Canada

Björn S... - CC BY-SA 2.0 ParsonsPhotographyNL - CC BY-SA 4.0 Shawn Nystrand - CC BY-SA 2.0 Blake Handley from Victoria, Canada - CC BY 2.0 HellcatSRT - CC BY-SA 4.0 Cjstepney - CC BY-SA 4.0 Bigg(g)er - CC BY 3.0 US Mission Canada - CC BY 2.0 Milavskb - CC BY-SA 4.0 Christine Rondeau from Vancouver, Canada - CC BY 2.0 Stevan Marcus Stevanm1 - CC BY-SA 3.0 Michael Rogers - CC BY-SA 3.0 ParsonsPhotographyNL - CC BY-SA 4.0 Christine Rondeau from Vancouver, Canada - CC BY 2.0 Jakub Fryš - CC BY-SA 4.0 Migueldalugdugan - CC BY-SA 4.0 Sam valadi - CC BY 2.0 No machine-readable author provided. Fb78 assumed (based on copyright claims). - CC BY-SA 3.0 Tim Gouw punttim - CC0 Bruno.menetrier at French Wikipedia - Public domain Migueldalugdugan - CC BY-SA 4.0 Diego Delso - CC BY-SA 4.0 Tdevries at English Wikipedia - CC BY-SA 3.0 Emma Schroder - CC BY-SA 4.0 Björn S... - CC BY-SA 2.0 Carlos Delgado - CC BY-SA 3.0 Larry Koester - CC BY 2.0 Carlos Delgado - CC BY-SA 3.0 Coaxial at English Wikipedia - CC BY 3.0 Buzz012 - CC BY-SA 4.0 Anthony DeLorenzo from Whitehorse, Yukon, Canada - CC BY 2.0 Blake Handley from Victoria, Canada - CC BY 2.0 Revelstoked - CC BY-SA 3.0 paul bica from Toronto - CC BY 2.0 Michel Rathwell from Cornwall, Canada - CC BY 2.0 Jakub Fryš - CC BY-SA 4.0 Carlos Delgado - CC BY-SA 3.0 Jiaqian AirplaneFan - CC BY 3.0 Original uploader was User:Trevor MacInnis at en.wikipedia - Public domain Anthony DeLorenzo from Whitehorse, Yukon, Canada - CC BY 2.0 basic_sounds - CC BY-SA 2.0 Jiaqian AirplaneFan - CC BY 3.0 Christine Rondeau from Vancouver, Canada - CC BY 2.0 M.Dirgėla - CC BY-SA 3.0 jockrutherford from Owen Sound, ON - CC BY-SA 2.0 Anthony DeLorenzo from Whitehorse, Yukon, Canada - CC BY 2.0 Jakub Fryš - CC BY-SA 4.0 Jiaqian AirplaneFan - CC BY 3.0 Stevan Marcus Stevanm1 - CC BY-SA 3.0 Christine Rondeau from Vancouver, Canada - CC BY 2.0 Anthony DeLorenzo from Whitehorse, Yukon, Canada - CC BY 2.0 Christine Rondeau from Vancouver, Canada - CC BY 2.0 Björn S... - CC BY-SA 2.0 No images

Context of Canada

Canada (phiên âm: Ca-na-đa; phát âm tiếng Anh: /ˈkænədə/ nghe , phát âm tiếng Pháp: [kanadɑ] nghe  còn gọi là Gia Nã Đại là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada gồm 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ liên bang, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Canada giáp với Hoa Kỳ lục địa ở phía nam, giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Ở phía đông bắc của Canada là đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch. Ở ngoài khơi phía nam đảo Newfoundland của Canada có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp. Biên giới chung của Canada với Hoa...Xem thêm

Canada (phiên âm: Ca-na-đa; phát âm tiếng Anh: /ˈkænədə/ nghe , phát âm tiếng Pháp: [kanadɑ] nghe  còn gọi là Gia Nã Đại là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada gồm 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ liên bang, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Canada giáp với Hoa Kỳ lục địa ở phía nam, giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Ở phía đông bắc của Canada là đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch. Ở ngoài khơi phía nam đảo Newfoundland của Canada có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp. Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới.

Nhiều dân tộc Thổ dân cư trú tại lãnh thổ nay là Canada trong hàng thiên niên kỷ. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XV, người Anh và người Pháp thành lập các thuộc địa trên vùng duyên hải Đại Tây Dương của khu vực. Sau các xung đột khác nhau, Anh Quốc giành được rồi để mất nhiều lãnh thổ tại Bắc Mỹ, và đến cuối thế kỷ XVIII thì còn lại lãnh thổ chủ yếu thuộc Canada ngày nay. Căn cứ theo Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh vào ngày 1 tháng 7 năm 1867, ba thuộc địa hợp thành thuộc địa liên bang tự trị Canada. Sau đó thuộc địa tự trị dần sáp nhập thêm các tỉnh và lãnh thổ. Năm 1931, theo Quy chế Westminster 1931, Anh Quốc trao cho Canada tình trạng độc lập hoàn toàn trên hầu hết các vấn đề. Các quan hệ cuối cùng giữa hai bên bị đoạn tuyệt vào năm 1982 theo Đạo luật Canada 1982.

