Context of Azerbaijan

Azerbaijan (phiên âm tiếng Việt: A-déc-bai-gian hoặc A-déc-bai-dan, tiếng Azerbaijan: Azərbaycan), tên gọi chính thức là Cộng hòa Azerbaijan, là quốc gia nằm tại khu vực Tây Á và thuộc vùng Kavkaz của lục địa Á-Âu, Azerbaijan giáp với biển Caspi ở phía đông, Liên bang Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Armenia ở phía tây và Iran ở phía Nam. Ngoài ra, trong cơ cấu lãnh thổ của Azerbaijan còn có Cộng hoà Tự trị Nakhchivan và khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Nakhchivan – giáp biên giới với Armenia ở phía bắc và phía đông, Iran ở phía nam và phía tây cùng Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây bắc – là một vùng lãnh thổ bị tách rời khỏi nước này còn vùng đất Nagorno-Karabakh ở phía tây nam thì mặc dù bị Armenia chiếm đóng vào năm 1991 nhưng họ đã giành lại được quyền kiểm soát sau hàng loạt những chiến thắng mang tính quyết định trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh năm 2020.

Người Azerbaijan (hay còn gọi đơn giản là Azeris) là nhóm sắc tộc chiếm đại đa số,...Xem thêm

Azerbaijan (phiên âm tiếng Việt: A-déc-bai-gian hoặc A-déc-bai-dan, tiếng Azerbaijan: Azərbaycan), tên gọi chính thức là Cộng hòa Azerbaijan, là quốc gia nằm tại khu vực Tây Á và thuộc vùng Kavkaz của lục địa Á-Âu, Azerbaijan giáp với biển Caspi ở phía đông, Liên bang Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Armenia ở phía tây và Iran ở phía Nam. Ngoài ra, trong cơ cấu lãnh thổ của Azerbaijan còn có Cộng hoà Tự trị Nakhchivan và khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Nakhchivan – giáp biên giới với Armenia ở phía bắc và phía đông, Iran ở phía nam và phía tây cùng Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây bắc – là một vùng lãnh thổ bị tách rời khỏi nước này còn vùng đất Nagorno-Karabakh ở phía tây nam thì mặc dù bị Armenia chiếm đóng vào năm 1991 nhưng họ đã giành lại được quyền kiểm soát sau hàng loạt những chiến thắng mang tính quyết định trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh năm 2020.

Người Azerbaijan (hay còn gọi đơn giản là Azeris) là nhóm sắc tộc chiếm đại đa số, khoảng 85% theo truyền thống trung thành với dòng Hồi giáo Shi'a, số còn lại là tín đồ dòng Hồi giáo Sunni, các nhóm tôn giáo còn lại bao gồm Giáo hội Chính thống giáo Nga (1.3%), Tông đồ Armenia (1.3%) và những tôn giáo thiểu số khác (5%).

Azerbaijan là một nền dân chủ hoàn chỉnh với các quyền tự do đầy đủ. Azerbaijan là một quốc gia thế tục, thành viên của Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Phát triển châu Á, Khối thịnh vượng chung các Quốc gia Độc lập từ năm 1991, đối tác trong Chính sách Láng giềng châu Âu của Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2006, Đối tác vì Hoà bình và Đối tác Cá nhân Kế hoạch Hành động của NATO từ những năm 1994, 2004 và là một đồng minh có quan hệ ngoại giao cùng mối liên hệ chủng tộc đặc biệt với Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này sở hữu nền kinh tế thị trường, các ngành kinh tế chủ lực bao gồm: công nghiệp chế tạo, chế biến - xuất khẩu dầu mỏ, hóa chất, dệt may, khai mỏ và đồng thời duy trì được chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao (thống kê năm 2019).

More about Azerbaijan

Basic information
  • Tên bản địa Azərbaycan
  • Calling code +994
  • Internet domain .az
  • Mains voltage 220V/50Hz
  • Democracy index 2.68
Population, Area & Driving side
  • Population 10180770
  • Diện tích 86600
  • Driving side right
Lịch sử
  • Lịch sử

    Những người dân định cư sớm nhất được biết tại Azerbaijan ngày nay là người Albania Kavkaz, một tộc người nói ngôn ngữ Kavkaz có lẽ đã tới vùng này trước những sắc tộc cuối cùng sẽ chinh phục vùng Kavkaz. Theo lịch sử Azerbaijan từng là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc, gồm Ba Tư, Armenia, Hy Lạp, La Mã, Ả Rập, Turk, Mông Cổ và Nga.

