شبه الجزيرة العربية

Bán đảo Ả Rập
Mohammad Nowfal - FAL Jialiang Gao www.peace-on-earth.org - CC BY-SA 3.0 Andries Oudshoorn - CC BY-SA 2.0 Franco Pecchio from Milano, Italy - CC BY 2.0 yeowatzup - CC BY 2.0 Member of the Expedition 22 crew. - Public domain The original uploader was Michaelmcandrew at English Wikipedia. - CC BY-SA 3.0 Jacques Taberlet - CC BY 3.0 Ljuba brank - CC BY-SA 3.0 Dan from Brussels, Europe - CC BY-SA 2.0 Captain - CC BY 3.0 Ljuba brank - CC BY-SA 3.0 Andries Oudshoorn - CC BY-SA 2.0 Al Jazeera English - CC BY-SA 2.0 Mohammed AlHameli - CC BY-SA 4.0 Kaulike2b - CC BY-SA 4.0 Pointedstick - CC0 Planet Labs, Inc - CC BY-SA 4.0 Franco Pecchio from Milano, Italy - CC BY 2.0 Daniel Jo - CC BY-SA 2.0 Pointedstick - CC0 Rod Waddington from Kergunyah, Australia - CC BY-SA 2.0 Alejo Maria - CC BY 2.5 es Kaulike2b - CC BY-SA 4.0 Deep dive dubai - CC BY-SA 4.0 Bernard Gagnon - CC BY-SA 3.0 Franco Pecchio from Milano, Italy - CC BY 2.0 Mohammed AlHameli - CC BY-SA 4.0 No machine-readable author provided. Davidme~commonswiki assumed (based on copyright claims). - Public domain km2bp @ Mapillary.com - CC BY-SA 4.0 Franco Pecchio from Milano, Italy - CC BY 2.0 Daniel Jo - CC BY-SA 2.0 Sachimo - CC BY-SA 4.0 Kaulike2b - CC BY-SA 4.0 Ranosh karawi - CC BY-SA 4.0 Daniel Jo - CC BY-SA 2.0 Andries Oudshoorn - CC BY-SA 2.0 Sachimo - CC BY-SA 4.0 leila Kh - CC BY-SA 4.0 Rod Waddington from Kergunyah, Australia - CC BY-SA 2.0 Alex Sergeev (www.asergeev.com) - CC BY-SA 3.0 Planet Labs, Inc - CC BY-SA 4.0 Andries Oudshoorn - CC BY-SA 2.0 Ljuba brank - CC BY-SA 3.0 Rod Waddington from Kergunyah, Australia - CC BY-SA 2.0 Cerry Chan - CC BY-SA 3.0 Andries Oudshoorn - CC BY-SA 2.0 Alejo Maria - CC BY 2.5 es No images

Context of Bán đảo Ả Rập

Bán đảo Ả Rập (tiếng Ả Rập: الجزيرة العربيةal-jazīra al-ʿarabiyya, "đảo Ả Rập") là một bán đảo nằm ở Tây Á, tọa lạc ở phía đông bắc châu Phi, trên mảng Ả Rập. Theo góc nhìn địa lý, đây có thể được xem là một tiểu lục địa của châu Á.

Bán đảo Ả Rập là bán đảo lớn nhất thế giới, với diện tích 3.237.500 km2 (1.250.000 dặm vuông Anh). Bán đảo Ả Rập bao gồm các quốc gia Yemen, Oman, Qatar, Bahrain, Kuwait, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, và một phần của Jordan và Iraq. Bán đảo này được tạo ra từ việc phân tách tạo nên biển Đỏ trong khoảng thời gian từ 56 đến 23 triệu năm trước. Bán đảo Ả Rập tiếp giáp với biển Đỏ về phía tây và tây nam, vịnh Ba Tư về phía đông bắc, Levant về phía bắc và Ấn Độ Dương về phía đông nam. Nơi này đóng một vị trí địa chính trị quan trọng tại Trung Đông và thế giới Ả Rập do trữ lượng lớn dầu ...Xem thêm

Bán đảo Ả Rập (tiếng Ả Rập: الجزيرة العربيةal-jazīra al-ʿarabiyya, "đảo Ả Rập") là một bán đảo nằm ở Tây Á, tọa lạc ở phía đông bắc châu Phi, trên mảng Ả Rập. Theo góc nhìn địa lý, đây có thể được xem là một tiểu lục địa của châu Á.