Canada là một nền dân chủ đại nghị liên bang và một quốc gia quân chủ lập hiến, Quốc vương Charles III là nguyên thủ quốc gia. Canada là một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh. Canada là quốc gia song ngữ chính thức (tiếng Anh và tiếng Pháp) tại cấp liên bang. Do tiếp nhận người nhập cư quy mô lớn từ nhiều quốc gia, Canada là một trong các quốc gia đa dạng sắc tộc và đa nguyên văn hóa nhất trên thế giới, với dân số xấp xỉ 35 triệu người vào tháng 12 năm 2012. Canada có nền kinh tế rất phát triển và đứng vào nhóm hàng đầu thế giới, kinh tế Canada dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và hệ thống thương mại phát triển cao. Canada có quan hệ lâu dài và phức tạp với Hoa Kỳ, mối quan hệ này có tác động đáng kể đến kinh tế và văn hóa của quốc gia.

Canada là một cường quốc và quốc gia phát triển, đồng thời luôn nằm trong số các quốc gia giàu có nhất trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu người cao thứ tám toàn cầu, và chỉ số phát triển con người cao thứ 11. Canada được xếp vào hàng cao nhất trong các so sánh quốc tế về giáo dục, độ minh bạch của chính phủ, tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt, và tự do kinh tế. Canada tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và liên chính phủ về kinh tế: G8, G20, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Canada là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

More about Canada

Basic information
  • Currency Đô la Canada
  • Tên bản địa Canada
  • Calling code +1
  • Internet domain .ca
  • Mains voltage 120V/60Hz
  • Democracy index 9.24
Population, Area & Driving side
  • Population 40000000
  • Diện tích 9984670
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử Các sắc dân bản địa

    Các nghiên cứu khảo cổ học và phân tích di truyền học cho biết có một sự hiện diện của loài người tại bắc bộ khu vực Yukon từ 24.500 TCN, và tại nam bộ Ontario từ 7500 TCN.[1][2][3] Những người này đến khu vực nay là Canada thông qua Beringia theo đường cầu lục địa Bering.[4] Các di chỉ khảo cổ học người Da đỏ cổ đại (Paleo-Indian) tại bình nguyên Old Crow và các động Bluefish là hai trong số các di chỉ cổ nhất về sự cư trú của loài người tại Canada.[5] Các đặc trưng của các xã hội Thổ dân Canada gồm có các khu định cư thường xuyên, nông nghiệp, kết cấu phân tầng xã hội phức tạp, và các mạng lưới mậu dịch.[6][7] Một số trong các nền văn hóa này đã bị sụp đổ vào lúc những nhà thám hiểm người châu Âu đến vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI, và chỉ khám phá ra nhờ các điều tra nghiên cứu khảo cổ học.[8]

    Vào thời điểm người châu Âu thiết lập các khu định cư đầu tiên, dân số thổ dân Canada được ước tính là từ 200.000[9] đến hai triệu,[10] còn Uỷ ban Hoàng gia Canada về Sức khỏe Thổ dân chấp nhận con số 500.000.[11] Do hậu quả từ quá trình thực dân hóa của người châu Âu, các dân tộc Thổ dân Canada phải chịu tổn thất do các dịch bệnh truyền nhiễm mới được đưa đến bùng phát lặp lại nhiều lần, như dịch cúm, dịch sởi, dịch đầu mùa (do Thổ dân không có miễn dịch tự nhiên), kết quả là dân số của họ giảm từ 40-80% trong các thế kỷ sau khi người châu Âu đến.[9] Các dân tộc Thổ dân tại Canada ngày nay gồm có Các dân tộc Trước tiên (First Nations),[12] Inuit,[13] và Métis.[14] Người Métis là một dân tộc hỗn huyết, họ hình thành từ thế kỷ XVII khi những người Dân tộc Trước tiên và người Inuit kết hôn với dân định cư người châu Âu.[15] Nhìn chung, người Inuit có ảnh hưởng tương hỗ hạn chế hơn với người châu Âu định cư trong thời kỳ thuộc địa hóa.[16]

    ...Xem thêm
    Lịch sử Các sắc dân bản địa

    Các nghiên cứu khảo cổ học và phân tích di truyền học cho biết có một sự hiện diện của loài người tại bắc bộ khu vực Yukon từ 24.500 TCN, và tại nam bộ Ontario từ 7500 TCN.[1][2][3] Những người này đến khu vực nay là Canada thông qua Beringia theo đường cầu lục địa Bering.[4] Các di chỉ khảo cổ học người Da đỏ cổ đại (Paleo-Indian) tại bình nguyên Old Crow và các động Bluefish là hai trong số các di chỉ cổ nhất về sự cư trú của loài người tại Canada.[5] Các đặc trưng của các xã hội Thổ dân Canada gồm có các khu định cư thường xuyên, nông nghiệp, kết cấu phân tầng xã hội phức tạp, và các mạng lưới mậu dịch.[6][7] Một số trong các nền văn hóa này đã bị sụp đổ vào lúc những nhà thám hiểm người châu Âu đến vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI, và chỉ khám phá ra nhờ các điều tra nghiên cứu khảo cổ học.[8]