    Ngôn ngữ Turkic xuất hiện ở vùng Azerbaijan như kết quả của cuộc di cư vĩ đại của người Turk tới Tiểu Á ở thế kỷ XI.[1]

    Vương quốc đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ ngày nay là Cộng hoà Azerbaijan là Mannae ở thế kỷ thứ IX trước Công Nguyên, tồn tại đến tận năm 616 trước Công Nguyên khi nó trở thành một phần của Đế chế Median, sau này sẽ trở thành một phần của Đế chế Ba Tư năm 549 trước Công Nguyên. Lãnh thổ phó vương Albania Kavkaz được thành lập ở thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên và gồm xấp xỉ những lãnh thổ ngày nay là quốc gia Azerbaijan cùng những phần phía nam Dagestan.

    Đạo Hồi nhanh chóng phát triển trong vùng Azerbaijan sau những cuộc chinh phục của người Ả Rập trong thế kỷ thứ bảy và thứ tám. Sau khi quyền lực của Khalifate Ả Rập suy tàn, nhiều quốc gia bán độc lập được thành lập, vương quốc Shirvanshah là một trong số đó. Ở thế kỷ XI, lực lượng chinh phục Seljuk Turks trở thành lực lượng hùng mạnh tại Kavkaz và dẫn tới việc thành lập một Azerbaijanis tạm thời theo ngôn ngữ. Ở thế kỷ XIII và XIV, đất nước này phải chịu những cuộc xâm lược Mông Cổ-Tatar.

    Sau triều đại Safavid, Azerbaijan trải qua một giai đoạn phân chia phong kiến ngắn ở giữa thế kỷ XVIII tới đầu thế kỷ XIX, và gồm các vương quốc độc lập dưới quyền các khan. Sau hai cuộc chiến giữa Đế chế Iran Qajar, cũng như Ganja, Guba, Baku và các vương quốc Khan độc lập khác cùng Đế chế Nga, vùng Kavkaz bị người Nga chiếm đóng theo Hiệp ước Gulistan năm 1813, và Hiệp ước Turkmenchay năm 1828, và nhiều hiệp ước khác trước đó giữa các Sa hoàng Nga và các Khan trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XIX. Năm 1873, dầu mỏ được tìm thấy tại thành phố Baku, thủ đô tương lai của Azerbaijan. Tới đầu thế kỷ XX hầu như một nửa lượng dầu cung cấp trên thế giới bắt nguồn từ Azerbaijan.[2]

    ...Xem thêm
    Lịch sử

    Những người dân định cư sớm nhất được biết tại Azerbaijan ngày nay là người Albania Kavkaz, một tộc người nói ngôn ngữ Kavkaz có lẽ đã tới vùng này trước những sắc tộc cuối cùng sẽ chinh phục vùng Kavkaz. Theo lịch sử Azerbaijan từng là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc, gồm Ba Tư, Armenia, Hy Lạp, La Mã, Ả Rập, Turk, Mông Cổ và Nga.

    Ngôn ngữ Turkic xuất hiện ở vùng Azerbaijan như kết quả của cuộc di cư vĩ đại của người Turk tới Tiểu Á ở thế kỷ XI.[1]

    Vương quốc đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ ngày nay là Cộng hoà Azerbaijan là Mannae ở thế kỷ thứ IX trước Công Nguyên, tồn tại đến tận năm 616 trước Công Nguyên khi nó trở thành một phần của Đế chế Median, sau này sẽ trở thành một phần của Đế chế Ba Tư năm 549 trước Công Nguyên. Lãnh thổ phó vương Albania Kavkaz được thành lập ở thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên và gồm xấp xỉ những lãnh thổ ngày nay là quốc gia Azerbaijan cùng những phần phía nam Dagestan.

    Đạo Hồi nhanh chóng phát triển trong vùng Azerbaijan sau những cuộc chinh phục của người Ả Rập trong thế kỷ thứ bảy và thứ tám. Sau khi quyền lực của Khalifate Ả Rập suy tàn, nhiều quốc gia bán độc lập được thành lập, vương quốc Shirvanshah là một trong số đó. Ở thế kỷ XI, lực lượng chinh phục Seljuk Turks trở thành lực lượng hùng mạnh tại Kavkaz và dẫn tới việc thành lập một Azerbaijanis tạm thời theo ngôn ngữ. Ở thế kỷ XIII và XIV, đất nước này phải chịu những cuộc xâm lược Mông Cổ-Tatar.

    Sau triều đại Safavid, Azerbaijan trải qua một giai đoạn phân chia phong kiến ngắn ở giữa thế kỷ XVIII tới đầu thế kỷ XIX, và gồm các vương quốc độc lập dưới quyền các khan. Sau hai cuộc chiến giữa Đế chế Iran Qajar, cũng như Ganja, Guba, Baku và các vương quốc Khan độc lập khác cùng Đế chế Nga, vùng Kavkaz bị người Nga chiếm đóng theo Hiệp ước Gulistan năm 1813, và Hiệp ước Turkmenchay năm 1828, và nhiều hiệp ước khác trước đó giữa các Sa hoàng Nga và các Khan trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XIX. Năm 1873, dầu mỏ được tìm thấy tại thành phố Baku, thủ đô tương lai của Azerbaijan. Tới đầu thế kỷ XX hầu như một nửa lượng dầu cung cấp trên thế giới bắt nguồn từ Azerbaijan.[2]

