चाँद बावड़ी

( Chand Baori )

Chand Baori (tiếng Hindu: चाँद बावड़ी, dịch tiếng Việt: giếng Mặt Trăng hoặc giếng Bạc) là một giếng bậc thang cổ ở làng Abhaneri, huyện Dausa, bang Rajasthan, Cộng hòa Ấn Độ.

Giếng Mặt Trăng có lịch sử xây dựng hơn 1200 năm (khoảng từ thế kỷ VIII), cổ xưa nhất của Rajasthan, là một trong những giếng bậc thang cổ xưa nhất của Ấn Độ và còn có thể được coi là một trong những giếng bậc thang lớn nhất và sâu nhất thế giới; một địa điểm thu hút du khách tham quan, du lịch ở miền Tây tiểu lục địa.

Lịch sử

Từ thời Ấn Độ cổ đại, kiến trúc giếng nước lòng đất xuất hiện và được xây dựng ở nhiều vùng làng mạc thường hạn hán nhằm mục đích giữ nước cho người dân. Giếng Mặt Trăng có vị trí địa lý nằm ở phía Bắc lãnh thổ Triều đại Rashtrakuta (thế kỷ VI – thế kỷ X). Dựa trên những điểm tương đồng về phong cách chạm khắc với các ngôi đền bậc thang của Paranagar và Mandore, Chand Baori được đánh giá xuất hiện từ niên đại thế kỷ VIII – IX,[1] trong thời Rashtrakuta.

Chand Baori được cho là đặt tên theo tên của một người cai trị địa phương tên là Raja Chanda.[2] Tuy nhiên, không có bằng chứng lịch sử nào được tìm thấy về việc xây dựng kiến trúc, thời điểm chính thức hình thành Chand Baori cùng như Đền Harshat Mata liền kề – giếng Mặt Trăng được xây dựng trước ngôi đền.[3] Chand Baori là một trong số ít kiến trúc tích hợp phong cách hai thời kỳ và là kiến trúc nước cổ điển của Ấn Độ được xây dựng trong một khung cảnh duy nhất, theo nhà nghiên cứu Morna Livingston trong Steps to Water: The Ancient Stepwells of India.[4]

 Đền Harshat Mata liền kề giếng Mặt Trăng.

Trong thời kỳ cổ điển nhất của giếng bậc thang có niên đại từ thế kỷ thứ VIII trở đi, một tòa nhà cung điện trên cao đã được xây dựng ở địa điểm này. Tòa cung điện nhìn từ mái vòm được xếp kết hợp theo hình dáng sử dụng bởi những người cai trị Chauhan và những mái vòm có hình chóp được sử dụng bởi người Mughals. Hiện khách du lịch không thể vào các khu này.[4] Những tầng trên với mái vòm có cột xung quanh được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII trong thời đại Mughal.[5] Nhà Mughals cũng bổ sung thêm các phòng trưng bày nghệ thuật và một bức tường chắn xung quanh giếng cổ. Ngày nay, vẫn còn lại các tác phẩm điêu khắc và chạm khắc cũ, được cho là nằm trong đền thờ hoặc trong các phòng khác nhau.[4] Đền Harshat Mata gần đó là một địa điểm hành hương và tạo thành một quần thể cùng với giếng cổ. Nhiều kiến trúc trong số này, bao gồm cả Chand Baori, phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong số đó có việc lấy nước ngọt và các hoạt động tôn giáo hoặc nghi lễ.[6] Hình thức kiến trúc giếng ngầm độc đáo này vẫn không thay đổi từ thế kỷ thứ VII trong di tích hiện có.[6]

Thời kỳ hiện đại ngày nay, những phiến đá khai quật được của ngôi đền hiện được Cục Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ lưu giữ trong các vòm giếng. Chand Baori đóng vai trò quan trọng trong dòng hoạt động kiến trúc chính ở miền Tây Ấn Độ.

^ Chandramani Singh biên tập (2002). Protected Monuments of Rajasthan. Jawahar Kala Kendra. tr. 176–177. ISBN 978-81-86782-60-6. ^ “ASI: Chand Baori”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2019. ^ Cynthia Packert Atherton (1997). The Sculpture of Early Medieval Rajasthan. BRILL. tr. 64. ISBN 90-04-10789-4. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Marvel ^ Morna Livingston (2002). Steps to Water: The Ancient Stepwells of India. Princeton Architectural Press. tr. 38–39. ISBN 978-1-56898-324-0. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Stepwells
Photographies by:
Tapesh Purohit - CC BY-SA 4.0
Statistics: Position
946
Statistics: Rank
115646

Viết bình luận

Câu hỏi này dùng để kiểm tra xem bạn là người hay là chương trình tự động.

Security
298675314Click/tap this sequence: 4276

Google street view

Where can you sleep near Chand Baori ?

Booking.com
490.012 visits in total, 9.198 Points of interest, 404 Đích, 61 visits today.