    Vào thời điểm người châu Âu thiết lập các khu định cư đầu tiên, dân số thổ dân Canada được ước tính là từ 200.000[9] đến hai triệu,[10] còn Uỷ ban Hoàng gia Canada về Sức khỏe Thổ dân chấp nhận con số 500.000.[11] Do hậu quả từ quá trình thực dân hóa của người châu Âu, các dân tộc Thổ dân Canada phải chịu tổn thất do các dịch bệnh truyền nhiễm mới được đưa đến bùng phát lặp lại nhiều lần, như dịch cúm, dịch sởi, dịch đầu mùa (do Thổ dân không có miễn dịch tự nhiên), kết quả là dân số của họ giảm từ 40-80% trong các thế kỷ sau khi người châu Âu đến.[9] Các dân tộc Thổ dân tại Canada ngày nay gồm có Các dân tộc Trước tiên (First Nations),[12] Inuit,[13] và Métis.[14] Người Métis là một dân tộc hỗn huyết, họ hình thành từ thế kỷ XVII khi những người Dân tộc Trước tiên và người Inuit kết hôn với dân định cư người châu Âu.[15] Nhìn chung, người Inuit có ảnh hưởng tương hỗ hạn chế hơn với người châu Âu định cư trong thời kỳ thuộc địa hóa.[16]

    Người châu Âu thuộc địa hóa

    Nỗ lực đầu tiên được biết đến nhằm thuộc địa hóa lãnh thổ nay là Canada của người châu Âu bắt đầu khi người Norse định cư trong một thời gian ngắn tại L'Anse aux Meadows thuộc Newfoundland vào khoảng năm 1000 CN.[17] Không có thêm hành động thám hiểm của người châu Âu cho đến năm 1497, khi đó thủy thủ người Ý John Cabot khám phá ra vùng duyên hải Đại Tây Dương của Canada cho Vương quốc Anh.[18] Các thủy thủ người Basque và người Bồ Đào Nha thiết lập các tiền đồn săn bắt cá voi và cá dọc theo vùng duyên hải Đại Tây Dương của Canada vào đầu thế kỷ XVI.[19] Năm 1534, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier khám phá ra sông St. Lawrence, vào ngày 24 tháng 7 ông cắm một thánh giá cao 10 mét (33 ft) mang dòng chữ "Pháp quốc quốc vương vạn tuế", và đoạt quyền chiếm hữu lãnh thổ nhân danh Quốc vương François I.[20]

     Các "cô nương của Quốc vương" đến Québec vào năm 1667, họ nhập cư đến Tân Pháp theo một chương trình của Quốc vương Pháp Louis XIV

    Năm 1583, nhà thám hiểm người Anh Humphrey Gilbert tuyên bố chủ quyền đối với St. John's, Newfoundland, nơi này trở thành thuộc địa đầu tiên của Anh tại Bắc Mỹ theo đặc quyền vương thất của Nữ vương Elizabeth I.[21] Nhà thám hiểm người Pháp Samuel de Champlain đến vào năm 1603, và thiết lập các khu định cư thường xuyên đầu tiên của người châu Âu tại Port Royal vào năm 1605 và thành phố Québec vào năm 1608.[22] Trong số những người Pháp thực dân tại Tân Pháp, người Canada định cư rộng rãi tại thung lũng sông St. Lawrence và người Acadia định cư tại các tỉnh Hàng hải (Maritimes) ngày nay, trong khi các thương nhân da lông thú và các nhà truyền giáo Cơ Đốc thăm dò Ngũ Đại Hồ, vịnh Hudson, và lưu vực sông Mississippi đến Louisiana. Các cuộc chiến tranh Hải ly bùng nổ vào giữa thế kỷ XVII do tranh chấp quyền kiểm soát đối với mậu dịch da lông thú tại Bắc Mỹ.[23]

    Người Anh thiết lập thêm các thuộc địa tại Cupids và Ferryland trên đảo Newfoundland, bắt đầu vào năm 1610.[24] Mười ba thuộc địa ở phía nam được thành lập ngay sau đó.[19] Một loạt bốn cuộc chiến bùng nổ tại Bắc Mỹ thuộc địa hóa từ năm 1689 đến năm 1763; các cuộc chiến sau của giai đoạn này tạo thành Mặt trận Bắc Mỹ trong Chiến tranh Bảy năm.[25] Nova Scotia đại lục nằm dưới quyền cai trị của người Anh theo Hiệp định Utrecht 1713; Hiệp định Paris (1763) nhượng lại Canada và hầu hết Tân Pháp cho Đế quốc Anh sau Chiến tranh Bảy năm.[26]