Bán đảo Ả Rập là bán đảo lớn nhất thế giới, với diện tích 3.237.500 km2 (1.250.000 dặm vuông Anh). Bán đảo Ả Rập bao gồm các quốc gia Yemen, Oman, Qatar, Bahrain, Kuwait, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, và một phần của Jordan và Iraq. Bán đảo này được tạo ra từ việc phân tách tạo nên biển Đỏ trong khoảng thời gian từ 56 đến 23 triệu năm trước. Bán đảo Ả Rập tiếp giáp với biển Đỏ về phía tây và tây nam, vịnh Ba Tư về phía đông bắc, Levant về phía bắc và Ấn Độ Dương về phía đông nam. Nơi này đóng một vị trí địa chính trị quan trọng tại Trung Đông và thế giới Ả Rập do trữ lượng lớn dầu mỏ và khí tự nhiên.

Trước thời hiện đại, nó được chia làm bốn phân vùng: Hejaz, Najd, Nam Ả Rập (Hadhramaut) và Đông Ả Rập. Hejaz và Najd tạo nên đa phần Ả Rập Xê Út. Nam Ả Rập bao gồm Yemen và vài phần của Ả Rập Xê Út (Najran, Jizan, Asir) và Oman (Dhofar). Đông Arabia bao gồm toàn bộ vùng duyên hải dọc theo vịnh Ba Tư.

Trong lịch sử, bán đảo Ả Rập là nơi có dân số ít ỏi, song trong các thập niên qua có mức tăng trưởng dân số cao, nguyên nhân là dòng lao động nhập cư rất lớn cùng với duy trì liên tục mức sinh cao. Dân số có xu hướng tương đối trẻ và chênh lệch lớn về giới tính do nam giới đông hơn. Tại nhiều quốc gia, số người Nam Á đông hơn công dân địa phương. Bốn quốc gia nhỏ nhất nằm ven vịnh Ba Tư có mức tăng trưởng dân số cao nhất thế giới, khi gần gấp ba lần sau mỗi 20 năm. Đến năm 2022, ước tính dân số bán đảo Ả Rập là 92,273,394 (bao gồm ngoại kiều).

More about Bán đảo Ả Rập

Basic information
  • Tên bản địa شبه الجزيرة العربية
Population, Area & Driving side
  • Population 47466523
  • Diện tích 3200000
Lịch sử
  • Lịch sử  Một griffin từ cung điện vương thất tại Shabwa, thủ đô của Hadhramaut tại cực nam bán đảo.Tiền Hồi giáo

    Tồn tại bằng chứng cho thấy rằng con người cư trú tại bán đảo Ả Rập từ khoảng 106.000 đến 130.000 năm trước.[1] Tuy nhiên, khí hậu khắc nghiệt trong lịch sử ngăn cản việc định cư quy mô lớn tại đây, ngoài một số lượng nhỏ các khu định cư mậu dịch đô thị như Mecca và Medina nằm tại Hejaz tại miền tây bán đảo.[2]

    Tuy nhiên, khảo cổ học khám phá sự tồn tại của nhiều nền văn minh trên bán đảo Ả Rập vào thời tiền Hồi giáo (như Thamud), đặc biệt là tại Nam Ả Rập.[3][4] Các nền văn minh Nam Ả Rập gồm có Sheba, Vương quốc Himyar, Vương quốc Awsan, Vương quốc Ma'īn và Vương quốc Sabae. Trung Ả Rập có Vương quốc Kindah vào thế kỷ IV, V và đầu thế kỷ VI. Đông Ả Rập có nền văn minh Dilmun. Các bằng chứng sớm nhất được biết đến về lịch sử bán đảo Ả Rập là các cuộc di cư từ bán đảo sang các khu vực lân cận.[5]

