Tháp giáo đường ở Jam là một tháp giáo đường và Di sản thế giới nằm ở phía Tây của Afghanistan. Nó nằm tại huyện Shahrak thuộc tỉnh Ghor, bên cạnh sông Hari. Tòa tháp giáo đường cao 65 mét (213 ft) được xây dựng vào năm 1190, hoàn toàn bằng gạch nung với vữa và gạch tráng men trang trí nằm trên bề mặt, xen kẽ là chữ thư pháp Kufic và Naskh, các mẫu hình học và câu thơ trong Qur’an. Từ năm 2002, nó được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và đồng thời cũng bị liệt vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa cùng năm đó do sự đe dọa bởi xói mòn cũng như công tác bảo tồn thiếu tích cực. Năm 2014, báo cáo từ BBC, nguy cơ sụp đổ của tòa tháp sắp xảy ra.

Lịch sử  Kẻ chinh phục Timurid Babur băng qua tháp giáo đường Jam và dãy núi để đến Kabul.

Tháp giáo đường ở Jam có lẽ nằm ở vị trí từng là thủ đô của Vương triều Ghurid, Firozkoh. Trong thế kỷ 12 và 13, lãnh thổ của Vương triều này gồm phần bây giờ là Afghanistan và cả phía đông Iran, phía bắc Ấn Độ và một phần của Pakistan[1].

Các mô tả bằng tiếng Ả Rập về ngày dựng nên tháp giáo đường này không rõ ràng, có thể là 1193-94 hoặc 1174-75. Theo một giả thuyết thì nó kỉ niệm chiến thắng của sultan Ghurid là Ghiyas ud-Din trước quân Ghaznevid vào năm 1186 ở Lahore.[2] Tuy nhiên, một nhà khảo cổ người Anh và là giám đốc của Viện nghiên cứu Afghanistan của Anh, Ralph Pinder-Wilson, trong một nghiên cứu về tháp giáo đường ở Jam và Ghazni ở thập niên 1970 đã cho rằng tháp giáo đường này được xây dựng để kỉ niệm chiến thắng của em trai của Ghiyath ud-Din là Muhammad của Ghor trước Prithviraj Chauhan để có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Hồi giáo[2]. Pinder-Wilson tin rằng tháp này được xây theo phong cách của thời kì mà các tháp chiến thắng được dựng để khẳng định sức mạnh chinh phục của Hồi giáo[3].

Tháp giáo đường này được cho là có mối liên hệ với Nhà thờ Hồi giáo chính ở Firozkoh. Theo nhà chép sử của Ghurid Abu 'Ubayd al-Juzjani thì nhà thờ này đã bị cuốn trôi mất sau một trận lụt lớn, ở thời điểm trước khi quân Mông Cổ vây hãm đầu thế kỉ 13[cần dẫn nguồn]. Khi Dự án khảo cổ Tháp giáo đường ở Jam làm việc tại đây đã tìm ra các bằng chứng cho thấy một công trình có sân lớn ở bên cạnh tháp và những trầm tích của sông ở trên lớp gạch nung[4].

Thời kì thịnh trị của đế chế Ghurid kết thúc sau cái chết của Ghiyath ud-Din vào năm 1202. Lãnh thổ của đế chế này bị đế chế Khwarezm xâm chiếm. Theo Juzjani thì Firuzkuh bị người Mông Cổ phá huỷ vào năm 1222.[4].

Tháp giáo đường này ít được thế giới bên ngoài biết đến, cho tới khi Thomas Holdich có báo cáo về nó năm 1886 khi đang làm việc cho Uỷ ban biên giới Afghanistan. Tuy nhiên nó vẫn không được chú ý đến cho đến năm 1957 với công trình của các nhà khảo cổ người Pháp André Maricq[5] và Gaston Wiet. Sau đó, Werner Herberg thực hiện một số nghiên cứu hạn chế ở địa điểm này trong thập niên 1970 và Ralph Pinder-Wilson hoàn tất nghiên cứu cũng trong thập niên 1970, trước khi quân Liên Xô vào Afghanistan năm 1979, cắt đứt việc nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây.

^ “Minaret and Archaeological Remains of Jam”. UNESCO World Heritage Center. UNESCO. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011. ^ a b Ghaznavid and Ghūrid Minarets, Ralph Pinder-Wilson, Iran, Vol. 39, 170. ^ backdoorbroadcasting, Warwick Ball: Ralph Pinder-Wilson and Afghanistan, http://backdoorbroadcasting.net/2010/01/warwick-ball-ralph-pinder-wilson-and-afghanistan/ ^ a b Minaret of Jam Archaeological Project, http://antiquity.ac.uk/ProjGall/thomas/ ^ Ghaznavid and Ghūrid Minarets, Ralph Pinder-Wilson, Iran, 166.
Photographies by:
david adamec - Public domain
david adamec - Public domain
Statistics: Position
484
Statistics: Rank
185932

Viết bình luận

Câu hỏi này dùng để kiểm tra xem bạn là người hay là chương trình tự động.

Security
432986175Click/tap this sequence: 9965

Google street view

Where can you sleep near Tháp giáo đường ở Jam ?

Booking.com
489.361 visits in total, 9.196 Points of interest, 404 Đích, 1 visits today.