    Tuyên ngôn Vương thất 1763 tạo nên tỉnh Quebec (từ Tân Pháp cũ), và sáp nhập đảo Cape Breton vào Nova Scotia.[27] Đảo St. John's (nay là đảo Prince Edward) trở thành một thuộc địa riêng biệt c̉av Anh ào năm 1769.[28] Nhằm ngăn ngừa xung đột tại Québec, Anh Quốc thông qua đạo luật Québec vào năm 1774, mở rộng lãnh thổ của Québec đến Ngũ Đại Hồ và thung lũng sông Ohio. Anh Quốc cũng tái lập ngôn ngữ Pháp, đức tin Công giáo La Mã, và dân luật Pháp tại đây. Điều này khiến cho nhiều cư dân Mười ba Thuộc địa tức giận, kích động tình cảm chống Anh trong những năm trước khi bùng nổ Cách mạng Mỹ.[27]

    Theo Hiệp định Paris 1783, Anh Quốc công nhận tình trạng độc lập của Hoa Kỳ và nhượng lại các lãnh thổ ở phía nam của Ngũ Đại Hồ cho Hoa Kỳ.[29] New Brunswick tách khỏi Nova Scotia trong một chiến dịch tái tổ chức các khu định cư trung thành tại The Maritime. Nhằm hòa giải những người nói tiếng Anh trung thành tại Quebec, Đạo luật Hiến pháp 1791 chia tỉnh này thành Hạ Canada (sau là Québec) Pháp ngữ và Thượng Canada (sau là Ontario) Anh ngữ, trao cho mỗi nơi quyền có riêng hội đồng lập pháp được bầu cử.[30]

    Hai thuộc địa là chiến trường chính trong Chiến tranh năm 1812 giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc. Sau chiến tranh là hiện tượng nhập cư quy mô lớn từ đảo Anh và đảo Ireland bắt đầu vào năm 1815.[10] Từ năm 1825 đến năm 1846, 626.628 người nhập cư châu Âu được ghi chép là đã đặt chân lên các cảng tại Canada.[31] Họ gồm có những người Ireland chạy trốn Nạn đói lớn Ireland cũng như ngững người Scot nói tiếng Gael phải dời đi theo Thanh trừ Cao địa (Highland Clearances).[32] Khoảng từ một phần tư đến một phần ba tổng số người châu Âu nhập cư đến Canada trước năm 1891 đã thiệt mạng do các bệnh truyền nhiễm.[9]

    Nguyện vọng của người Canada về việc có chính phủ chịu trách nhiệm dẫn đến các cuộc Nổi dậy năm 1837 song kết quả là nhanh chóng thất bại. Báo cáo Durham sau đó đề xuất về chính phủ chịu trách nhiệm và đồng hóa người Canada gốc Pháp vào văn hóa Anh.[27] Đạo luật Liên minh 1840 hợp nhất Thượng và Hạ Canada thành tỉnh Canada thống nhất. Chính phủ chịu trách nhiệm được thành lập cho toàn bộ các tỉnh Bắc Mỹ thuộc Anh từ năm 1849.[33] Anh Quốc và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Oregon vào năm 1846, qua đó kết thúc tranh chấp biên giới Oregon, kéo dài biên giới về phía tây dọc theo vĩ độ 49° Bắc. Hiệp định này mở đường cho việc hình thành các thuộc địa đảo Vancouver (1849) và British Columbia (1858).[34]

    Liên bang và khuếch trương  Phát triển và thay đổi các tỉnh và lãnh thổ của Canada kể từ khi lập liên minh vào năm 1867

    Sau một vài hội nghị hiến pháp, Đạo luật Hiến pháp 1867 chính thức tuyên bố thành lập Liên minh Canada vào ngày 1 tháng 7 năm 1867, ban đầu gồm có bốn tỉnh – Ontario, Québec, Nova Scotia, và New Brunswick.[35][36] Canada đảm nhận quyền kiểm soát Đất Rupert và Lãnh thổ Tây-Bắc để hình thành nên các Lãnh thổ Tây Bắc, tại lãnh thổ này sự bất bình của người Métis bùng phát thành Nổi dậy Red River và hình thành tỉnh Manitoba vào tháng 7 năm 1870.[37] British Columbia và Đảo Vancouver (được hợp nhất vào năm 1866) gia nhập Liên minh vào năm 1871, còn đảo Prince Edward gia nhập vào năm 1873.[38]

    Thủ tướng John A. Macdonald và chính phủ Bảo thủ của ông lập ra một chính sách quốc gia về thuế quan nhằm bảo hộ các ngành công nghiệp chế tạo còn non trẻ của Canada.[36] Để khai thông phía Tây, chính phủ tài trợ việc xây dựng ba tuyến đường sắt xuyên lục địa, mở cửa các thảo nguyên cho hoạt động định cư theo Đạo luật Thổ địa Lãnh thổ tự trị, và thiết lập Kị cảnh Tây-Bắc để khẳng định quyền lực trên lãnh thổ này.[39][40] Năm 1898, trong Cơn sốt vàng Klondike tại các Lãnh thổ Tây Bắc, chính phủ Canada lập ra Lãnh thổ Yukon. Dưới thời Chính phủ Tự do của Thủ tướng Wilfrid Laurier, những người nhập cư đến từ lục địa châu Âu đến định cư trên các thảo nguyên, rồi Alberta và Saskatchewan trở thành các tỉnh vào năm 1905.[38]