    Bán đảo Ả Rập trong một thời gian dài được phần lớn học giả chấp nhận là quê hương ban đầu theo giả thuyết của Nhóm ngôn ngữ Semit.[6][7][8][9]

    ...Xem thêm
    Lịch sử  Một griffin từ cung điện vương thất tại Shabwa, thủ đô của Hadhramaut tại cực nam bán đảo.Tiền Hồi giáo

    Tồn tại bằng chứng cho thấy rằng con người cư trú tại bán đảo Ả Rập từ khoảng 106.000 đến 130.000 năm trước.[1] Tuy nhiên, khí hậu khắc nghiệt trong lịch sử ngăn cản việc định cư quy mô lớn tại đây, ngoài một số lượng nhỏ các khu định cư mậu dịch đô thị như Mecca và Medina nằm tại Hejaz tại miền tây bán đảo.[2]

    Tuy nhiên, khảo cổ học khám phá sự tồn tại của nhiều nền văn minh trên bán đảo Ả Rập vào thời tiền Hồi giáo (như Thamud), đặc biệt là tại Nam Ả Rập.[3][4] Các nền văn minh Nam Ả Rập gồm có Sheba, Vương quốc Himyar, Vương quốc Awsan, Vương quốc Ma'īn và Vương quốc Sabae. Trung Ả Rập có Vương quốc Kindah vào thế kỷ IV, V và đầu thế kỷ VI. Đông Ả Rập có nền văn minh Dilmun. Các bằng chứng sớm nhất được biết đến về lịch sử bán đảo Ả Rập là các cuộc di cư từ bán đảo sang các khu vực lân cận.[5]

    Bán đảo Ả Rập trong một thời gian dài được phần lớn học giả chấp nhận là quê hương ban đầu theo giả thuyết của Nhóm ngôn ngữ Semit.[6][7][8][9]

    Hồi giáo nổi lên  Các thời kỳ Caliph
      Bành trướng vào thời Muhammad, 622–632/1–11 lịch Hồi giáo
      Bành trước vào thời Đế quốc Rashidun, 632–661/11–40 lịch Hồi giáo
      Bành trướng vào thời Đế quốc Umayyad, 661–750/40–129 lịch Hồi giáo

    Trong thế kỷ VII, Hồi giáo được giới thiệu trên bán đảo Ả Rập. Nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad sinh tại Mecca vào khoảng năm 570 và lần đầu tiên bắt đầu thuyết phát tại thành phố vào năm 610, song di cư đến Medina vào năm 622. Từ đó, ông và các đồng môn thống nhất các bộ lạc trên bán đảo Ả Rập dưới ngọn cờ Hồi giáo và lập ra một chính thể tôn giáo Hồi giáo Ả Rập duy nhất trên bán đảo.

    Sau khi Muhammad mất vào năm 632, bất đồng bùng phát về vấn đề người kế nhiệm ông làm lãnh đạo của cộng đồng Hồi giáo. Umar ibn al-Khattab là một đồng môn nổi bật của Muhammad thì đề cử Abu Bakr, là bằng hữu và người cộng tác thân mật của Muhammad. Những người khác cũng ủng hộ và Abu Bakr trở thành khalip đầu tiên. Lựa chọn này bị một số đồng môn của Muhammad tranh luận, họ cho rằng người anh họ đồng thời là con rể của Muhammad là Ali ibn Abi Talib đã được chỉ định làm người thừa kế. Nhiệm vụ trước mắt của Abu Bakr là trả thù một một thất bại mới đây trước quân Đông La Mã (Byzantine), song trước tiên ông phải dập tắt một cuộc nổi dậy của các bộ lạc trong điều được gọi là các cuộc chiến tranh Ridda, hay "các cuộc chiến tranh bội giáo".[10]

