hơn. Chính quyền cộng sản trở nên thiếu dân chủ hơn. Năm 1968, phong trào Mùa Xuân Praha bùng nổ đòi mở rộng tự do dân chủ và thực hiện đa nguyên chính trị song sau đó bị quân đội Liên Xô đàn áp và dập tắt.

    Tháng 11 năm 1989, cuộc Cách mạng Nhung lụa đưa Tiệp Khắc trở lại quá trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Tiệp Khắc diễn ra cuộc "chia li trong hòa bình". 2 dân tộc Séc và Slovakia tách ra thành lập 2 quốc gia mới là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia.

    Cộng hòa Séc (từ 1993)

    Sau khi lại trở thành 1 quốc gia độc lập vào năm 1993, quốc hội Cộng hòa Séc đã quyết định giữ nguyên lá cờ của Liên bang Tiệp Khắc cũ làm lá cờ của Cộng hòa Séc. Cùng năm đó, nước này gia nhập Liên Hợp Quốc. Đến năm 1995, Cộng hòa Séc trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 12 tháng 3 năm 1999, Cộng hòa Séc gia nhập NATO. Vào năm 2004, cùng với 9 quốc gia Đông Âu và Nam Âu khác, Cộng hòa Séc đã trở thành thành viên của Liên minh châu Âu[2]. Kinh tế Cộng hòa Séc đi theo nền kinh tế thị trường và đã trên đà phát triển song vẫn đối mặt với những mạo hiểm và thách thức.

    ^ (CS) PRECLÍK, Vratislav. Masaryk a legie (Masaryk and legions), váz. kniha book, 219 pages, first issue vydalo nakladatelství Paris Karviná, Žižkova 2379 (734 01 Karviná-Mizerov, Czech Republic) ve spolupráci s Masarykovým demokratickým hnutím (in association with the Masaryk Democratic Movement, Prague), 2019, ISBN 978-80-87173-47-3, pp.148-214 ^ Cộng hòa Séc - Thành viên Liên minh châu Âu EUROPA - European Countries - Czech Republic
    Read less

Phrasebook

Xin chào
Ahoj
Thế giới
Svět
Chào thế giới
Ahoj světe
Cảm ơn bạn
Děkuji
Tạm biệt
Ahoj
Đúng
Ano
Không
Ne
Bạn khỏe không?
Jak se máte?
Tốt, cảm ơn bạn
Dobře, děkuji
cái này giá bao nhiêu?
Co to stojí?
Số không
Nula
Một
Jeden

Where can you sleep near Séc ?

Booking.com
490.012 visits in total, 9.198 Points of interest, 404 Đích, 61 visits today.