    Đầu thế kỷ XX  Các binh sĩ Canada và một tăng Mark II trong Trận cao điểm Vimy tại Pháp vào năm 1917

    Anh Quốc vẫn duy trì quyền kiểm soát trên lĩnh vực đối ngoại của Canada theo Đạo luật Liên minh, do vậy việc cường quốc này tuyên chiến vào năm 1914 tự động đưa Canada vào Chiến tranh thế giới thứ nhất. Các quân nhân tình nguyện được đưa đến Mặt trận phía Tây và sau đó trở thành một phần của Quân đoàn Canada. Quân đoàn đóng một vai trò quan trọng trong trận cao điểm Vimy và các hoạt động giao chiến khác trong cuộc chiến.[41] Trong số xấp xỉ 625.000 người Canada phục vụ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, có khoảng 60.000 bị giết và 173.000 bị thương.[42] Khủng hoảng Tòng quân năm 1917 nổ ra khi Thủ tướng Bảo thủ Robert Borden cho tiến hành nghĩa vụ quân sự cưỡng bách bất chấp sự phản đối dữ dội của người Québec Pháp ngữ. Cuộc khủng hoảng này, cùng với các tranh chấp về các trường tiếng Pháp bên ngoài Quebec, tạo ra hố ngăn cách sâu sắc với người Canada Pháp ngữ và chia rẽ tạm thời Đảng Tự do. Chính phủ Liên minh của Robert Borden bao gồm cả nhiều người Tự do Anh ngữ, đã giành được chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử năm 1917. Năm 1919, Canada gia nhập Hội Quốc Liên với tư cách độc lập với Anh,[41] Quy chế Westminster 1931 xác nhận tình trạng độc lập của Canada.[43]

    Trong Đại khủng hoảng tại Canada vào đầu thập kỷ 1930, kinh tế bị suy thoái, khiến toàn quốc gặp cảnh gian khổ.[44] Ba ngày sau khi Anh Quốc tuyên chiến với Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Tự do của Thủ tướng William Lyon Mackenzie King tuyên chiến với Đức một cách độc lập. Các đơn vị lục quân Canada đầu tiên đến Anh Quốc vào tháng 12 năm 1939.[41] Quân Canada đóng vai trò quan trọng trong nhiều trận chiến then chốt của đại chiến, gồm có Trận Dieppe năm 1942, Đồng Minh xâm chiếm Ý, đổ bộ Normandie, trận Normandie, và trận Scheldt vào năm 1944.[41] Canada cung cấp nơi tị nạn cho quân chủ Hà Lan khi quốc gia này bị Đức chiếm đóng, và được người Hà Lan tín nhiệm vì có đóng góp lớn vào việc giải phóng quốc gia này khỏi Đức Quốc xã.[45] Kinh tế Canada bùng nổ trong chiến tranh khi mà các ngành công nghiệp của quốc gia sản xuất các trang thiết bị quân sự cho Canada, Anh Quốc, Trung Quốc và Liên Xô.[41] Mặc dù có một cuộc khủng hoảng tòng quân khác tại Québec vào năm 1944, song Canada kết thúc chiến tranh với một quân đội lớn và kinh tế mạnh.[46]

    Thời hiện đại  Tại Hội trường Rideau Hall, Toàn quyền Harold Alexander (giữa) nhận dự luật về các điều khoản liên minh giữa Newfoundland và Canada vào ngày 31 tháng 3 năm 1949

    Khủng hoảng tài chính trong đại suy thoái khiến cho Quốc gia tự trị Newfoundland từ bỏ chính phủ chịu trách nhiệm vào năm 1934 và trở thành một thuộc địa vương thất do một Thống đốc Anh cai trị. Sau hai cuộc trưng cầu dân ý gay cấn vào năm năm 1948, người dân Newfoundland bỏ phiếu chấp thuận gia nhập Canada vào năm 1949 với địa vị một tỉnh.[47]

    Tăng trưởng kinh tế thời hậu chiến của Canada là sự kết hợp các chính sách của các chính phủ Tự do kế tiếp nhau, dẫn đến hình thành một bản sắc Canada mới, biểu thị thông qua việc chấp thuận quốc kỳ lá phong hiện nay vào năm 1965,[48] thi hành song ngữ chính thức (tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1969,[49] và lập thể chế đa nguyên văn hóa chính thức vào năm 1971.[50] Các chương trình dân chủ xã hội cũng được tiến hành, chẳng hạn như Medicare (bảo hiểm y tế), Kế hoạch Trợ cấp Canada, và Cho vay sinh viên Canada, song chính phủ các tỉnh, đặc biệt là tại Quebec và Alberta, phản đối nhiều chương trình trong số đó vì nó xâm phạm đến phạm vi quyền hạn của họ.[51]