    Đến khi Abu Bakr mất vào năm 634, người kế vị ông làm khalip là Umar, tiếp đến là Uthman ibn al-Affan và Ali ibn Abi Talib. Giai đoạn bốn khalip đầu tiên này gọi là al-khulafā' ar-rāshidūn: Khalifah Rashidun. Dưới quyền các khalip này, và từ năm 661 là những người kế thừa Umayyad của họ, người Ả Rập nhanh chóng bành trướng lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của người Hồi giáo ra ngoài bán đảo Ả Rập. Trong vài thập niên, các đội quân Hồi giáo giành được các chiến thắng quyết định trước Đông La Mã và tiêu diệt Đế quốc Ba Tư, chinh phục được vùng lãnh thổ khổng lồ từ bán đảo Iberia đến Ấn Độ. Trọng điểm chính trị của thế giới Hồi giáo sau đó chuyển đến các lãnh thổ mới chinh phục được.[11][12]

    Tuy thế, Mecca và Medina duy trì vị thế là các địa điểm linh thiêng nhất trong thế giới Hồi giáo. Qur'an yêu cầu mọi người Hồi giáo khoẻ mạnh nếu có điều kiện cần phải thực hiện một chuyến hành hương hay còn gọi là Hajj đến Mecca trong tháng Dhu al-Hijjah của lịch Hồi giáo ít nhất một lần trong đời, đây là một trong năm Cột trụ của Hồi giáo.[13] Masjid al-Haram (Đại Thánh đường) tại Mecca là nơi có địa điểm linh thiêng nhất của Hồi giáo là Kaaba, và Masjid al-Nabawi (Thánh đường của Nhà tiên tri) tại Medina có lăng mộ của Muhammad; do đó từ thế kỷ VII, Mecca và Medina trở thành các điểm hành hương của một lượng lớn người Hồi giáo trên khắp thế giới.[14]

    Trung đại

    Dù quan trọng về tôn giáo, song về chính trị bán đảo Ả Rập nhanh chóng trở thành một khu vực ngoại vi của thế giới Hồi giáo, khi mà hầu hết các nhà nước Hồi giáo quan trọng nhất vào thời trung đại đặt tại các thành phố xa bán đảo như Damascus, Baghdad và Cairo. Tuy nhiên, kể từ thế kỷ X (và thực tế là cho đến thế kỷ XX) các Sharif của Mecca thuộc gia tộc Hashim duy trì một nhà nước tại Hejaz, cũng là phần đất phát triển nhất trong khu vực. Lãnh địa của họ ban đầu chỉ bao gồm các thành phố linh thiêng Mecca và Medina song đến thế kỷ XIII được mở rộng ra phần còn lại của Hejaz. Các Sharif thi thành quyền lực độc lập tại Hejaz trong hầu hết các giai đoạn, song họ thường quy phục quyền bá chủ của một trong các đế quốc Hồi giáo lớn vào đương thời. Trong thời trung đại, đó là Abbas tại Baghdad, và Fatima, Ayyub và Mamluk của Ai Cập.[15]

    Hiện đại  Các lãnh thổ mà Ottoman giành được từ năm 1481 đến năm 1683 Bán đảo Ả Rập năm 1914.

    Quân đội cấp địa phương của Đế quốc Ottoman tại Ả Rập (Arabistan Ordusu) có đại bản doanh tại Syria (bao gồm cả Palestine, Ngoại Jordan cùng với Liban). Nó phụ trách Syria, Cilicia, Iraq, và phần còn lại của bán đảo Ả Rập.[16][17] Người Ottoman chưa từng kiểm soát phần trung tâm bán đảo Ả Rập, còn gọi là Najd.