    Sau sự sụp đổ của Đế chế Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Azerbaijan cùng Armenia và Georgia trở thành một phần của Cộng hòa Dân chủ Liên bang Zakavkaz có thời gian tồn tại ngắn ngủi. Khi nước Cộng hòa giải tán tháng 5 năm 1918, Azerbaijan tuyên bố độc lập với cái tên Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan. Cộng hòa Dân chủ Azerbaijan là chế độc Cộng hòa Hồi giáo nghị viện đầu tiên trên thế giới và chỉ tồn tại trong 2 năm, từ 1918 tới 1920, khi các lực lượng Hồng Quân Xô viết xâm chiếm Azerbaijan. Tháng 3 năm 1922, Azerbaijan, cùng Armenia và Gruzia, trở thành một phần của Transcaucasian SFSR bên trong Liên bang Xô viết mới được thành lập. Năm 1936, TSFSR bị giải tán và Azerbaijan trở thành một nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết với cái tên Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan.

    Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Phát xít Đức xâm lược Liên bang Xô viết. Mục tiêu chủ yếu trong Chiến dịch Edelweiss của Adolf Hitler là chiếm thủ đô Baku giàu dầu mỏ của Azerbaijan. Vì nỗ lực chiến tranh, những người thợ dầu khí Xô viết bị buộc làm việc không nghỉ còn các công dân khác đi đào hầm hào cùng các vật cản chống tăng nhằm ngăn cản nguy cơ một cuộc tấn công của quân thù. Tuy nhiên, chiến dịch Edelweiss đã không thành công. Quân đội Đức ban đầu bị kìm chân tại những dãy núi vùng Kavkaz, sau đó bị đánh bại hoàn toàn trong Trận Stalingrad.

    Năm 1990, người Azerbaijan tập hợp lực lượng phản đối quyền quản lý Xô viết và thúc đẩy giành độc lập. Những cuộc biểu tình đã bị người Xô viết can thiệp đàn áp dã man trong cái mà hiện họ gọi là Tháng 1 Đen. Năm 1991, Azerbaijan tái lập quyền độc lập sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Những năm đầu độc lập bị bao phủ bóng đen bởi một cuộc chiến tranh với Armenia và những người Armenia ly khai về vùng Nagorno-Karabakh. Dù đã có một thỏa thuận ngừng bắn từ năm 1994, Azerbaijan vẫn chưa giải quyết được cuộc xung đột này với Armenia. Từ khi cuộc chiến chấm dứt, Azerbaijan đã mất quyền kiểm soát 14% lãnh thổ gồm cả Nagorno-Karabakh.[3] Vì cuộc xung đột này, cả hai nước đều phải đối đầu với những vấn đề người tị nạn và tình trạng chuyển dịch chỗ ở trong nước cũng như các khó khăn kinh tế.

    Cựu lãnh đạo Xô viết người Azerbaijan Heydar Aliyev đã tìm cách khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú tại Baku. Dù Aliyev đã cố gắng giảm tối đa số lượng người thất nghiệp trong nước, nguồn thu từ dầu mỏ vẫn chủ yếu rơi vào tay tầng lớp trên.[cần dẫn nguồn] Aliyev dần tỏ ra độc tài và đã rạo ra sự sùng bái cá nhân chính ông. Những đối thủ chính trị bị giam giữ và tự do ngôn luận bị hạn chế. Tình hình chính trị Azerbaijan vẫn trong tình trạng căng thẳng, ngay cả sau khi Aliyev, khi gần chết, đã lựa chọn con trai là Ilham trở thành ứng cử viên tổng thống duy nhất của Đảng ông. Các lực lượng đối lập bất mãn với kiểu kế tục triều đình này và đang kêu gọi thành lập một chính phủ dân chủ hơn.

    ^ Azerbaijan: ethnicity and the struggle for power in Iran By Touradj Atabaki - p. 9 ^ “Country Profile Azerbaijan”. BBC. 2006. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2007. ^ Thomas De Waal. Black Garden: Armenia And Azerbaijan Through Peace and War. New York: New York University Press, p. 240. ISBN 0-8147-1945-7
    Read less

Phrasebook

Xin chào
Salam
Thế giới
Dünya
Chào thế giới
Salam dünya
Cảm ơn bạn
Çox sağ ol
Tạm biệt
sağol
Đúng
Bəli
Không
Yox
Bạn khỏe không?
Necəsən?
Tốt, cảm ơn bạn
Yaxşı, təşəkkür edirəm
cái này giá bao nhiêu?
Neçəyədir?
Số không
Sıfır
Một
bir

Where can you sleep near Azerbaijan ?

Booking.com
489.028 visits in total, 9.195 Points of interest, 404 Đích, 4 visits today.