    Một loạt các hội nghị hiến pháp khác dẫn đến kết quả là hiến pháp Canada đoạn tuyệt với Anh Quốc vào năm 1982, đồng thời với việc tạo thành Hiến chương Canada về Quyền lợi và tự do.[52] Năm 1999, Nunavut trở thành lãnh thổ thứ ba của Canada sau một loạt đàm phán với chính phủ liên bang.[53]

    Đồng thời, Quebec trải qua các biến đổi xã hội và kinh tế sâu sắc do Cách mạng Yên tĩnh trong thập niên 1960, sản sinh ra một phong trào dân tộc chủ nghĩa hiện đại. Mặt trận giải phóng Québec (FLQ) cấp tiến kích động Khủng thoảng Tháng Mười với một loạt vụ đánh bom và bắt cóc vào năm 1970,[54] Đảng Người Québec ủng hộ chủ quyền đã đắc cử trong cuộc tuyển cử tại Québec năm 1976, họ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thất bại về chủ quyền-liên kết vào năm 1980. Các nỗ lực nhằm hòa giải với chủ nghĩa dân tộc Québec bằng hiến pháp thông qua Hòa ước Hồ Meech đã thất bại vào năm 1990.[55] Điều này dẫn đến việc hình thành khối Người Québec tại Québec và cổ vũ Đảng Cải cách Canada tại Tây bộ Canada.[56][57] Một cuộc trưng cầu dân ý thứ nhì được tiến hành vào năm 1995, kết quả là chủ quyền bị từ chối với đa số mỏng manh. Năm 1997, Tối cao pháp viện phán quyết rằng ly khai đơn phương của một tỉnh là điều vi hiến, và Nghị viện Canada thông qua Đạo luật Rõ ràng (Clarity Act), phác thảo các điều khoản về một xuất phát điểm đàm phán từ Liên minh.[55]

    Ngoài vấn đề chủ quyền của Québec, một số cuộc khủng hoảng làm náo động xã hội Canada vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1960. Chúng gồm có Chuyến bay 182 của Air India phát nổ vào năm 1985, vụ mưu sát hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Canada;[58] Thảm sát trường Bách khoa École vào năm 1989, một vụ xả súng đại học với mục tiêu là các nữ sinh;[59] và Khủng hoảng Oka năm 1990,[60] là diễn biến đầu tiên trong một loạt các xung đột bạo lực giữa chính phủ và các nhóm Thổ dân.[61] Canada tham gia trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990 với vị thế là một phần trong lực lượng liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo, và hoạt động trong một số sứ mệnh gìn giữ hòa bình trong thập kỷ 1990, bao gồm sứ mệnh UNPROFOR tại Nam Tư cũ.[62][63] Canada cử quân đến Afghanistan vào năm 2001, song từ chối tham gia cuộc xâm chiếm Iraq do Hoa Kỳ dẫn đầu vào năm 2003.[64] Năm 2009, kinh tế Canada chịu tổn thất trong Đại suy thoái toàn cầu, song đã phục hồi một cách khiêm tốn.[65] Năm 2011, các lực lượng của Canada tham gia vào cuộc can thiệp do NATO dẫn đầu trong Nội chiến Libya.[66]