    Đến thời hiện đại, thuật ngữ bilad al-Yaman ám chỉ riêng phần tây nam của bán đảo. Các nhà địa lý Ả Rập bắt đầu ám chỉ toàn bộ bán đảo là 'jazirat al-Arab', hay bán đảo của người Ả Rập.[18]

    Vào lúc khởi đầu thế kỷ XX, Ottoman lao vào một kế hoạch nhiều tham vọng là xây dựng một tuyến đường sắt liên kết kinh đô Istanbul đến Hejaz với các đền thờ Hồi giáo linh thiêng tại đây. Mục tiêu quan trọng khác là nhằm cải thiện tích hợp kinh tế và chính trị các của các tỉnh Ả Rập xa xôi với nhà nước Ottoman, và tạo thuận lợi để vận chuyển binh sĩ trong trường hợp cần thiết. Đường sắt Hejaz chạy từ Damascus đến Medina, xuyên qua vùng Hejaz. Ban đầu nó được lên kế hoạch vươn đến Mecca, song bị gián đoạn do bùng phát Chiến tranh thế giới thứ nhất.

    Những bước phát triển lớn vào đầu thế kỷ XX là khởi nghĩa Ả Rập trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, và tiếp đến là việc Đế quốc Ottoman sụp đổ và bị phân chia. Khởi nghĩa Ả Rập (1916–1918) do Sherif Hussein ibn Ali khởi xướng với mục tiêu tìm cách độc lập khỏi quyền cai trị của Ottoman và lập một nhà nước Ả Rập thống nhất trải dài từ Aleppo tại Syria đến Aden thuộc Yemen. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Sharif Hussein tham gia vào một liên minh với Anh và Pháp nhằm chống lại Ottoman vào tháng 6 năm 1916.

    Tiếp đến là sự kiện thống nhất Ả Rập Xê Út dưới quyền Abdulaziz Ibn Saud. Năm 1902, Ibn Saud chiếm được Riyadh, ông tiếp tục các cuộc chinh phục, chiếm lĩnh được Al-Hasa, Jabal Shammar, Hejaz từ năm 1913 đến năm 1926 rồi thành lập nhà nước Ả Rập Xê Út hiện đại. Ả Rập Xê Út sáp nhập Tiểu vương quốc Asir, và quá trình bành trướng của họ kết thúc vào năm 1934 sau chiến tranh với Yemen. Gia tộc Saud từng thành lập hai nhà nước và kiểm soát một phần lớn bán đảo Ả Rập trước thời Ibn Saud, Ả Rập Xê Út là nhà nước thứ ba của gia tộc Saud.

    Phát hiện được các trữ lượng dầu mỏ lớn tại bán đảo Ả Rập trong thập niên 1930. Sản xuất dẩu mỏ đem đến nguồn của cải rất lớn cho các quốc gia trong khu vực, ngoại trừ Yemen.

    Nội chiến Bắc Yemen là cuộc đấu tranh giữa những người bảo hoàng của Vương quốc Mutawakkilite Yemen và các phái của Cộng hòa Ả Rập Yemen từ năm 1962 đến năm 1970. Phái bảo hoàng được Ả Rập Xê Út ủng hộ, trong khi những người cộng hoà được Ai Cập và Liên Xô ủng hộ. Các lực lượng chính quy và không chính quy nước ngoài cũng can thiệp. Đến năm 1970, Quốc vương Faisal của Ả Rập Xê Út công nhận nước cộng hoà này và một hoà ước được ký kết. Các sử gia quân sự Ả Rập quy chiến tranh tại Yemen giống như Việt Nam của họ.[19]

    Năm 1990, Iraq xâm chiếm Kuwait,[20] dẫn đến Chiến tranh Vùng Vịnh 1990–91. Ai Cập, Qatar, Syria và Ả Rập Xê Út tham gia một liên minh đa quốc gia để phản đối Iraq. Tuy nhiên, Jordan và Palestine ủng hộ Iraq, khiến quan hệ giữa nhiều quốc gia Ả Rập trở nên căng thẳng. Sau chiến tranh, "Tuyên bố Damascus" chính thức hoá liên minh về các hành động phòng thủ chung trong tương lai giữa Ai Cập, Syria, và các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh.[21]