    ^ “Y-Chromosome Evidence for Differing Ancient Demographic Histories in the Americas” (PDF). University College London 73:524–539. 2003. doi:10.1086/377588. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ Cinq-Mars, J (2001). “On the significance of modified mammoth bones from eastern Beringia” (PDF). The World of Elephants – International Congress, Rome. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ Wright, JV (ngày 27 tháng 9 năm 2009). “A History of the Native People of Canada: Early and Middle Archaic Complexes”. Canadian Museum of Civilization. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ “Chapter 1 – The First Big Steppe – Aboriginal Canadian History”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2014. Truy cập 5 tháng 7 năm 2015. ^ Center for Archaeological Sciences Norman Herz Professor of Geology and Director;Society of Archaelogical Sciences both at University of Georgia Ervan G. Garrison Associate Professor of Anthropology and Geology and President (1997). Geological Methods for Archaeology. Oxford University Press. tr. 125. ISBN 978-0-19-802511-5.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Hayes, Derek (2008). Canada: an illustrated history. Douglas & Mcintyre. tr. 7, 13. ISBN 978-1-55365-259-5. ^ Macklem, Patrick (2001). Indigenous difference and the Constitution of Canada. University of Toronto Press. tr. 170. ISBN 978-0-8020-4195-1. ^ Sonneborn, Liz (tháng 1 năm 2007). Chronology of American Indian History. Infobase Publishing. tr. 2–12. ISBN 978-0-8160-6770-1. ^ a b c Donna M Wilson & Northcott, Herbert C (2008). Dying and Death in Canada. University of Toronto Press. tr. 25–27. ISBN 978-1-55111-873-4.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ a b Thornton, Russell (2000). “Population history of Native North Americans”. Trong Haines, Michael R, Steckel, Richard Hall (biên tập). A population history of North America. Cambridge University Press. tr. 13, 380. ISBN 978-0-521-49666-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết) ^ Bailey, Garrick Alan (2008). Handbook of North American Indians: Indians in contemporary society. Government Printing Office. tr. 285. ISBN 978-0-16-080388-8. ^ “Gateway to Aboriginal Heritage: Culture”. Canadian Museum of Civilization. ngày 12 tháng 5 năm 2000. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ “ICC Charter”. Inuit Circumpolar Council. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ “In the Kawaskimhon Aboriginal Moot Court Factum of the Federal Crown Canada” (PDF). University of Manitoba Faculty of Law. 2007. tr. 2. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ “What to Search: Topics”. Ethno-Cultural and Aboriginal Groups. Library and Archives Canada. ngày 27 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ Tanner, Adrian (1999). “3. Innu-Inuit 'Warfare'”. Innu Culture. Department of Anthropology, Memorial University of Newfoundland. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ Reeves, Arthur Middleton (2009). The Norse Discovery of America. BiblioLife. tr. 82. ISBN 978-0-559-05400-6. ^ “John Cabot's voyage of 1497”. Memorial University of Newfoundland. 2000. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012. ^ a b Hornsby, Stephen J (2005). British Atlantic, American frontier: spaces of power in early modern British America. University Press of New England. tr. 14, 18–19, 22–23. ISBN 978-1-58465-427-8. ^ Cartier, Jacques; Biggar, Henry Percival; Cook, Ramsay (1993). The Voyages of Jacques Cartier. University of Toronto Press. tr. 26. ISBN 978-0-8020-6000-6.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Rose, George A (ngày 1 tháng 10 năm 2007). Cod: The Ecological History of the North Atlantic Fisheries. Breakwater Books. tr. 209. ISBN 978-1-55081-225-1. ^ Ninette Kelley;Michael J. Trebilcock (ngày 30 tháng 9 năm 2010). The Making of the Mosaic: A History of Canadian Immigration Policy. University of Toronto Press. tr. 27. ISBN 978-0-8020-9536-7.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Tucker, Spencer C; Arnold, James; Wiener, Roberta (ngày 30 tháng 9 năm 2011). The Encyclopedia of North American Indian Wars, 1607–1890: A Political, Social, and Military History. ABC-CLIO. tr. 394. ISBN 978-1-85109-697-8.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) ^ Phillip Alfred Buckner;John G. Reid (1994). The Atlantic Region to Confederation: A History. University of Toronto Press. tr. 55–56. ISBN 978-0-8020-6977-1.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Nolan, Cathal J (2008). Wars of the age of Louis XIV, 1650–1715: an encyclopedia of global warfare and civilization. ABC-CLIO. tr. 160. ISBN 978-0-313-33046-9. ^ Allaire, Gratien (tháng 5 năm 2007). “From "Nouvelle-France" to "Francophonie canadienne": a historical survey”. International Journal of the Sociology of Language. 2007 (185): 25–52. doi:10.1515/IJSL.2007.024. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên buckner ^ Hicks, Bruce M (tháng 3 năm 2010). “Use of Non-Traditional Evidence: A Case Study Using Heraldry to Examine Competing Theories for Canada's Confederation”. British Journal of Canadian Studies. 23 (1): 87–117. doi:10.3828/bjcs.2010.5. ^ Todd Leahy;Raymond Wilson (ngày 30 tháng 9 năm 2009). Native American Movements. Scarecrow Press. tr. 49. ISBN 978-0-8108-6892-2.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ McNairn, Jeffrey L (2000). The capacity to judge. University of Toronto Press. tr. 24. ISBN 978-0-8020-4360-3. ^ “Immigration History of Canada”. Marianopolis College. 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ “The Irish Emigration of 1847 and Its Canadian Consequences”. cchahistory.ca. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2014. ^ Romney, Paul (Spring 1989). “From Constitutionalism to Legalism: Trial by Jury, Responsible Government, and the Rule of Law in the Canadian Political Culture”. Law and History Review. University of Illinois Press. 7 (1): 128. ^ Leonard J Evenden & Turbeville, Daniel E (1992). “The Pacific Coast Borderland and Frontier”. Trong Janelle, Donald G (biên tập). Geographical snapshots of North America. Guilford Press. tr. 52. ISBN 978-0-89862-030-6.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Gertjan Dijkink;Hans Knippenberg (2001). The Territorial Factor: Political Geography in a Globalising World. Amsterdam University Press. tr. 226. ISBN 978-90-5629-188-4.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ a b Bothwell, Robert (1996). History of Canada Since 1867. Michigan State University Press. tr. 31, 207–310. ISBN 978-0-87013-399-2. ^ Bumsted, JM (1996). The Red River Rebellion. Watson & Dwyer. ISBN 978-0-920486-23-8. ^ a b “Building a nation”. Canadian Atlas. Canadian Geographic. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ “Sir John A. Macdonald”. Library and Archives Canada. 2008. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ Cook, Terry (2000). “The Canadian West: An Archival Odyssey through the Records of the Department of the Interior”. The Archivist. Library and Archives Canada. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ a b c d e Morton, Desmond (1999). A military history of Canada (ấn bản 4). McClelland & Stewart. tr. 130–158, 173, 203–233, 258. ISBN 978-0-7710-6514-9. ^ David G Haglund & MacFarlane, S Neil (1999). Security, strategy and the global economics of defence production. McGill-Queen's University Press. tr. 12. ISBN 978-0-88911-875-1.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên hail ^ Robert B. Bryce (ngày 1 tháng 6 năm 1986). Maturing in Hard Times: Canada's Department of Finance through the Great Depression. McGill-Queens. tr. 41. ISBN 978-0-7735-0555-1. ^ Goddard, Lance (2005). Canada and the Liberation of the Netherlands. Dundurn Press. tr. 225–232. ISBN 978-1-55002-547-7. ^ Bothwell, Robert (2007). Alliance and illusion: Canada and the world, 1945–1984. UBC Press. tr. 11, 31. ISBN 978-0-7748-1368-6. ^ J. Patrick Boyer (1996). Direct Democracy in Canada: The History and Future of Referendums. Dundurn. tr. 119. ISBN 978-1-4597-1884-5. ^ Mackey, Eva (2002). The house of difference: cultural politics and national identity in Canada. University of Toronto Press. tr. 57. ISBN 978-0-8020-8481-1. ^ Rodrigue Landry & Forgues, Éric (tháng 5 năm 2007). “Official language minorities in Canada: an introduction”. International Journal of the Sociology of Language. 2007 (185): 1–9. doi:10.1515/IJSL.2007.022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Victoria M Esses & Gardner, RC (tháng 7 năm 1996). “Multiculturalism in Canada: Context and current status”. Canadian Journal of Behavioural Science. 28 (3): 145–152. doi:10.1037/h0084934.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Sarrouh, Elissar (ngày 22 tháng 1 năm 2002). “Social Policies in Canada: A Model for Development” (PDF). Social Policy Series, No. 1. United Nations. tr. 14–16, 22–37. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ Bickerton, James; Gagnon, Alain biên tập (2004). Canadian Politics (ấn bản 4). Broadview Press. tr. 250–254, 344–347. ISBN 978-1-55111-595-5.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết) ^ Légaré, André (2008). “Canada's Experiment with Aboriginal Self-Determination in Nunavut: From Vision to Illusion”. International Journal on Minority and Group Rights. 15 (2–3): 335–367. doi:10.1163/157181108X332659. ^ Munroe, HD (2009). “The October Crisis Revisited: Counterterrorism as Strategic Choice, Political Result, and Organizational Practice”. Terrorism and Political Violence. 21 (2): 288–305. doi:10.1080/09546550902765623. ^ a b Sorens, J (tháng 12 năm 2004). “Globalization, secessionism, and autonomy”. Electoral Studies. 23 (4): 727–752. doi:10.1016/j.electstud.2003.10.003. ^ Leblanc, Daniel (ngày 13 tháng 8 năm 2010). “A brief history of the Bloc Québécois”. The Globe and Mail. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2014. ^ Betz, Hans-Georg; Immerfall, Stefan (1998). The new politics of the Right: neo-Populist parties and movements in established democracies. St. Martinʼs Press. tr. 173. ISBN 978-0-312-21134-9. ^ “Commission of Inquiry into the Investigation of the Bombing of Air India Flight 182”. Chính phủ Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ Sourour, Teresa K (1991). “Report of Coroner's Investigation” (PDF). Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ “The Oka Crisis” (Digital Archives). CBC. 2000. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011. ^ Roach, Kent (2003). September 11: consequences for Canada. McGill-Queen's University Press. tr. 15, 59–61, 194. ISBN 978-0-7735-2584-9. ^ “Canada and Multilateral Operations in Support of Peace and Stability”. National Defence and the Canadian Forces. 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014. ^ “UNPROFOR”. Royal Canadian Dragoons. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2012. ^ Joseph T Jockel & Sokolsky, Joel B (2008). “Canada and the war in Afghanistan: NATO's odd man out steps forward”. Journal of Transatlantic Studies. 6 (1): 100–115. doi:10.1080/14794010801917212.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ “Canada Recession: Global Recovery Still Fragile 3 Years On”. Huffington Post. ngày 22 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2012. ^ “Canada's military contribution in Libya”. CBC. ngày 20 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2011.
    Read less

Phrasebook

Xin chào
Hello
Thế giới
World
Chào thế giới
Hello world
Cảm ơn bạn
Thank you
Tạm biệt
Goodbye
Đúng
Yes
Không
No
Bạn khỏe không?
How are you?
Tốt, cảm ơn bạn
Fine, thank you
cái này giá bao nhiêu?
How much is it?
Số không
Zero
Một
One

Where can you sleep near Canada ?

Booking.com
487.425 visits in total, 9.187 Points of interest, 404 Đích, 51 visits today.