    ^ Saudi Embassy (US) Website Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine retrieved ngày 20 tháng 1 năm 2011 ^ Gordon, Matthew (2005). The Rise of Islam. tr. 4. ISBN 0-313-32522-7. ^ Robert D. Burrowes (2010). Historical Dictionary of Yemen. Rowman & Littlefield. tr. 319. ISBN 0810855283. ^ Kenneth Anderson Kitchen (2003). On the Reliability of the Old Testament. Wm. B. Eerdmans Publishing. tr. 116. ISBN 0802849601. ^ Philip Khuri Hitti (2002), History of the Arabs, Revised: 10th Edition ^ Gray, Louis Herbert (2006) Introduction to Semitic Comparative Linguistics ^ Courtenay, James John (2009) The Language of Palestine and Adjacent Regions ^ Kienast, Burkhart. (2001). Historische semitische Sprachwissenschaft. ^ Bromiley, Geoffrey W. (1995) The International Standard Bible Encyclopedia ^ Xem: Holt (1977a), p.57 Hourani (2003), p.22 Lapidus (2002), p.32 Madelung (1996), p.43 Tabatabaei (1979), p.30–50 ^ Xem: Holt (1977a), p.57, Hourani (2003), p.22, Lapidus (2002), p.32, Madelung (1996), p.43, Tabatabaei (1979), p.30–50 ^ L. Gardet; J. Jomier. “Islam”. Encyclopaedia of Islam Online. ^ Farah, Caesar (1994). Islam: Beliefs and Observances (5th ed.), pp.145–147 ISBN 978-0-8120-1853-0 ^ Goldschmidt, Jr., Arthur; Lawrence Davidson (2005). A Concise History of the Middle East (8th ed.), p.48 ISBN 978-0-8133-4275-7 ^ Encyclopædia Britannica Online: History of Arabia retrieved ngày 18 tháng 1 năm 2011 ^ see History of the Ottoman Empire and Modern Turkey, Stanford J. Shaw, Ezel Kural Shaw, Cambridge University Press, 1977, ISBN 0-521-29166-6, page 85 ^ The Politics of Interventionism in Ottoman Lebanon, 1830–1861, by Caesar E. Farah, explains that Mount Lebanon was in the jurisdiction of the Arabistan Army, and that its headquarters was briefly moved to Beirut. ^ Salibi, Kamal Suleiman (1988). A House of Many Mansions: The History of Lebanon Reconsidered,. University of California Press. tr. 60–61. ISBN 0-520-07196-4. ^ Aboul-Enein, Youssef (ngày 1 tháng 1 năm 2004). “The Egyptian-Yemen War: Egyptian perspectives on Guerrilla warfare”. Infantry Magazine (Jan–Feb, 2004). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2008. ^ see Richard Schofield, Kuwait and Iraq: Historical Claims and Territorial. Disputes, Luân Đôn: Royal Institute of International Affairs 1991, ISBN 0-905031-35-0 and The Kuwait Crisis: Basic Documents, By E. Lauterpacht, C. J. Greenwood, Marc Weller, Published by Cambridge University Press, 1991, ISBN 0-521-46308-4 ^ Egypt's Bid for Arab Leadership: Implications for U.S. Policy, By Gregory L. Aftandilian, Published by Council on Foreign Relations, 1993, ISBN 0-87609-146-X, pages 6–8
    Read less

Phrasebook

Xin chào
مرحبًا
Thế giới
العالمية
Chào thế giới
مرحبا بالعالم
Cảm ơn bạn
شكرًا لك
Tạm biệt
مع السلامة
Đúng
نعم
Không
رقم
Bạn khỏe không?
كيف حالك؟
Tốt, cảm ơn bạn
بخير، شكرا لك
cái này giá bao nhiêu?
كم سعره؟
Số không
صفر
Một
واحد

Where can you sleep near Bán đảo Ả Rập ?

Booking.com
489.924 visits in total, 9.198 Points of interest, 404 Đích, 89 visits today.